Đề cương ôn tập giữa HK 1 GDCD 10 chi tiết

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK 1 GDCD 10 chi tiết, tài liệu bao gồm 5 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn GDCD sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2

Môn: GDCD 10

Năm học: 2020 – 2021

Nội dung: Bài 10  + 11 + 12

Hình thức thi: Trắc nghiệm + Tự luận

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A.  Đạo đức.                                                   B. Tư tưởng giáo điều.                      

C.  Hủ tục.                                                     D. Tôn giáo phản diện.

Câu 2: Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính

A. bắt buộc                      B. Cưỡng chế                  C. Tự nguyện                  D. Áp đặt

Câu 3: Xã hội chỉ có thể phát triển lành mạnh trên cơ sở bảo đảm được những nhu cầu và lợi ích của

A. Nhà nước.                   B. Cộng đồng.                 C. Mỗi gia đình.              D. Mỗi cá nhân.

Câu 4: Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp cho con người

A. tự tin vào bản thân                                              B. Lo lắng về bản thân

C. tự cao tự đại về bản thân                                    D. Tự ti về bản thân

Câu 5: Cảm xúc vui sướng, hài lòng khi con người được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh được gọi là

A. Vinh quang.                 B. Hạnh phúc.                  C. Thanh thản.                  D. Vinh hạnh.

Câu 6: Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với mọi người phải dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó gọi là

A. Tự trọng                       B. Nghĩa vụ                     C. Danh dự                      D. Hạnh phúc

Câu 7: Những yêu cầu chung để đảm bảo hài hòa nhu cầu lợi ích của các cá nhân trong xã hội là nội dung của phạm trù đạo đức nào dưới đây?

A. Nghĩa vụ.                                                            B. Hạnh phúc.

C. Nhân phẩm, danh dự.                                         D. Lương tâm.

Câu 8: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của cá nhân là nội dung phạm trù đạo đức nào dưới đây?

A. Nghĩa vụ.                                                            B. Nhân phẩm, danh dự.

C. Lương tâm.                                                         D. Hạnh phúc.

Câu 9: Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức

A. Mệnh lệnh của xã hội.                                         B. Tiến bộ của xã hội.

C. Bào thủ của xã hội.                                             D. Tiêu chuẩn của mỗi người.

Câu 10: Tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Tình yêu vụ lợi.                                                  B. Tình yêu chân chính.

C. Tình yêu tri kỷ.                                                   D. Tình yêu gia đình.

Câu 11: Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ nào sau đây?

A. Huyết thống.     B. Vợ chồng.              C. Đồng nghiệp.             D. Xã hội.

Câu 12: Một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Gia đình.                B. Tình yêu.                C. Làng xã.                 D. Đồng môn.

Câu 13: Con người sinh ra và lớn lên để thế hệ nối tiếp thế hệ, duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội, là thể hiện chức năng cơ bản nào sau đây của gia đình?

A. Duy trì nòi giống.                                      B. Cân bằng giới tính.        

C. Bình ổn dân số.                              D. Phân cấp vùng miền.

Câu 14: Câu tục ngữ nào sau đây không có ý nói về giá trị đạo đức?

A. Uống nước nhớ nguồn.                                       B. Đất có lề, quê có thói.

C. Cái nết đánh chết cái đẹp.                                  D. Nhường cơm sẻ áo.

Câu 15: Quan niệm nào dưới đây vẫn còn phù hợp với nền đạo đức tiến bộ trong xã hội ta hiện nay?

A. Tôn sư trọng đạo.                                               B. Đông con hơn nhiều của.

C. Bỏ của chạy lấy người.                                       D. Chồng chúa, vợ tôi.

Câu 16: “Người có tài mà không có đức là vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói này Bác Hồ muốn nhấn mạnh đến vai trò của

A. Tình cảm và đạo đức.                                          B. Thói quen và trí tuệ.

C. Tài năng và sở thích.                                           D. Tài năng và đạo đức.

Câu 17: Câu tục ngữ nào sau đây nói về lương tâm?

A. Cá không ăn muối cá ươn.                                 B. Nói người phải nghĩ đến thân.

C. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.                          D. Một lời nói dối, xám hối bảy ngày.

Câu 18: Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái cắn rứt lương tâm?

A. Dằn vặt khi cho bệnh nhân uống nhầm thuốc

B. Giúp người già neo đơn

C. Vui vẻ khi lấy cắp tài sản nhà nước

D. Vứt rác bừa bãi

Câu 19: Học sinh rèn luyện để trở thành người có lương tâm cần phải

A. Làm những gì mình cho là đúng.                       B. Luôn luôn vâng lời người lớn.

C. phấn đấu đạt nhiều thành tích cá nhân.              D. Tự giác thực hiện hành vi đạo đức.

Câu 20: Việc làm nào sau đây thể hiện một người biết coi trọng danh dự của mình?

A. Biết giành lợi ích cho riêng mình.                      B. Biết làm giàu bằng mọi cách.

C. Biết cảm ơn, xin lỗi khi cần thiết.                      D. Biết tìm hạnh phúc cho riêng mình.

Câu 21: Tình yêu chân chính không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Quan tâm, chăm sóc cho nhau.

B. Ghen tuông, giận hờn vô cớ.

C. Trung thực, chân thành từ hai phía.

D. Thông cảm, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau.

Câu 22: Nội dung nào dưới đây là một trong những điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên?

A. Lòng vị tha, thông cảm.                                      B. Yêu đương quá sớm.

C. Có tình cảm chân thực.                                       D. Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau.

Câu 23: Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và

A. Phát huy tinh hoa văn hóa của nhân loại            B. Giữ gìn được phong cách riêng

C. Phát huy tinh thần quốc tế                                  D. Giữ gìn được bản sắc riêng

Câu 24: Các gia đình cần tạo ra nguồn thu nhập chính đáng để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các thành viên, là thể hiện chức năng cơ bản nào sau đây của gia đình?

A. Phát triển kinh tế.                                       B. Duy trì nòi giống.  

C. Đẩy mạnh truyền thông.                            D. Thúc đẩy hợp tác.

Câu 25: Việc tạo ra môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mỗi thành viên trong gia đình là biểu hiện chức năng cơ bản nào sau đây của gia đình?

A. Tổ chức đời sống gia đình.                        B. Triệt tiêu mọi loại tệ nạn.        

C. Chia đều của cải trong xã hội.                   D. Xóa bỏ chênh lệch giàu nghèo.

Câu 26: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác trong học sinh?

A. Bàn bạc vớ nhau về việc gây chia rẽ trong lớp học.

B. Hai người mắng một người.

C. Cùng nhau thảo luận bài tập nhóm.

D. Hai người hát chung một bài.

Câu 27: Bạn A đi học về, thấy mẹ ốm nằm trên giường chưa kịp nấu cơm. Bạn đã nhanh tay vào bếp nấu cơm cho cả nhà đỡ mẹ mà không cần mẹ phải sai bảo. Bạn A đã hành động theo phạm trù đạo đức nào?

A. Nghĩa vụ.                                                            B. Nhân phẩm, danh dự.

C. Hạnh phúc.                                                         D. Lương tâm.

Câu 28: Ông K lừa chị H bằng cách mượn của chị 10 lượng vàng nhưng đến ngày hẹn ông K đã không chịu trả cho chị H số vàng trên. Chị H đã làm đơn kiện ông K ra tòa. Xét về mặt đạo đức xã hội ông K đã thực hiện không đúng phạm trù đạo đức nào dưới đây ?

A. Danh dự.                      B. Nhân phẩm.                  C. Hạnh phúc.                   D. Nghĩa vụ.

Câu 29: Thấy con gái là chị D yêu anh T con trai gia đình nhà ông H. Sau khi tìm hiểu thấy gia đình ông H làm nghề nông có thu nhập thấp, nên bà M kịch liệt phản đối. Thấy gia đình chị D phản đổi tình cảm của mình, anh T đã thuê anh L tìm cách gây khó khăn cho việc làm ăn của chồng bà M. Những ai đã can thiệp không đúng tới tình yêu lứa đôi của các cá nhân?

A. Anh T.                        B. Ông H.                        C. Chị D.                         D. Bà M.

Câu 30: T thường xuyên nghỉ học không có lí do. Tìm hiểu nguyên nhân, được biết là do gần tết nguyên đán nên bố mẹ bạn T sản xuất rượu giả để bán kiếm lời và bắt T nghỉ học để tham gia. Gia đình bạn T đã thực hiện chưa tốt chức năng nào của gia đình

A. Chức năng sinh đẻ                                              B. Chức năng kinh tế

C. Chức năng giáo dục                                            D. Chức năng tổ chức đời sống

Câu 31: Trong gia đình nọ, người chồng cho rằng mình là người trụ cột trong gia đình và có quyền quyết định  mọi việc lớn mà không phải hỏi ý kiến ai. Theo em người chồng đó đã vi phạm nguyên tắc nào của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay?

A. Tôn trọng, yêu thương lẫn nhau                         B. Vợ chồng bình đẳng.

C. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.                             D. Một vợ, một chồng,

Câu 32: Bức xúc về việc anh H tự ý rút toàn bộ tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để cá độ bóng đá, chị M vợ anh bỏ đi khỏi nhà. Thương cháu nội mới hai tuổi thường xuyên khóc đêm vì nhớ mẹ, bà S mẹ anh H gọi điện xúc phạm thông gia đồng thời ép con trai bỏ vợ. Khi chị M nhận quyết định li hôn, ông G bố chị đã thuê K đến nhà bà S gây rối đập phá đồ đạc và làm chị Y con gái bà bị thương nặng. Những ai dưới đây vi phạm chuẩn mực đạo đức gia đình của người Việt Nam?

A. Bà S và ông G, anh K.                                        B. Bà S và ông G.

C. Anh H và chị M.                                                 D. Anh H, chị M, bà S và ông G.

Câu 33: Anh G có trong danh sách cử tri tại tổ bầu cử X nhưng đến ngày bầu cử anh không đi bỏ phiếu. Ông K, tổ trưởng tổ bầu cử đã đến nhà mắng nhiếc, xỉ nhục anh G và dọa sẽ không cho gia đình anh G tham gia các hoạt động của thôn xóm. Anh G đã chửi lại ông K và tung tin ông A có hành vi tuyên truyền đạo luân công trái phép. Những ai dưới dây đã có hành vi xúc phạm đến nhân phẩm và danh dự của người khác?

A. Anh G.                        B. Ông K, chị T.              C. Ông K và anh G.         D. Anh G, chị T.

Câu 34: Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội là nội dung khái niệm nào sau đây?

A. Đạo đức.                B. Pháp quyền.            C. Công ước.              D. Điều lệ.

Câu 35: Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của

A. Nhiều người.                                                       B. Bản thân.

C. Gia đình, dòng họ.                                               D. Cộng đồng, xã hội.

Câu 36: Trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A.  Nghĩa vụ.              B. Hạnh phúc.             C. Nhân phẩm.            D. Danh dự.

Câu 37: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A.  Lương tâm.           B. Hòa nhập.               C. Hợp tác.                D. Đấu tranh.

Câu 38: Toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được trong cuộc sống, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A.  Nhân phẩm.          B. Hợp tác.                  C. Trách nhiệm.          D. Hòa nhập.

Câu 39: Sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A.  Danh dự.               B. Nghĩa vụ.                C. Lương tâm.           D. Trách nhiệm.

Câu 40: Cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được thỏa mãn các nhu cầu chân chính, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Hạnh phúc.             B. Nghĩa vụ.                C. Danh dự.                D. Nhân phẩm.

Câu 41: Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và

A. Xã hội.                    B. Tư duy.                    C. Tự nhiên.                 D. Bản thân.

Câu 42: Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm

A. Đạo đức của xã hội.                         C. Đã trở nên lỗi thời.

B. Của chủ nghĩa duy tâm.                               D. Mang tư tưởng cực đoan.

Câu 43: Sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữ hai người khác giới, ở họ có sự hòa quyện nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi gắn bó với nhau được gọi là

A. Tình đồng hương.                                               B. Tình bạn.

C. Tình yêu.                                                             D. Tình đồng đội.

Câu 44: Quan hệ vợ chồng được hình thành trên cơ sở tình yêu và được

A. Gia đình đồng ý.                                                  B. Chính quyền địa phương công nhận.

C. Pháp luật bảo vệ.                                                 D. Gia đình bảo đảm

Câu 45: Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi

A. Đám cưới.                   B. Kết hôn.                       C. Đính hôn.                     D. Chung sống.

Câu 46: Gia đình tạo ra cho mỗi thành viên một môi trường sống an toàn, lành mạnh và dễ chịu là góp phần thực hiện tốt chức năng nào dưới đây của gia đình?

A. Tổ chức bảo tồn văn hóa.                                   B. Tổ chức đời sống gia đình.

C. Kinh tế                                                                D. Sản xuất kinh doanh

Câu 47: Câu nào dưới đây nói về chuẩn mực đạo đức gia đình?

A. Công cha như núi Thái Sơn                                B. Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn

C. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng                     D. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

Câu 48: Câu tục ngữ nào sau đây nói về giá trị đạo đức?

A. Phép vua thua lệ làng.                                        B. Cầm cân nảy mực.

C. Trọng nghĩa khinh tài.                                        D. Thương người như thể thương thân.

Câu 49: Câu ca dao, tục ngữ: "Con cái giỏi giang, vẻ vang cha mẹ"  nói lên phạm trù đạo đức nào theo khái niệm mà em đã học?

A. Nhân phẩm, danh dự.                                         B. Hạnh phúc.

C. Lương tâm.                                                         D. Nghĩa vụ.

Câu 50: Câu tục ngữ nào sau đây có ý nói về danh dự?

A. Khôn ăn cái, dại ăn nước.                                   B. Chết vinh còn hơn sống nhục.

C. Chín quá hóa nẫu.                                               D. Già néo đứt dây.

Câu 51: Để trở thành người có lương tâm, mỗi người cần phải làm gì dưới đây?

A. Chăm chỉ làm việc nhà giúp cha mẹ

B. Lễ phép với cha mẹ

C. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

D. Bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh

Câu 52: Câu nào dưới đây nói về việc giữ gìn nhân phẩm của con người?

A. Lá lành đùm lá rách.                                           B. Tôn sư trọng đạo.

C. Có chí thì nên.                                                    D. Đói cho sạch, rách cho thơm.

Câu 53: Sự rung cảm quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Tình yêu.                                        B. Tình bạn.           

C. Tình đồng nghiệp.                                      D. Tình đồng hương.

Câu 54: Tình yêu trong sáng lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Tình yêu chân chính.                                 B. Tình mẫu tử.                                     

C. Tình đồng đội.                                            D. Tình đồng chí.

Câu 55: Cha mẹ cần làm tốt nhiệm vụ giáo dục con cái trở thành những công dân có ích cho xã hội, là thể hiện chức năng cơ bản nào sau đây của gia đình?

A. Nuôi dưỡng, giáo dục con cái.                   B. Hạn chế thu nhập cá nhân.        

C. Kiềm chế hợp tác quốc tế.                         D. Tăng cường phân chia giai cấp.

Câu 56: Gia đình góp phần phát triển văn hóa của đất nước do thực hiện  chức năng

A. Duy trì nòi giống.                                                B. Tổ chức đời sống gia đình.

C. Nuôi dạy con cái.                                                D. Phát triển kinh tế gia đình.

Câu 57: Do mẫu thuẫn trong việc phân chia tài sản, A đã xông vào đánh em trai là B, bị thương. Thấy chồng bị đánh, C là vợ của B đã dùng gậy lao vào đòi đánh A nhưng vì được mọi người can ngăn nên A chỉ bị nhẹ, xét về chuẩn mực đạo đức trong gia đình thì hành vi của những ai thực hiện chưa đúng?

A. Anh B và chị C.                                                  B. Anh A và chị C.

C. Anh A, B và chị C.                                             D. Chỉ mình anh A.

Câu 58: Phát hiện anh C đã tung tin đồn thất thiệt về chị T trên mạng xã hội nên chị B kể lại việc này với chị T. Sau khi yêu cầu anh C gỡ bỏ thông tin sai lệch về mình không được, chị T rất bực mình. Thương bạn, chị B đã tung tin cả nhà anh C nhiễm HIV khiến anh C và gia đình bị kì thị, xa lánh. Những ai dưới đây vi phạm các chuẩn mực đạo đức của xã hội?

A. Chị B và chị T.                                                   B. Chị B, anh C và chị T.

C. Anh C và chị B.                                                  D. Anh C và chị T.

Câu 59: Cô giáo H đã cho Hội khuyến học phường X mượn ngôi nhà cô được thừa kế riêng làm địa điểm mở lớp học tình thương mặc dù chồng cô muốn dành ngôi nhà đó để gia đình nghỉ ngơi vào cuối tuần. Hành vi này của cô H không vi phạm các chuẩn mực đạo đức trong

A. Gia đình                      B. Cá nhân.                     C. Xã hội                         D. Tôn giáo

Câu 60: Sau buổi lao động tổng vệ sinh khuôn viên nhà trường, tình cờ bạn T nhìn thấy còn có phòng học chưa tắt đèn và quạt nên đã vui vẻ trở lại tắt đèn, quạt rồi mới về. Việc làm của bạn T thể hiện phạm trù cơ bản nào sau đây của đạo đức học?

A. Danh dự.                     B. Lương tâm.                 C. Nhân phẩm.                D. Hạnh phúc.

Câu 61: Mặc dù bị bạn xấu dụ dỗ, lôi kéo nhiều lần nhưng học sinh N vẫn cương quyết không tham gia cổ vũ đua xe. Học sinh N đã thực hiện tốt phạm trù đạo đức nào dưới đây?

A. Nhân phẩm.                B. Lương tâm.                 C. Nghĩa vụ                     D. Danh dự.

Câu 62: T thường xuyên nghỉ học không có lí do. Tìm hiểu nguyên nhân, được biết là do gần tết nguyên đán nên bố mẹ bạn T sản xuất rượu giả để bán kiếm lời và bắt T nghỉ học để tham gia. Gia đình bạn T đã thực hiện chưa tốt chức năng nào của gia đình

A. Chức năng sinh đẻ                                              B. Chức năng kinh tế

C. Chức năng giáo dục                                            D. Chức năng tổ chức đời sống

Câu 63: Trong gia đình nọ, người chồng cho rằng mình là người trụ cột trong gia đình và có quyền quyết định  mọi việc lớn mà không phải hỏi ý kiến ai. Theo em người chồng đó đã vi phạm nguyên tắc nào của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay?

A. Tôn trọng, yêu thương lẫn nhau                         B. Vợ chồng bình đẳng.

C. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.                             D. Một vợ, một chồng,

Câu 64: Chỗ bạn bè thân quen nên anh H đã cho anh K vay tiền mà không lấy lãi. Đến khi cần dùng đến anh H đòi thì anh K cứ kéo dài mãi không trả và nhiều lần trốn tránh không gặp anh H. Anh H đã nhờ B một tay anh chị chuyên đòi nợ đến nhà anh K dọa dẫm và đập phá một số đồ đạc nhà anh K. Bực mình vì bạn làm vậy anh K đã đến nhà anh H, hai bên to tiếng và xông và đánh nhau, anh K nhặt được nửa viên gạch ném anh H làm anh H bị thương nặng. Những ai dưới đây vi phạm các chuẩn mực đạo đức của xã hội?

A. Anh H và B.               B. B. Anh H, K.              C. Anh H, K và               D. Anh K và B.

Câu 65: Trong thời gian D và T yêu nhau, họ thường xuyên chụp ảnh và lưu lại những bức ảnh của nhau trên máy tính của mình. Tuy nhiên gần đây do mâu thuẫn dẫn đến việc 2 người chia tay. Thấy T yêu anh V, thì D tỏ ra bực tức và tuyên bố với K là sẽ tìm cách chia rẽ 2 người. Trong 1 lần vô tình cho K mượn máy tính, thấy trong máy tính có nhiều hình ảnh nhạy cảm của T, K đã đăng lên trang cá nhân của anh V nhằm chia rẽ tình yêu giữa T và V. Trong trường hợp này những ai đã bị xúc phạm tới danh dự và nhân phẩm của công dân ?

A. Anh D và chị T.          B. Anh D và anh V.         C. Anh V và anh K.         D. Anh D và anh K.

Câu 66: Vì con trai là anh S kết hôn đã nhiều năm mà chưa có con nên bà G mẹ anh đã sắp xếp để anh S sống chung như vợ chồng với chị K vừa li hôn với mục đích là có con với chị K. Sau khi phát hiện chị K có thai, bà G đã đưa chị về nhà anh S để tiện chăm sóc và yêu cầu chị L vợ anh S về nhà mẹ đẻ. Thấy mình bị đối xử phụ bạc chị H vợ anh đã tự ý rút toàn bộ số tiền tiết kiệm mà bố mẹ đẻ cho chị trước khi cưới rồi bỏ đi khỏi nhà. Thương con, bà T mẹ chị H sang nhà thông gia mắng chửi bà G. Những ai đã vi phạm chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay

A. Chị K và chị H.          B. Bà G và bà T.             C. Anh S và chị L.           D. Anh S và bà G.

Câu 67: H là học sinh giỏi nhiều năm liền, tuy nhiên H thường xuyên xa lánh với các bạn trong lớp. Thấy vậy T đã khuyên H nên dành thời gian tham gia các hoạt động của lớp. Không đồng tình với T, M là bạn của H cho rằng, việc H phấn đấu thành học sinh giỏi đã là tích cực tham gia vào thành tích của lớp. Chứng kiến mấy bạn tranh luận sôi nổi, L đóng góp ý kiến đó là việc tham gia vào các hoạt động của lớp là sự tự nguyện của mỗi người, vì vậy nếu các bạn không tham gia thì chúng ta không nên có ý kiến. Bạn nào đã hiểu đúng về khái niệm hòa nhập?

A. Bạn H và bạn T.         B. Bạn T.                         C. Bạn M và bạn T.         D. Bạn H.

 

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Em hãy lấy một ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Qua đó, em có thể rút ra được điều gì?

Câu 2 : Hiện nay, trong học sinh có những bạn nam và nữ chơi thân với nhau và giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong hoạt động hàng ngày. Chúng ta có nên gán ghép và cho rằng hai bạn đó yêu nhau hay không? Theo em, ở lứa tuổi này đã nên yêu đương hay chưa? Vì sao?

Câu 3: Hiện nay, có một số người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không muốn đăng kí kết hôn vì ngại sự ràng buộc của pháp luật. Em có đồng tình với cách sống này không? Vì sao?

Câu 4: Nắm được nội dung các phạm trù: Nghĩa vụ, Lương tâm, Nhân phẩm và danh dự, Hạnh phúc

Câu 5: Tình yêu là gì? Thế nào là tình yêu chân chính? Trong tình yêu của nam nữ, cần tránh những điều gì?

Xem thêm
Đề cương ôn tập giữa HK 1 GDCD 10 chi tiết (trang 1)
Trang 1
Đề cương ôn tập giữa HK 1 GDCD 10 chi tiết (trang 2)
Trang 2
Đề cương ôn tập giữa HK 1 GDCD 10 chi tiết (trang 3)
Trang 3
Đề cương ôn tập giữa HK 1 GDCD 10 chi tiết (trang 4)
Trang 4
Đề cương ôn tập giữa HK 1 GDCD 10 chi tiết (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống