Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 20 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam và 27 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam môn Địa Lí lớp 9 có những nội dung sau:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam Địa Lí lớp 9.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
a. Thành phần
Nước ta có 54 dân tộc, người Việt (Kinh) chiếm đa số (khoảng 86% dân số cả nước).
Biểu đồ cơ cấu dân tộc của nước ta năm 1999 (%)
Hình ảnh: Lớp học vùng cao
b. Đặc điểm
- Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán,…
- Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, tất cả cùng chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Người Việt:
Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước.
Nhiều nghề thủ công đạt mức tinh xảo.
Lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học- kĩ thuật.
+ Các dân tộc ít người:
Trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống.
Có kinh nghiệm trong trồng cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công.
+ Người Việt định cư nước ngoài:
Là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Gián tiếp hoặc trực tiếp góp phần xây dựng đất nước.
Phân bố rộng khắp trên cả nước, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và ven biển.
- Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Có sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa:
+ Trung du và miền núi Bắc bộ:
Vùng thấp: Tả ngạn sông Hồng: Tày, Nùng.
Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả: Thái, Mường.
Từ 700 đến 1000m: Người Dao.
Trên núi cao: Người Mông.
+ Trường Sơn-Tây Nguyên:
Kon Tum và Gia Lai: Ê đê, Đắk Lắk, Gia rai.
Lâm Đồng: Cơ ho,…
+ Duyên hải cực Nam Trung bộ và Nam Bộ:
Người Chăm, Khơ me sống đan xen với người Việt.
Người Hoa sống chủ yếu ở các đô thị chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi. Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng lên, môi trường được cải thiện.
Hình ảnh: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu và cộng đồng các dân tộc
Dân tộc Mông canh tác trên ruộng bậc thang
Lễ trưởng thành của người Ê đê
Phần 2: 27 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Câu 1 Vùng đồng bằng, trung du và ven biển có dân tộc nào sinh sống nhiều nhất?
A. Dân tộc Thái.
B. Dân tộc Tày.
C. Dân tộc Chăm.
D. Dân tộc Kinh.
Lời giải
Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và ven biển (duyên hải).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2 Người Tày, Nùng, Thái, Mường phân bố ở khu vực
A. vùng núi thấp.
B. sườn núi 700 – 1000m.
C. vùng núi cao.
D. vùng đồng bằng, bán bình nguyên.
Lời giải
Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc: là địa bàn cư trú của trên 30 dân tộc. Trong đó vùng thấp là địa bàn cư trú của người Tày, Nùng (tả ngạn sông Hồng) và người Thái, Mường (hữu ngạn sông Hồng).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3 Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ có khoảng bao nhiêu dân tộc sinh sống?
A. 35.
B. 30.
C. 40.
D. 25.
Lời giải
Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc: là địa bàn cư trú của trên 30 dân tộc. Trong đó vùng thấp là địa bàn cư trú của người Tày, Nùng (tả ngạn sông Hồng) và người Thái, Mường (hữu ngạn sông Hồng).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4 Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người nào sau đây?
A. Thái, Mông, Dao.
B. Cơ-ho, Ê-đê, Gia-rai.
C. Chăm, Khơ – me, Ba-na.
D. Chăm, Khơ-me, Hoa.
Lời giải
Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me và Hoa. Trong đó người Chăm, Khơ –me cư trú thành từng dải; người Hoa chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5 Dân tộc Chăm và Khơ-me cư trú chủ yếu ở khu vực nào?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên.
D. Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Lời giải
Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6 Bên cạnh người Việt và các dân tộc ít người, nước ta còn có nhóm dân cư nào cũng được xem là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam?
A. Định cư ở nước ngoài.
B. Cư trú trên các vùng núi cao.
C. Sinh sống ngoài hải đảo.
D. Phân bố dọc biên giới.
Lời giải
Người Việt định cư ở nước ngoài (kiều bào) cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7 Các dân tộc ít người ở nước ta không có kinh nghiệm trong ngành, nghề nào dưới đây?
A. Làm nghề thủ công.
B. Chăn nuôi.
C. Trồng cây công nghiệp.
D. Nuôi trồng thủy sản.
Lời giải
Mỗi dân tộc ít người đều có kinh nghiệm riêng trong các lĩnh vực: trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công. Nuôi trồng thủy sản là hoạt động kinh tế chủ yếu của dân tộc Kinh ở vùng đồng bằng, ven biển.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8 Văn hóa Việt Nam phong phú, giàu bản sắc là do có
A. nhiều dân tộc.
B. nhiều lễ hội truyền thống.
C. dân số đông.
D. lịch sử phát triển đất nước lâu dài.
Lời giải
Thành phần dân tộc nước ta đa dạng với 54 dân tộc, trong đó có hơn 50 dân tộc ít người, mỗi dân tộc lại mang những nét văn hóa riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán…làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú, giàu bản sắc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9 Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng làm cho
A. nền văn hóa Việt Nam phong phú và giàu bản sắc.
B. kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
C. người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
D. người Kinh phân bố rộng khắp cả nước.
Lời giải
Nước ta có 54 dân tộc, các dân tộc khác nhau về ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán,… làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú, giàu bản sắc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10 Địa bàn cư trú của các dân tộc ít người không phải là khu vực
A. thượng nguồn các con sông.
B. có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên.
C. đồng bằng châu thổ màu mỡ.
D. có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
Lời giải
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực miền núi, trung du. Đây là vùng thượng nguồn của các con sông, có tài nguyên thiên nhiên giàu có (rừng, khoáng sản, sinh vật), vùng biên giới trên đất liền nước ta chủ yếu thuộc khu vực miền núi nên có vị trí quan trọng về mặt an ninh quốc phòng.
=> Nhận xét A, B, D đúng
- Đồng bằng châu thổ màu mỡ là địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc Kinh -> đây không phải là nơi cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người => Nhận xét C không đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11 Các dân tộc ít người ở nước ta cư trú chủ yếu ở
A. đồng bằng châu thổ.
B. vùng ven biển.
C. trung du và miền núi.
D. trên các hải đảo.
Lời giải
Người Kinh phân bố chủ yếu ở các đồngn bằng, trung du và duyên hải. Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12 Đâu không phải là tác động tiêu cực của tập quán du canh, du cư ở khu vực miền núi nước ta là
A. Làm suy giảm diện tích rừng.
B. Gia tăng diện tích đất hoang hóa và đồi núi trọc ở vùng núi.
C.Mở rộng diện tích đất sản xuất góp phần nâng cao độ phì của đất.
D. Làm mất nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.
Lời giải
Hoạt động du canh du cư bao gồm việc: đốt rừng làm nương -> tiến hành định cư và gieo trồng một số vụ mùa -> sau một thời gian tiếp tục di cư đến một khu rừng mới và tiếp tục phá rừng làm nương để canh tác trên khu đất mới.
=> Như vậy, tiến hành du canh du cư sẽ khiến:
+ Diện tích rừng bị suy giảm (do đốt rừng làm nương rẫy).
+ Gia tăng diện tích đất hoang hóa và đồi núi trọc (do đất rừng sau khi đốt sẽ giảm chất dinh dưỡng cùng với kĩ thuật canh tác thấp khiến đất nhanh chóng bị thoái hóa, bạc màu, cây cối sinh trưởng kém).
+ Mất rừng cũng đồng nghĩa với việc mất nơi cư trú của nhiều loài động vật.
=> Nhận xét A, B, D đúng; nhận xét C không đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13 Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chiếm số dân đông nhất là dân tộc
A. Kinh.
B. Tày.
C. Thái.
D. Chăm.
Lời giải
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chiếm số dân đông nhất là dân tộc Kinh (86,2%).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14 Dân tộc Kinh chiếm bao nhiêu % trong tổng dân số của nước ta?
A. 86%.
B. 76%.
C. 90%.
D. 85%.
Lời giải
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Kinh có số dân đông nhất nước ta, chiếm khoảng 86% dân số cả nước.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15 Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở
A. Vùng miền núi và đồng bằng ven biển.
B. Vùng đồng bằng, trung du và ven biển.
C. Vùng miền núi và trung du.
D. Vùng đồng bằng.
Lời giải
Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và ven biển (duyên hải).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16 Đặc điểm nào dưới đây không phải của người Kinh?
A. Là lực lượng sản xuất đông đảo trong các ngành kinh tế.
B. Là dân tộc có số dân đông nhất nước ta.
C. Là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước.
D. Là dân tộc cư trú chủ yếu ở khu vực miền núi.
Lời giải Người Việt (Kinh) phân bố rộng khắp cả nước song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải. => D sai.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17 Người Việt định cư ở nước ngoài có đặc điểm nào dưới đây?
A. Không có đóng góp gì đối với sự phát triển của đất nước.
B. Là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
C. Không được coi như là công dân của Việt Nam nữa.
D. Là những nhóm người sang nước ngoài du lịch hoặc du học.
Lời giải
Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là mộ bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đa số kiều bào có lòng yêu nước, đang gián tiếp hoặc trực tiếp góp phần xây dựng đất nước.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18 Người Ê- đê, Gia – rai phân bố chủ yếu ở khu vực
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Trường sơn – Tây Nguyên.
C. Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Lời giải
Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên: có trên 20 dân tộc, cư trú thành vùng khá rõ rệt (người Ê-đê, Gia-rai, Cơ –ho…)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19 Dân tộc nào dưới đây sinh sống chủ yếu ở khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên?
A. Người Tày, Nùng.
B. Người Ê-đê, Gia-rai.
C. Người Chăm, Khơ-me.
D. Người Thái, Mường.
Lời giải
Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc ở đây cư trú thành vùng khá rõ rệt, người Ê-đê ở Đak Lak, người Gia-rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng…
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20 Các dân tộc ít người ở nước ta đều có kinh nghiệm trong lĩnh vực
A. nuôi trồng thủy sản.
B. chế biến thực phẩm.
C. làm nghề thủ công.
D. thâm canh lúa nước.
Lời giải
Mỗi dân tộc ít người đều có kinh nghiệm riêng trong các lĩnh vực: trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công.
(Nuôi trồng thủy sản, chế biến thực phẩm, thâm canh lúa nước là hoạt động kinh tế chủ yếu của dân tộc Kinh ở vùng đồng bằng, ven biển).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 21 Nguyên nhân nào làm cho tình trạng du canh, du cư của các dân tộc ít người được hạn chế?
A. Các dân tộc ít người xuống đồng bằng sinh sống.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
C. Cuộc vận đông định canh, định cư.
D. Chính sách kế hoạch hóa gia đình.
Lời giải
Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao được hạn chế. => C đúng.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành công nghiệp và dịch vụ; chính sách kế hoạch hóa gia đình sẽ giúp giảm tỉ lệ sinh và các dân tộc ít người xuống đồng bằng sinh sống chính là một biểu hiện của tình trạng du canh du cư. => A,B và D sai.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 22 Giá trị văn hóa dân gian nào sau đây thuộc các dân tộc sống ở khu vực Trường Sơn và Tây Nguyên?
A. Ca trù.
B. Lễ hội cồng chiêng.
C. Nhã nhạc cung đình Huế.
D. Hát xoan.
Lời giải
Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể đã được USNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23 Giá trị văn hóa nào dưới đây được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể?
A. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
B. Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng.
C. Lễ hội chùa Hương.
D. Tục bắt vợ của các dân tộc ít người.
Lời giải
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2012.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24 Trang phục truyền thống của người Kinh ở khu vực đồng bằng Nam Bộ là
A. Áo dài.
B. Áo bà ba.
C. Áo tứ thân.
D. Váy xòe thổ cẩm.
Lời giải
Trang phục truyền thống của người Kinh ở khu vực đồng bằng Nam Bộ là áo bà ba cùng với chiếc khăn rằn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 25 Áo tứ thân là trang phục truyền thống của dân tộc nào?
A. Thái.
B. Kinh.
C. Mông.
D. Nùng.
Lời giải
Áo tứ thân là trang phục truyền thống của dân tộc Kinh ở miền Bắc.
Trang phục truyền thống của dân tộc Thái là áo cóm, váy đen và chiếc khăn piêu.
Bộ quần áo của phụ nữ dân tộc Mông gồm có khăn quấn đầu, khăn len (cũng là khăn đội đầu) được dệt bằng tay, váy, yếm được thêu bằng tay.
Nam giới người Nùng thường mặc áo dài ngang hông, tứ thân, may áo gần sát người, tay áo dài và rộng, cổ áo khoét tròn, áo có 7 cúc và thường có 4 túi hoặc 2 túi. Trang phục của phụ nữ Nùng phong phú và đa đạng hơn. Phụ nữ Nùng thường mặc cả loại áo 5 thân và 4 thân.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26 Đâu không phải là nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc ít người ở nước ta
A. Chợ phiên.
B. Tục bắt vợ.
C. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
D. Hội chơi núi mùa xuân.
Lời giải
Chợ phiên, tục bắt vợ, hội chơi núi mùa xuân là những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc ít người ở vùng trung du miền núi phía Bắc (dân tộc Mông). Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Kinh (đồng thời là ngôn ngữ phổ thông của nước Việt Nam).
=> Nhận xét: A, B, D đúng; nhận xét C không đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 27 Đâu là sản phẩm thủ công nổi bật của người Thái, Dao, Mông?
A. Đồ gốm.
B. Hàng thổ cẩm.
C. Cồng chiêng.
D. Hàng tơ lụa.
Lời giải
Sản phẩm thủ công nổi bật của người Thái, Dao, Mông là hàng thổ cẩm.
Đáp án cần chọn là: B