Lý thuyết GDCD 9 Bài 5 (mới 2023 + 10 câu trắc nghiệm): Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

Tải xuống 6 3.2 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 9 Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 6 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới và 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới môn GDCD lớp 9 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới GDCD lớp 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 9 Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới:

GDCD 9 BÀI 5: TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI

Phần 1: Lý thuyết GDCD 9 Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

I. Khái quát nội dung câu chuyện

* Câu chuyện 1

- Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng tăng nhanh. Từ 47 lên 167 nước.

- Ngoại giao với 167 quốc gia, trao đổi đại diện ngoại gia với 61 quốc gia trên thế giới.

* Bức tranh 2

- Hội nghị cấp cao Á- Âu lần thứ 5 tổ chức tại Việt Nam là dịp để Việt Nam mở rộng ngoại giao với các nước, hợp tác về các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, xã hội...và cũng là dịp giới thiệu cho bạn bè thế giới về đất nước và con người Việt Nam.

- Việt Nam có quan hệ ngoại giao với các nước : Lào, Campuchia, Hàn Quốc…

- Cơ sở của các mối quan hệ: Đoàn kết, giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau, từ đó dẫn đến mối quan hệ thân thiết, bền chặt.

⇒ Ý nghĩa: Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các dân tộc trên thế giới. Đó là điều mong ước của toàn nhân loại yêu hoà bình trên thế giới.

II. Nội dung bài học

2.1. Khái niệm

Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới: Là quan hệ bạn bè thân thiết giữa các quốc gia với nhau.

Lý thuyết GDCD 9 Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới hay, chi tiết

BRICS Việt Nam - Cathay Life Việt Nam: Thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược

2.2. Ý nghĩa

Quan hệ hữu nghị sẽ tạo ra điều kiện, cơ hội nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học kĩ thuật nhằm tạo sự hiểu biết, tránh gây mâu thuẫn, dẫn đến chiến tranh.

2.3. Chính sách của Đảng và Nhà nước: Đảng và nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị và hợp tác. Từ đó giúp giới hiểu rõ hơn về Việt Nam...

Trong công cuộc đổi mới hiện nay Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến việc thực hiện chính sách đối ngoại với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là những cơ hội, đồng thời cũng là những thách thức đối với Việt Nam.

+ Kết hợp để thực hiện thành công các ca phẫu thuật khó, phức tạp.

+ Giao lưu, học hỏi về nền văn hoá, nghệ thuật dân tộc các nước. Gửi học sinh, sinh viên đi du học học ở nước ngoài...

+ Giao lưu buôn bán với các nước, những mặt hàng là thế lợi của nước mình, các doanh nghiệp, các công ty...

+ Nghiên cứu khoa học, chống khủng bố và ngăn chặn chiến tranh.

2.4. Trách nhiệm của mỗi người: Mỗi cần phải thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè như: Tôn trọng, thân thiện với họ trong cuộc sống hàng ngày.

Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

Câu 1: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là?

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. Phan Châu Trinh

C. Cao Bá Quát.

D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đáp án A

Câu 2: Để giao lưu, học hỏi với các nước trên thế giới, các nước đã sử dụng thứ tiếng chung nào để giao tiếp ?

A. Tiếng Pháp.

B. Tiếng Trung.

C. Tiếng Việt.

D. Tiếng Anh.

Đáp án D

Câu 3: Trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hình thức nào?

A. Thương lượng hòa bình.

B. Chiến tranh.

C. Kích động bạo loạn lật đổ.

D. Tạm đình chỉ việc giao lưu.

Đáp án A

Câu 4: Đối với người Việt Nam làm việc tại nước ngoài khi gặp các vấn đề nghiêm trọng thì cần báo với cơ quan tổ chức nào?

A. Lặng im

B. Chính phủ nước ngoài.

C. Người nhà.

D. Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.

Đáp án D

Câu 5: Chúng ta thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài với thái độ, cử chỉ, việc làm là?

A. Tôn trọng, bình đẳng.

B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện.

C. Tôn trọng và thân thiện.

D. Hợp tác và giao lưu 2 bên cùng có lợi.

Đáp án C

Câu 6: Dấu mốc đánh dấu ngành ngoại giao Việt Nam ra đời là?

A. 26/4/1945.

B. 28/5/1945.

C. 27/9/1945.

D. 28/8/1945.

Đáp án D

Câu 7: Hiện nay nước ta có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên thế giới?

A. 185 nước.

B. 175 nước.

C. Hơn 175 nước.

D. Hơn 185 nước.

Đáp án D

Câu 8: Cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại gồm: công tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, quản lý Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật được gọi là?

A. Bộ Ngoại giao.

B. Bộ Nội Nụ.

C. Chính phủ.

D. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Đáp án A

Câu 9: Quan hệ bạn bè thân thiết giữa các quốc gia với nhau được gọi là?

A. Hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới.

B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

C. Xây dựng tình hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới.

D. Xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.

Đáp án B

Câu 10: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ở nước ta hiện nay là?

A. Ông Phạm Bình Minh.

B. Ông Bùi Thanh Sơn.

C. Ông Trương Tấn Sang.

D. Ông Phùng Xuân Nhạ.

Đáp án A

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống