Người cầm quyền khôi phục uy quyền - Tác giả tác phẩm – Ngữ văn lớp 11

Tải xuống 7 3.8 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 11 tài liệu tác giả tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền hay nhất, gồm 7 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền Ngữ văn lớp 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền Ngữ văn lớp 11:

NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN

(Vích-to Huy-gô)

A. Nội dung tác phẩm

     Người phụ nữ Phăng-tin bị Gia-ve bắt giam cầm, nhờ có Ma-đơ-le cứu giúp đưa vào bệnh xá để chữa trị. Trong lúc cứu giúp Phăng-tin, Ma-đơ-le đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định ra tòa tự thú để cứu giúp một nạn nhân bị Gia-ve bắt và đổ oan. Chính vì lẽ đó, Ma-đơ-le đến bệnh xá để từ giã Phăng-tin lần cuối. Không may, Gia-ve theo dõi và đi đến bệnh xá nơi Phăng-tin nằm và canh chừng Ma-đơ-le. Thấy Gia-ve xuất hiện, Phăng-tin cứ nghĩ rằng hắn đến bắt chị nên đã rất sợ hãi. Ma-đơ-le đã cầu xin Gia-ven cho mình thời gian để tìm ra con gái của Phăng-tin nhưng chẳng những hắn không đồng ý mà còn buông lời nhục mạ cay nghiệt. Nghe thấy những lời lẽ nhục mạ thô tục ấy, Phăng-tin vốn đang bệnh nặng đã tắt thở ngay tại giường. Ma-đơ-le bất ngờ trước cái chết đột ngột ấy, chàng cạy tay Gia-ve ở cổ áo mình và đi đến bên giường sắt, lăm lăm cầm một thanh giường cũ kĩ trên tay. Gia-ven thấy vậy vô cùng sợ hãi, lùi lại phía sau, hắn muốn đi gọi lính đến giúp nhưng lại sợ chàng chạy thoát nên chẳng biết làm gì hơn. Ma-đơ-le từ từ tiến đến gần gã Gia-ven và nói: "Giờ thì tôi thuộc về anh".

Tác giả tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền - Ngữ văn lớp 11 (ảnh 1)

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

*Tiểu sử:

- Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm và rọi sáng từ đầu thế kỉ XIX cho đến nay.

- Bản thân:

+ Thời thơ ấu: trải qua nhiều đau khổ do gia đình mâu thuẫn.

+ Ông sinh ra và lớn lên trong thế kỉ XIX, một thế kỉ đầy bão tố cách mạng

+ Là nhà văn nổi tiếng nước Pháp thế kỉ XIX, là chủ soái của dòng văn học lãng mạn tích cực

- Ông là một người suốt đời có những hoạt động   xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ đến những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại

*Sự nghiệp văn học

- Tác phẩm chính:

+ Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín ba mươi (1874)…

+ Thơ: Lá thu (1831), Tia sáng và bóng tối (1840), …

+ Kịch: Ec-na-ni (1830),...

⇒ Ông là nhà văn đầu tiên của nước Pháp sau khi mất được đưa vào chôn cất ở điện Păng-tê-ông, nơi trước đó chỉ dành cho vua, chúa.

- Phong cách nghệ thuật

+ Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-gô đối với cuộc đời. Đó là cái đẹp của tình thương yêu hòa đồng, của hạnh phúc bình đẳng và của sự tiến bộ vô tận của con người. 

+ Ông đã không ngần ngại xác định chức năng của nghệ sĩ như là một "nhà tiên tri", một "pháp sư" mà tác phẩm là một "âm vang" của thời đại, hòa hợp cá nhân người sáng tạo với dân tộc, nhân loại và lịch sử trong nhiệm vụ cải tạo cuộc sống để do đó khẳng định vai trò và sứ mệnh cao quí của người nghệ sĩ.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:

- Xuất xứ: Người cầm quyền khôi phục uy quyền được trích trong tiểu thuyết nổi tiếng Những người khốn khổ.

- Hoàn cảnh sáng tác:

+ Tác phẩm được thai nghén gần 30 năm.

+ Ngay từ 1829,V.Huy-gô đã có ý định viết một cuốn tiểu thuyết về người tù khổ sai. Sau năm 1830 Huy-gô đặc biệt chú ý đến các vấn đề xã hội (phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, những bất công xã hội, sự sa đoạ của con người). Huy-gô bắt tay vào việc sưu tầm tài liệu và bắt đầu viết bộ tiểu thuyết này vào năm 1840, thoạt đầu gọi là Những cảnh cùng khổvà hoàn thành nó vào năm 1861.

+ Được xuất bản năm 1862

*Vài nét về Những người khốn khổ:

- Tiểu thuyết được chia làm 5 phần

+ Phần thứ nhất: Phăng-tin     

+ Phần thứ hai: Cô-dét

+ Phần thứ ba: Ma-ri-uýt

+ Phần thứ 4: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni.

+ Phần thứ 5: Giăng Van-giăng.

- Nội dung: Tái hiện lại khung cảnh Pari và nước Pháp ba thập kỉ đầu thế kỉ XIX, xoay quanh số phận nhân vật Giăng Van-giăng, từ khi được ra tù đến lúc qua đời trong lãng quên thầm thầm lặng với thông điệp: Trên đời, chỉ còn một điều ấy thôi, đó là yêu thương nhau.

- Giá trị:

+ Tư tưởng: Tác phẩm đã ghi lại những nét hiện thực về xã hội Pháp vào khoảng năm 1830 - cái xã hội tư sản tàn bạo và tình trạng cùng khổ của người dân lao động.

+ Nghệ thuật: Tác phẩm chứng tỏ được tài năng của Huy-gô qua bút pháp mang khuynh hướng nghệ thuật lãng mạn.

b. Vị trí đoạn trích

Người cầm quyền khôi phục uy quyềnnằm ở cuối phần thứ nhất. Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia- ve bắt oan, Giăng Van-giăng buộc phải tự thú mình là ai…

c. Thể loại: Tiểu thuyết.

d. Ý nghĩa nhan đề đoạn trích:

- Giải thích lớp nghĩa thứ nhất của nhan đề: Gia-ve khôi phục uy quyền của một người nhà nước bắt kẻ phạm tội là Giăng Van-giăng trong khi trước đó không lâu, Giăng Van-giăng đã trong thân phận thị trưởng bắt hắn khuất phục.

- Giải thích lớp nghĩa thứ hai: Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền là một người nắm quyền chủ động trong tư thế hiên ngang. Phăng-tin đột ngột qua đời, Giăng Van-giăng không còn chịu đựng như trước, ông trở nên đanh thép và sáng chói trong tinh thần của cái thiện khiến cho chính Gia-ve không dám bắt ép ông và hắn trở nên nhu nhược không dám làm trái ý của ông tuy hắn mới là người có quyền.

e. Bố cục: 3 phần.

- Phần 1 (Từ đầu đến chị rùng mình): Giăng Van-giăng chưa mất hết uy quyền |(của một ông thị trưởng).

- Phần 2 (Tiếp theo đến Phăng-tin đã tắt thở): Giăng Van-giăng đã mất hết uy quyền trước thanh tra mật thám Gia-ve.

- Phần 3 (Còn lại): Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền của mình.

f. Giá trị nội dung:

- Thông qua hình ảnh Giăng Van-giăng, tác giả thể hiện, quan điểm, tư tưởng, niềm tin vào con đường cải tạo xã hội.

- Cho dù trong hoàn cảnh nào, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai

⇒ Bài học:

- Luôn yêu thương, trân trọng con người.

- Luôn có niềm tin vào con người, vào lòng tốt và tình yêu thương đồng loại của con người.

g. Giá trị nghệ thuật:

- Bút pháp lãng mạn của Huy-gô.

- Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, phóng đại.

- Sử dụng yếu tố hư cấu.

- Nghệ thuật đối lập khi xây dựng hình tượng nhân vật: Gia-ve (ác) >< Giăng Van-giăng (thiện)

C. Đọc hiểu văn bản

1. Nhan đề Những người khốn khổ

- Họ là nạn nhân của cường quyền và áp bức (một người đang bị bắt, một người bị ốm sắp chết mong được gặp con).

→ Họ là những người khốn khổ cùng cưu mang giúp đỡ nhau trong tình yêu thương đồng loại.

2. Hình tượng Giăng Van-giăng

- Hoàn cảnh: trớ trêu, ngặt nghèo

+ Vì nghèo đói nên lấy cắp bánh mì nuôi cháu, bị phạt tù khổ sai 19 năm.

+ Ra tù → làm thị trưởng → giúp đỡ mọi người.

+ Gia-ve ghen ghét, tố giác → vào tù.

+ Ra tù → giúp đỡ mọi người, cuối cùng lại chết trong cảnh cô đơn.

- Tâm trạng: mâu thuẫn, phức tạp.

- Thái độ đối với Gia-ve:

+ Trước khi Phăng-tin chết:

  • Cử chỉ điềm tĩnh
  • Ngôn ngữ nhã nhặn

→ Không hề khiếp sợ, chỉ lo cho Phăng-tin. → Hạ giọng van xin vì tình thương.

+ Sau khi Phăng-tin chết:

  • Thái độ, hành động quyết liệt, mãnh mẽ – kiềm chế.
  • Ngôn ngữ ngắn gọn, nghiêm khắc – bình tĩnh.
  • Chấp nhận chịu bắt; xả thân vì tình thương.

- Thái độ đối với Phăng-tin

+ Trước sự hoảng hốt của Phăng-tin khi Gia-ve xuất hiện: Thái độ trấn an, giọng điệu nhẹ nhàng, điềm tĩnh → Hình ảnh một vị cứu tinh, che chở.

+ Trước linh hồn Phăng-tin

  • Ngồi yên lặng, mải miết, không nghĩ đến điều gì trên đời.
  • Dáng điệu buồn thương khôn tả, thì thầm bên tai Phăng-tin.
  • Nâng đầu Phăng-tin đặt ngay giữa gối.
  • Thắt lại dây rút cổ áo... đặt lên bàn tay một nụ hôn.

→ Con người mang một tình yêu mênh mông, đấng cứu thế, người cứu rỗi linh hồn.

⇒ Giăng Van-giăng là hiện thân của tình thương, lòng nhân ái bao la. Đó còn là con người kiên cường dũng cảm dám chống lại cường quyền.

⇒ Xây dựng nhân vật Giăng Van-giăng, Huy-gô như muốn gửi gắm một thông điệp, một niềm tin vào con đường cải tạo xã hội bằng tình thương và lòng nhân ái vô bờ.

3. Nhân vật Gia-ve

- Giọng nói: Ngắn ngủi, cộc lốc → Chứa đựng sự man rợ, điên cuồng → tiếng thú gầm.

- Cặp mắt: "Như cái móc sắt"... quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ.

- Điệu cười: Phô cả hai hàm răng.

- Hành động, thái độ:

+ Với Phăng-tin: khinh bỉ, mạt sát, lạnh lùng, tàn nhẫn.

+ Với Giăng Van-giăng: hả hê, dữ, sợ hãi, dè chừng.

D. Sơ đồ tư duy

Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống