Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp) chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 7 trang gồm 26 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Địa Lí 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 36 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa Lí 9.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 7 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 26 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 9 có đáp án: Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp):
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ LỚP 9
BÀI 36: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (TIẾP)
Câu 1 Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. sản xuất vật liệu xây dựng.
B. sản xuất hàng tiêu dùng.
C. chế biến lương thực, thực phẩm.
D. cơ khí nông nghiệp.
Lời giải
Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết hai trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. Cần Thơ và Bạc Liêu.
B. Cần Thơ và Long An.
C. Cần Thơ và Cà Mau.
D. Cần Thơ và Rạch Giá.
Lời giải
B1. Nhận dạng kí hiệu trung tâm công nghiệp: quy mô trung tâm công nghiệp tương ứng với độ lớn của vòng tròn
B2. Xác định được 2 trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất là Cần Thơ và Cà Mau.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3 Tỉnh có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Kiên Giang.
B. Cà Mau.
C. Hà Tiên.
D. Long Xuyên.
Lời giải
Tỉnh có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là Cà Mau.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4 Trung tâm kinh tế lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long là
A. Cà Mau.
B. Cần Thơ.
C. Long An.
D. Sóc Trăng.
Lời giải
Trung tâm kinh tế lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long là Cần Thơ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5 Vật nuôi phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là
A. vịt.
B. bò.
C. cừu.
D. lợn.
Lời giải
Vật nuôi phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là vịt
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6 Các loại hoa quả chủ yếu của vùng đồng bằng sông Cửu Long là
A. cam, xoài, bưởi.
B. táo, mơ, mận.
C. nhãn, vải, thanh long.
D. hồng, đào, lê.
Lời giải
Các loại hoa quả chủ yếu của vùng đồng bằng sông Cửu Long là loài quả nhiệt đới như cam, xoài, bưởi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long là
A. gạo, thủy sản đông lạnh, than.
B. gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.
C. gạo, hoa quả, hàng dệt may.
D. gạo, gỗ, xi măng.
Lời giải
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long là gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8 Loại hình giao thông giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long là
A. Đường ô tô.
B. Đường thủy.
C. Đường hàng không.
D. Đường biển.
Lời giải
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, sông ngòi trong vùng có vai trò quan trọng phục vụ hoạt động di chuyển, giao lưu buôn bán, phát triển kinh tế. Điển hình nhất là mô hình chợ nổi trên sông.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9 Ý nào sau đây không đúng khi nhận xét về ngành nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Diện tích và sản lượng lúa cao nhất.
B. Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất.
C. Sản lượng thủy sản lớn nhất.
D. Năng suất lúa cao nhất.
Lời giải
Đặc điểm ngành nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long
- Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước).
- Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất.
- Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% cả nước, nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá nước ngọt xuất khẩu phát triển mạnh.
=> nhận xét A, B, C đúng.
- Tuy nhiên năng suất lúa của vùng đồng bằng sông Cửu Long đứng sau đồng bằng sông Hồng (đồng bằng sông Hồng là vùng có trình độ thâm canh cao với năng suất lúa cao nhất)
=> nhận xét D không đúng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10 Nguyên nhân chủ yếu khiến đàn vịt phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là
A. Nguồn thức ăn từ ngành trồng trọt lớn, dịch vụ thú y phát triển
B. Mặt nước nuôi thả và nguồn thức ăn từ trồng trọt, thủy sản lớn.
C. Khí hậu thuận lợi, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. Nguồn thức ăn công nghiệp lớn và kinh nghiệm của người dân.
Lời giải
Chăn nuôi vịt chiếm ưu thế ở đồng bằng sông Cửu Long vì nguồn thức ăn có sẵn từ lương thực, sản phẩm phụ của ngành công nghiệp chế biến thủy sản. Mặt khác, đàn vịt thích hợp với hình thức chăn thả ở các vũng nước => vì vậy nguồn thức ăn từ tự nhiên cùng với diện tích mặt nước nuôi thả lớn từ mạng lưới sông ngòi, kênh rạch đóng vai trò quan trọng trọng phát triển đàn vịt của vùng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11 Nguyên nhân quan trọng nhất khiến giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long là
A. Vùng xảy ra lũ lụt và ngập úng quanh năm.
B. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
C. Địa hình thấp, nền đất yếu nên đường ô tô, đường sắt không phát triển.
D. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa cồng kềnh.
Lời giải
Đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, chế độ nước tương đối điều hòa có thể phát triển giao thông đường thủy quanh năm và đi đến mọi nơi, nên vận tải thủy là loại hình giao thông phổ biển và tiện lợi nhất trong đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt trong mùa lũ. Chợ nổi trên sông là nét đặc trưng của vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12 Ý nghĩa xã hội của việc sản xuất lương lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. Đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.
B. Cung cấp mặt hàng lúa gạo xuất khẩu có giá trị, thu nhiều ngoại tệ.
C. Cung cấp nguồn phụ phẩm cho ngành chăn nuôi.
D. Góp phần sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên.
Lời giải
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta. Việc sản xuất lương thực của vùng giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng cũng như cả nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.
=> Đây là ý nghĩa xã hội quan trọng của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13 Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long, nguyên nhân chủ yếu vì
A. Có thế mạnh về nguồn lao động dồi dào, không yêu cầu trình độ cao.
B. Nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp.
C. Nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường trong và ngoài nước.
D. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển.
Lời giải
Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu nhờ nguồn nguyên liệu phong phú từ nông – ngư nghiệp:
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của nước ta nên nguồn nguyên liệu từ ngành sản xuất lương thực rất lớn, đặc biệt là lúa gạo. Diện tích và sản lượng lúa chiếm hơn 51% cả nước.
+ Ngoài ra, đây là vùng có nghề cá phát triển hàng đầu cả nước, sản lượng thủy sản hơn 1/2 cả nước.
+ Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14 Ý nghĩa của việc phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long không phải là
A. Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh củ nông sản, tăng khả năng xuất khẩu.
B. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.
C. Tạo mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, giữa sản xuất với tiêu dùng.
D. Tăng thời gian sử dụng và bảo quản sản phẩm.
Lời giải
Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Thông qua khâu chế biến để tạo ra các sản phẩm (thủy sản đông lạnh, rau quả hộp, đường, bánh kẹo….) sẽ góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn. Đồng thời, góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.
- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, từ đó kích thích sản xuất, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa => làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
=> Nhận xét A, B, D đúng => Loại đáp án A, B, D
- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành sản xuất công nghiệp, không phải là dịch vụ giao thông vận tải => vì vậy nó không có vai trò tạo mối liên hệ giữa các ngành sản xuất và giữa sản xuất – tiêu dùng => nhận xét C không đúng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. An Giang.
B. Kiên Giang.
C. Cà Mau.
D. Bạc Liêu.
Lời giải
B1. Nhận dạng kí hiệu thể hiện sản lượng thủy sản khai thác (cột màu hồng)
B2. Xác định được tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất là Kiên Giang (315157 tấn).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Trung tâm kinh tế lớn nhất ở ĐBSCL là.
A. Thành phố Cần Thơ.
B. Thành phố Cà Mau.
C. Thành phố Mĩ Tho.
D. Thành phố Cao Lãnh.
Câu 17: ĐBSCL là
A. Vùng trọng điểm cây công nghiệp lâu năm lớn nhất
B. Vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước.
C. Vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước
D. Vùng trọng điểm cây thực phẩm lớn nhất cả nước
Câu 18: Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa số 1 của cả nước vì:
A. Chiếm hơn 50% diện tích canh tác
B. Hơn 50% sản lượng
C. Chiếm hơn 50% diện tích và sản lượng
D. Điều kiện tốt để canh tác.
Câu 19: Bên cạnh là vựa lúa số 1 của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn phát triển mạnh:
A. Nghề rừng
B. Giao thông
C. Du lịch
D. Thuỷ hải sản.
Câu 20: Ngành công nghiệp có điều kiện phát triển nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long là:
A. Sản xuất hàng tiêu dùng
B. Dệt may
C. Chế biến lương thực thực phẩm
D. Cơ khí.
Câu 21: Loại hình giao thông vận tải phát triển nhất vùng là:
A. Đường sông
B. Đường sắt
C. Đường bộ
D. Đường biển.
Câu 22: Có một chợ đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Cửu Long:
A. Chợ đêm
B. Chợ gỗ
C. Chợ nổi
D. Chợ phiên.
Câu 23: Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở ĐBSCL, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành
A. Sản xuất vât liệu xây dựng
B. Sản xuất hàng tiêu dung.
C. Công nghiệp cơ khí
D. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
Câu 24: Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay là:
A. Xây dựng hệ thống đê điều.
B. Chủ động chung sống với lũ.
C. Tăng cường công tác dự báo lũ.
D. Đầu tư cho các dự án thoát nước.
Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC NĂM 2002
Câu 25: Cho biết vùng ĐBSCL chiếm bao nhiêu % về diện tích và sản lượng so với cả nước
A. 51,1% và và 51,4%
B. 52,5 % và 50,5 %
C. 53 % và 52 %
D. 55 % và 60 %
Câu 26: Tình năng suất lúa trung bình của Đồng bằng sông Cửu Long là bao nhiêu tạ/ha? Biết n
A. 46,1 tạ/ha
B. 21,0 tạ/ha
C. 61,4 tạ/ha
D. 56,1 tạ/ha
Bài giảng Địa lí 9 Bài 26: Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long( Tiếp theo)