Bài tập Trắc Nghiệm ôn tập GDCD 10 học kì 2 chọn lọc

Tải xuống 7 6.1 K 19

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Bài tập Trắc Nghiệm ôn tập GDCD 10 học kì 2 chọn lọc, tài liệu bao gồm 7 trang,  giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Giáo dục công dân sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài tập Trắc Nghiệm ôn tập GDCD 10 học kì 2 chọn lọc - Đề cương ôn tập

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II

MÔN: GDCD 10

I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A.  Đạo đức.                                                   B. Tư tưởng giáo điều.                      

C.  Hủ tục.                                                     D. Tôn giáo phản diện.

Câu 2: Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính

A. bắt buộc                      B. cưỡng chế                   C. tự nguyện                    D. áp đặt

Câu 3: Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp cho con người

A. tự tin vào bản thân                                              B. Lo lắng về bản thân

C. tự cao tự đại về bản thân                                    D. Tự ti về bản thân

Câu 4: Cảm xúc vui sướng, hài lòng khi con người được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh được gọi là

A. vinh quang.                 B. hạnh phúc.                  C. thanh thản.                  D. vinh hạnh.

Câu 5: Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với mọi người phải dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó gọi là

A. tự trọng                       B. Nghĩa vụ                     C. Danh dự                      D. Hạnh phúc

Câu 6: Những yêu cầu chung để đảm bảo hài hòa nhu cầu lợi ích của các cá nhân trong xã hội là nội dung của phạm trù đạo đức nào dưới đây?

A. Nghĩa vụ.                                                            B. Hạnh phúc.

C. Nhân phẩm, danh dự.                                         D. Lương tâm.

Câu 7: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của cá nhân là nội dung phạm trù đạo đức nào dưới đây?

A. Nghĩa vụ.                                                            B. Nhân phẩm, danh dự.

C. Lương tâm.                                                         D. Hạnh phúc.

Câu 8: Một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Gia đình.                B. Tình yêu.                C. Làng xã.                 D. Đồng môn.

Câu 9: Câu tục ngữ nào sau đây nói về lương tâm?

A. Cá không ăn muối cá ươn.                                 B. Nói người phải nghĩ đến thân.

C. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.                          D. Một lời nói dối, xám hối bảy ngày.

Câu 10: Tình yêu chân chính không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Quan tâm, chăm sóc cho nhau.

B. Ghen tuông, giận hờn vô cớ.

C. Trung thực, chân thành từ hai phía.

D. Thông cảm, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây là một trong những điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên?

A. Lòng vị tha, thông cảm.                                      B. Yêu đương quá sớm.

C. Có tình cảm chân thực.                                       D. Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau.

Câu 12: Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và

A. phát huy tinh hoa văn hóa của nhân loại            B. giữ gìn được phong cách riêng

C. phát huy tinh thần quốc tế                                  D. giữ gìn được bản sắc riêng

Câu 13: Việc tạo ra môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mỗi thành viên trong gia đình là biểu hiện chức năng cơ bản nào sau đây của gia đình?

A. Tổ chức đời sống gia đình.                        B. Triệt tiêu mọi loại tệ nạn.        

C. Chia đều của cải trong xã hội.                   D. Xóa bỏ chênh lệch giàu nghèo.

Câu 14: Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của

A. nhiều người.                                                       B. bản thân.

C. gia đình, dòng họ.                                               D. cộng đồng, xã hội.

Câu 15: Trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A.  Nghĩa vụ.              B. Hạnh phúc.             C. Nhân phẩm.            D. Danh dự.

Câu 16: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A.  Lương tâm.           B. Hòa nhập.               C. Hợp tác.                D. Đấu tranh.

Câu 17: Toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được trong cuộc sống, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A.  Nhân phẩm.          B. Hợp tác.                  C. Trách nhiệm.          D. Hòa nhập.

Câu 18: Sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A.  Danh dự.               B. Nghĩa vụ.                C. Lương tâm. D. Trách nhiệm.

Câu 19: Cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được thỏa mãn các nhu cầu chân chính, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Hạnh phúc.             B. Nghĩa vụ.                C. Danh dự.                D. Nhân phẩm.

Câu 20: Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và

A. xã hội.                    B. tư duy.                    C. tự nhiên.                 D. bản thân.

Câu 21: Câu tục ngữ nào sau đây có ý nói về danh dự?

A. Khôn ăn cái, dại ăn nước.                                   B. Chết vinh còn hơn sống nhục.

C. Chín quá hóa nẫu.                                               D. Già néo đứt dây.

Câu 22: Câu nào dưới đây nói về việc giữ gìn nhân phẩm của con người?

A. Lá lành đùm lá rách.                                           B. Tôn sư trọng đạo.

C. Có chí thì nên.                                                    D. Đói cho sạch, rách cho thơm.

Câu 23. Cùng chung sức làm việc, biết giúp đỡ, hỗ trợ, phối hợp lẫn nhau vì mục đích chung là sự thể hiện lối sống

A. nhân nghĩa.                        B. hòa nhập.                            C. hợp tác.                              D. hội nhập.

Câu 24. Quan niệm nào sau đây thể hiện lối sống nhân nghĩa?

A. Nhập gia tùy tục.                                                               B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

C. Máu chảy ruột mềm.                                                          D. Qua sông lụy đò.

Câu 25. Phong tục nào sau đây thể hiện lối sống nhân nghĩa của dân tộc ta?

A. Xông đất đầu năm.                                                             B. Đi lễ chùa đầu năm.

C. Ăn trầu.                                                                              D. Cúng giỗ ông bà.

Câu 26. Biết thương người, đối xử với người theo lẽ phải là sự thể hiện lối sống

A. Nhân nghĩa.                       B. Vị tha.            C. Hợp tác.              D. Hội nhập.

Câu 27. Phong tục nào sau đây thể hiện lối sống nhân nghĩa của dân tộc ta?

A. Tảo mộ.                                                                              B. Dựng cây nêu ngày tết.

C. Cưới xin.                                                                            D. Hái lộc đầu năm.

Câu 28. Hợp tác phải đảm bảo nguyên tắc nào sau đây?

A. Tự giác, kỷ luật, tin tưởng.                                               B. Tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi.

C. Công bằng, trung thực, thẳng thắn.                                   D. Đoàn kết, chia sẽ, thân thiện.

Câu 29. Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện tinh thần nhân nghĩa?

A. Tha thứ cho người lỗi lầm biết hối cải.                            B. Giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn.

C. Chỉ giúp đỡ người nào đã giúp đỡ mình.                          D. Biết nhường nhịn người khác.

Câu 30. Câu nào sau đây nói về nhân nghĩa?

A. Cái nết đánh chết cái đẹp.                                                 B. Lá lành đùm lá rách.

C. Thua keo này bày keo khác.                                              D. Ăn miếng trả miếng.

Câu 31. Câu nào dưới đây không thể hiện sự hợp tác?

A. Đông tay thì vỗ nên kêu.                                                    B. Buôn có bạn, bán có phường.

C. Cả bè hơn cây nứa.                                                            D. Ruộng ai thì nấy đắp bờ.

Câu 32. Chi đoàn lớp 10A phát động phong trào gây quỹ giúp đỡ bạn nghèo vượt khó. Việc làm này biểu hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân đối với cộng đồng?

A. Tri ân.              B. Nhân nghĩa.           C. Hòa nhập.         D. Tự giác.

Câu 33. Chương trình “Thắp nến tri ân” tại nghĩa trang liệt sĩ vào ngày 27/7 hàng năm là thể hiện truyền thống nào sau đây của dân tộc Việt Nam?

A. Hòa nhập.             B. Hợp tác.             C. Nhân                      D. Yêu nước.

Câu 34. Biết tin đồng bào miền Trung bị lũ lụt, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, ông T đã gửi tiền và quần áo để ủng hộ cho đồng bào. Việc làm của ông T thể hiện trách nhiệm nào sau đây của công dân với cộng đồng?

A. Nhân nghĩa.                       B. Hòa nhập.                           C. Hợp tác.                              D. Nghĩa vụ.

Câu 35. Gia đình bạn Q vừa chuyển về nơi ở mới. Sau khi ổn định nhà cửa, bố mẹ bạn Q đã đi chào hỏi những nhà hàng xóm. Việc làm của bố mẹ bạn Q thể hiện trách nhiệm nào sau đây của công dân đối với cộng đồng?

A. Nhân nghĩa.                       B. Hòa nhập.                           C. Hợp tác.                              D. Nghĩa vụ.

Câu 36. Nội dung nào sau đây là biểu hiện cho truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam?

A. Yêu thương đồng bào, giống nòi, dân tộc.                        B. Vị tha, bao dung, độ lượng.

C. Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm.                                      D. Sống có trách nhiệm với gia đình.

Câu 37. Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của thanh niên học sinh trong xây dựng đất nước?

A. Có lối sống lành mạnh, thực dụng.                                    B. Có mục đích, động cơ học tập đúng đắn.

C. Tham gia hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.                            D. Trung thành với tổ quốc.

Câu 38. “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời dạy của Bác đã nhắc nhỡ đến trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Bảo vệ tổ quốc.                                                                  B. Bảo vệ hòa bình.

C. Xây dựng tổ quốc.                                                              D. Phát huy truyền thống dân tộc.

Câu 39. Tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc là biểu hiện của

A. lòng yêu nước.                   B. tình cảm dân tộc.                C. truyền thống đạo đức.            D. sự hi sinh.

Câu 40. Dịch bệnh hiểm nghèo đang đe dọa đến sự sống của

A. một số quốc gia.                 B. toàn nhân loại.       C. các nước phát triển.       D. các nước lạc hậu.

Câu 41. Bảo vệ môi trường là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa con người với

A. tự nhiên.                             B. xã hội.                                C. con người.                          D. thời đại.

Câu 42. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của

A. mọi công dân.                                                                    B. người từ đủ 18 tuổi.

C. cán bộ, công chức nhà nước.                                             D. các doanh nghiệp tư nhân.

Câu 43 Ngày 1 tháng 12 hàng năm được chọn là ngày

A. Quốc tế phòng chống AIDS.                                              B. Quốc tế phòng chống ma túy.

C. Môi trường thế giới.                                                          D. Dân số thế giới.

Câu 44. Việc làm nào sau đây không góp phần tham gia phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo?

A. Có lối sống lành mạnh.      .                                               B. Lựa chọn quy mô gia đình ít con.

C. Tập luyện thể dục thể thao.                                                D. Tiêm vắc xin ngừa bệnh cho bản thân.

Câu 45. Sự kiện giờ trái đất do Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên phát động nhằm mục tiêu nào sau đây?

A. Tắt đèn.                                                                              B. Tiết kiệm thời gian.

C. Tiết kiệm năng lượng.                                                       D. Đoàn kết quốc tế.

Câu 46. Biết khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, biết học hỏi người khác là quá trình

A. tự hoàn thiện bản thân.                                                      B. tự nhận thức về bản thân.

C. khẳng định năng lực bản thân.                                           D. phát huy năng lực bản thân.

Câu 47. Quan niệm nào sau đây giúp ích cho việc tự hoàn thiện bản thân của mỗi người?

A. Có trước có sau.                                                                 B. Có mới nới cũ.

C. Có chí thì nên.                                                                    D. Có thực mới vực được đạo.

Câu 48. Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, ưu khuyết điểm của bản thân là quá trình

A. tự hoàn thiện bản thân.                                                      B. tự nhận thức về bản thân.

C. phát hiện năng lực bản thân.                                              D. phát huy năng khiếu bản thân.

Câu 49. Đức tính nào sau đây cần phải có cho việc tự hoàn thiện bản thân của mỗi người?

A. Bao dung, độ lượng.                                                          B. Quả quyết, khôn khéo.

C. Kiên trì, nhẫn nại.                                                              D. Khiêm tốn, thật thà.

Câu 50. Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là biểu hiện của việc

A. tự hoàn thiện bản thân.                                                      B. tự nhận thức về bản thân.

C. khẳng định năng lực bản thân.                                           D. phát huy năng lực bản thân.

Bài tập Trắc Nghiệm ôn tập GDCD 10 học kì 2 chọn lọc - Đề 1

ĐỀ SỐ 1 – KIỂM TRA CUỐI KÌ II (GDCD 10)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm)

Câu 1. Câu nào dưới đây không đề cập đến sự điều chỉnh hành vi của đạo đức?

A. Giấy rách phải giữ lấy lề.                                      B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

C. Phép vua thua lệ làng.                                            D. Đói cho sạch, rách cho thơm.

Câu 2. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội là

A. pháp luật.                                                               B. nguyên tắc.

C. đạo đức.                                                                  D. phong tục.

Câu 3. Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội là

A. tự điều chỉnh.                                                         B. lương tâm.

C. tự đánh giá.                                                            D. tự nhận thức.

Câu 4. Việc quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường là

A. tự cao.                                                                    B. tự trọng.    

C. tự ái .                                                                       D. tự tôn.

Câu 5. Điểm khác nhau giữa đạo đức và pháp luật thể hiện ở việc sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính  

A. tự giác, có tính chủ động.                                      B. bắt buộc,  có tính cưỡng chế.    

C. bắt buộc và tự nguyện.                                           D. chủ động, có tính tự nguyện.

Câu 6. Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân được đảm bảo về

A. mặt pháp lí.                                                            B. tiền bạc.

C. sự ép buộc của gia đình.                                        D. công việc.

Câu 7. Cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống là

A. gia đình.                                                                 B. tập thể.

C. họ hàng.                                                                  D. gia phong.

Câu 8. Biết tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ phù hợp với khả năng và điều kiện của mình là nội dung chức năng nào dưới đây của gia đình?

A. Kinh tế.                                                                  B. Sản xuất.

C. Tổ chức đời sống.                                                  D. Duy trì nòi giống.

Câu 9. Toàn thể những người cùng  sống, có những đặc điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội là

A. cộng đồng.                                                             B. sống hòa nhập.

C. hợp tác.                                                                  D. cộng tác.

Câu 10. Lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải là

A. cộng đồng.                                                             B. bảo vệ

C. hợp tác                                                                   D. nhân nghĩa.

Câu 11. Sống gần gũi, chan hoà, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn, bất hoà với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng là sống

A. hoà nhập.                                                                B. vì mọi người.

C. hòa đồng.    .                                                           D. lành mạnh.

Câu 12. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung là

A. cộng đồng.                                                             B. sống hòa nhập.

C. hợp tác.                                                                  D. cộng tác.

Câu 13. Tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc được gọi là

A. nghĩa vụ với Tổ quốc.                                            B. lòng yêu nước.      

C. trách nhiệm đối với đất nước.                                D. chủ nghĩa yêu nước.

Câu 14. Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh với tổ quốc?

A. Rèn luyện ý thức đạo đức.                                     B. Thờ ơ với thời cuộc.

C. Xa vào các tệ nạn xã hội.                                       D. Lôi kéo, kích động người khác.

Câu 15. Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào đưới đây?

A. Công bằng, dân chủ, kỉ luật.                                  B. Tự do, dân chủ, công khai.

C. Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác.                             D. Dân chủ, bình đẳng, minh bạch.

Câu 16. Phong tục nào dưới đây thể hiện lối sống nhân nghĩa của dân tộc ta?

A. Tảo mộ.                                                      B. Dựng cây nêu ngày tết.     

C. Cưới hỏi.                                                    D. Hái lộc đầu năm.

Câu 17. Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay là nền đạo đức

A. hiện đại.                                                                 B. tiến bộ.      

C. tiên tiến.                                                                 D. lành mạnh.

Câu 18. Giáo dục lòng nhân ái, vị tha, giúp con người có ý thức, năng lực và sống thiện là vai trò của đạo đức đối với

A. cá nhân.                                                                  B. gia đình.

C. nhà nước.                                                               D. xã hội.

Câu 19. Khi thực hiện những hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội, thì cá nhân cảm thấy hài lòng, thoả mãn với chính mình là

A. thoải mái của lương tâm.                                        B. thanh thản của lương tâm.

C. nhẹ nhõm của lương tâm.                                       D. vui sướng của lương tâm.

Câu 20. Nội dung câutục ngữ: "Ngọc nát hơn ngói lành"  thể hiện  phạm trù đạo đức dưới đây?

A. Nghĩa vụ.                                                                B. Lương tâm.

C. Hạnh phúc.                                                              D. Nhân phẩm, danh dự.

Câu  21. Nội dung nào dưới đây không biểu hiện của tình yêu chân chính?

A. Tình cảm chân thực, gắn bó.                                 B. Quan tâm sâu sắc đến nhau.

C. Có sự vị tha và thông cảm.                                    D. Chỉ bảo đảm về vật chất.

Câu 22. Nội dung nào sau đây không phải là chức năng của gia đình?

A. Duy trì nòi giống.                                                  B. Tổ chức đời sống gia đình.

C. Điều chỉnh pháp luật..                                            D. Nuôi dưỡng và giáo dục con cái.

Câu 23. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta?

A. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.                               B. Một vợ một chồng.

C. Tự nguyện, tiến bộ.                                                D. Vợ chồng bình đẳng.

Câu 24.  Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân được quy định trong

A. Hiến pháp                                                               B. Bộ luật Dân sự

C. Bộ luật Hình sự                                                      D. Luật Hôn nhân và gia đình

Câu 25. Nội dung nào dưới  đây không phải biểu hiện của lòng yêu nước?

A. Tình cảm yêu quý, gắn bó với quê hương.

B. Nhớ về cội nguồn, biết ơn thế hệ trước.

C. Phát huy giá trị thinh thần và vật chất của dân tộc.

D. Nhà nước ban hành hiến pháp mới.

Câu 26. Nội dung nào dưới đây không thuộc trách nhiệm của học sinh trong xây dựng đất nước?

            A. Quan tâm đến đời sống chính trị xã hội.               B. Đấu tranh với lối sống thực dụng, suy đồi.

            C. Biết phê phán cái xấu.                                            D. Chỉ cần tuân thủ pháp luật là đủ.

Câu 27. Hợp tác phải đảm bảo nguyên tắc nào sau đây?

           A. Tự giác, kỷ luật, tin tưởng.                                     B. Tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi.

           C. Công bằng, trung thực, thẳng thắn.                        D. Đoàn kết, chia sẻ, thân thiện.

Câu 28. Quan niệm nào sau đây thể hiện lối sống nhân nghĩa?

A. Nhập gia tùy tục.

B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

C. máu chảy ruột mềm.

D. Qua sông lụy đò.

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 điểm)

Câu 29 (2đ)

Xử lí tình huống:

a) Anh trai Hùng có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ Hùng không muốn con đi bộ đội nên bàn nhau tìm cách xin cho anh ở lại.

Theo em, Hùng nên làm gì khi biết ý định của bố mẹ? Vì sao?

b) Thanh được địa phương cử và cấp kinh phí cho đi học để sau này trở về phục vụ quê hương. Nhưng sau khi học xong, Thanh đã tìm mọi cách để được ở lại thành phố.

Nếu là bạn của Thanh, em có thể làm gì?

Câu 30 (1đ)

Có người cho rằng hạnh phúc là cầu được ước thấy. Em có đồng ý không? Vì sao?

 

Bài tập Trắc Nghiệm ôn tập GDCD 10 học kì 2 chọn lọc - Đề 2

ĐỀ SỐ 2 – KIỂM TRA CUỐI KÌ II (GDCD 10)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1: Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực

A. sống thiện.             B. sống tự lập.            C. sống tự do.            D. sống tự tin.

Câu 2: Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về

A. vật chất và lợi ích.                                           C. vật chất và tinh thần.               

B. tình cảm và thói quen.                                       D. tình cảm và đạo đức.

Câu 3: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là

A. danh dự.                 B. nhân phẩm.             C. lương tâm.              D. nghĩa vụ.

Câu 4: Tình yêu chân chính không có đặc điểm nào dưới đây?

A.    Thông cảm, hiểu biết và giúp đỡ nhau.                C. Quan tâm, chăm sóc cho nhau.

B.    Ghen tuông, giận hờn vô cớ.                    D. Chân thành, tin cậy và tôn trọng nhau.

Câu 5: Cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống là

A. gia đình.     B. làng xã.              C. dòng họ.             D. khu dân cư.

Câu 6: Một trong những nội dung của hôn nhân tiến bộ là

A. tổ chức hôn lễ linh đình.                                        B. đăng kí kết hôn theo luật định.           

C. báo cáo họ hàng hai bên.   .                                   D. viết cam kết hôn nhân tự nguyện.

Câu 7: Toàn thể những người cùng sống, có những  điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội được gọi là

           A. tập thể.                                                           B. dân cư.                

           C. làng xóm.                                                       D. cộng đồng.

Câu 8: Nhân nghĩa giúp cho cuộc sống của con người trở nên

A. hoàn thiện hơn.                  B. tốt đẹp hơn.      C. may mắn hơn.       D. tư do hơn.

Câu 9: Tình yêu quê hương đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc là biểu hiện của

A. lòng yêu nước.                                                      B. tình cảm dân tộc.               

C. truyền thống đạo đức.                                            D. sự hi sinh.

Câu 10: Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, vì đất nước là biểu hiện trách nhiệm của học sinh đối với việc

A.  bảo vệ Tổ quốc.                                                    B. thực hiện nghia vụ học tập.              

C.  xây dựng Tổ quốc.                                                D. thực hiện quyền học tập.

Câu 11: Tham gia hoạt động bảo vệ an ninh ở địa phương là biểu hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

A. Bảo vệ Tổ quốc.                                         B. Xây dựng Tổ quốc.              

C. Phát huy truyền thống dân tộc.                  D. Bảo vệ quê hương.

Câu 12: Nhân loại ngày nay đang phải đối mặt với vấn đề cấp thiết nào sau đây?

A. Ô nhiễm môi trường.                           B. Giao thông.      

C. Chính sách giáo dục.                           D. Văn hóa địa phương.

Câu 13: Dịch bệnh hiểm nghèo đang uy hiếp đến sự sống của

A. một số quốc gia.                                         B. toàn nhân loại.      

C. các nước phát triển.                                   D. các nước lạc hậu.

Câu 14: Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh

A. trong một thời gian ngán                           B. trong một thời gian dài.        

C. thường xuyên, liên tục.                              D. trong mỗi năm.

Câu 15: Bảo vệ môi trường là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa con người với

A. tự nhiên.                                                    B. xã hội.

C. con người.                                                 D. thời đại.

Câu 16: Tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của người thanh niên trong xã hội hiện đại, giúp cho mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng

A. có một cuộc sống tốt đẹp.                         B. ngày một phát triển tốt hơn.

C. ngày một văn minh, tiến bộ.                      D. ngày một khôn lớn hơn.

Câu 17: Biểu hiện nào trong những câu dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức?

A. Ăn cháo đá bát.                              B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

C. Lá lành đùm lá rách.                      D. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

Câu 18: Trong tình bạn khác giới, cần chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?

A. Quan tâm  và chăm sóc.                                         B. Thân mật và gần gũi.

C. Lấp lửng trong cách ứng xử.                                  D. Cư xử lịch thiệp, đàng hoàng.

Câu 19: Khi cô giáo giao bài tập thảo luận nhóm, các thành viên trong nhóm B cùng nhau tích cực thảo luận để làm bài tập. Hành vi, việc làm của nhóm B là biểu hiện trách nhiệm nào dưới đây của học sinh trong học tập?

A. Hợp tác.                 B. Tận tâm.                 C. Tự giác.                  D. Đồng nhất.

Câu 20. Câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách” đề cập đến phẩm chất nào của công dân trong cộng đồng?

A.    Nhân nghĩa.            D. Đoàn kết.               C. Hợp tác.                  D. Chia sẻ.

Câu 21: Giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học là góp phần thực hiện chủ trương nào dưới đây?

A. Xây dựng trường học vững mạnh.                         B. Bảo vệ môi trường.

C. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.                               D. Bảo vệ trật tự trường học.

Câu 22: Mặc dù đất nước hòa bình, nhưng các chú bộ đội ở quần đảo Trường Sa vẫn ngày đêm canh giữ biển đảo đất nước. Việc làm này là thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

A. Bảo vệ Tổ quốc.                                         B. Giữ gìn biển đảo.

C. Canh gác nơi đảo xa.                                  D. Nêu cao cảnh giác.

Câu 23: Là học sinh lớp 10, Huyền rất chăm chỉ học hành nên năm nào cũng đạt học sinh giỏi. Huyền mơ ước sau này làm được nhiều việc có ích cho đất nước. Hành vi, việc làm của Huyền thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

A. Học tập.                                         B. Bảo vệ Tổ quốc.

C. Xây dựng Tổ quốc.                        D. Tự hào dân tộc.

Câu 24: Không kết hôn sớm, không sinh con ở tuổi vị thành niên, mỗi gia đình nên có đủ 2 con là trách nhiệm

A. của mọi công dân.                                      B. của riêng công dân nữ.

C. của những người có chức quyền.               D. của Hội Phụ nữ các cấp.

Câu 25: Đang là học sinh nhưng T thường xuyên bỏ học, ăn chơi lêu lổng, nghiện hút rồi bị nhiễm HIV. Hành vi của T không thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

A. Phòng, chống  bệnh truyền nhiễm.            B. Phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo.

C. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.                   D. Phòng tránh bệnh tật cho bản thân.

Câu 26: Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường được thể hiện ở việc làm nào sau đây?

A. Để điện khi không sử dụng.                       B. Tự ý chôn lấp chất thải rắn.

C. Đổ rác đúng nơi quy định.                                   D. Chặt phá rừng phòng hộ.

Câu 27: Câu nào dưới đây giúp cho việc tự nhận thức bản thân được hoàn thiện?

A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.                       B. Tức nước vỡ bờ.

C. Ăn cây táo rào cây sung.              D. Nhìn mặt bắt hình dong

Câu 28: Biểu hiện nào dưới đây là tự hoàn thiện bản thân?

A. Học hút thuốc lá.                           B. Tham gia đua xe.  

C. Học nấu ăn.                                    D. Không làm bài tập về nhà.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 29 (2,0 điểm): Hãy tìm hiểu về những hoạt động của lớp, trường, địa phương em thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta.

Câu 30 (1,0 điểm): Hiện nay, dịch bệnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) là Covid-19 đang uy hiếp đến sự sống của toàn nhân loại. Là học sinh, em cần phải làm gì để góp phần tham gia phòng ngừa và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19?

 

Xem thêm
Bài tập Trắc Nghiệm ôn tập GDCD 10 học kì 2 chọn lọc (trang 1)
Trang 1
Bài tập Trắc Nghiệm ôn tập GDCD 10 học kì 2 chọn lọc (trang 2)
Trang 2
Bài tập Trắc Nghiệm ôn tập GDCD 10 học kì 2 chọn lọc (trang 3)
Trang 3
Bài tập Trắc Nghiệm ôn tập GDCD 10 học kì 2 chọn lọc (trang 4)
Trang 4
Bài tập Trắc Nghiệm ôn tập GDCD 10 học kì 2 chọn lọc (trang 5)
Trang 5
Bài tập Trắc Nghiệm ôn tập GDCD 10 học kì 2 chọn lọc (trang 6)
Trang 6
Bài tập Trắc Nghiệm ôn tập GDCD 10 học kì 2 chọn lọc (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống