SBT Địa lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp | Giải SBT Địa lí lớp 12

2.3 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

SBT Địa lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Câu 1 trang 77 SBT Địa lí 12: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về điều kiện kinh tế-xã hội của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Có mật độ dân số cao.

B. Người dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp.

C. Chưa có cơ sở chế biến nông sản.

D. Giao thông ở vùng núi thuận lợi. 

Trả lời: 

Người dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp là thế mạnh của người dân đồng bào dân tộc thiểu số vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Chọn B.

Câu 2 trang 77 SBT Địa lí 12: Điểm giống nhau của hai vùng nông nghiệp Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là

A. có thế mạnh về cà phê và cao su.

B. có ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh.

C. trình độ thâm canh cao.

D. có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản.

Trả lời: 

Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện tự nhiên khá tương đồng: đất badan, khí hậu mang tính chất cận xích đạo thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp với thế mạnh là cây cà phê và cao su.

Chọn A.

Câu 3 trang 77 SBT Địa lí 12: Điểm giống nhau của hai vùng nông nghiệp Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là

A. có thế mạnh về cà phê và cao su.

B. có ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh.

C. trình độ thâm canh cao.

D. có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản.

Trả lời: 

Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện tự nhiên khá tương đồng: đất badan, khí hậu mang tính chất cận xích đạo thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp với thế mạnh là cây cà phê và cao su.

Chọn A.

Câu 4 trang 77 SBT Địa lí 12: Các vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đều có

A. nhiều đất phèn, đất mặn.

B. trình độ thâm canh cao, sử dụng nhiều vật tư nông nghiệp.

C. có thế mạnh về lúa và nuôi trồng thủy sản.

D. điều kiện giao thông vận tải không thuận lợi.

Trả lời: 

Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đều có trình độ thâm canh cao, sử dụng nhiều vật tư nông nghiệp.

Chọn B.

Câu 5 trang 78 SBT Địa lí 12: Các vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng đều có

A. mật độ dân số cao.

B. trình độ thâm canh cao.

C. mùa đông lạnh.

D. thế mạnh về các cây chè, sở, hồi.

Trả lời: 

Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, có mùa đông lạnh.

Chọn C.

Câu 6 trang 78 SBT Địa lí 12: Kinh tế trang trại ở nước ta

A. là một mô hình sản xuất của nền nông nghiệp cổ truyền.

B. chỉ tập trung vào trồng cây hàng năm.

C. chỉ tập trung vào trồng cây lâu năm.

D. phát triển từ kinh tế hộ gia đình.

Trả lời: 

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức cao nhất trong nông nghiệp, kinh tế hộ gia đình là hình thức đầu tiền, là nền tảng cho nền kinh tế trang trại phát triển, thúc đẩy sản xuất theo hướng chuyển từ tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hóa.

Chọn D.

Câu 7 trang 78 SBT Địa lí 12: So sánh sản phẩm chuyên môn hóa của hai vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ. Giải thích nguyên nhân.

Trả lời: 

- Giống nhau: Cả 2 vùng đều có sản phẩm chuyên môn hóa đa dạng, của miền nhiệt đới lẫn cận nhiệt ôn đới.

+ Trồng cây ăn quả.

+ Chăn nuôi bò, lợn.

+ Nuôi trồng thủy sản.

- Khác nhau:

+ Đồng bằng sông Hồng: lúa cao sản, lúa chất lượng cao; Cây thực phẩm, đặc biệt là các lợi rau cao cấp; Đay, coi; Chăn nuôi gia cầm.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: Cây công nghiệp, cây dược liệu có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,…), đậu tương, lạc, thuốc lá; Chăn nuôi trâu.

- Nguyên nhân:

+ Giống nhau: Cả 2 vùng đều có sản phẩm chuyên môn hóa đa dạng, của miền nhiệt đới lẫn cận nhiệt ôn đới do đều chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, có mùa đông lạnh. Đều có điều kiện để trồng cây ăn quả, chăn nuôi bò, lợn và nuôi trồng thủy sản.

+ Khác nhau: Mỗi vùng có thế mạnh riêng trong sản xuất nông nghiệp, đặc trưng cho miền:

+ Đồng bằng sông Hồng là vùng đồng bằng châu thổ, thế mạnh trồng cây hàng năm, đặc biệt là trồng lúa, chăn nuôi lợn và gia cầm.

+ Trong khi, Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng miền đồi núi, thế mạnh trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò).

Câu 8 trang 79 SBT Địa lí 12: Ở nước ta, số lượng trang trại có nhiều nhất ở vùng

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời: 

Ở nước ta, số lượng trang trại có nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chọn A.

Câu 9 trang 79 SBT Địa lí 12: Vùng có số lượng trang trại được thành lập nhiều nhất trong giai đoạn 2012-2013 là

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời: 

Giai đoạn 2012-2013 Đồng bằng sông Hồng là vùng có số lượng trang trại được thành lập nhiều nhất.

Chọn D.

Câu 10 trang 79 SBT Địa lí 12: Vùng có số lượng trang trại được thành lập nhiều nhất trong giai đoạn 2014-2015 là

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời: 

Giai đoạn 2014-2015 Đồng bằng sông Hồng có số lượng trang trại được thành lập nhiều nhất.

Chọn D.

Câu 11 trang 79 SBT Địa lí 12: Loại hình trang trại có số lượng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. trang trại chăn nuôi.

B. trang trại trồng cây hàng năm.

C. trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp.

D. trang trại nuôi trồng thủy sản.

Trả lời: 

Loại hình trang trại có số lượng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là trang trại nuôi trồng thủy sản.

Chọn D.

Đánh giá

0

0 đánh giá