GDCD 10 Bài 11 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

Tải xuống 11 2.1 K 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 10 Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 11 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học và 18 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học môn GDCD lớp 10 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học GDCD lớp 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 10 Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học:

GDCD 10 BÀI 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC

Phần 1: Lý thuyết GDCD 10 Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

1. Nghĩa vụ:

a. Khái niệm Nghĩa vụ?

- Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.

- Trong trường hợp cần thiết cá nhân phải biết đặt lợi ích của tập thể lên trên quyền lợi cá nhân.

b. Nghĩa vụ của người thanh niên hiện nay

- Chăm lo rèn luyện đạo đức, có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chống lại cái ác, góp phần xây dựng xã hội mới tốt đẹp.

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hóa, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao nhận thức về chính trị, xã hội…

- Tích cực lao động, cần cù, sáng tạo.

- Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Lương tâm

a. Khái niệm Lương tâm

- Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.

- Lương tâm tồn tại ở hai dạng đó là: lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt, lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa đối với cá nhân

b. Trở thành người có lương tâm

- Thường xuyên rèn luyện đạo đức theo quan niệm tiến bộ…

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện…

- Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng đẹp đẽ giữa người với người…

3. Nhân phẩm và danh dự

a. Khái niệm của Nhân phẩm: Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.

b. Danh dự: Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.

4. Hạnh phúc

a. Khái niệm Hạnh phúc: Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng,thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.

b. Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội

- Hạnh phúc từng cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội.

- Xã hội hạnh phúc thì cá nhân có điều kiện phấn đấu.

- Khi cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của mình thì phải có nghĩa vụ đối với người khác và xã hội.

- Trong xã hội chúng ta hiện nay, hạnh phúc xã hội là cuộc sống hạnh phúc của tất cả mọi người.

- Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội luôn gắn bó với nhau.

- Hạnh phúc xã hội không thể có được nếu mỗi người chỉ biết thu vén cho hạnh phúc của riêng mình.

Phần 2: 18 câu hỏi trắc nghiệm GDCD 10 Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

Câu 1: Đối với mỗi cá nhân, lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa

A. xây dựng.

B. tích cực.

C. hỗ trợ.

D. tốt đẹp.

Đáp án : 

Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái đó là: lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt. Lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Một cá nhân thường làm điều ác nhưng lại không biết ăn năn, hối hận hay xấu hổ, không cắn rứt lương tâm thì bị coi là kẻ vô lương tâm

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?

A. Lương tâm là thứ vốn có, không cần rèn luyện.

B. Đặt lợi ích của bản thân lên trên hết.

C. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện.

D. Chỉ cần không làm điều ác là đã có lương tâm.

Đáp án : 

Mỗi cá nhân cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện, phấn đấu trở thành một công dân tốt, người có ích cho xã hội để trở thành người có lương tâm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Công dân đóng thuế đầy đủ, đúng hạn là đang thực hiện tốt

A. Nghĩa vụ.

B. Danh dự.

C. Nhân phẩm.

D. Đạo đức.

Đáp án : 

Công dân đóng thuế đầy đủ, đúng hạn là thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng, xã hội.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Cha mẹ nuôi con trưởng thành, đồng thời tạo điều kiện để con cái biết tự lập, luôn yêu thương, giúp đỡ con cái là cha mẹ đang thực hiện

A. Chăm sóc con cái

B. Quyền lợi của con cái.

C. Nghĩa vụ với con cái.

D. Lợi ích cho con cái.

Đáp án : 

Khác với động vật nuôi con là thể hiện bản năng, cha mẹ nuôi con có mục đích, thể hiện tình yêu thương, đồng thời cũng là thực hiện nghĩa vụ đối với con cái.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Anh K là thợ xây, hết giờ làm việc nhưng còn một số vữa nữa nên anh xây thêm hai hàng gạch để khỏi bỏ phí số vữa đó. Tuy về muộn 10 phút nhưng anh cảm thấy rất vui. Trong trường hợp này, trạng thái lương tâm nào đã xuất hiện?

A. Lương tâm cắn rứt.

B. Lương tâm thoải mái.

C. Lương tâm thanh thản.

D. Lương tâm vui vẻ.

Đáp án : 

Anh K đã thực hiện hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, tuy mất thêm thời gian của mình nhưng không bỏ phí chút vữa nào và cảm thấy hài lòng với chính mình. Đó là trạng thái lương tâm thanh thản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Bạn H đang đi ở hành lang trường học thì nhặt được một chiếc ví, bên trong có khá nhiều tiền. Mặc dù đã nghĩ đến chuyện lấy tiền đi mua một số thứ mình thích, nhưng cuối cùng H đã mang chiếc ví đến gửi cho bác bảo vệ để gửi lại cho người mất. H cảm thấy rất thanh thản, hài lòng với bản thân. Cảm xúc đó là do đã thực hiện hành vi theo phạm trù đạo đức nào dưới đây?

A. Lương tâm.

B. Danh dự.

C. Nhân phẩm.

D. Nghĩa vụ.

Đáp án : 

Bạn H đã có sự đấu tranh với bản thân, giữa những lợi ích cho bản thân mình và mất mát của chủ nhân chiếc ví và lựa chọn sự trung thực, trả lại của rơi cho người mất, thể hiện bạn là người có lương tâm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Khác với con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng, một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, phản ánh những mối quan hệ đạo đức, đặc biệt, giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội được gọi là

A. Lương tâm

B. Nhân phẩm

C. Danh dự

D. Nghĩa vụ

Đáp án : 

Nghĩa vụ là sự phản ánh những mối quan hệ đạo đức, đặc biệt, giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội. Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, khác với con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội được gọi là

A. Đạo đức

B. Nghĩa vụ

C. Nhân phẩm

D. Quyền lợi

Đáp án : 

Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Nghĩa vụ là sự phản ánh mối quan hệ nào giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội?

A. Quan hệ kinh tế.

B. Quan hệ chính trị.

C. Quan hệ đạo đức.

D. Quan hệ văn hóa

Đáp án : 

Nghĩa vụ là sự phản ánh những mối quan hệ đạo đức, đặc biệt, giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội. Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, khác với con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là

A. Lương tâm

B. Danh dự.

C. Nhân phẩm.

D. Hạnh phúc.

Đáp án : 

Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái gồm

A. thanh thản và nhẹ nhàng.

B. cắn rứt và tự tin.

C. thanh thản và cắn rứt.

D. thoải mái và bắt buộc.

Đáp án : 

Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái đó là: lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt. Lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Một cá nhân thường làm điều ác nhưng lại không biết ăn năn, hối hận hay xấu hổ, không cắn rứt lương tâm thì bị coi là kẻ vô lương tâm

Đáp án cần chọn là: C

Xem thêm
GDCD 10 Bài 11 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (trang 1)
Trang 1
GDCD 10 Bài 11 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (trang 2)
Trang 2
GDCD 10 Bài 11 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (trang 3)
Trang 3
GDCD 10 Bài 11 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (trang 4)
Trang 4
GDCD 10 Bài 11 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (trang 5)
Trang 5
GDCD 10 Bài 11 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (trang 6)
Trang 6
GDCD 10 Bài 11 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (trang 7)
Trang 7
GDCD 10 Bài 11 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (trang 8)
Trang 8
GDCD 10 Bài 11 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (trang 9)
Trang 9
GDCD 10 Bài 11 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống