Giáo án Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên

Tải xuống 24 2.7 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

KIỂM TRA MIỆNG

Quan sát H28.1 kết hợp kiến thức đã học, các em hãy cho biết: Trong xây dựng kinh tế-xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì ?

* Thuận lợi:

- Đất, rừng: Đất Badan 1,36 tr ha (66% diện tích đất badan cả nước) thích hợp trồng cây CN, rừng tự nhiên: >3tr ha (29,2% diện tích rừng tự nhiên cả nước).

- Khoáng sản: Bô xít có trữ lượng lớn (trên 3 tỉ tấn).

- Khí hậu, nước: Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo thay đổi theo độ cao. Nguồn nước có tiềm năng thủy điện lớn (21% trữ năng thủy điện cả nước).

* Khó khăn:

Mùa khô kéo dài… rừng bị khai thác quá mức dẫn đến xói mòn, lũ, lở đất…

Bài 29: VÙNG TÂY NGUYÊN

Với những ưu đãi về điều kiện tự nhiên, vùng Tây Nguyên xây dựng và phát triển kinh tế đạt được những thành tựu quan trọng nào trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ?

MỤC TIÊU:

  • Kiến thức

-Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng: sản xuất nông sản hàng hóa; khai thác trồng rừng; phát triển thủy điện du lịch.

- Nêu các trung tâm kinh tế lớn với các chức năng chủ yếu của từng trung tâm.

  • Kĩ năng

-Phân tích bản đồ kinh tế và bảng số liệu thống kê để biết tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng.  Xác định được các trung tâm kinh tế lớn của vùng trên bản đồ.

  • Thái độ

-Có ý thức tìm hiểu các vùng, miền khác nhau của đất nước. Học tập tự giác, tích cực từ nhiều kênh thông tin.

-Ý thức khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.

IV. Tình hình phát triển nông nghiệp:

1. Nông nghiệp:

- Cây công nghiệp nhiệt đới: Cà phê, cao su, chè, điều….

- Phân bố: Đắk lắk, Plây Ku…

- Diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất nước.

- Hoa, rau quả ôn đới được trồng phổ biến ở Đà Lạt.

* Ngành nông nghiệp phát triển nhanh nhưng không đều, Đắk Lắk và Lâm Đồng là hai tỉnh có nền nông nghiệp phát triển nhất.

* Sản xuất lâm nghiệp có điều kiện phát triển (độ che phủ đạt 56,3%-2007). Xu hướng kết hợp khai thác rừng tự nhiên với trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng đang trở thành phổ biến.

2. Công nghiệp:

-Chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP nhưng đang có chuyển biến tích cực.

- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2,3 nghìn tỉ đồng, chiếm 0,9%GDP công nghiệp cả nước (năm 2002).

- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản (Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt…)

- Công nghiệp điện (Yaly, Xê Xan).

3. Dịch vụ:

-Tây Nguyên xuất khẩu nông sản lớn thứ 2  cả nước.

- Du lịch sinh thái và du lịch nhân văn.

- Giao thông vận tải.

V. Các trung tâm kinh tế:

-TP Buôn Ma Thuột: Trung tâm CN, đào tạo và nghiên cứu khoa học…

-TP Đà Lạt: Trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sản xuất rau quả.

- Plây Ku: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, trung tâm thương mại, du lịch.

Xem thêm
Giáo án Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (trang 5)
Trang 5
Giáo án Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (trang 6)
Trang 6
Giáo án Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (trang 7)
Trang 7
Giáo án Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (trang 8)
Trang 8
Giáo án Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (trang 9)
Trang 9
Giáo án Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 24 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống