Giáo án GDCD 10 Bài 11 Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học tiết 2 mới nhất

Tải xuống 8 2.9 K 15

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án GDCD 10 Bài 11 Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học tiết 2 mới nhất theo mẫu Giáo án môn GDCD chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn GDCD lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:    

Bài 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC  (Tiết 1)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
  2. Về kiến thức.

          Học sinh nắm được thế nào là danh dự, nhân phẩm và hạnh phúc.

  1. Về kĩ năng.

          - Biết thực hiện các nghĩa vụ có liên quan đến bản thân

- Biết giữ gìn lương tâm,danh dự, nhân phẩm của mình, biết phấn đấu cho hạnh của bản thân và xã hội.

  1. Về thái độ.

          - Coi trọng và giữ gìn lương tâm,danh dự, nhân phẩm và hạnh phúc.

          - Tôn trọng nhân phẩm của người khác

  1. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HS.

          Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực làm việc nhóm, năng lực phê phán, đánh giá, năng lực quan sát, năng lực biết chấp nhận người khác.

III PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.

Giảng giải, vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận lớp, đàm thoại, thuyết trình, động não.

  1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

- SGK lớp 10, Sách giáo viên lớp 10

- Máy tính, máy chiếu, phần mềm MS.PowerPoint, Giấy khổ to, bút bảng

- Tranh ảnh, tranh ảnh tư liệu liên quan đến nội dung bài học

V TỔ CHỨC DẠY HỌC

  1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số
  2. Kiểm tra bài cũ
  3. Giảng bài mới

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

1. Khởi động:

* Mục tiêu:

- Giúp HS hiểu được thế nào là nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.

- Rèn luyện năng lực nhận biết, năng lực so sánh cho HS.

* Cách tiến hành:

   - GV sử dụng phương pháp thuyết trình:

Người có đạo đức cũng là người có lương tâm, nhân phẩm và danh dự, mỗi người luôn phải tu dưỡng đạo đức, trau dồi lương tâm, giữ gìn phẩm giá của mình đồng thời cũng luôn tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người khác.

     Phần tiếp theo  của bài học sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về nhân phẩm, danh dự - những phẩm chất không thể thiếu của một con người có đạo đức. Những phẩm chất ấy cùng với ý thức về việc thực hiện bổn phận, nghĩa vụ luôn thường trực và một lương tâm trong sáng sẽ luôn soi đường cho mỗi chúng ta hướng đến hạnh phúc đích thực của cuộc sống.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1:  Thảo luận lớp tìm hiểu khái niệm nhân phẩm là gì? Danh dự là gì?

* Mục tiêu:

- Giúp HS hiểu thế nào là nhân phẩm? Thế nào là danh dự? Làm thế nào để trở thành người có nhân phẩm?

- Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực phê phán.

* Cách tiến hành:

-GV (Có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm nhân phẩm bằng phương pháp “chiết tự”:

+ Nhân: người.

+ Phẩm: phẩm chất, phẩm giá).

- GV : Nhân phẩm là gì ?

- Hãy cho ví dụ về người có nhân phẩm.

- Ví dụ1: Bạn A nhặt được chiếc ví đựng giấy tờ và tiền, rồi mang  gửi trả lại cho người bị đánh rơi. Ta nói bạn A là người có nhân phẩm.

- Ví dụ 2: người này rất nhân hậu, thương người, dũng cảm, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư thì ta nói người ấy có nhân phẩm.

- Nhìn chung, mọi người đều có ý thức quan tâm và giữ gìn nhân phẩm của mình.

+ Nguyễn Đình Chiểu:

Thà đui mà giữ đạo nhà,

Còn hơn có mắt ông cha chẳng thờ”.

+ Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

Trừ một số kẻ xấu xa, coi thường nhân phẩm của chính mình để đạt được một mục đích thấp hèn nào đó.

Vd: Bọn buôn lậu ma tuý, buôn người, trộm, cướp, bọn bán hàng giả (buôn bán thuốc giả), hàng kém chất lượng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người…

- Những người có nhân phẩm sẽ được xã hội đánh giá như thế nào?

- Ví dụ: Dân ta rất kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc. Trọng lịch sử dân tộc, những tấm gương như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung đều được nhân dân ta kính trọng, đề cao, coi đó là những vị thần, vị thánh của đất nước.

- Người nào thiếu nhân phẩm sẽ bị xã hội đánh giá thấp, bị coi thường và kinh rẻ. Những kẻ trộm cướp, tham ô, giết người hay phản dân, hại nước sẽ bị mọi người lên án, phê bình, thậm chí căm ghét.

- Như thế nào là một người có nhân phẩm ? Và làm thế nào để trở thành người có nhân phẩm?

- Khi nhân phẩm của một người đã được xã hội đánh giá và công nhận  thì người đó có danh dự. Vậy, danh dự là gì?

- Hay danh dự là nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận.

- Mỗi thời đại, mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp xã hội có thể có những đánh giá khác nhau về nhân phẩm của con người. Trong hoàn cảnh nhất thời, những người có nhân phẩm cao quý đôi khi bị trù dập, ám hại nhưng vẫn được nhân dân đánh giá đúng và tôn vinh. Ví dụ trường hợp của Nguyễn Trãi.

- Danh dự có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân?

- “Tốt danh hơn lành áo”, “Danh dự quý hơn tiền bạc”, “Mất danh dự là mất tất cả”.

Trong điều kiện hiện nay, nhân phẩm, danh dự có ý nghĩa to lớn giúp con người chiến thắng những cám dỗ vật chất tầm thường, biết hy sinh lợi ích cá nhân, vượt qua  những khó khăn, thử thách nghiệt ngã của cơ chế thị trường để giữ gìn nhân phẩm, bảo vệ danh dự của bản thân, của gia đình, tập thể, Tổ quốc và nhân dân.

- Khi nào một cá nhân được coi là có lòng tự trọng?

- Tự trọng và tự ái có khác nhau hay không? Khác ở điểm nào?

+ Người có lòng tự trọng biết tự kiềm chế những nhu cầu và ham muốn thấp kém, những phản ứng có tính chất bản năng, cố gắng thực hiện những chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội. Người biết tự trọng thì không để người khác xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của mình. Người càng có lòng tự trọng thì càng biết quý trọng nhân phẩm và danh dự của người khác. “Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác” (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân).

+ Tự ái là những phản ứng thường mang tính bản năng, mù quáng, không biết tự kiềm chế khi bị đụng chạm đến cái tôi cá nhân của mình. Người hay tự ái luôn phản ứng vì những chuyện lặt vặt, cỏn con, tự cảm thấy bị “mất phẩm giá” vì những việc không đâu, từ đó dẫn đến việc đánh nhau, thậm chí đến những việc sai trái, tệ hại hơn.

- Lưu ý: Mốc giới ngăn cách giữa tự trọng và tự ái là rất nhỏ.

*Hoạt động 2Sử dụng phương phápđàm thoại,  giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm để Tìm hiểu về phạm trù " hạnh phúc" .

* Mục tiêu:

- Giúp HS hiểu thế nào là hạnh phúc? Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội.

- Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực phê phán.

* Cách tiến hành:

-GV đưatình huống: Em muốn có một chiếc xe đạp mới đi học từ lâu rồi. Chiều nay đi học về, em thấy mẹ đã mua chiếc xe đạp mới cho em. Em rất vui mừng khi đón nhận mópn quà ấy. Đó là những phút giây hạnh phúc.

- GV: Đặt câu hỏi.

- Hạnh phúc là gì?

- Vì sao phải là “nhu cầu chân chính, lành mạnh” thì mới cảm thấy hạnh phúc thật sự?

- Vì nếu con người có lòng tham không đáy, hoặc nhu cầu không chân chính lành mạnh về vật chất, tinh thần, có suy nghĩ, hành động vô đạo đức, thì sẽ bị cắn rứt lương tâm, không hạnh phúc.

- Hãy cho thêm ví dụ.

Vd: hạnh phúc của người làm cha, làm mẹ là thấy con mình trưởng thành, có sự nghiệp, thành công trong cuộc sống, biết hiếu thảo, vâng lời…

- Hãy kể tên các loại hạnh phúc mà em biết.

- Nhận xét, chốt lại: Hạnh phúc có nhiều loại: hạnh phúc của cá nhân, hạnh phúc gia đình và hạnh phúc của xã hội; hạnh phúc bình dị đời thường, hạnh phúc cao cả…

- (Phần này có thể để cho học sinh tự học).

- Tại sao nói đến hạnh phúc trước tiên là nói đến hạnh phúc cá nhân?

- C. Mác nói: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội” nên hạnh phúc cá nhân không tách rời hạnh phúc xã hội.

- Hạnh phúc xã hội là gì?

- Giải thích: hạnh phúc từng cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội và khi được sống trong một xã hội hạnh phúc thì các cá nhân có đầy đủ điều kiện để phấn đấu cho hạnh phúc của mình.

3. Hoạt động luyện tập:

* Mục tiêu:

- Luyện tập để HS củng cố những kiến thức đã học về nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực phê phán năng lực giải quyết vấn để cho HS.

* Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS làm bài tập sau:

- GV: Có người cho rằng hạnh phúc là “Cầu được, ước thấy”. Em có đồng ý không? Vì sao? (Bài 5, SGK, tr. 75).

            - HS: Quan niệm trên là không đúng. Bởi vì, trong trường hợp này đã có sự nhầm lẫn giữa hạnh phúc với sự thỏa mãn cá nhân. Hạnh phúc con người là sự thỏa mãn của cá nhân về các nhu cầu vật chất và tinh thần nhưng phải là những nhu cầu chân chính, lành mạnh, đồng thời còn biết tự điều chỉnh các nhu cầu ấy, cho phù hợp với điều kiện thực tế. Còn quan niệm “Cầu được, ước thấy” thể hiện mong muốn thỏa mãn mọi nhu cầu, bất kể đó là nhu cầu gì, kể cả những nhu cầu sai trái. Trên thực tế không thể có chuyện hạnh phúc “Cầu được, ước thấy”, vì nhu cầu của con người là vô hạn trong khi khả năng thực tế đáp ứng nhu cầu của con người trong từng thời điểm cụ thể là có giới hạn. Nhu cầu vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra chứ không thể “cầu” và “ước” được.

            - GV: Theo em, hạnh phúc của một học sinh trung học là gì? (Bài 6, SGK, tr.75).

            - HS: Hạnh phúc của một học sinh trung học bao gồm nhiều yếu tố tạo thành, nhưng về cơ bản, là được gia đình, nhà trường tạo mọi điều kiện vật chất và tinh thần để học tốt, được thầy cô giáo quý mến, bạn bè tin yêu.

- GV gọi HSTL

- GV kết luận, chốt lại ý kiến đúng của HS

3. Nhân phẩm và danh dự.

a. Nhân phẩm.

 

 

 

 

- Khái niệm : Là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Người có nhân phẩm được xã hội đánh giá cao, được kính trọng và có vinh dự lớn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Những biểu hiện của người có nhân phẩm:

         + Có lương tâm trong sáng, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh.

          + Luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và người khác.

          + Thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức tiến bộ.

b. Danh dự.

- Khái niệm :Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.

- Danh dự là nhân phẩm đã được xã hội đánh giá và công nhận.

.

 

 

 

 

 

  - Danh dự có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi con người, thúc đẩy con người làm điều thiện, điều tốt, ngăn ngừa điều ác, điều xấu.

 

 

 

 

 

 

  - Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là có lòng tự trọng.

- Tự trọng khác xa (đối lập hoàn toàn) với tự ái:

 

+ Người có lòng tự trọng biết đánh giá đúng bản thân mình theo các tiêu chuẩn khách quan.

 

+ Người hay tự ái thường đánh giá quá cao bản thân mình theo tiêu chuẩn chủ quan.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Hoạt động vận dụng:

* Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống/bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực quản lý và phát triển bản thân.

* Cách tiến hành:

1/ GV nêu yêu cầu:

  1. Tự liên hệ:

- Hàng ngày trong các quan hệ gia đình, ngoài xã hội (bạn bè, thầy cô) em đã thực hiện đúng các phạm trù nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.

- Nêu những ứng xử và việc làm tốt, chưa tốt của em? Vì sao?

- Cách khắc phục những hành vi, việc làm chưa tốt.

  1. Nhận diện xung quanh:

          Hãy nêu nhận xét của em về việc thực hiện các phạm trù đạo đức của các bạn trong lớp và một số người khác mà em biết.

  1. GV định hướng HS

- HS tôn trọng và thực hiện đúng các quy tắc chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật đề ra.

  1. Hoạt động mở rộng:

- GV cung cấp địa chỉ, hướng dẫn HS tìm hiểu những tấm gương đạo đức trong đời sống, trên mạng, trên báo….

- GV cho HS sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về phạm trù nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.

 

Xem thêm
Giáo án GDCD 10 Bài 11 Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học tiết 2 mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án GDCD 10 Bài 11 Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học tiết 2 mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án GDCD 10 Bài 11 Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học tiết 2 mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án GDCD 10 Bài 11 Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học tiết 2 mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án GDCD 10 Bài 11 Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học tiết 2 mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án GDCD 10 Bài 11 Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học tiết 2 mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án GDCD 10 Bài 11 Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học tiết 2 mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án GDCD 10 Bài 11 Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học tiết 2 mới nhất (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống