TOP 40 bài Cảm nhận bài thơ Nói với con 2024 SIÊU HAY

Tải xuống 14 4.7 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Cảm nhận bài thơ Nói với con hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

 Cảm nhận bài thơ Nói với con

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Nói với con

Dàn ý viết bài Cảm nhận bài thơ Nói với con

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Y Phương: là nhà thơ dân tộc Tày, thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi

- Bài thơ Nói với con được làm trong lần đầu khi nhà thơ được làm cha, được in trong tập Thơ Việt Nam (1945- 1985), thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương đất nước và dân tộc mình

2. Thân bài

* Tình yêu thương, sự che chở đùm bọc của gia đình và quê hương với đứa con

- Người cha nhắc nhở con về cội nguồn sinh dưỡng, cha muốn nhắc nhở đứa con nhớ và hướng tới tình cảm gia đình, cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành

“Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười”

+ Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng niu và mong chờ của cha mẹ

+ Nhiều từ láy, kết hợp với nhịp thơ 2/3 tạo ra âm điệu tươi vui, quấn quýt bằng những hình ảnh cụ thể: chân phải- chân trái; tiếng nói - tiếng cười; một bước - hai bước...

→ Tác giả tạo ra được không khí ấm áp, quấn quýt và hạnh phúc. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười đều được cha mẹ chăm chút, đón nhận

- Người cha cho con biết niềm vui của lao động và tình nghĩa của quê hương

+ Con sẽ lớn lên trong câu hát, nhịp sống và lao động của người đồng mình: cuộc sống tươi vui: “Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát”

+ Tác giả diễn tả những động tác cụ thể trong lao động, vừa nói lên cuộc sống lao động gắn bó, vừa hòa quyện niềm vui

+ Hình ảnh thiên nhiên che chở, nuôi dưỡng con về tâm hồn và lối sống

+ Người cha nhắc tới ngày cưới - ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời - đó là điểm tựa của hạnh phúc

→ Người cha muốn nói với người con vẻ đẹp của vùng quê giàu truyền thống và nghĩa tình

* Phẩm chất đáng quý, tốt đẹp và truyền thống văn hóa của người đồng mình

- Khi nói về quê hương, người cha tự hào khi nói về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ mà cao đẹp của quê hương với mong muốn con tiếp nối, phát triển

+ Cụm từ “người đồng mình” được nhắc nhiều lần khẳng định phẩm chất của người đồng mình, những người có lời nói giản dị, mộc mạc gợi sự yêu thương, gần gũi

- Phẩm chất của những người đồng mình hiện dần qua lời nói tâm tình của người cha:

+ Đó là tấm lòng thủy chung với nơi chôn rau cắt rốn, một cuộc sống tràn ngập niềm vui và sự lạc quan

“Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh”

+ Bằng việc sử dụng điệp từ, điệp ngữ và cách so sánh cụ thể kết hợp nhiều kiểu câu ngắn dài khác nhau, lời tâm tình của người cha góp phần khẳng định người miền núi tuy có nhiều khó khăn vất vả nhưng họ vẫn luôn kiên cường, sống mạnh mẽ, thiết tha với quê hương

* Ước muốn của cha

- Mong con thủy chung với quê hương

- Biết chấp nhận khó khăn, thử thách bằng ý chí, nghị lực và niềm tin của mình

- Người đồng mình mộc mạc, dung dị, giàu ý chí và niềm tin, họ có thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé, yếu đuối về ý chí

- Người đồng mình biết cách nâng cao quê hương, xây dựng và duy trì truyền thống phong tục tập quán của mình

“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục”

- Người cha muốn nhắn nhủ con phải biết tự hào vào truyền thống tốt đẹp và lối sống nghĩa tình của quê hương và người đồng mình

- Cha mong mỏi đứa con sống cao thượng, tự trọng, chân thật dù mộc mạc, đơn sơ để xứng đáng với người đồng mình

- Con tự tin bước đi, bởi sau lưng con còn có gia đình, quê hương, bởi trong tim con sẵn có những phẩm chất quý báu của “người đồng mình”.

3. Kết bài

- Bài thơ Nói với con giàu hình ảnh, mộc mạc mà vẫn thơ mộng khi Y Phương thấu hiểu và thể hiện được hồn cốt, bản sắc của người dân tộc

- Người cha nói với con chính là trao gửi tới thế hệ tiếp nối về truyền thống, niềm tự hào, khả năng sống bền bỉ của những con người dù “thô sơ”, “nhỏ bé” nhưng đầy tự trọng và kiên định.

Sơ đồ tư duy

Cảm nhận bài thơ Nói với con hay nhất (3 mẫu) (ảnh 3)

 

Cảm nhận bài thơ Nói với con – mẫu 1

Ca dao từng có câu: “Công cha như núi Thái Sơn”. Có phải vì vậy mà người cha luôn khao khát những đứa con có được sự vững vàng, rắn rỏi mạnh mẽ trên đường đời. Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, người đọc nhận thấy tình cảm và mong ước của một người cha như vậy dành cho con, một thứ tình cảm nồng ấm và thiêng liêng, giản dị. Bài thơ đồng thời cũng gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về trách nhiệm của người làm con.

Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống. Mở đầu bài thơ bằng những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha mẹ mừng vui đón nhận:

“Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười”

Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáo đã cho thấy tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ. Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, thời gian trôi qua, con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Đó là cuộc sống của những “người đồng mình", rất cần cù và tươi vui:

"Người đồng mình thương lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa,

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa,

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời”.

Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện: cài nan hoa, ken câu hát,... đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình cũng là một trong những yếu tố nuôi con khôn lớn, nâng đỡ tâm hồn con. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa,/ Con đường cho những tấm lòng". Cách gọi “người đồng mình” đặc biệt gần gũi, thân thiết và gắn bó như gợi niềm ruột thịt yêu thương. Không chỉ gợi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình". Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ:

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn”.

Dùng những từ ngữ rất mạnh mẽ như "cao", "xa", "lớn”, tác giả muốn nhấn mạnh cuộc sống khoáng đạt, mạnh mẽ của những "người đồng mình". Dù khó khăn, đói nghèo còn nhiều nhưng họ không nhụt chí, ý chí của họ vẫn rất vững chắc, kiên cường:

“Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì là phong tục”

Những "người đồng mình" vượt qua vất vả để bám trụ lấy quê hương. Bằng cuộc sống lao động không mệt mỏi, họ xây dựng quê hương với những truyền thống cao đẹp. Những "người đồng mình" mộc mạc, thẳng thắn nhưng giàu chí khí, niềm tin...Người cha đã kể với con về quê hương với cảm xúc rất tự hào.

Tình cảm của người cha dành cho con rất thiết tha, trìu mến. Tình cảm này bộc lộ tự nhiên, chân thực qua những lời nhắn gửi của cha cho cọn. Người cha muốn con sống phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận những khó khăn, vất vả để có thể:

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc”

Người cha mong cho con mình sống ngay thẳng, trong sạch, sống với ý chí, niềm tin để vững vàng vượt qua mọi thử thách khó khăn. Người cha mong cho con sống phải luôn tin vào khả năng của mình, tin tưởng vào bản thân. Có như vậy, con mới có thể thành công, mới không thua kém ai cả Người cha đã nói với con bằng tất cả lòng yêu thương của mình, nói với con những điều từ đáy lòng mình. Điều lớn nhất người cha đã truyền dạy cho con chính là niềm tự tin vào bản thân và lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống của quê hương.

Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời. Bài thơ đã gợi cho người đọc những niềm cảm động sâu xa và những suy nghĩ sâu sắc. Thì ra, đằng sau những lặng lẽ, thâm trầm cùa cha là biết bao yêu thương, biết bao mong mỏi, biết bao hi vọng, biết bao đợi chờ ... Con lớn lên như hôm nay không chỉ nhờ vào cơm ăn và áo mặc mà còn mang nặng ân tình của những lời dạy dỗ ân cần thấm thía. Quả là:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Vậy thì, là người làm con, con xin nguyện:

“Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".

Chẳng những vậy, con sẽ bước theo những bước chân vững chắc mà cha để lại  trên con đường cha bước đến đỉnh Thái Sơn - nguyện “sống như sông như suối”, nguyện ngẩng cao đầu “lên đường” mà không “thô sơ da thịt”. Và trên con đường ấy, con sẽ mang theo hình ảnh quê hương để tiếp tục nối tiếp cha anh “tự đục đá kê cao quê hương” thân thiết của mình. Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.

Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Những bài học mà người cha trong bài thơ Nói với con có lẽ là những bài học mà bất kỳ người cha nào cũng muốn dạy cho con mình. Và những bài học giản dị, mộc mạc đó có lẽ sẽ theo con suốt trên chặng đường đời, bài học của cha - bài học đầy ý nghĩa sâu sắc.

Top 6 bài Cảm nhận bài thơ Nói với con hay nhất (ảnh 2)

Cảm nhận bài thơ Nói với con – mẫu 2

Xưa nay tình mẫu tử là đề tài phong phú cho thơ ca. Nhưng những bài thơ về tình cha con thì có lẽ khá ít. Bài thơ "Nói với con" của Y Phương là 1 trong những tác phẩm hiếm hoi đó. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.

Cảm nhận đầu tiên trong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của người đồng mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ắp giọng nói tiếng cười:

Chân phải….

….tiếng cười.

Khung cảnh ấy đẹp như 1 bức tranh: hình ảnh em bé ngây thơ lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói trong vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc, nâng niu của cha mẹ; hình ảnh cha mẹ giang rộng vòng tay, chăm chút từng bước đi, từng bước đi, từng nụ cười, tiếng nói của con. Gia đình chính là cái nôi êm ái, tổ ấm để con sống, lớn khôn và trưởng thành trong niềm yêu thương con cái. Đó là không khí thường thấy trong các gia đình hạnh phúc. Nhưng cách diễn đạt ở đây có nét độc đáo riêng của người miền núi: nói bằng hình ảnh cụ thể. Điệp ngữ "bước tới", trong tình cảm người cha, ko khỏi niềm sung sướng, tự hào.

Không chỉ có gia đình, con còn lớn lên, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong quê hương sâu nặng nghĩa tình:

Người đồng mình yêu lắm con ơi

………..tấm lòng

Một cách nói rất riêng, rất ngộ: "người đồng mình", là người miền mình, người vùng mình, là những người cùng sống trên 1 miền đất, cùng quê hương, cùng 1 dân tộc. Đó là cách nói mộc mạc, mang tính địa phương của dân tộc Tày nhưng giàu sức biểu cảm, Tác giả vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc đều được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Đan lờ để bắt cá, dưới bàn tay của người Tày, những nan trúc, nan tre đã trở thành "nan hoa". Vách nhà ko chỉ ken bằng gỗ mà còn được ken bằng "câu hát". Rừng đâu chỉ cho nhiều gỗ quý, lâm sản mà còn cho hoa. Ba đông từ "đan", "cài", "ken" còn thể hiện sự đoàn kết, gắn bó của quê hương. Lao động đã đem đến cho con bao điều tốt đẹp, "người đồng mình" và quê hương ấp ủ, nuôi sống con trong tình thương yêu, trong tình đoàn kết buôn làng. Và con đường đâu chỉ để đi mà nó còn cho "những tấm lòng" nhân hậu, bao dung, nghĩa tình. Con đường đó là hình bóng thân thuộc của quê hương, còn in dấu những bước chân đi xuôi ngược, làm ăn sinh sống của buôn làng, nên nó mang 1 ý nghĩa thật to lớn trong quá trình khôn lớn của con. Sung sướng nhìn con khôn lớn, nha thơ suy ngẫm về tình làng bản quê nhà, về cội nguồn hạnh phúc:

Cha mẹ …

….trên đời

Không chỉ gọi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" và ước mơ của cha về con. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

Người đồng mình thương lắm con ơi

………..Không lo cực nhọc

Trước hết đó là tình thương yêu, đùm bọc nhau. Cách nói mộc mạc mà chứa đựng bao ân tình rất cảm động đó được lặp đi lặp lại như một điệp khúc trong bài ca. Chính tình thương đó là sức mạnh để "người đồng mình" vượt qua bao gian khổ cuộc đời. Những câu thơ ngắn, đối xứng nhau "cao đo nỗi buồn xa nuôi chí lớn" diễn tả thật mạnh mẽ chí khí của "người đồng mình": sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng có chí lớn, luôn yêu quý tự hào, gắn bó với quê hương. Đó là phẩm chất thứ hai. Thứ ba, về cách sống, người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, biết chấp nhận vượt qua gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai, phản bội quê hương: "không chê…không chê….không lo" dù quê hương còn nghèo, còn vất vả. "Người đồng mình sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ "như sông như suối-lên thác xuống ghềnh-ko lo cực nhọc". Lời cha nói với con mà cũng là lời dạy con về bài học đạo lý làm người. Đoạn thơ rất dồi dào nhạc điệu, tạo nên bởi điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và nhịp thơ rất linh hoạt , lúc vươn dài, khi rút ngắn, lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay động, thấm thía, có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ.

Để nhắc nhở giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền thống của người đồng mình:

Người đồng mình thô sơ da thịt

…….Nghe con

Truyền thống ấy thật đáng tự hào, tuy "thô sơ da thịt", ăn mặc giản dị, áo chàm, khăn piêu, cuộc sống mộc mạc thiếu thốn… nhưng ko hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình: "tự đục đá kê cao quê hương". Họ sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong tục tốt đẹp của mình biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời, ko bao giờ được sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỷ. Hai tiếng "nghe con" kết thúc bài thơ với tấm lòng thương yêu, kỳ vọng, vừa là lời dặn dò nhắc nhở ý chí tình của người cha đối với đứa con thân yêu. Hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương trìu mến quá.

Bài thơ có giọng điệu nhỏ nhẹ, chân tình và rất mới lạ trong phong cách, một phong cách miền núi với ngôn ngữ "thổ cẩm" rất độc đáo, với cảm xúc, tư duy rất riêng. Qua đó, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của 1 dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Cảm nhận bài thơ Nói với con – mẫu 3

Tình cảm gia đình, tình yêu đối với quê hương xứ sở là những tình cảm nguyên sơ nhưng là những tình cảm thiêng liêng nhất đối với con người Việt Nam. Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng truyền thống của tổ tiên, dân tộc, quê hương là sự thể hiện cụ thể của tình cảm cao đẹp đó. Nhiều nhà thơ đã giãi bày những sắc thái tình cảm ấy lên trang giấy. Chúng ta bắt gặp trong bài thơ Nói với con của tác giả Y Phương những lời tâm tình thiết tha, những lời dặn dò ân cần của người cha đối với con được diễn đạt bằng cách nói mộc mạc, chân chất của người miền núi, bằng những hình ảnh giản dị tưởng như thô ráp nhưng vẫn mang vẻ đẹp tinh khôi của cảnh và tình nơi rừng núi quê hương.

Mở đầu bài thơ, bằng những lời tâm tình với con, Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người. Gia đình và quê hương là cái nôi êm, để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm hồn.

“Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười”

Thoạt tiên, những câu thơ đầu của bài thơ rất dễ được cho là đang miêu tả một tình huống cụ thể thường gặp trong đời sống: con đang tập đi, cha mẹ vây quanh mừng vui, hân hoan theo mỗi bước chân con. Tuy nhiên, đằng sau lối nói cụ thể đó, tác giả muốn khái quát thành một điều lớn hơn, có tính chất chiêm nghiệm: con lớn lên bằng tình yêu thương, trong sự nâng đón, vỗ về, mong chờ của cha mẹ. Những hình ảnh ấm êm với cha và mẹ, những âm thanh sống động, vui tươi với tiếng nói, tiếng cười là những biểu hiện của không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt, hạnh phúc tràn đầy. Không khí gia đình đầm ấm, thân thương ấy là một hành trang quý báu đối với cuộc đời, tâm hồn con. Đó cũng là yếu tố đầu tiên hình thành nên những phẩm chất tâm hồn mỗi con người.

Bên cạnh tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc, quê hương và cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm lên. Ở khổ thơ tiếp theo này, tác giả đã sử dụng những cách nói, những hình ảnh của người miền núi – nơi sinh dưỡng của chính mình – để nói những điều chân thực về quê hương rừng núi:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi

Nan lờ cài đan hoa

Vách nhà ken câu hát”

Khi tâm tình với con về cuộc sống lao động của “người đồng mình”, tác giả đã lựa chọn đưa vào những hình ảnh đẹp đẽ “nan lờ cài đan hoa” và tươi vui “vách nhà ken câu hát”. Những động từ đan, ken, cài bên cạnh việc giúp cho người đọc hình dung được những công việc cụ thể của con người trên quê hương còn gợi ra tính chất gắn bó, hòa quyện, quấn quýt của con người và của quê hương xứ sở. Phải chăng đó chính là nguồn cội nuôi dưỡng tâm hồn con người? Mỗi vùng quê, mỗi mảnh đất quê hương cụ thể trong mình nó chứa bao nhiêu truyền thống quý báu. Truyền thống đó có thể là những phẩm chất tâm hồn của cộng đồng người sống trên mỗi vùng quê đó và họ luôn tự hào về nó. Trong bài thơ Nói với con tiếp theo sự khái quát gia đình và sự lao động trên quê hương là nguồn cội sinh dưỡng mỗi con người, nhà thơ Y Phương đã tiếp tục đi tìm nơi sinh thành ra những phẩm chất của “người đồng mình” mà ông đã cất tiếng yêu tha thiết ngay ở khổ thơ đầu “Người đồng mình yêu lắm con ơi”.Nói đến quê hương cũng là nói đến cảnh quan đặc trưng của nơi con người cụ thể sinh ra và trưởng thành từ đó. Quê hương của “người đồng mình” với hình ảnh rừng, một hình ảnh gắn liền với cảnh quan miền núi, hiện ra thật thơ mộng, đẹp đẽ “rừng cho hoa”. Hình dung về một vùng núi cụ thể, chắc hẳn mỗi người có thể gắn với nó những hình ảnh khác, và cũng có thể “rừng” hơn cách nói của Y Phương: là thác lũ, là bạt ngàn cây hay rộn rã tiếng chim thú hoặc cả những bí mật bất trắc của rừng. Y Phương chỉ chọn một hình ảnh thôi, hình ảnh hoa để nói về cảnh quan rừng. Trong tiếng Việt, hoa nhiều khi được hiểu như những gì đẹp, quý. Hoa trong Nói với con có thể là hoa thực – như một đặc điểm của rừng – và khi đặt trong mạch của bài thơ, hình ảnh này là một tín hiệu thẩm mĩ đáng giá. Nó góp phần diễn đạt điều tác giả đang muốn khái quát: chính những gì đẹp đẽ của quê hương đã hun đúc nên tâm hồn cao đẹp của con người ở đó.

Quê hương còn hiện diện trong những gì gần gũi, thân thương với con. Đó cũng chính là một nguồn mạch yêu thương vẫn tha thiết chảy trong tâm hồn mỗi người, bởi “Con đường cho những tấm lòng”, vẻ như mộng ấy của thiên nhiên, nghĩa tình sâu đậm ấy của “những tấm lòng” đã che chở, nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn cũng như lối sống của con. Khi đọc những lời thơ này, chắc hẳn nhiều người liên tưởng đến một bài thơ quen thuộc: bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân. Không chọn cách nói hoàn toàn giống Y Phương trong Nói với con song những điều tác giả muốn nói lại có những điểm tương đồng. Trong hình thức trả lời cho câu hỏi của một em bé “Quê hương là gì hở mẹ? Mà cô giáo dạy phải yêu! Quê hương là gì hở mẹ! Ai đi xa cũng nhớ nhiều?” Tác giả đã đi đến định nghĩa quê hương trong hàng loạt những câu trúc khẳng định: Quê hương là chùm khế ngọt! Đường đi học! Cánh diều! Con đò nhỏ! cầu tre nhỏ! Đêm trăng tỏ. Nếu như những hình ảnh núi rừng được Y Phương chấm phá trong Nói với con thì hình ảnh một miền quê mang đậm cảnh sắc nông thôn yên ả cũng hiện ra trong bài thơ Quê hương. Và tác giả của quê hương cũng luôn lấy lại rằng, mỗi cảnh vật cụ thể ấy đều gắn với những hành động của con, với hình dáng mẹ – hình ảnh thân thương nhất đời của mỗi con người. Hai tác giả dường như đã gặp nhau ở cùng một cách hiểu: quê hương là những gì gần gũi thân thương nhất và cũng là nguồn cội của những tình cảm sâu sắc, tha thiết nhất của con người. Và tình cảm cũng sẽ lại khởi nguồn cho những tình cảm lớn lao, bền vững hơn như tình yêu đất nước, như Xuân Diệu đã từng khái quát: “Tình yêu tổ quốc là đỉnh núi bờ sông”. Trong Nói với con chỉ vài câu thơ ngắn, vài lời thơ giản dị nhưng đã mở ra những ý tứ sâu xa, thâm trầm gần như được nâng lên tầm triết lý. Sức mạnh của thơ, quyền năng, sự quyến rũ của thơ là ở đó chăng?

“Người đồng mình” không chỉ “yêu lắm” với những hình ảnh đẹp đẽ, giản dị ghi nhắc nguồn cội sinh dưỡng tâm hồn, tình cảm, lối sống cho con người mà còn với những đức tính cao đẹp, đáng tự hào. Trong lời chân tình của cha có niềm ước mong con sẽ kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của tổ tiên, của quê hương xứ sở. Tự hào con người quê hương với những phẩm chất, đức tính quý báu mà người cha muốn truyền đạt lại cho con:

“Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc.”

Tác giả dùng nhiều ảnh cụ thể để gợi ra cuộc sống nơi quê hương còn vất vả cực nhọc, đói nghèo. Nhưng đó chưa phải là tất cả những gì tác giả muốn gợi ra và nhắc tới. Tác giả tự hào về “người đồng mình” với những đức tính cao quý: khoáng đạt, mạnh mẽ, tình cảm thủy chung như nhất gắn bó với quê hương dẫu còn bao khó khăn cực nhọc. Không chỉ vậy, “người đồng mình” còn có những đức tính khác nữa mà người cha rất đỗi tự hào: tuy có thể mộc mạc, thô sơ da thịt nhưng giàu chí khí, niềm tin, không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. Chính những đức tính tốt đẹp cùng với sự lao động cần cù, nhẫn nại hàng ngày tạo nên sức mạnh để làm nên quê hương với truyền thống, với phong tục tập quán tốt đẹp: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương, còn quê hương thì làm phong tục”.

Gửi trong những lời tự hào không giấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng người con phải tiếp nối, phát huy truyền thống để tiếp tục sống có tình có nghĩa, chung thủy với quê hương đồng thời muốn con biết yêu quý, tự hào với truyền thống của quê hương. Không chỉ gửi ước mong của mình đầy tự hào, người cha còn bộc lộ trực tiếp niềm mong ước này trong lời thủ thỉ dặn dò con thiết tha, trìu mến: “Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn”. Trong những bài thơ cuối cùng: “Con ơi tuy thô sơ da thịt! Lên đường! Không bao giờ nhỏ bé được! Nghe con” người cha dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đời, tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của “người đồng mình”.

Bài thơ Nói với con của Y Phương góp thêm một tiếng nói yêu thương của cha mẹ đối với con cái cũng như những kì vọng lớn lao, mong muốn thế hệ sau sẽ kế tục, phát triển những truyền thống quý báu của quê hương. Bằng cách diễn đạt mộc mạc “thô sơ”, bằng những hình ảnh cụ thể mà giàu khái quát, bài thơ đã thể hiện một cách độc đáo mà cũng thật thấm thía về tình cảm thiết tha sâu sắc nhất của con người: tình cảm gia đình và tình yêu quê hương xứ sở.

Cảm nhận bài thơ Nói với con – mẫu 4

Ngô Thế Vinh cho rằng: “Lời là tiếng nói của con tim, văn chương là cái làm cho lời dài thêm vậy”. Tức thơ ca nói riêng và văn học nói chung là nơi kí thác những tâm sự, những nỗi niềm của trái tim thi nhân. Từ ấy, mỗi khi ngâm khẽ tiếng thơ ta luôn giác ngộ được đâu đây một lời nhắn nhủ chân thành của chính người viết dành cho ai đó, cho nhân sinh và cho cả cuộc đời. Ngược dòng thời gian trở về với địa hạt thơ ca năm 1980, có một thi phẩm đặc sắc đã ra đời, đó là "Nói với con" của Y Phương. Bài thơ là một khúc nhạc đan xen nhiều cung bậc, vừa mộc mạc, nhẹ nhàng vừa hàm súc, cô đọng, vừa thủ thỉ tâm tình, vừa triết lý sâu xa. Y Phương đã gợi nhắc cho con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi sinh linh trên cõi đời này, về vẻ đẹp phẩm chất của người đồng mình.

Y Phương là một ngòi bút xuất sắc và tiêu biểu. Tác phẩm của ông khẳng định được vị thế riêng trong thơ ca hiện đại bởi một “chất giọng” đặc trưng của người Tày, vừa đậm đà bản sắc “người đồng mình", vừa rộng mở, giao hòa với vùng văn hóa rộng lớn để hợp lưu thành con sông văn chương Việt Nam. Nhà thơ Y Phương vẫn miệt mài trên cánh đồng chữ nghĩa, cần mẫn gom nhặt và làm sống dậy những giá trị nhân văn trong truyền thống văn hóa của dân tộc.

Bài thơ “Nói với con” được sáng tác năm 1980, in trong "Thơ Việt Nam 1945 - 1985". Thi phẩm là lời tâm sự của ông với đứa con gái đầu lòng, cũng là lời tâm sự với chính ông. Ngòi bút Y Phương đã khơi gợi trong lòng độc giả những xúc cảm dạt dào khi hướng về cội nguồn, về gia đình, về mảnh đất mình sinh ra và vẻ đẹp của những con người nơi ấy.

Thi phẩm mở ra với khúc nhạc dạo đầu gợi lên hình ảnh một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, ngọt ngào yêu thương:

"Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười"

Xuyên suốt bốn câu thơ là những hình ảnh đối xứng "chân phải - chân trái", một bước - hai bước", "tiếng nói - tiếng cười", "cha - mẹ". Bốn câu thơ dùng với 15 thanh trắc, như 15 phím đàn tấu nên những âm điệu gân guốc. Ngâm khẽ tiếng thơ, bất chợt ta mường tượng đến cảnh đứa trẻ chập chững đi những bước đầu đời, vấp ngã, òa khóc rồi lại khúc khích đứng lên trong vòng tay chở che dìu dắt, trong ánh nhìn trìu mến của song thân. Bên phải con là "tình cha ấm áp như vầng thái dương", bên trái con là "nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra", con bước đi trong vòng tay chăm chút, trong niềm mừng vui đón nhận của gia đình.

Mẹ cha cẩn thận đếm từng bước đi của con “một bước”, “hai bước” với hết thảy những nâng niu, trong chờ, dõi theo từng cử chỉ, từng bước chân bé nhỏ. Thước phim được chuyển đến cảnh đứa bé bi bo tiếng "cha", tiếng "mẹ" ngọng nghịu trong niềm tự hào, niềm vui rạo rực và cảm xúc vỡ òa của mẹ cha. Con như sứ giả của hạnh phúc mà Thượng Đế đã ban tặng cho gia đình mình, biết bao lo toan, mệt nhọc của cha mẹ đều vượt qua được là nhờ vào "tiếng nói", "tiếng cười" của con.

Là một thi sĩ từng đi lính âm hưởng, trong thơ của Y Phương còn vang lên những tiếng "một - hai", "một bước - hai bước" như chính khẩu hiệu đi đều của khúc ca hành quân. Tiếng thơ cứ thế vấn vương, khơi gợi trong "ốc đảo" tâm hồn con thơ và bạn đọc muôn đời một điều tâm niệm của người cha: gia đình là cội nguồn sự sống là chốn bình yên luôn yêu thương con vô điều kiện, luôn đón chào, ôm ấp con.

Gia đình trao cho con sinh mạng, và con lớn lên, trưởng thành còn nhờ vào cuộc sống lao động, văn hóa của người làng mình, nhờ quê hương thơ mộng và thiên nhiên sâu nặng nghĩa tình:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

Với tình cảm tha thiết, chân thành, Y Phương đã nhắc đến "Người đồng mình" qua câu thơ chan chứa âm điệu trìu mến, kết đọng trong một từ "yêu". "Yêu" ấy là gắn bó, là cảm mến và tự hào. Các động từ "đan, cài, ken" nối tiếp nhau gợi đến quá trình lao động miệt mài, tỉ mỉ. Người đồng mình lao động với bản chất khéo léo, với đôi bàn tay cần mẫn đan những nan tre, nan nứa để chiếc lờ - một dụng cụ đánh bắt cá bình thường cũng mang dáng hình của “nan hoa”. Phải chăng "nan hoa" mà tác giả nhắc đến còn phúng dụ cho sự "đơm hoa kết trái", những thành quả của tháng ngày hăng say làm việc. Vách nhà của người Tày không chỉ được ken bằng ván gỗ mà còn bằng cả câu ca, tiếng hát hồn nhiên, vui tươi. Khi những tia nắng yếu ớt cuối ngày ngất lịm phía sau lưng đồi, họ quây quần bên nhau trong một ngôi nhà rông để cùng hát ca, nhảy múa, để cuộc sống thêm tràn ngập niềm vui. Lối liên tưởng “vách nhà ken câu hát” còn ẩn chứa một nét văn hóa phi vật thể của người dân tộc. “Vách nhà” là chứng nhân cho tình yêu lứa đôi. Những đêm trăng sáng lở lửng trên đỉnh đầu, người con trai ngồi ngoài vách, người con gái ở bên trong vách. Họ cùng nhau tâm sự những vui buồn của cuộc sống, hát cho nhau nghe những bản tình ca tuổi trẻ, hát tràn đêm đến sáng bạch. Từ những câu hát ấy, tình yêu được kết tinh, nghĩa vợ chồng son sắt được hình thành.

Khi viết về quê hương, nếu nhà thơ Tế Hanh nhớ về dòng sông quê xanh biếc "nước gương trong soi tóc những hàng tre" thì Y Phương thì lại viết về núi rừng và những con đường nghĩa tình. Rừng cho hương sắc của hoa, rừng che chở, cung cấp nguồn nhựa sống dồi dào và duy trì sinh kế cho người dân tộc.

Với người dân chài:

"Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào"

(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)

Còn với người dân Tày, những cánh rừng hoa ban trắng xòe tinh khôi hay hồng tím nhẹ nhàng đã làm đẹp cho cuộc đời và dạy cho họ biết yêu quý thiên nhiên. Dường như tất cả những gì tinh túy, đẹp nhất mẹ thiên nhiên đều ưu ái ban tặng cho con người. Không phụ tấm lòng thiên nhiên, người đồng mình đã sống hòa mình gắn bó và trân quý rừng thiêng sông núi. "Con đường" cũng mở rộng vòng tay chào đón những đứa con về với làng, với bản, đón chào "những tâm hồn" đôn hậu, bình dị, hồn nhiên, vô tư. Nhờ nó mà con người có thể đến gần với nhau. Vì thế, con đường là sợi chỉ đỏ kết nối tình cảm, cũng là sợi tơ duyên để nối kết những tâm hồn, trong đó có cha và mẹ.

Hình ảnh “ngày cưới” là “ngày đầu tiên”, là ngày “đẹp nhất”, đáng nhớ nhất trong đời. Ngày cưới - ngày mà lời ca của cha mẹ trong những đêm trăng tròn đã tạo nên tình yêu trọn vẹn. Ngày cưới - ngày khởi đầu ngày đặt nền móng cho hạnh phúc gia đình. Nhìn con khôn lớn, suy ngẫm về tình nghĩa làng bản quê nhà, nhà thơ muốn con biết chính quê hương đã tạo cho cha mẹ cuộc sống hạnh phúc, mạnh mẽ, bền lâu. Dặn dò con về quê hương, về “người đồng mình “, nhà thơ “chắt” vào con ý thức nhân sinh đẹp đẽ, đó là tình yêu quê hương, bản quán.

Thi sĩ đã nâng nâng niu, ôm ấp và thổi vào hồn thơ vẻ đẹp phẩm chất của người dân Tày:

"Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn"

Mỗi lần nhắc đến "người đồng mình", trái tim Y Phương lại thổn thức cất tiếng "yêu lắm" và "thương lắm". Thứ tình cảm ấy cứ tha thiết chân thành, ngân dài bất diệt trong xuyên suốt một bài thơ và cả một đời thơ. Có lẽ từ "thương" mang trong mình một cung bậc cảm xúc da diết, trìu mến hơn "yêu". “Thương” ấy còn ẩn chứa một cái gì đó nghẹn ngào, xót xa. Hình ảnh sóng đôi "nỗi buồn - chí lớn" phúng dụ cho phẩm tính của người dân Tày. "Nỗi buồn" gợi đến đời sống tâm hồn rộng mở của người đồng mình được dựng xây từ những nỗi niềm trầm tư. Còn "chí lớn" là ý chí quật khởi, khát vọng sống mãnh liệt.

Bằng lối tư duy hình tượng độc đáo, tác giả đã lấy thước đo vô cùng, vô tận của không gian để thể hiện tầm kích tình cảm, chí hướng của con người. Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình vẫn còn đó những nỗi buồn thầm kín, những nỗi lo mưu sinh, cơm áo gạo tiền. Song, họ sẽ vượt qua tất cả như hoa hướng dương vươn mình chiêm ngưỡng cuộc đời, bởi trong họ luôn thường trực ý chí và nghị lực cùng niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Người đồng mình dù phải oằn mình trong nghèo khổ, gian nan thì tình cảm thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn vẫn mãi vẹn nguyên vẹn toàn:

"Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập gềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc"

Ba chữ “dẫu làm sao” đặt ở đầu câu thơ làm nhịp thơ thoáng chốc ngập ngừng. "Dẫu làm sao” chăng nữa, dẫu cuộc đời có “vạn biến” khó lường, "cha vẫn muốn" con giữ được tâm thế “bất biến”, không được quên cội nguồn sinh dưỡng. Có lẽ cõi lòng người cha chứa đầy những dự cảm, đau đáu, lo âu về cái thời kỳ mà "cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả gấp gáp kiếm tìm tiền bạc". Và nối tiếp dự cảm là khao khát, là lời nhắc nhở con cũng như căn dặn chính mình phải biết tự hào, gìn giữ và lưu truyền nếp sống ngàn đời của tổ tiên.

Điệp từ “sống”, điệp cấu trúc cùng các hình ảnh "sống trên đá, sống trong thung" gợi lên cuộc sống đầy những gam màu lao lực, gian khổ. Thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" tạo nhịp vận động không ổn định như chính cuộc sống bấp bênh của những người con bản làng thấm đẫm môi hôi trên từng thửa ruộng. Có những kiếp người "dầm chân trong đời nghèo”, triền miên trong nỗi bâng khuâng "quê tôi còn nghèo lắm" (Tiếng hát tháng giêng) nhưng họ vẫn "không chê" đá, nghĩa là không chê mảnh đất nghĩa nặng tình sâu. "Không chê" thung, nghĩa là không chê cuộc sống lam lũ, nghèo khổ và "không lo", không ngại nhọc nhằn, thiếu thốn.

Với sự lạc quan, nghị lực cùng tình yêu xứ sở, đồng bào nơi đây tìm mọi cách để thích nghi và vươn lên cái khắc nghiệt, để ươm mầm hạnh phúc và hy vọng. Một lòng dành trọn tâm tư cho quê hương, nhà thơ Y Phương vẫn giữ nguyên vẹn những "rung động bằng trái tim suối nguồn và suy tư bằng sừng sững đá”. Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi đến sức sống bền bỉ, sống giao hòa với thiên nhiên bốn bề.

Người đồng mình sống với tâm hồn tràn đầy sinh lực, rộng mở, lãng mạn và khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ tựa như dòng sông trong veo và ngọt lành đã tưới mát những tâm hồn lạc lõng giữa muôn trùng nỗi buồn. Tiếng thác suối thì thầm vang vọng, mang theo cả bóng dáng quê hương khắc tạc vào linh hồn người Tày, giúp họ thêm kiên định "sinh hoạt như những người Tày ngay giữa lòng Thủ đô..."

Ở những câu thơ tiếp theo, tác giả đã ngợi ca nét đẹp tự lập từ cường và tinh thần tự tôn dân tộc của người đồng mình:

"Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục."

Tác giả đã gặt hái được thành công nhờ hình ảnh đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong. Người miền núi bàn tay chai sạn, da thịt thô ráp, và chính sự "thô sơ da thịt" ấy đã tạo cho người Tày một nét đẹp chất phác, thật thà. Song, người quê mình “chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”. Bởi trong họ, ý chí nghị lực đã thấm nhuần máu xương, cốt cách tự tôn đã ăn sâu da thịt và niềm tin, niềm kiêu hãnh chưa bao giờ vơi cạn. Giản dị, hồn hậu mà mạnh mẽ, kiên gan đã trở thành phẩm chất ngàn đời của người miền núi.

Hình ảnh "tự đục đá" gợi về một nét văn hóa gắn liền với cuộc sống của "người đồng mình". Đó là việc họ đẽo đá kê chân cột nhà, làm nên những lối đi nghĩa tình... Sự liên hoàn của ba thanh trắc "tự - đục - đá" tạo nên thứ âm điệu trúc trắc nhằm tái hiện nỗi nhọc nhằn của “người đồng mình” trong việc kiến tạo quê hương trên đá. Sự liên hoàn của các thanh bằng “kê - cao - quê - hương” lại mở ra hình ảnh một thế đứng, một tầm vóc cao vời vợi của quê hương giữa mênh mang đất trời.

Bằng chính đôi bàn tay khéo léo cùng tinh thần tự lực tự cường, họ đã xây đắp và nâng đỡ quê hương thăng hoa trên những nấc thang phát triển. Âm điệu chuyển từ trúc trắc đến nhẹ nhàng tựa như một thước phim về hành trình của quê hương từ thuở “khai thiên lập địa” đầy khó nhọc, nặng nề đến khi ung dung, khoan khoái đứng vững trên những “gập ghềnh” của đá. Chính cuộc hành trình phảng phất những giọt mồ hôi, nước mắt ấy đã làm nên truyền thống, làm nên phong tục cho mảnh đất quê hương. Và những truyền thống tốt đẹp của bản quán là nền tảng, là điểm tựa tinh thần vững chắc để từ đó ta được lớn lên, được trưởng thành, được "sống đàng hoàng như một con người".

Bốn câu thơ ngắn dài đan xen ở cuối thi phẩm vừa khép lại "khúc nhạc đàn tính" - Nói với con, vừa khơi gợi trong lòng người đọc biết bao suy tư về lời thủ thỉ thiết tha, chân tình của Y Phương dành cho con:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.”

Tiếng gọi "con ơi" được lặp đi lặp lại trong bài thơ như chan chứa niềm mong mỏi rằng lời dạy của cha sẽ mãi bên con, cùng con vượt qua sự đời "thương hải tang điền". Ý thơ “Tuy thô sơ da thịt” một lần nữa được xướng lên càng trở nên da diết, sâu sắc hơn. Có lẽ dụng ý của nhà thơ là muốn mượn cái hình thức giản dị bề ngoài của thôn làng đơn sơ để gợi nhớ đến truyền thống vĩ đại của quê hương, khắc sâu trong con những phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình”.

Rồi một mai này đây, con chẳng còn chập chững những bước đi đầu đời, con bắt đầu khăn gói "lên đường", va vấp với xã hội ngoài kia. Rồi một mai này đây, cha thấy bóng lưng đứa trẻ năm nào đang rảo bước trên con đường đời, con đường của chân trời mới, con đường dẫn đến thế giới của "người trưởng thành". Mong rằng khi ấy, con phải thật mạnh mẽ, vững vàng, không được "ôn nghèo kể khổ", yếu mềm buông xuôi trước những thách thức của cuộc đời.

Cách nói “nghe con” như một lời khuyên chí tình dành cho con, cũng như thế hệ trẻ được nuôi nấng trong tình thương của buôn làng. Hãy nhớ rằng gia đình và quê hương luôn dõi mắt theo những bước chân của con như một người cha, luôn dang rộng vòng tay ôm con vào lòng như một người mẹ, để chữa lành những vết xước trong con, để con có thêm dũng khí, sức mạnh và niềm tin. Bởi vậy, con hãy sống sao cho xứng đáng với truyền thống của quê hương, với cái nôi linh thiêng của mình.

Bài thơ có bố cục chặt chẽ, phong cách miền núi với ngôn ngữ “thổ cẩm” rất độc đáo. Hình ảnh đối xứng, mộc mạc giàu liên tưởng. Thi phẩm còn là sự hòa hợp nhuần nhuyễn giữa tư duy hình tượng của người dân tộc và tư duy thơ Tượng trưng, Siêu thực hiện đại. Chất miền núi thấm sâu, lan tỏa trên từng câu thơ song hành cùng giọng điệu thiết tha trìu mến như đã góp phần làm sáng toả, nổi bật lên những lời thủ thỉ, tâm tình mà "Nói với con" muốn truyền tải. Nhà thơ Y Phương đã chọn cách sáng tạo thơ rất nhạy bén, sâu sắc, tinh tế, liền mạch và tự nhiên thể hiện tình yêu của mình đối với con, với quê hương xứ sở.

Chất thơ sung mãn, lối viết khoáng đạt giàu hình ảnh, giàu sắc thái dung hòa con người với tự nhiên đã tạo cho "Nói với con" của Y Phương một sức sống bền bỉ. Sức sống ấy không chỉ ở ngôn từ, mà nó đã bật trào ra khỏi con chữ và phập phồng trên trang giấy. Tiếng thơ là lời răn dạy của người cha, mong rằng dẫu mai này con có đi vào biển người tấp nập, dấn thân vào nơi hào nhoáng của đô hội, con cũng phải biết "uống nước nhớ nguồn", biết rằng mình sinh ra là nhờ cái nôi hạnh phúc của gia đình, nhờ những truyền thống tốt đẹp của quê nhà. Cha cũng mong con phải khắc cốt ghi xương hai tiếng "quê hương" vào tâm hồn và trái tim như Xuân Quỳnh từng viết:

"Mỗi người có một quê

Ngày dại thơ để ở

Tuổi thiếu niên để yêu

Và lớn lên để nhớ…"

"Nói với con" đã lẳng lặng trở thành một bài thơ đời. Để rồi có những phút ngã lòng, ta vịn vào thi phẩm để thêm yêu gia đình, để biết tự hào, giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của văn hoá dân tộc ta.

(Nguồn: Âu Dương Nhật Hạ)

Cảm nhận bài thơ Nói với con – mẫu 5

"Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều".

Ai cũng có một quê hương, nơi đầu tiên đón nhận tiếng khóc của ta và chào đón ta vừa lúc lọt lòng. Nghĩ về quê hương, trong mỗi người lại gợi lên một hình ảnh riêng nhất, đẹp nhất xen lẫn một niềm xúc cảm chân thành lẫn tự hào. Bởi thế, dù đã có rất nhiều người nói về quê hương mình, làm thơ về quê hương nhưng quê hương trong Nói với con của Y Phương vẫn mang lại cho ta niềm xúc động sâu lắng.

Có lẽ, ai cũng thế, những gì người ta thường gợi để nhớ về quê hương là những gì chân chất, mộc mạc, giản dị nhất. Nếu Đỗ Trung Quân gắn quê hương với hình ảnh "chùm khế ngọt", "đường đi học", là "con diều biếc"... thì Y Phương đã chỉ cho con:

"Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng".

Đó là một vùng quê núi rừng còn chưa phát triển, nhưng con người thì vô cùng đáng quý, miền đất giàu truyền thống văn hoá và nhất là mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn, tấm lòng chất phác thiện lương. Những người đồng mình thương lắm nhưng cũng lớn lao đầy khí phách trong cả nỗi buồn và chí hướng (Cao đo nỗi buồn; Xa nuôi chí lớn). Quê hương trong Nói với con có gì riêng nhưng cũng có cái gì đó rất chung.

Nhưng có lẽ, điều in sâu đậm nhất trong lòng mỗi đứa con (và người đọc chúng ta) là những lời dặn dò, khuyên bảo của người cha. Đứa con trước cha, trước quê hương luôn mãi là một hình ảnh yêu thương, bé bỏng nhất và lúc nào cũng cần được chờ che, dạy dỗ. Bài học của cha luôn là động lực giúp con khôn lớn, cứng cỏi trước cuộc sống.

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai bé nhỏ đâu con.

Chính giọng điệu của đoạn thơ đã gieo vào lòng người cảm xúc về những lời căn dặn đầy thân thương, chân thành, tha thiết. Dù hoàn cảnh sống có thế nào thì con người luôn phải vượt lên hoàn cảnh để mà sống. "Nỗi buồn" sẽ làm cho con người ta biết sống chịu đựng, ý chí sẽ rèn luyện cho con người ta luôn nỗ lực vươn tới, đi lên. "Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn" là những câu thơ có ý nghĩa như một lời động viên, là động lực mà người cha muốn truyền cho con, giúp con luôn vững bước, đi xa hơn với những quyết định trong cuộc sống của mình.

Mong con luôn giữ bên mình niềm tin vào cuộc sống. Sống ở đời sẽ không tránh được nỗi buồn, người biết sống cũng phải là người luôn "nuôi chí lớn" để làm cho cuộc đời, cuộc sống một điều gì có ý nghĩa. Đó cũng là kì vọng về tầm kích của con trong bước đường đời gian nan.

"Cha" không biết nói gì hơn, người không thể thay thế cuộc đời, bước đi của con, người chỉ biết khuyên con: "Dẫu làm sao?". Dẫu trên đường đời thắng lợi hay thất bại, khó khăn, vất vả thì điều quan trọng là con phải biết chấp nhận và đừng bao giờ gục ngã. Khó khăn, thử thách là nơi để rèn luyện tâm tính. Phải "sống như sông như suối" dẫu gặp "thác, ghềnh" ngăn cản vẫn trôi chảy vượt qua. Nhưng điều quan trọng nhất mà người cha dạy con là không vong bản, không quay mặt lại với mảnh đất đã nuôi mình khôn lớn. Đoạn thơ cho ta cái cảm giác về ánh mắt nheo nheo của cha nhìn con, khuyên bảo con bằng tất cả sự ân cần, vỗ về, sẵn sàng làm chỗ dựa vững chãi nhất, là vòng tay luôn dang rộng cho con khi con cần niềm động viên, an ủi.

Quê hương dẫu là vùng rừng núi hoang sơ còn nhiều gian nan, khổ cực, đói nghèo nhưng con người - "người đồng mình" đã tự khẳng định bằng sức sống, nghị lực, ý chí và niềm tin, là chân dung dũng sĩ:

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

...

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

Đi xa, sống ở đâu, hãy luôn là người đồng mình, xứng đáng là người đồng mình không bao giờ nhỏ bé.

Với lời thơ trong sáng, giản dị, hình ảnh thơ gần gũi quen thuộc và đặc biệt giọng thơ chắc nịch nhưng thiết tha khiến Nói với con vừa ân tình vừa nghĩa lí giúp cho ta bài học làm người không quên xứ sở, nguồn gốc. Bởi đó là nguồn sức mạnh của ta.

Cảm nhận bài thơ Nói với con – mẫu 6

Trong thành tựu của văn học hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám có những đóng góp không nhỏ của thơ ca các dân tộc anh em. Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn,... là lớp các nhà thơ đi trước và Y Phương là một trong các nhà thơ tiêu biểu sau này. Thơ Y Phương nói riêng và thơ các dân tộc thiểu số nói chung có những đặc điểm riêng rất dễ nhận ra. Đó là cách nói, cách nghĩ bằng hình ảnh, mộc mạc, cụ thể, giàu sức khái quát và cũng giàu chất thơ về gia đình, về quê hương, đất nước. Tuy vậy, ở mỗi nhà thơ hình thành một phong cách riêng, chẳng hạn như ở Y Phương là chất suy tư giàu trải nghiệm về lẽ sống, về đạo lí làm người, về sự gắn bó với quê hương, đất nước. Đó là chất giọng lắng sâu tuy là thủ thỉ tâm tình mà đầy nội lực.

Sức thuyết phục, sự lan tỏa cứ hồn nhiên mà tỏa rạng không một chút kiểu cách, phô trương hay lí luận dài lời. Kết cấu bài thơ vừa theo chiều dọc vừa phát triển theo chiều ngang. Để tiện phân tích, chúng ta tạm thời cắt ngang bài thơ, chia làm hai đoạn.

Đứa con sinh ra và suốt một thời thơ ấu của nó. Bước đi chập chững đầu tiên của một con người thật trang trọng và cảm động. Trang trọng bởi lần đầu, đứa trẻ đi bằng đôi chân của mình, còn cảm động vì nó có thể yên tâm, tin cậy trong vòng tay của mẹ, của cha. Đứa trẻ ấy sinh ra trong hạnh phúc ("Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới - Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời") và lớn lên bằng sự đùm bọc, dắt dìu:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Câu thơ tưởng như chỉ là kể, tả mà xiết bao trìu mến, thân thương. Tấm lòng của mẹ, của cha là cái đích để đứa con hướng tới. Sự lớn lên của đứa trẻ rất đỗi hồn nhiên như mặt trời không bao giờ mọc từ hướng tây. Tiếng nói, tiếng cười là cái phía hướng đông rạng rỡ. Hình ảnh cụ thể mà rất giàu chất thơ là ở cách đo đếm chiều dài:

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Hai thao tác tư duy không cùng trong một hệ thống, vừa ngộ nghĩnh vừa sáng tạo biết bao! Không biết đó là sáng tạo của nhà thơ, hay người Tày ở Cao Bằng xưa nay nói thế, và nếu đó là khẩu ngữ, một cách nói quen miệng dân gian mộc mạc thì chính dân tộc Tày của tác giả vốn dĩ đã có một hồn thơ. Câu thơ có được cái ấm áp, ríu rít, ngọt ngào, một thứ âm vang mà những người làm mẹ, làm cha ai mà không bồi hồi xao xuyến.

Tuy vậy, dù tấm lòng cha mẹ có độ bao dung rộng lớn đến đâu, đứa con rất cần nhưng vẫn là chưa đủ. Ở đây có một bầu sữa tinh thần thứ hai, đó là quê hương. Quê hương hiện lên bằng ba yếu tố: rừng, con đường và "người đồng mình". Rừng, con đường tuy chỉ là những hiện tượng gỗ, đá vô tri nhưng cũng biết đem cho những thứ mà đứa trẻ cần để lớn:

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cái đẹp của thiên nhiên, không chỉ là màu sắc, cái nhìn thấy mà còn cả "tấm lòng", một dạng thức vô hình, chỉ con người mới có thể cảm nhận được, câu thơ đã đi dần vào chiều sâu và sự khái quát. Rừng thì chở che, con đường thì mở lối, nhưng có lẽ đáng yêu hơn vẫn là con người xứ sở:

Người đồng mình yêu lắm con ơi.

Vậy cái đáng "yêu lắm" đó là cái gì nếu không phải là cốt cách tài hoa và tinh thần vui sống:

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát.

Thì ra dưới cái dáng vẻ "thô sơ da thịt", một tâm hồn lãng mạn biết bao ! Mạch thơ có sự đan xen: quê hương và gia đình cùng nuôi đứa trẻ lớn lên ở chặng đường đời đầu tiên của bé. Ý thức về nguồn cội sau này là từ cả hai chung đúc lại giúp cho đứa trẻ trưởng thành đặt chân lên con đường dài, rộng hơn kế tiếp.

Phần thứ hai của bài thơ là những lời trao gửi, dặn dò khi đứa trẻ đã "cao" hơn, dặm bước cũng "xa" hơn, xa cái mái nhà yêu thương và núi rừng quê hương. Ta bắt gặp ở đây một lần nữa cái cách nói rất khác lạ mà cũng rất hay:

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn.

Lấy sự từng trải (buồn) để đo chiều cao, lấy chí lớn để đánh giá độ xa. Chỉ có điều so với đoạn trước, câu thơ có phần nhọc nhằn hơn và do đó rắn rỏi cũng nhiều lên. Đoạn thơ biết đặt ra những vấn đề hệ trọng hơn, vấn đề lẽ sống:

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc.

Ở đây, con người trưởng thành phải nhận ra hoàn cảnh. Những đá những thung, những thác những ghềnh là cái nghèo, cái khó bao vây. Đó là những thử thách rất khó vượt qua nhưng lại nhất thiết bằng nghị lực phải vượt qua. Biểu hiện trước hết của nghị lực là không được bi quan, than thở, rồi sau đó, nói như người Kinh "chân cứng đá mềm". Cách nghĩ ấy, cách sống ấy có cái cốt cách Việt Nam được diễn đạt bằng một giọng điệu riêng nhưng không phải là không cứng cỏi.

Ba từ "sống" đặt ở đầu câu nối tiếp nhau không chỉ như một lời răn dạy thông thường. Nó thành kính thiêng liêng như việc giữ lửa và truyền lửa cho nhau, đó là vấn đề sống chết. Nói đến nghị lực cũng là nói đến nhân cách làm người. Nhân cách ấy là không chịu "nhỏ bé", phải ngẩng cao đầu như "Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương"... Một lần nữa, quê hương hiện lên như một nguồn tiếp sức, nhưng không phải như thời bé thơ chỉ có an ủi, vỗ về, mà là tư thế thẳng bước mà đi, nhằm thẳng mục tiêu mà tiến.

Về nghệ thuật bài thơ, cùng với cách nói, cách sáng tạo hình ảnh (như trên đã phân tích), cần bổ sung về nhịp điệu, giọng điệu, thể loại thơ và các biện pháp tu từ. Về nhịp điệu thơ lúc nhanh, lúc chậm, chậm trong kể tả, nhanh đến dồn dập thiết tha trong khát vọng làm người, khi mạch thơ chỉ còn là một mũi tên chí hướng. Đặc biệt mật độ mau thưa không đều của câu nói về "người đồng mình" như một nốt nhấn, tạo nên một tiết tấu tự nhiên phụ thuộc vào cảm xúc và ý nghĩ của người cha trong cuộc đối thoại đơn phương (hình tượng đứa con không xuất hiện). Nếu ở phần đầu, sự dịu dàng, âu yếm là âm điệu chủ thì sau đó phần lí trí đã được nâng lên. Nhưng dù là ngọt ngào hay nghiêm túc thì ẩn chìm trong đó vẫn là một tiếng nói thiết tha vừa thương yêu vừa hi vọng.

Riêng về thể thơ, Nói với con được viết bằng một thứ thơ không gò bó, độ dài ngắn của từng câu thơ không đều nhau. Thể thơ tự do này thích hợp với phong cách trò chuyện hằng ngày, phù hợp với một lối tư duy bình dị, hồn nhiên không cần đến sự cầu kì, đẽo gọt. Ngoài ra, cũng cần chú ý những biện pháp tu từ, ví dụ điệp từ (trong nhiều trường hợp), biện pháp đối lập nhằm làm nổi bật ý thơ như "Người đồng mình thô sơ da thịt - Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con", ở đây có sự đối lập giữa thể xác và tinh thần. Hoặc hình thức nối tiếp theo kiểu bắc cầu: "Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương - Còn quê hương thì làm phong tục". Những yếu tố về nghệ thuật ấy tự nó bổ sung cho nhau như tấm vải nhiều màu, những chiếc túi thổ cẩm xinh xinh, một thứ "túi thơ" của người miền núi.

Cảm nhận bài thơ Nói với con – mẫu 7

Xưa nay tình mẫu tử là đề tài phong phú cho thơ ca. Nhưng những bài thơ về tình cha con thì có lẽ khá ít. Bài thơ "Nói với con" của Y Phương là 1 trong những tác phẩm hiếm hoi đó. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.

Cảm nhận đầu tiên trong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của người đồng mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ắp giọng nói tiếng cười:

Chân phải….
….tiếng cười.

Khung cảnh ấy đẹp như 1 bức tranh: hình ảnh em bé ngây thơ lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói trong vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc, nâng niu của cha mẹ; hình ảnh cha mẹ giang rộng vòng tay, chăm chút từng bước đi, từng bước đi, từng nụ cười, tiếng nói của con. Gia đình chính là cái nôi êm ái, tổ ấm để con sống, lớn khôn và trưởng thành trong niềm yêu thương con cái. Đó là không khí thường thấy trong các gia đình hạnh phúc. Nhưng cách diễn đạt ở đây có nét độc đáo riêng của người miền núi: nói bằng hình ảnh cụ thể. Điệp ngữ "bước tới", trong tình cảm người cha, ko khỏi niềm sung sướng, tự hào.

Không chỉ có gia đình, con còn lớn lên, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong quê hương sâu nặng nghĩa tình:

Người đồng mình yêu lắm con ơi
………..tấm lòng

Một cách nói rất riêng, rất ngộ: "người đồng mình", là người miền mình, người vùng mình, là những người cùng sống trên 1 miền đất, cùng quê hương, cùng 1 dân tộc. Đó là cách nói mộc mạc, mang tính địa phương của dân tộc Tày nhưng giàu sức biểu cảm, Tác giả vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc đều được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Đan lờ để bắt cá, dưới bàn tay của người Tày, những nan trúc, nan tre đã trở thành "nan hoa". Vách nhà ko chỉ ken bằng gỗ mà còn được ken bằng "câu hát". Rừng đâu chỉ cho nhiều gỗ quý, lâm sản mà còn cho hoa. Ba đông từ "đan", "cài", "ken" còn thể hiện sự đoàn kết, gắn bó của quê hương. Lao động đã đem đến cho con bao điều tốt đẹp, "người đồng mình" và quê hương ấp ủ, nuôi sống con trong tình thương yêu, trong tình đoàn kết buôn làng. Và con đường đâu chỉ để đi mà nó còn cho "những tấm lòng" nhân hậu, bao dung, nghĩa tình. Con đường đó là hình bóng thân thuộc của quê hương, còn in dấu những bước chân đi xuôi ngược, làm ăn sinh sống của buôn làng, nên nó mang 1 ý nghĩa thật to lớn trong quá trình khôn lớn của con. Sung sướng nhìn con khôn lớn, nha thơ suy ngẫm về tình làng bản quê nhà, về cội nguồn hạnh phúc:

Cha mẹ …
….trên đời

Không chỉ gọi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" và ước mơ của cha về con. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

Người đồng mình thương lắm con ơi
………..Không lo cực nhọc

Trước hết đó là tình thương yêu, đùm bọc nhau. Cách nói mộc mạc mà chứa đựng bao ân tình rất cảm động đó được lặp đi lặp lại như một điệp khúc trong bài ca. Chính tình thương đó là sức mạnh để "người đồng mình" vượt qua bao gian khổ cuộc đời. Những câu thơ ngắn, đối xứng nhau "cao đo nỗi buồn xa nuôi chí lớn" diễn tả thật mạnh mẽ chí khí của "người đồng mình": sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng có chí lớn, luôn yêu quý tự hào, gắn bó với quê hương. Đó là phẩm chất thứ hai. Thứ ba, về cách sống, người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, biết chấp nhận vượt qua gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai, phản bội quê hương: "không chê…không chê….không lo" dù quê hương còn nghèo, còn vất vả. "Người đồng mình sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ "như sông như suối-lên thác xuống ghềnh-ko lo cực nhọc". Lời cha nói với con mà cũng là lời dạy con về bài học đạo lý làm người. Đoạn thơ rất dồi dào nhạc điệu, tạo nên bởi điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và nhịp thơ rất linh hoạt , lúc vươn dài, khi rút ngắn, lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay động, thấm thía, có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ.

Để nhắc nhở giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền thống của người đồng mình:

Người đồng mình thô sơ da thịt
…….Nghe con

Truyền thống ấy thật đáng tự hào, tuy "thô sơ da thịt", ăn mặc giản dị, áo chàm, khăn piêu, cuộc sống mộc mạc thiếu thốn… nhưng ko hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình: "tự đục đá kê cao quê hương". Họ sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong tục tốt đẹp của mình biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời, ko bao giờ được sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỷ. Hai tiếng "nghe con" kết thúc bài thơ với tấm lòng thương yêu, kỳ vọng, vừa là lời dặn dò nhắc nhở ý chí tình của người cha đối với đứa con thân yêu. Hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương trìu mến quá.

Bài thơ có giọng điệu nhỏ nhẹ, chân tình và rất mới lạ trong phong cách, một phong cách miền núi với ngôn ngữ "thổ cẩm" rất độc đáo, với cảm xúc, tư duy rất riêng. Qua đó, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của 1 dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Cảm nhận bài thơ Nói với con – mẫu 8

Có lẽ các bạn cũng đã biết xưa nay tình mẫu tử luôn là đề tài phong phú cho thơ ca. Những bài thơ nói về tình cảm cha con thì rất là ít. Riêng bài thơ " Nói với con" của tác giả Y Phương là một trong những tác phẩm rất hiếm hoi đó. Bài thơ Nói với con thể hiện tình cảm êm ấm của gia đình, tình yêu quê hương da diết, ngọt ngào và ngợi ca giá trị truyền thống tình nghĩa, sức sống mạnh mẽ của người dân miền núi.

Cội nguồn sinh dưỡng của con trước hết là cái nôi gia đình con lớn lên trong mái ấm có cha có mẹ trong vòng tay yêu thương. Cha mẹ thấy hạnh phúc sung sướng, từ bước chập chững từ tiếng nói tiếng cười đầu tiên của con. Cách nói mộc mạc, nghệ thuật liệt kê điệp ngữ, gợi ra không khí gia đình đầm ấm tràn ngập yêu thương.

“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng"

Hơn thế, cái nôi nhỏ bé ấy, còn được đùm bọc bởi cái nôi rộng lớn đó là quê hương. Con lớn lên trưởng thành trong cuộc sống lao động trong thiên nhiên thơ mộng nghĩa tình quê hương. Tác giả vận dụng cách nói của người miền núi để sáng tạo những hình ảnh cụ thể vừa mang tính khái quát cao. Người đồng mình, vùng núi, dân tộc mình yêu lắm con ơi. Đan lờ, ken vách cần cù lao động, cần cù lao động đùm bọc sẻ chia gắn bó với nhau.

"Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng"

Thiên nhiên đẹp đẽ thơ mộng trở qua nghệ thuật nhân hóa. Điều đó khẳng định một quê hương nghĩa tình. Người cha muốn nói với con vẻ đẹp ấy của người đồng mình mà để yêu, gắn bó. Do đó, khi sung sướng ôm con thơ vào lòng nhìn con khôn lớn, suy nghĩ về nghĩa tình làng bận quê nhà người cha nghĩ về kỉ niệm hạnh phúc.

"Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

Những đức tính cao đẹp của người đồng mình và mong ước ở bên con. Vẫn cách diễn đạt mộc mạc độc đáo. Nhà thơ tiếp tục thể hiện, nét đẹp của người đồng mình qua những hình ảnh đặc sắc.

"Người đồng mình…

…….

không lo cực nhọc"

Điệp ngữ “người đồng mình" lặp lại ba lần, đó là cảm xúc trào dâng trong tâm trạng nhà thơ. Biết bao nỗi niềm thiêng liêng da diết với quê hương với con người nơi đây mà thổn thức thành lời gọi " Yêu lắm, thương lắm, con ơi". Đứng trước hoàn cảnh quê hương đất nước lúc bấy giờ điểm tựa tinh thần và củng cố niềm tin duy nhất là cách tin vào sức mạnh truyền thống dân tộc lòng thủy chung với quê hương. Dù hôm nay quê hương, người đồng mình còn nghèo gian nan vất vả." Sống trên đá, trong thung lên thác, xuống ghềnh" thì cũng đừng " chê đá gập ghềnh, chê thung nghèo đói". Lạc quan " như sông, như suối". Trong ý thơ có nét đặc sắc, nhà thơ lấy cái cao xa của trời đất để đo tầm kích của nỗi buồn và ý chí người đồng mình, tác giả muốn nhắn nhủ khuyên răn truyền cho con cách nhìn và nghị lực, nỗi buồn dẫu cao to như núi thì ý chí tâm hồn con người, sẽ càng xa càng dài như sông suối, lớn lao như biển rộng. Phải biết chân trọng yêu thương nơi mình sinh ra và lớn lên. Dù gian nan đến đến đâu cũng đừng chê đừng bỏ, đừng làm việc trái lòng mình. Phải biết cần cù lạc quan để vượt qua để sống cho xứng đáng.

Người đồng mình tuy mộc mạc thô sơ nhưng giàu bản lĩnh và lòng tự trọng

“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì là phong tục”

Ý thơ cụ thể mà hàm ý sâu xa, nhà thơ nhắc lại hai lần người đồng mình thô sơ da thịt, mộc mạc. Về lời ăn tiếng nói nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé về ý chí nghị lực lòng tự trọng mà ngược lại rất mạnh mẽ, khoáng đạt giàu niềm tin và tinh thần lạc quan, bền bỉ gắn bó với quê hương. Câu thơ độc đáo mang cách nói đặc trưng sâu sắc của người miền núi.

“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương"

Đục đá kê cao là hành động thực người miền núi thường đục quá kê cao nhà kê nối đi, từ hình ảnh đó lời thơ chuyển nghĩa khái quát " kê cao quê hương" đó là ý thức bảo vệ và tinh thần xây dựng quê hương ngày càng tiến bộ giàu đẹp hơn là tôn vinh giữ gìn truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương.

Những câu cuối, nhà thơ khẳng định muốn truyền cho con sức mạnh vào truyền thống quê hương, người đồng mình tuy thế nhưng sống cao đẹp, mong con sau này lớn khôn trưởng thành trên cuộc đời phải sống cao thượng để xứng đáng truyền thống tốt đẹp đó. Bài thơ sử dụng thể thơ tự do, số câu số chữ không khuôn chỉnh phù hợp mạch cảm xúc tự nhiên, linh hoạt nhịp điệu bay bổng nhẹ nhàng.

Qua những lời tâm sự của cha đối với con. Ta thấy tình cảm cha con thật thân thích, trìu mến, người cha luôn muốn truyền dạy cho con những điều tốt đẹp nhất. Chính vì vậy, mỗi người con như chúng ta hãy chân trọng cố gắng giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.

Cảm nhận bài thơ Nói với con – mẫu 9

Ca dao từng có câu: "Công cha như núi Thái Sơn". Có phải vì vậy mà người cha luôn khao khát những đứa con có được sự vững vàng, rắn rỏi mạnh mẽ trên đường đời. Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, người đọc nhận thấy tình cảm và mong ước của một người cha như vậy dành cho con, một thứ tình cảm nồng ấm và thiêng liêng, giản dị. Bài thơ đồng thời cũng gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về trách nhiệm của người làm con.

Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.

Mở đầu bài thơ bằng những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha mẹ mừng vui đón nhận:

"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười"

Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáo đã cho thấy tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ.

Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, thời gian trôi qua, con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Đó là cuộc sống của những "người đồng mình", rất cần cù và tươi vui:

"Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời".

Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện: cài nan hoa, ken câu hát,... đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình cũng là một trong những yếu tố nuôi con khôn lớn, nâng đỡ tâm hồn con. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng". Cách gọi "người đồng mình" đặc biệt gần gũi, thân thiết và gắn bó như gợi niềm ruột thịt yêu thương.

Không chỉ gợi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình". Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ:

"Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn".

Dùng những từ ngữ rất mạnh mẽ như "cao", "xa", "lớn", tác giả muốn nhấn mạnh cuộc sống khoáng đạt, mạnh mẽ của những "người đồng mình". Dù khó khăn, đói nghèo còn nhiều nhưng họ không nhụt chí, ý chí của họ vẫn rất vững chắc, kiên cường:

"Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì là phong tục"

Những "người đồng mình" vượt qua vất vả để bám trụ lấy quê hương. Bằng cuộc sống lao động không mệt mỏi, họ xây dựng quê hương với những truyền thống cao đẹp. Những "người đồng mình" mộc mạc, thẳng thắn nhưng giàu chí khí, niềm tin...Người cha đã kể với con về quê hương với cảm xúc rất tự hào.

Tình cảm của người cha dành cho con rất thiết tha, trìu mến. Tình cảm này bộc lộ tự nhiên, chân thực qua những lời nhắn gửi của cha cho con. Người cha muốn con sống phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận những khó khăn, vất vả để có thể:

"Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc"

Người cha mong cho con mình sống ngay thẳng, trong sạch, sống với ý chí, niềm tin để vững vàng vượt qua mọi thử thách khó khăn. Người cha mong cho con sống phải luôn tin vào khả năng của mình, tin tưởng vào bản thân. Có như vậy, con mới có thể thành công, mới không thua kém ai cả Người cha đã nói với con bằng tất cả lòng yêu thương của mình, nói với con những điều từ đáy lòng mình. Điều lớn nhất người cha đã truyền dạy cho con chính là niềm tự tin vào bản thân và lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống của quê hương.

Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

Bài thơ đã gợi cho người đọc những niềm cảm động sâu xa và những suy nghĩ sâu sắc. Thì ra, đằng sau những lặng lẽ, thâm trầm của cha là biết bao yêu thương, biết bao mong mỏi, biết bao hi vọng, biết bao đợi chờ ... Con lớn lên như hôm nay không chỉ nhờ vào cơm ăn và áo mặc mà còn mang nặng ân tình của những lời dạy dỗ ân cần thấm thía. Quả là:

"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

Vậy thì, là người làm con, con xin nguyện:

"Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".

Chẳng những vậy, con sẽ bước theo những bước chân vững chắc mà cha để lại trên con đường cha bước đến đỉnh Thái Sơn - nguyện "sống như sông như suối", nguyện ngẩng cao đầu "lên đường" mà không "thô sơ da thịt". Và trên con đường ấy, con sẽ mang theo hình ảnh quê hương để tiếp tục nối tiếp cha anh "tự đục đá kê cao quê hương" thân thiết của mình.

Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.

Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Những bài học mà người cha trong bài thơ Nói với con có lẽ là những bài học mà bất kỳ người cha nào cũng muốn dạy cho con mình. Và những bài học giản dị, mộc mạc đó có lẽ sẽ theo con suốt trên chặng đường đời, bài học của cha - bài học đầy ý nghĩa sâu sắc.

Cảm nhận bài thơ Nói với con – mẫu 10

Bài thơ ra đời cuối những năm bảy mươi của thế kỉ XX, khi cả đất nước đứng trước hiện thực khó khăn sau chiến tranh. Với hai mươi tám câu thơ tự do, bài thơ có thể chia làm hai phần. Mười một câu thơ đầu là tình cảm gia đình, quê hương đầm ấm, tươi vui. Mười bảy câu còn lại là truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người đồng mình và mong muốn của người cha.

Gia đình, quê hương là cái nôi đầu đời của mỗi con người. Tình cảm gia đình, quê hương là sợi dây vô hình níu giữ bước chân của những con người xa quê với cội nguồn. Với giọng điệu tâm tình nhỏ nhẹ, Y Phương cho ta cảm nhận niềm hạnh phúc gia đình bình dị mà ai trong chúng ta cũng từng được trải qua:

Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười

Đó là những bước đi chập chững đầu tiên, gia đình tràn ngập trong "tiếng nói, tiếng cười" yên vui. Khi con lớn lên, cha mẹ vẫn luôn theo dõi bước chân của con trên mọi nẻo đường đời. Cha mẹ là điểm tựa vững chắc nâng đỡ từng bước con đi, không gì hạnh phúc bằng con có cha mẹ.

Bảy câu thơ tiếp: Con còn lớn lên trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. "Người đồng mình" là người vùng mình, người quê hương. Đây là cách nói giản dị, thân thuộc, mộc mạc của người miền núi.

Đan lờ cài nan hoa
Cách nhà ken câu hát

"Đan lờ" để bắt cá, "ken" vách nhà làm chỗ che nắng, che mưa, những công việc lao động hàng ngày qua cách liên tưởng của tác giả trở nên thi vị, lãng mạn, đầy chất thơ. Động từ "cài", "ken" vừa miêu tả những động tác, cử chỉ cụ thể, vừa nối liền cuộc sống vật chất và tinh thần. Lao động, xây dựng cuộc sống no ấm, từ đó mà nảy sinh thơ ca, nhạc họa, nảy sinh đời sống tinh thần phong phú (hoa, câu hát).

Hoa biểu tượng cho cái đẹp. "Rừng cho hoa" để tâm hồn người đồng mình thêm phong phú, biết yêu thương, trân trọng những giá trị tinh thần. "Con đường cho những tấm lòng" thơm thảo, biết sẻ chia, biết đồng cảm nỗi buồn vui. Thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình đã nuôi dưỡng, chở che con người, nếu con người biết gắn bó với quê hương, quê hương sẽ cho tất cả những gì tốt đẹp nhất cả giá trị vật chất lẫn tinh thần. "Người không phụ đất thì đất chẳng phụ người".

Y Phương đã vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc, thiên về cách nói cụ thể, vừa sinh động, khái quát mà vẫn không kém phần thi vị về vẻ đẹp cuộc sống lao động của người miền núi. 17 câu còn lại: Những đức tính cao đẹp của người đồng mình và mong muốn của người cha qua lời tâm sự với con.

Mỗi lần người cha tâm sự với con về "người đồng mình" thì một lần phẩm chất cao đẹp của người đồng mình lại hiện ra.

Người đồng mình ... cực nhọc

"Người đồng mình" cuộc sống vất vả "lên thác xuống ghềnh" nhưng giàu chí khí, biết lấy "nỗi buồn" mà "nuôi chí lớn", lấy cái cao xa của đất trời làm thước đo "nỗi buồn" và "chí lớn" ấy. Người cha muốn con ghi nhớ lấy những truyền thống ấy để mà thương mà nhớ:

"Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn...nghèo đói".

Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, là mảnh đất thiêng liêng, càng nghèo khó, càng phải gắn bó sẻ chia. Bởi vậy, mà quê hương đi vào văn học với một niềm thương nỗi nhớ của bao thế hệ. Họ tự hào hát về quê hương. Người dân xứ Nghệ hát về quê mình:

"Ơi Hà Tĩnh mình, đường về có nhớ
Trời chang chang nắng ai quàng áo tơi
Cho ta thương nhau mồ hôi chát mặn
Cho ta thương nhau vầng trăng không lẻ bạn
Đứt ruột nhớ mong..."

Người Quảng Bình tự hào:

"Giữ lấy đất trời của quê hương ta
Giữ lấy con người mà ta yêu quý..."

Quê hương dù nghèo đói, khổ đau... nhưng bát cơm, dòng nước quê hương vẫn chảy trong ta, nơi đó ấp iu bao nghĩa tình. Nhạc sĩ khẳng định:

"Sông cứ chảy trong ta, núi cứ lớn trong ta
Đi xa lại muốn về, khổ đau càng muốn về"

Bởi như nhà thơ Đỗ Trung Quân từng nói:

"Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người".

"Người đồng mình thô sơ da thịt" nhưng không nhỏ bé về tâm hồn. Như đã nói ở trên, họ giàu chí khí, tâm hồn phong phú, biết đồng cảm, sẻ chia.

Người đồng mình... phong tục.

"Đục đá", một cách nói cụ thể diễn đạt công việc lao động vất vả theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Dẫu phải "đục đá", họ vẫn muốn lao động xây dựng quê hương giàu đẹp, "kê cao quê hương". Một tình yêu chân chính, sâu sắc phải được biểu hiện bằng hành động cụ thể. Yêu quê hương mà quê hương vẫn còn nghèo khó thì phải lao động để xây dựng quê hương. Còn "quê hương thì làm phong tục", "phong tục" là lối sống, nếp sống sinh hoạt đẹp đẽ của quê hương. Lối sống đó sẽ theo con đi bốn phương trời, nhớ về quê hương là nhớ những phong tục đẹp đẽ ấy.

Từ những truyền thống đẹp đẽ của quê hương, từ những phẩm chất của người đồng mình, người cha mong muốn:

Con ơi, tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.

Lần thứ nhất người cha nói đến "Người đồng mình thô sơ da thịt" để nói cho con về sức sống mạnh mẽ của quê hương, sức mạnh truyền thống của quê hương; lần thứ hai, người cha nhắc lại như để con khắc cốt ghi xương rằng: quê hương mình tuy mộc mạc, chân chất, người đồng mình tuy thô sơ da thịt nhưng sống cao đẹp, nên trên đường đời con phải làm những điều lớn lao, con phải sống cao thượng, tự trọng để xứng đáng là "người đồng mình". "Lên đường" đi xa con phải biết tự hào về quê hương và tự tin để bước vào đời. Truyền thống của quê hương, niềm tự hào về quê hương trở thành hành trang con mang theo trên mọi nẻo đường. Người cha đã truyền cho con mình vẻ đẹp, sức mạnh của truyền thống quê hương.

Trách nhiệm của người con là phải biết tự hào, phát huy những đức tính tốt đẹp của người đồng mình, đồng thời gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của quê hương, cố gắng học tập thật tốt để góp phần xây dựng quê hương ngày một tốt đẹp.

Cảm nhận bài thơ Nói với con – mẫu 11

Tình cảm gia đình, tình yêu đối với quê hương xứ sở là những tình cảm nguyên sơ nhưng là những tình cảm thiêng liêng nhất đối với con người Việt Nam. Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng truyền thống của tổ tiên, dân tộc, quê hương là sự thể hiện cụ thể của tình cảm cao đẹp đó. Nhiều nhà thơ đã giãi bày những sắc thái tình cảm ấy lên trang giấy. Chúng ta bắt gặp trong bài thơ Nói với con của tác giả Y Phương những lời tâm tình thiết tha, những lời dặn dò ân cần của người cha đối với con được diễn đạt bằng cách nói mộc mạc, chân chất của người miền núi, bằng những hình ảnh giản dị tưởng như thô ráp nhưng vẫn mang vẻ đẹp tinh khôi của cảnh và tình nơi rừng núi quê hương.

Mở đầu bài thơ, bằng những lời tâm tình với con, Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người. Gia đình và quê hương là cái nôi êm, để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm hồn.

Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười

Thoạt tiên, những câu thơ đầu của bài thơ rất dễ được cho là đang miêu tả một tình huống cụ thể thường gặp trong đời sống: con đang tập đi, cha mẹ vây quanh mừng vui, hân hoan theo mỗi bước chân con. Tuy nhiên, đằng sau lối nói cụ thể đó, tác giả muốn khái quát thành một điều lớn hơn, có tính chất chiêm nghiệm: con lớn lên bằng tình yêu thương, trong sự nâng đón, vỗ về, mong chờ của cha mẹ. Những hình ảnh ấm êm với cha và mẹ, những âm thanh sống động, vui tươi với tiếng nói, tiếng cười là những biểu hiện của không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt, hạnh phúc tràn đầy. Không khí gia đình đầm ấm, thân thương ấy là một hành trang quý báu đối với cuộc đời, tâm hồn con. Đó cũng là yếu tố đầu tiên hình thành nên những phẩm chất tâm hồn mỗi con người.

Bên cạnh tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc, quê hương và cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm lên. Ở khổ thơ tiếp theo này, tác giả đã sử dụng những cách nói, những hình ảnh của người miền núi – nơi sinh dưỡng của chính mình – để nói những điều chân thực về quê hương rừng núi:

Người đồng mình yêu lắm con ơi
Nan lờ cài đan hoa
Vách nhà ken câu hát

Khi tâm tình với con về cuộc sống lao động của “người đồng mình”, tác giả đã lựa chọn đưa vào những hình ảnh đẹp đẽ “nan lờ cài đan hoa” và tươi vui “vách nhà ken câu hát”. Những động từ đan, ken, cài bên cạnh việc giúp cho người đọc hình dung được những công việc cụ thể của con người trên quê hương còn gợi ra tính chất gắn bó, hoà quyện, quấn quýt của con người và của quê hương xứ sở. Phải chăng đó chính là nguồn cội nuôi dưỡng tâm hồn con người?

Mỗi vùng quê, mỗi mảnh đất quê hương cụ thể trong mình nó chứa bao nhiêu truyền thống quý báu. Truyền thống đó có thể là những phẩm chất tâm hồn của cộng đồng người sống trên mỗi vùng quê đó và họ luôn tự hào về nó. Trong bài thơ Nói với con tiếp theo sự khái quát gia đình và sự lao động trên quê hương là nguồn cội sinh dưỡng mỗi con người, nhà thơ Y Phương đã tiếp tục đi tìm nơi sinh thành ra những phẩm chất của “người đồng mình” mà ông đã cất tiếng yêu tha thiết ngay ở khổ thơ đầu “Người đồng mình yêu lắm con ơi”.

Nói đến quê hương cũng là nói đến cảnh quan đặc trưng của nơi con người cụ thể sinh ra và trưởng thành từ đó. Quê hương của “người đồng mình” với hình ảnh rừng, một hình ảnh gắn liền với cảnh quan miền núi, hiện ra thật thơ mộng, đẹp đẽ “rừng cho hoa”. Hình dung về một vùng núi cụ thể, chắc hẳn mỗi người có thể gắn với nó những hình ảnh khác, và cũng có thể “rừng” hơn cách nói của Y Phương: là thác lũ, là bạt ngàn cây hay rộn rã tiếng chim thú hoặc cả những bí mật bất trắc của rừng. Y Phương chỉ chọn một hình ảnh thôi, hình ảnh hoa để nói về cảnh quan rừng. Trong tiếng Việt, hoa nhiều khi được hiểu như những gì đẹp, quý. Hoa trong Nói với con có thể là hoa thực – như một đặc điểm của rừng – và khi đặt trong mạch của bài thơ, hình ảnh này là một tín hiệu thẩm mĩ đáng giá. Nó góp phần diễn đạt điều tác giả đang muốn khái quát: chính những gì đẹp đẽ của quê hương đã hun đúc nên tâm hồn cao đẹp của con người ở đó.

Quê hương còn hiện diện trong những gì gần gũi, thân thương với con. Đó cũng chính là một nguồn mạch yêu thương vẫn tha thiết chảy trong tâm hồn mỗi người, bởi “Con đường cho những tấm lòng”, vẻ như mộng ấy của thiên nhiên, nghĩa tình sâu đậm ấy của “những tấm lòng” đã che chở, nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn cũng như lối sống của con.

Khi đọc những lời thơ này, chắc hẳn nhiều người liên tưởng đến một bài thơ quen thuộc: bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân. Không chọn cách nói hoàn toàn giống Y Phương trong Nói với con song những điều tác giả muốn nói lại có những điểm tương đồng. Trong hình thức trả lời cho câu hỏi của một em bé “Quê hương là gì hở mẹ? Mà cô giáo dạy phải yêu! Quê hương là gì hở mẹ! Ai đi xa cũng nhớ nhiều?” Tác giả đã đi đến định nghĩa quê hương trong hàng loạt những câu trúc khẳng định: Quê hương là chùm khế ngọt! Đường đi học! Cánh diều! Con đò nhỏ! cầu tre nhỏ! Đêm trăng tỏ. Nếu như những hình ảnh núi rừng được Y Phương chấm phá trong Nói với con thì hình ảnh một miền quê mang đậm cảnh sắc nông thôn yên ả cũng hiện ra trong bài thơ Quê hương. Và tác giả của quê hương cũng luôn lấy lại rằng, mỗi cảnh vật cụ thể ấy đều gắn với những hành động của con, với hình dáng mẹ – hình ảnh thân thương nhất đời của mỗi con người. Hai tác giả dường như đã gặp nhau ở cùng một cách hiểu: quê hương là những gì gần gũi thân thương nhất và cũng là nguồn cội của những tình cảm sâu sắc, tha thiết nhất của con người. Và tình cảm cũng sẽ lại khởi nguồn cho những tình cảm lớn lao, bền vững hơn như tình yêu đất nước, như Xuân Diệu đã từng khái quát: “Tình yêu tổ quốc là đỉnh núi bờ sông”. Trong Nói với con chỉ vài câu thơ ngắn, vài lời thơ giản dị nhưng đã mở ra những ý tứ sâu xa, thâm trầm gần như được nâng lên tầm triết lý. Sức mạnh của thơ, quyền năng, sự quyến rũ của thơ là ở đó chăng?

“Người đồng mình” không chỉ “yêu lắm” với những hình ảnh đẹp đẽ, giản dị ghi nhắc nguồn cội sinh dưỡng tâm hồn, tình cảm, lối sống cho con người mà còn với những đức tính cao đẹp, đáng tự hào. Trong lời chân tình của cha có niềm ước mong con sẽ kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của tổ tiên, của quê hương xứ sở.

Tự hào con người quê hương với những phẩm chất, đức tính quý báu mà người cha muốn truyền đạt lại cho con:

Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Sống trên đá không chê đá gập nghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc.

Tác giả dùng nhiều ảnh cụ thể để gợi ra cuộc sống nơi quê hương còn vất vả cực nhọc, đói nghèo. Nhưng đó chưa phải là tất cả những gì tác giả muốn gợi ra và nhắc tới. Tác giả tự hào về “người đồng mình” với những đức tính cao quý: khoáng đạt, mạnh mẽ, tình cảm thuỷ chung như nhất gắn bó với quê hương dẫu còn bao khó khăn cực nhọc.

Không chỉ vậy, “người đồng mình” còn có những đức tính khác nữa mà người cha rất đỗi tự hào: tuy có thể mộc mạc, thô sơ da thịt nhưng giàu chí khí, niềm tin, không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. Chính những đức tính tốt đẹp cùng với sự lao động cần cù, nhẫn nại hàng ngày tạo nên sức mạnh để làm nên quê hương với truyền thống, với phong tục tập quán tốt đẹp: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương, còn quê hương thì làm phong tục”.

Gửi trong những lời tự hào không giấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng người con phải tiếp nối, phát huy truyền thống để tiếp tục sống có tình có nghĩa, chung thuỷ với quê hương đồng thời muốn con biết yêu quý, tự hào với truyền thống của quê hương. Không chỉ gửi ước mong của mình đầy tự hào, người cha còn bộc lộ trực tiếp niềm mong ước này trong lời thủ thỉ dặn dò con thiết tha, trìu mến: “Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn”. Trong những bài thơ cuối cùng: “Con ơi tuy thô sơ da thịt! Lên đường! Không bao giờ nhỏ bé được! Nghe con” người cha dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đời, tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của “người đồng mình”.

Bài thơ Nói với con của Y Phương góp thêm một tiếng nói yêu thương của cha mẹ đối với con cái cũng như những kì vọng lớn lao, mong muốn thế hệ sau sẽ kế tục, phát triển những truyền thống quý báu của quê hương. Bằng cách diễn đạt mộc mạc “thô sơ”, bằng những hình ảnh cụ thể mà giàu khái quát, bài thơ đã thể hiện một cách độc đáo mà cũng thật thấm thía về tình cảm thiết tha sâu sắc nhất của con người: tình cảm gia đình và tình yêu quê hương xứ sở.

Cảm nhận bài thơ Nói với con – mẫu 12

Viết về tình cảm gia đình, quê hương và ước nguyện của cha mẹ gửi vào những thế hệ sau có nhiều tác phẩm. Có nhiều bài thơ đã trở nên quen thuộc với độc giả như "Quê Hương" Tế Hanh, của Hoàng Trung Thông. Mỗi nhà thơ luôn tìm thấy cho mình những hình thức khác nhau để diễn đạt tình cảm nguyên sơ mà chân thành ấy. Y Phương cũng góp vào đề tài này bài thơ "Nói Với Con". Bởi bài thơ đi từ tình cảm riêng là tình cảm gia đình mà nâng lên thành lẽ sống, thành tình yêu quê hương, đất nước.

11 câu thơ đầu bài thơ Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước sâu sắc. 4 dòng thơ mở đầu mở ra khung cảnh gia đình đầm ấm, hạnh phúc, rộn rã, đầy ắp tiếng nói, tiếng cười:

"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười"

Tuổi thơ có mỗi chúng ta đầy ắp những kỉ niệm. Bài thơ "Con Cò" của Chế Lan Viên ghi lại khoảnh khắc đầu đời của con trẻ khi còn nằm trong nôi:

"Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay"

Nếu như Chế Lan Viên trong những câu hát đưa nôi của mẹ ghi dấu ấn tuổi thơ thì Y Phương lại có một cách nói độc đáo về tuổi thơ. Đó là những bước chân chập chững non nớt đầu đời của con trẻ. Điệp ngữ "chân", "bước" lặp đi lặp lại hai lần như gợi ra những bước chân nhỏ bé non nớt đang tập những bước đi của cuộc đời. Điệp từ "tiếng" gợi âm thanh rộn rã, náo nức, vui sướng của cha mẹ. Mỗi bước đi của con trẻ có tiếng nói tiếng cười của cha mẹ. Mỗi bước đi của con trẻ có ánh mắt chăm chú dõi theo, có tình yêu thương vô bờ của cha mẹ. Và cứ thế con lớn lên trong tình yêu thương, chăm sóc của gia đình.

Những câu thơ tiếp theo, Y Phương gợi ra hình ảnh quê hương đẹp đẽ, thơ mộng, ân tình để làm nổi bật vẻ đẹp của con người nơi đây, đồng thời bộc lộ tình yêu, niềm tự hào về quê hương:

"Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng"

Cụm từ "Người đồng mình" chỉ những người cùng sống chung một quê hương bản làng, suy rộng ra là những người sống chung trên một đất nước, lãnh thổ. Cách gọi của người cha mộc mạc, bình dị nhưng xiết bao ân tình đằm thắm, xiết bao nghĩa tình của người cha dành cho con và cho người đồng mình. Người đồng mình là những người yêu lao động, cần cù lao động họ đang lờ để đánh bắt cá dưới núi, dưới khe. Vách nhà được thưng bằng gỗ bằng tre để che chắn gió mưa bão tố đổ về. Người đồng mình đâu chỉ cần cù lao động mà còn có đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo, giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng. Với họ nan vầu, nan tre đã trở thành những nan hoa đẹp đẽ. Vách nhà đâu chỉ ken bằng gỗ mà còn bằng những câu hát then, hát lượn ngọt ngào quyến rũ của người Tày. "Nan hoa", "câu hát" đâu chỉ là hình ảnh tả thực mà còn là hình ảnh ẩn dụ, thể hiện cuộc sống tươi trẻ, tinh thần lạc quan vui sống. Nhờ đó mà họ biến cuộc sống lao động thành thơ, đẹp như thơ. Cuộc sống của người đồng mình gần gũi, chan hòa, gắn bó với thiên nhiên. Hình ảnh "hoa" được nhắc tới vừa là hình ảnh tả thực vừa là hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng cho tâm hồn tươi trẻ phong phú tràn đầy lạc quan. Hình ảnh "con đường" cũng vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Con đường ở đây nối bản gần với bản xa, con đường lên nương, lên rẫy, con đường vào thung lấy nước. Tất cả đều in dấu chân của người đồng mình. Con đường tựa như một nhịp cầu gắn kết những con người quê hương. Tấm lòng cũng được coi là hình ảnh ẩn dụ, chính là tấm lòng của quê hương theo con đường gần, đường xa để đến với quê hương, đất nước mình. Điệp từ "cho" nhắc đi nhắc lại hai lần nhấn mạnh vẻ đẹp giàu có, hào phóng, thơ mộng, giàu yêu thương của thiên nhiên, núi rừng dành cho con và cho người đồng mình. Từ những câu thơ bình dị đó, ta thấy người cha mong con giữ gìn, trân trọng những giá trị của quê hương, gia đình, của dân tộc mình. Hai dòng thơ cuối kết thúc bằng hình ảnh cha mẹ:

"Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"

Ngày cưới là ngày khởi đầu của một mái ấm, của tình yêu đôi lứa. Ngày cưới là ngày gặp gỡ của những tấm lòng, của những con người quê hương. Tình cảm riêng đã hoà và tình cảm chung, tình cảm gia đình đã hòa vào tình cảm quê hương. Đoạn thơ mở ra bằng hình ảnh đứa con, kết thúc bằng hình ảnh cha mẹ, mở ra bằng cội nguồn gia đình, kết thúc bằng cội nguồn quê hương, gia đình và quê hương sẽ mãi mãi luôn bên nhau, nâng đỡ con trong suốt hành trình dài của cuộc đời.

Sang đến khổ thơ thứ hai Y Phương đã thể hiện lòng tự hào về quê hương và niềm mong ước của người cha, con sẽ là người kế tục và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương, đất nước. Mở đầu vẫn là lời gọi ra thiết của người cha:

"Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn"

Chỉ một chữ "thương" mà chất chứa cảm xúc yêu thương, cảm thông sâu sắc của người cha dành cho con và cho người đồng mình. Từ cảm thán "con ơi" cất lên ở cuối dòng thơ khiến dòng thơ nghẹn ngào, rưng rưng. Hai dòng thơ tiếp theo diễn tả cuộc sống thiếu thốn, nhọc nhằn, cơ cực của người đồng mình. Y Phương đã diễn tả cách nói mộc mạc của người miền núi. Nỗi buồn vốn là một khái niệm trừu tượng, nỗi buồn ấy nhiều vô hạn không thể cân đong đo đếm hết được, chỉ có thể lấy độ cao chất ngất của núi non mới có thể đo, đếm được. Người cha buồn vì đó là một cuộc sống lao động thủ công thô sơ, lạc hậu, thiếu thốn, lam lũ, vất vả và cực nhọc. Nỗi buồn của người đồng mình cao như núi nhưng ý chí và tầm vóc của người đồng mình lại không kém phần mạnh mẽ Chỉ có thể lấy cái xa ngất, rộng dài của thiên nhiên mới có thể đo được. Hai câu thơ như thành ngữ cô đọng, đối sóng nhau cùng Khắc hoạ, làm nổi bật vẻ đẹp, ý chí bản lĩnh, tâm trí sống để vượt qua gian khổ thử thách.

Câu thơ "Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn" cất lên tha thiết sâu lắng, mang âm hưởng của núi rừng khiến cho lời nhắc nhở của người cha thêm sâu sắc. Hai câu thơ tiếp:

"Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói"

"Đá gập ghềnh", "thung nghèo đói" vừa là hình ảnh tả thực, vừa mang tính khái quát. "Đá gập ghềnh" gợi cuộc sống không bằng phẳng mà gian khổ, lam lũ cực nhọc. Điệp ngữ "không chê" cùng với kiểu câu "sống... không chê..." khiến cho âm hưởng câu thơ thêm mạnh mẽ, thiết tha, hoà vào khát vọng của người cha. Vất vả cực nhọc là thế nhưng người đồng mình vẫn sống lạc quan, không chê cuộc sống nghèo đói, vẫn thủy chung trước sau như một với quê hương. Đó cũng là lời nhắn nhủ của người cha về một lẽ sống thủy chung, ân tình, ân nghĩa, gắn bó với quê hương, đừng phũ phàng phũ phàng, đừng quay lưng ngoảnh mặt. Nhưng gắn bó với cuộc sống quê hương đói nghèo cơ cực đâu có phải là chuyện dễ dàng. Hiểu được điều đó người cha mong con hãy sống lẽ sống của "sông" và "suối":

"Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc"

Nghệ thuật so sánh mang đậm âm hưởng miền núi, gợi ra một lối sống hồn nhiên, bền bỉ, mạnh mẽ, phóng khoáng, trong sáng. Chỉ Khi ấy con người mới không lo cực nhọc, không sợ gian nan dẫu đời nhiều lần ghềnh thác. Điệp từ "sống" nhắc đi nhắc lại hai lần vang lên như một lời thề, một lời quyết tâm. Thành ngữ đối sóng "lên thác, xuống ghềnh" cho thấy dù quê hương có vất vả nhọc nhằn, nỗi buồn chất cao như núi, nhưng người đồng mình không bao giờ quay lưng lại với nơi mình đã từng chôn rau cắt rốn, nơi cha mẹ đã từng cày xới vun trồng và luôn biết vượt qua gian khổ bằng ý chí và nghị lực vững vàng. Gởi trong lời nói với con, người cha mong con biết chấp nhận, biết vượt qua gian lao và thử thách bằng ý chí và niềm tin, hãy thẳng lưng mà bước, hãy ngẩng đầu mà đi, đi cho "Chân cứng đá mềm".

Phẩm chất của con người quê hương được người ta ngợi ca qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và phẩm chất bên trong:

"Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục"

Họ là những con người thôn quê chân chất bình dị mà cả cuộc đời gắn bó với núi rừng. Đối lập với vẻ ngoài ấy, với vóc dáng nhỏ bé là ý chí tầm vóc mạnh mẽ, lớn lao. Ẩn chứa trong hai dòng thơ đầu là lòng tự hào của người cha về tầm vóc ý chí của người đồng mình. Cụm từ "tự đục đá kê cao quê hương" là một cách nói độc đáo, cụ thể mà khái quát, gợi lên hình ảnh những con người yêu lao động, không lùi bước trước gian khổ, tự lực, tự cường xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình. Chính họ là những người sáng tạo và lưu truyền những phong tục, tập quán, tốt đẹp riêng của dân tộc mình và lấy quê hương làm chỗ dựa cho tinh thần mình. Điệp ngữ "quê hương" nhắc đi nhắc lại hai lần nhấn mạnh niềm tự hào vô bờ bến của người cha dành cho quê hương.

Bốn câu thơ cuối bài thơ là lời nhắn nhủ chân thành về lẽ sống:

"Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con"

Cụm từ "thô sơ da thịt" được lặp lại cùng với cách nói nhấn mạnh "không bao giờ nhỏ bé được" bộc lộ tha thiết niềm mong ước của người cha. Niềm mong ước ấy được đặt trong lời nhắn nhủ "Con ơi", "nghe con" khiến cho câu thơ mềm mại, giọng thơ tha thiết, ngọt ngào, tình rhow lan toả thấm vào lòng người. Điều người cha muốn nói với con ngắn gọn, hàm súc mà sâu sắc, có chút nghiêm nghị của mệnh lệnh trái tim. Dẫu thô sơ da thịt nhưng đừng tầm thường về lẽ sống và tâm hồn. Hãy sống có niềm tin, có ý chí để không bao giờ gục ngã trên mỗi chặng đường dài. Làm được điều đó là con đã kế tục truyền thống của người đồng mình và quê hương.

Bài thơ viết theo thể thơ tự do phù hợp với tư duy của người miền núi, nhịp điệu thơ linh hoạt, tạo ra sự cộng hưởng với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hình ảnh cô đọng, mộc mạc và vẫn phong phú.

Y Phương đã góp vào đề tài tình cha con cao quý, tình yêu quê hương sâu sắc một áng thơ hay. Bởi yêu gia đình, quê hương là tình cảm nguyên sơ nhất của con người. Quả thật:

"Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người

Cảm nhận bài thơ Nói với con – mẫu 13

Từ xưa đến nay, tình cảm gia đình vẫn luôn là một trong những tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất đặc biệt là tình phụ nữ. Trong bài thơ “ Nói với con”, nhà thơ Y Phương đã mượn lời của người cha để nói về để nhắc nhở con về cội nguồn của mình. Từ đó cũng gợi ra trách nhiệm cũng như lối sống của con.

Ngay từ những câu thơ đầu, nhà thơ đã tạo nên một không khí gia đình đầm ấm vui vẻ có mẹ có cha và có con:

“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”

Mỗi bước chân của người con đều được cha mẹ nâng đỡ dìu dắt tận tình. Dù là đi sang bên trái hay là bên phải thì đều luôn có cha mẹ đứng đó, sẵn sàng dang rộng vòng tay để đón con vào lòng. Có lẽ chính vì vậy mà con được sống trong tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ được cha mẹ chở che vỗ về. Câu thơ đã gợi được ra không khí gia đình tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.

Từ gia đình, người cha nói với con về quê hương và những người xung quanh con:

“Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời”.

Người cha gọi những người cùng quê hương là người đồng mình- đây là cách nói vô cùng thân thương thể hiện được sự thân mật gắn bó giữa những con người với nhau. Nói về người đồng mình, người cha muốn nói với con rằng con không chỉ được sống trong tình yêu thương gia đình mà còn được lớn lên trong cuộc sống lao động của thiên nhiên quê hương với những con người gắn bó thân thiết, nghĩa tình thủy chung.

Không chỉ gợi cho con nhớ về cội nguồn, người cha còn muốn nói cho con về những đức tính, phẩm chất cao đẹp của người đồng mình:

“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”.
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì là phong tục”

Hình ảnh người đồng mình hiện lên thật đẹp qua những từ “ cao, xa, lớn” thể hiện một cuộc đời phóng khoáng. Cho dù cuộc sống của họ có khó khăn đến nhường nào thì họ vẫn luôn có trong mình một ý chí bền bỉ sẵn sàng vươn lên. Tuy họ mộc mạc nhưng lại rất ngay thẳng và yêu lao động. Họ đã tự mình dựng xây quê hương, tự “ đục đá kê cao quê hương” để rồi tạo ra một quê hương với biết bao phong tục tập quán truyền thống văn hóa đáng quý đáng trân trọng. Nói với con những điều này, người cha không chỉ muốn con biết mà còn muốn con sống gắn bó với quê hương mình,biết yêu và tự hào về quê hương, dựng xây quê hương ngày một tốt đẹp lên. Chính nhờ những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình mà cha đã khuyên con, căn dặn con phải biết:

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”

Con cần phải học tập được đức tính tốt đẹp cũng như phẩm chất của người đồng mình. Phải biết vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống mà vươn lên, có ý chí nghị lực kiên cường để vượt qua mọi gian khổ. Đó là điều mà cha mong con có được bởi con là người của quê hương mình nên con phải có được những đức tính đó khi ra ngoài xã hội. Có như vậy thì con mới có thể tồn tại và phát triển được khi ra ngoài thế giới rộng lớn.

Như vậy, qua những lời người cha nói với con ta có thể cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến mà cha dành cho con. Cha mong muốn con luôn biết nhớ về gia đình quê hương để làm động lực đồng thời phải có được những phẩm chất tốt đẹp khi bước vào cuộc đời.

Cảm nhận bài thơ Nói với con – mẫu 14

Ngô Thế Vinh cho rằng: “Lời là tiếng nói của con tim, văn chương là cái làm cho lời dài thêm vậy”. Tức thơ ca nói riêng và văn học nói chung là nơi ký thác những tâm sự, những nỗi niềm của trái tim thi nhân. Từ ấy, mỗi khi ngâm khẽ tiếng thơ ta luôn giác ngộ được đâu đây một lời nhắn nhủ chân thành của chính người viết dành cho ai đó, cho nhân sinh và cho cả cuộc đời. Ngược dòng thời gian trở về với địa hạt thơ ca năm 1980, có một thi phẩm đặc sắc đã ra đời, đó là "Nói với con" của Y Phương. Bài thơ là một khúc nhạc đan xen nhiều cung bậc, vừa mộc mạc, nhẹ nhàng vừa hàm súc, cô đọng, vừa thủ thỉ tâm tình, vừa triết lý sâu xa. Y Phương đã gợi nhắc cho con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi sinh linh trên cõi đời này, về vẻ đẹp phẩm chất của người đồng mình.

Y Phương là một ngòi bút xuất sắc và tiêu biểu. Tác phẩm của ông khẳng định được vị thế riêng trong thơ ca hiện đại bởi một “chất giọng” đặc trưng của người Tày, vừa đậm đà bản sắc “người đồng mình", vừa rộng mở, giao hòa với vùng văn hóa rộng lớn để hợp lưu thành con sông văn chương Việt Nam. Nhà thơ Y Phương vẫn miệt mài trên cánh đồng chữ nghĩa, cần mẫn gom nhặt và làm sống dậy những giá trị nhân văn trong truyền thống văn hóa của dân tộc. Bài thơ “Nói với con” được sáng tác năm 1980, in trong "Thơ Việt Nam 1945 - 1985". Thi phẩm là lời tâm sự của ông với đứa con gái đầu lòng, cũng là lời tâm sự với chính ông. Ngòi bút Y Phương đã khơi gợi trong lòng độc giả những xúc cảm dạt dào khi hướng về cội nguồn, về gia đình, về mảnh đất mình sinh ra và vẻ đẹp của những con người nơi ấy.

Thi phẩm mở ra với khúc nhạc dạo đầu gợi lên hình ảnh một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, ngọt ngào yêu thương:

"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói”

Hai bước tới tiếng cười" Xuyên suốt bốn câu thơ là những hình ảnh đối xứng "chân phải - chân trái", một bước - hai bước", "tiếng nói - tiếng cười", "cha - mẹ". Bốn câu thơ dùng với 15 thanh trắc, như 15 phím đàn tấu nên những âm điệu gân guốc. Ngâm khẽ tiếng thơ, bất chợt ta mường tượng đến cảnh đứa trẻ chập chững đi những bước đầu đời, vấp ngã, òa khóc rồi lại khúc khích đứng lên trong vòng tay chở che dìu dắt, trong ánh nhìn trìu mến của song thân. Bên phải con là "tình cha ấm áp như vầng thái dương", bên trái con là "nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra", con bước đi trong vòng tay chăm chút, trong niềm mừng vui đón nhận của gia đình. Mẹ cha cẩn thận đếm từng bước đi của con “một bước”, “hai bước” với hết thảy những nâng niu, trong chờ, dõi theo từng cử chỉ, từng bước chân bé nhỏ.Thước phim được chuyển đến cảnh đứa bé bi bo tiếng "cha", tiếng "mẹ" ngọng nghịu trong niềm tự hào, niềm vui rạo rực và cảm xúc vỡ òa của mẹ cha. Con như sứ giả của hạnh phúc mà Thượng Đế đã ban tặng cho gia đình mình, biết bao lo toan, mệt nhọc của cha mẹ đều vượt qua được là nhờ vào "tiếng nói", "tiếng cười" của con. Là một thi sĩ từng đi lính âm hưởng, trong thơ của Y Phương còn vang lên những tiếng "một - hai", "một bước - hai bước" như chính khẩu hiệu đi đều của khúc ca hành quân. Tiếng thơ cứ thế vấn vương, khơi gợi trong "ốc đảo" tâm hồn con thơ và bạn đọc muôn đời một điều tâm niệm của người cha: gia đình là cội nguồn sự sống là chốn bình yên luôn yêu thương con vô điều kiện, luôn đón chào, ôm ấp con.

Gia đình trao cho con sinh mạng, và con lớn lên, trưởng thành còn nhờ vào cuộc sống lao động, văn hoá của người làng mình, nhờ quê hương thơ mộng và thiên nhiên sâu nặng nghĩa tình:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

Với tình cảm tha thiết, chân thành, Y Phương đã nhắc đến "Người đồng mình" qua câu thơ chan chứa âm điệu trìu mến, kết đọng trong một từ "yêu". "Yêu" ấy là gắn bó, là cảm mến và tự hào. Các động từ "đan, cài, ken" nối tiếp nhau gợi đến quá trình lao động miệt mài, tỉ mỉ. Người đồng mình lao động với bản chất khéo léo, với đôi bàn tay cần mẫn đan những nan tre, nan nứa để chiếc lờ - một dụng cụ đánh bắt cá bình thường cũng mang dáng hình của “nan hoa”. Phải chăng "nan hoa" mà tác giả nhắc đến còn phúng dụ cho sự "đom hoa kết trái", những thành quả của tháng ngày hăng say làm việc. Vách nhà của người Tày không chỉ được ken bằng ván gỗ mà còn bằng cả câu ca, tiếng hát hồn nhiên, vui tươi. Khi những tia nắng yếu ớt cuối ngày ngất lịm phía sau lưng đồi, họ quay quần bên nhau trong một ngôi nhà rộng để cùng hát ca, nhảy múa, để cuộc sống thêm tràn ngập niềm vui. Lối liên tưởng “vách nhà ken câu hát” còn ẩn chứa một nét văn hóa phi vật thể của người dân tộc. “Vách nhà” là chứng nhân cho tình yêu lứa đôi. Những đêm trăng sáng lở lửng trên đỉnh đầu, người con trai ngồi ngoài vách, người con gái ở bên trong vách. Họ cùng nhau tâm sự những vui buồn của cuộc sống, hát cho nhau nghe những bản tình ca tuổi trẻ, hát tràn đêm đến sáng bạch. Từ những câu hát ấy, tình yêu được kết tinh, nghĩa vợ chồng son sắt được hình thành.

Khi viết về quê hương, nếu nhà thơ Tế Hanh nhớ về dòng sông quê xanh biếc "nước gương trong soi tóc những hàng tre" thì Y Phương thì lại viết về núi rừng và những con đường nghĩa tình. Rừng cho hương sắc của hoa, rừng che chở, cung cấp nguồn nhựa sống dồi dào và duy trì sinh kế cho người dân tộc. Với người dân chài:

“Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)

Còn với người dân Tày, những cánh rừng hoa ban trắng xòe tinh khôi hay hồng tím nhẹ nhàng đã làm đẹp cho cuộc đời và dạy cho họ biết yêu quý thiên nhiên. Dường như tất cả những gì tinh túy, đẹp nhất mẹ thiên nhiên đều ưu ái ban tặng cho con người. Không phụ tấm lòng thiên nhiên, người đồng mình đã sống hòa mình gắn bó và trân quý rừng thiêng sông núi. "Con đường" cũng mở rộng vòng tay chào đón những đứa con về với làng, với bản, đón chào "những tâm hồn" đôn hậu, bình dị, hồn nhiên, vô tư. Nhờ nó mà con người có thể đến gần với nhau. Vì thế, con đường là sợi chỉ đỏ kết nối tình cảm, cũng là sợi tơ duyên để nối kết những tâm hồn, trong đó có cha và mẹ. Hình ảnh “ngày cưới” là “ngày đầu tiên”, là ngày “đẹp nhất”, đáng nhớ nhất trong đời. Ngày cưới - ngày mà lời ca của cha mẹ trong những đêm trăng tròn đã tạo nên tình yêu trọn vẹn. Ngày cưới - ngày khởi đầu ngày đặt nền móng cho hạnh phúc gia đình. Nhìn con khôn lớn, suy ngẫm về tình nghĩa làng bản quê nhà, nhà thơ muốn con biết chính quê hương đã tạo cho cha mẹ cuộc sống hạnh phúc, mạnh mẽ, bền lâu. Dặn dò con về quê hương ,về “người đồng mình", nhà thơ “chắt” vào con ý thức nhân sinh đẹp đẽ, đó là tình yêu quê hương, bản quán.

Thi sĩ đã nâng nâng niu, ôm ấp và thổi vào hồn thơ vẻ đẹp phẩm chất của người dân Tày:

“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”

Mỗi lần nhắc đến "người đồng mình", trái tim Y Phương lại thổn thức cất tiếng "yêu lắm" và "thương lắm". Thứ tình cảm ấy cứ tha thiết chân thành, ngân dài bất diệt trong xuyên suốt một bài thơ và cả một đời thơ. Có lẽ từ "thương" mang trong mình một cung bậc cảm xúc da diết, trìu mến hơn "yêu". “Thương” ấy còn ẩn chứa một cái gì đó nghẹn ngào, xót xa. Hình ảnh sóng đôi "nỗi buồn - chí lớn" phúng dụ cho phẩm tính của người dân Tày. "Nỗi buồn" gợi đến đời sống tâm hồn rộng mở của người đồng mình được dựng xây từ những nỗi niềm trầm tư. Còn "chí lớn" là ý chí quật khởi, khát vọng sống mãnh liệt. Bằng lối tư duy hình tượng độc đáo, tác giả đã lấy thước đo vô cùng, vô tận của không gian để thể hiện tầm kích tình cảm, chí hướng của con người. Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình vẫn còn đó những nỗi buồn thầm kín, những nỗi lo mưu sinh, cơm áo gạo tiền. Song, họ sẽ vượt qua tất cả như hoa hướng dương vươn mình chiêm ngưỡng cuộc đời, bởi trong họ luôn thường trực ý chí và nghị lực cùng niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

Người đồng mình dù phải oằn mình trong nghèo khổ, gian nan thì tình cảm thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn vẫn mãi vẹn nguyên vẹn toàn:

“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung
nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh”

Không lo cực nhọc" Ba chữ “dẫu làm sao” đặt ở đầu câu thơ làm nhịp thơ thoáng chốc ngập ngừng. "Dẫu làm sao” chăng nữa, dẫu cuộc đời có “vạn biến” khó lường, "cha vẫn muốn" con giữ được tâm thế “bất biến”, không được quên cội nguồn sinh dưỡng. Có lẽ cõi lòng người cha chứa đầy những dự cảm, đau đáu, lo âu về cái thời kỳ mà "cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả gấp gáp kiếm tìm tiền bạc". Và nối tiếp dự cảm là khao khát, là lời nhắc nhở con cũng như căn dặn chính mình phải biết tự hào, gìn giữ và lưu truyền nếp sống ngàn đời của tổ tiên. Điệp từ “sống”, điệp cấu trúc cùng các hình ảnh "sống trên đá, sống trong thung" gợi lên cuộc sống đầy những gam màu lao lực, gian khổ. Thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" tạo nhịp vận động không ổn định như chính cuộc sống bấp bênh của những người con bản làng thấm đẫm mồ hôi trên từng thửa ruộng. Có những kiếp người "dầm chân trong đời nghèo”, triền miên trong nỗi bâng khuâng "quê tôi còn nghèo lắm" (Tiếng hát tháng giêng) nhưng họ vẫn "không chê" đá, nghĩa là không chê mảnh đất nghĩa nặng tình sâu. "Không chê" thung, nghĩa là không chê cuộc sống lam lũ, nghèo khổ và "không lo", không ngại nhọc nhằn, thiếu thốn. Với sự lạc quan, nghị lực cùng tình yêu xứ sở, đồng bào nơi đây tìm mọi cách để thích nghi và vươn lên cái khắc nghiệt, để ươm mầm hạnh phúc và hy vọng. Một lòng dành trọn tâm tư cho quê hương, nhà thơ Y Phương vẫn giữ nguyên vẹn những "rung động bằng trái tim suối nguồn và suy tư bằng sừng sững đá”. Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi đến sức sống bền bỉ, sống giao hòa với thiên nhiên bốn bề. Người đồng mình sống với tâm hồn tràn đầy sinh lực, rộng mở, lãng mạn và khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ tựa như dòng sông trong veo và ngọt lành đã tưới mát những tâm hồn lạc lõng giữa muôn trùng nỗi buồn. Tiếng thác suối thì thầm vang vọng, mang theo cả bóng dáng quê hương khắc tạc vào linh hồn người Tày, giúp họ thêm kiên định "sinh hoạt như những người Tày ngay giữa lòng Thủ đô..."

Ở những câu thơ tiếp theo, tác giả đã ngợi ca nét đẹp tự lập từ cường và tinh thần tự tôn dân tộc của người đồng mình:

“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”

Tác giả đã gặt hái được thành công nhờ hình ảnh đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong. Người miền núi bàn tay chai sạn, da thịt thô ráp, và chính sự "thô sơ da thịt" ấy đã tạo cho người Tày một nét đẹp chất phác, thật thà. Song, người quê mình “chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”. Bởi trong họ, ý chí nghị lực đã thấm nhuần máu xương, cốt cách tự tôn đã ăn sâu da thịt và niềm tin, niềm kiêu hãnh chưa bao giờ vơi cạn. Giản dị, hồn hậu mà mạnh mẽ, kiên gan đã trở thành phẩm chất ngàn đời của người miền núi. Hình ảnh "tự đục đá" gợi về một nét văn hóa gắn liền với cuộc sống của "người đồng mình". Đó là việc họ đẽo đá kê chân cột nhà, làm nên những lối đi nghĩa tình... Sự liên hoàn của ba thanh trắc " tự - đục - đá" tạo nên thứ âm điệu trúc trắc nhằm tái hiện nỗi nhọc nhằn của “người đồng mình” trong việc kiến tạo quê hương trên đá. Sự liên hoàn của các thanh bằng “kê - cao - quê - hương” lại mở ra hình ảnh một thế đứng, một tầm vóc cao vời vợi của quê hương giữa mênh mang đất trời. Bằng chính đôi bàn tay khéo léo cùng tinh thần tự lực tự cường, họ đã xây đắp và nâng đỡ quê hương thăng hoa trên những nấc thang phát triển. Âm điệu chuyển từ trúc trắc đến nhẹ nhàng tựa như một thước phim về hành trình của quê hương từ thuở “khai thiên lập địa” đầy khó nhọc, nặng nề đến khi ung dung, khoan khoái đứng vững trên những “gập ghềnh” của đá. Chính cuộc hành trình phảng phất những giọt mồ hôi, nước mắt ấy đã làm nên truyền thống, làm nên phong tục cho mảnh đất quê hương. Và những truyền thống tốt đẹp của bản quán là nền tảng, là điểm tựa tinh thần vững chắc để từ đó ta được lớn lên, được trưởng thành, được "sống đàng hoàng như một con người".

Bốn câu thơ ngắn dài đan xen ở cuối thi phẩm vừa khép lại "khúc nhạc đàn tính" - Nói với con, vừa khơi gợi trong lòng người đọc biết bao suy tư về lời thủ thỉ thiết tha, chân tình của Y Phương dành cho con:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được”

“Nghe con” tiếng gọi “con ơi” được lặp đi lặp lại trong bài thơ như chan chứa niềm mong mỏi rằng lời dạy của cha sẽ mãi bên con, cùng con vượt qua sự đời "thương hải tang điền". Ý thơ “Tuy thô sơ da thịt” một lần nữa được xướng lên càng trở nên da diết, sâu sắc hơn. Có lẽ dụng ý của nhà thơ là muốn mượn cái hình thức giản dị bề ngoài của thôn làng đơn sơ để gợi nhớ đến truyền thống vĩ đại của quê hương, khắc sâu trong con những phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình”. Rồi một mai này đây, con chẳng còn chập chững những bước đi đầu đời, con bắt đầu khăn gói "lên đường", va vấp với xã hội ngoài kia. Rồi một mai này đây, cha thấy bóng lưng đứa trẻ năm nào đang rảo bước trên con đường đời, con đường của chân trời mới, con đường dẫn đến thế giới của "người trưởng thành". Mong rằng khi ấy, con phải thật mạnh mẽ, vững vàng, không được "ôn nghèo kể khổ", yếu mềm buông xuôi trước những thách thức của cuộc đời. Cách nói “nghe con” như một lời khuyên chí tình dành cho con, cũng như thế hệ trẻ được nuôi nấng trong tình thương của buôn làng. Hãy nhớ rằng gia đình và quê hương luôn dõi mắt theo những bước chân của con như một người cha, luôn dang rộng vòng tay ôm con vào lòng như một người mẹ, để chữa lành những vết xước trong con, để con có thêm dũng khí, sức mạnh và niềm tin. Bởi vậy, con hãy sống sao cho xứng đáng với truyền thống của quê hương, với cái nôi linh thiêng của mình.

Bài thơ có bố cục chặt chẽ, phong cách miền núi với ngôn ngữ “thổ cẩm” rất độc đáo. Hình ảnh đối xứng, mộc mạc giàu liên tưởng. Thi phẩm còn là sự hòa hợp nhuần nhuyễn giữa tư duy hình tượng của người dân tộc và tư duy thơ Tượng trưng, Siêu thực hiện đại. Chất miền núi thấm sâu, lan tỏa trên từng câu thơ song hành cùng giọng điệu thiết tha trìu mến như đã góp phần làm sáng toả, nổi bật lên những lời thủ thỉ, tâm tình mà "Nói với con" muốn truyền tải. Nhà thơ Y Phương đã chọn cách sáng tạo thơ rất nhạy bén, sâu sắc, tinh tế, liền mạch và tự nhiên thể hiện tình yêu của mình đối với con, với quê hương xứ sở.

Chất thơ sung mãn, lối viết khoáng đạt giàu hình ảnh, giàu sắc thái dung hòa con người với tự nhiên đã tạo cho "Nói với con" của Y Phương một sức sống bền bỉ. Sức sống ấy không chỉ ở ngôn từ, mà nó đã bật trào ra khỏi con chữ và phập phồng trên trang giấy. Tiếng thơ là lời răn dạy của người cha, mong rằng dẫu mai này con có đi vào biển người tấp nập, dấn thân vào nơi hào nhoáng của đô hội, con cũng phải biết "uống nước nhớ nguồn", biết rằng mình sinh ra là nhờ cái nôi hạnh phúc của gia đình, nhờ những truyền thống tốt đẹp của quê nhà. Cha cũng mong con phải khắc cốt ghi xương hai tiếng "quê hương" vào tâm hồn và trái tim như Xuân Quỳnh từng viết:

“Mỗi người có một quê
Ngày dại thơ để ở
Tuổi thiếu niên để yêu
Và lớn lên để nhớ…”

“Nói với con” đã lẳng lặng trở thành một bài thơ đời. Để rồi có những phút ngã lòng, ta vịn vào thi phẩm để thêm yêu gia đình, để biết tự hào, giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của văn hoá dân tộc ta.

Cảm nhận bài thơ Nói với con – mẫu 15

Bình an, hạnh phúc có nào xa
Cũng bởi tình thương tỏa khắp nhà

(Gia Đình –Nguyễn Xuân Viện)

Quả thực, Có lẽ từ lâu hai tiếng “gia đình” đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi con người. Là nơi chứa đầy tình yêu thương và sự ngọt ngào của mẹ, là những lời tâm tình trầm ấm của cha. Là bến đỗ bình yên nhất mà ta luôn muốn chạy đến. Là nơi trái tim con người ta phải rung lên một khoảnh khắc khi chạm nhắc… Không chỉ hiện mình trong đời sống thường nhật mà hình ảnh gia đình, tình yêu thương của cha mẹ cũng xếp danh trong nền văn học Việt Nam. Và trong số đó ta không thể không nhắc đến gia vị ngọt ngào của gia đình, của tình yêu thương vô vàn của người cha trong bài thơ “Nói với con” – Y Phương, là lời nhắn nhủ, dặn dò của người cha dân tộc miền núi gửi gắm cho đứa con của mình, đồng thời gợi nhắc cho chúng ta về tình yêu quê hương, đất nước, ý chí vươn lên của dân tộc.

Bài học đầu tiên mà người cha Y Phương muốn gửi gắm cho đứa con của mình không phải những gì là vật chất hay cũng không phải là những thứ đỗi xa vời, mà là nơi gần gũi nhất với chúng ta, là nơi chứa đựng đầy ắp những tiếng cười:

Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.

Mở ra khung cảnh của 4 câu thơ đầu với những hình ảnh cụ thể, cùng với nghệ thuật điệp cấu trúc và phép tăng tiến, ta như ngỡ mình đang ngắm nhìn một gia đình hạnh phúc, ấm êm và có cả những tiếng bi bô của em bé tập nói, những bước chân đầu đời mà em cố gắng đạt được. Có lẽ vui hơn em không ai khác chính là những người sinh thành, là cha mẹ của em, là những người nâng niu, nâng đỡ em từng ngày. Qua đó, người cha muốn nói với con rằng dù đi bất cứ nơi đâu, làm gì thì hãy luôn nhớ đến cội nguồn sinh dưỡng của con, nơi sinh ra con. Bởi đây là bến đỗ mãi luôn dang tay chào đón con khi con thành công hay thất bại, khi con cần chỗ dựa bình an nhất thì nơi ấy – gia đình, sẽ là bờ vai cho con.

Bên cạnh tình yêu của gia đình con còn được lớn lên trong tình yêu của bản làng, của quê hương,trưởng thành dưới cuộc sống lao động nhộn nhịp của người đồng mình, của bản sắc thiên nhiên vô cùng cao đẹp:

Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Nếu 4 câu thơ đầu là những khoảnh khắc ngọt ngào, ấm áp của gia đình thì ở đây, Y Phương đã miêu tả cuộc sống lao động cần cù, đầy nghệ thuật của quê hương, của người đồng mình với những hình ảnh: Đan lờ cài nan hoa; Vách nhà ken câu hát. Điệp từ “cho” cùng với hình ảnh nhân hóa mà tác giả đã sử dụng ở trên cho ta thấy rằng: không những được lớn lên trong cuộc sống lao động mà con cũng sẽ được lớn lên trong bản sắc thiên nhiên của quê hương, lớn lên trong sự chứa chan nghĩa tình của người đồng mình, của cuộc sống vui tươi, đầy sắc màu của cuộc sống. Nghĩ đến khung cảnh đứa con gái của mình trong một tương lai không xa ấy, Y Phương lại một lần nữa quay về hồi ức của gia đình và xa hơn thế nữa chính là “ngày cưới” – Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. Là sự khởi đầu của một tổ ấm hạnh phúc, cũng là nơi khởi nguồn những tình cảm thiêng liêng nhất của đời người.

Trong cái dư vị của cuộc sống lao động, kỉ niệm quê hương, người cha đã tha thiết nói với con về những phẩm chất cao quý của người đồng mình là sức mạnh bền bỉ của quê hương và mong con có thể kế tục những truyền thống cao đẹp đó:

“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”

Ở đây ta là bắt gặp một lần nữa hình ảnh “người đồng mình” nhưng lại là “thương “chứ không phải là “yêu” như ở khổ một. Ở khổ thơ đầu tác giả đã sử dụng từ “yêu” , yêu ở đây là yêu cái cuộc sống lao động nhộn nhịp của quê hương, yêu bản làng thơ mộng, những tấm lòng chân thiện nghĩa tình, thì từ “thương” ở khổ thơ thứ hai là thương cho cuộc sống gian nan vất vả của người đồng mình. Từ đó bộc lộ tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả.

Ở câu thơ tiếp theo tác giả đã sử dụng phép so sánh lấy cái trừu tượng để miêu tả cái cụ thể. Tính từ “cao” thường dùng để đo tầm vóc, từ “xa” để chỉ quãng đường đi của con người. Nhưng điều quan trọng nhất ở con người không phải là hình thức bên ngoài mà là đời sống bên trong tâm hồn. Và đời sống tâm hồn của người đồng mình chính là sự giàu ý chí, nghị lực, không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Tác giả đã làm nổi bật đức tính cao đẹp ấy của quê hương mình, đồng thời cũng là niềm tự hào và là bài học mà ông muốn nhắn gửi đến con.

Bên cạnh sự ý chí nghị lực vươn lên ấy, mà “người đồng mình” còn có phẩm chất cao đẹp khác, đó là lòng thủy chung, gắn bó với quê hương dù khó khăn, đói nghèo chỉ cần sớm tối bên nhau, truyền cho nhau chút lửa, thì dù nghịch cảnh nào chăng nữa đều có thể vượt qua:

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc

Với hình ảnh ẩn dụ và phép liệt kê như “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói” gợi tả cho ta thấy sự khó khăn gian khổ của những con người nơi đây. Điệp từ “sống”, “không chê” và thành ngữ “lên thác xuống ghềnh “mà tác giả đã sử dụng trên khổ thơ là muốn nhấn mạnh, khẳng định rằng: dù có vất vả đấy, có gian nan đấy, nhưng trái tim của những con người ở quê hương này chưa bao giờ là mệt mỏi, mà vẫn luôn bền bỉ, đập vỡ những rào cản của cuộc đời, sống 1 cuộc sống tự do, khoáng đạt, rộng lớn như “sông như suối”, sải cánh mạnh mẽ, tự tin mà bay khắp bốn phương trời…..

Ngoài những phẩm chất cao đẹp về ý chí, nghị lực, về lòng thủy chung với quê hương mà “người đồng mình” còn có đức tính cao quý hơn thế nữa, đó lòng yêu bản làng, tôn cao vẻ đẹp truyền thống cao vời của quê hương, của người đồng mình:

Người đồng mình thô sơ da thịt,
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con,
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.
Còn quê hương thì làm phong tục.

Có lẽ hình ảnh “thô sơ da thịt” không còn xa lạ với chúng ta, gợi cho chúng ta thấy sự mộc mạc, đơn giản về vẻ ngoài của những con người quê hương nơi đây, của những người dân tộc miền núi. Tuy thế mà người đồng mình không hề “nhỏ bé” một chút nào, “thô sơ" về vẻ ngoài nhưng giàu về đời sống tâm hồn. Là những người luôn “tự đục đá kê cao quê hương”, tự xây dựng bản thôn, bản làng, phát triển quê hương, biến nó trở thành nơi đầy ắp những tiếng cười của gia đình hạnh phúc, tiếng trò chuyện của những “người đồng mình”. Là những con người giàu ý chí vươn lên trong cuộc sống và giàu lòng chung thủy với nơi quê cha đất tổ – nơi sinh ra của mình, để rồi những đức tính cao đẹp ấy trở thành “phong tục” của quê hương, của dân tộc Đại Việt này, để những phẩm chất tuyệt vời ấy trở thành truyền thống ngàn đời của dân tộc ta.

Với những bài học tha thiết về nơi cội nguồn sinh dưỡng, về sự chan chứa nghĩa tình của người đồng mình, thì giờ đây những câu thơ kết chính là lời tâm tình, dặn dò, nhắn nhủ của người cha, chuẩn bị cho con những hành trang trước cuộc đời lắm bão giông, gian khổ:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”

Ở đây hình ảnh “thô sơ da thịt” lại một lần nữa được nhắc đến, khẳng định sự kiên cường, bản lĩnh to lớn của người đồng mình, cũng là sự gan dạ tự tin của con bởi con cũng là 1 thành viên trong gia đình quê hương dân tộc Tày này: “thô sơ” nhưng không hề “ nhỏ bé”, mộc mạc giản dị nhưng lại bền bỉ, mạnh mẽ trên bước đường đời phía trước của mình, không bao giờ chịu bỏ cuộc. Hai từ “nghe con “ở cuối bài, như thể ngân vang mãi trong trái tim của người con và cả những trái tim của bạn đọc, nó dịu dàng, tha thiết và sâu lắng làm sao. Hai từ ấy như một sự đúc kết trọn vẹn cho những bài học đường đời – bài học về cội nguồn, về quê hương, phẩm chất đáng có mà cha đã dạy con. Nhắn gửi đến con và mong con, mong cả những người trẻ trong xã hội lúc bấy giờ - những người lãng quên quê hương, Tổ Quốc vì thấy đất nước đói nghèo mà tìm cách vượt biên, mong họ có thể thức tỉnh mà khắc sâu bài học mà Y Phương thầm gửi nhắn đế họ.

Với thể thơ tự do, câu dài câu ngắn rất phù hợp với cuộc sống gập ghềnh của người dân vùng núi. Hình ảnh thơ mang đậm chất của núi rừng, sông suối. Kết hợp với mạch cảm xúc tự nhiên, nhẹ nhàng. Y Phương đã thành công khắc sâu trong tâm khảm bạn đọc về những bài học quý giá mà ông đã nhắn nhủ tới con đồng thời cũng là gửi gắm tới bạn đọc về tình yêu quê hương, Tổ quốc và phẩm chất đáng quý của dân tộc.

Khép lại trang sách, những vần thơ dịu dàng của Y Phương vẫn dư âm mãi trong trái tim bạn đọc, những dư âm đấy là chính là những lời thủ thỉ tâm tình của người cha miền núi, là lời tâm sự của nhà thơ với độc giả, đặc biệt là lớp thanh niên Việt Nam trong thời kì xây dựng đất nước lúc bấy giờ là sự động viên, là một lời nhắc nhở về nơi “chôn nhau cắt rốn” của mỗi người, nơi chất chứa những tâm hồn Việt, phẩm chất Việt và con người Việt Nam. Và bản thân chúng ta – những con người nối bước bước chân của thế hệ cha ông, việc của chúng ta trước hết phải học tập thật giỏi để mai sau có thể dùng những kiến thức ấy mà xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm chủ nước nhà.

Tài liệu có 14 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống