Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 7 - 10 có đáp án

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu bài tập Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 7 - 10 có đáp án, tài liệu bao gồm 18 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

BÀI 7. TÂY ÂU

Câu 1. “Kế hoạch Mác-san” (1947) còn được gọi là

A. Kế hoạch khôi phục châu Âu.

B. Kế hoạch phục hưng kinh tế các nước Tây Âu.

C. Kế hoạch phục hưng Châu Âu.

D. Kế hoạch phục hưng kinh tế Châu Âu.

Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu là

A. Thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ.

B. Muốn liên kết để cạnh tranh  với các nước ngoài khu vực.

C. Muốn khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế của mình.

D. Muốn liên kết kinh tế, thành lập nhà nước chung Châu Âu..

Câu 3. Với sự ra đời của khối Bắc Đại Tây Dương (NATO) 4/1949, tình hình ở Châu Âu như thế nào?

A. Ổn định và có điều kiện phát triển.

B. Có sự đối đầu gay gắt giữa các nước với nhau.

C. Căng thẳng dẫn đến sự chạy đua vũ trang và thiết lặp nhiều căn cứ quân sự.

D. Dễ xảy ra một cuộc chiến tranh mới.

Câu 4.Các nước nào sáng lập ra khối thị trường chung EU?

A. Anh – Pháp - Bỉ - Italia - Hà Lan.

B. Anh – Pháp – CHLB Đức - Hà Lan - Italia -Tây Ban Nha.

C. Pháp – CHLB Đức – Bỉ – Italia - Hà Lan - Lúc-xem-bua.

D. Pháp – CHLB Đức - Bỉ - Hà Lan – Italia - Bồ Đào Nha.

Câu 5.  Tính đến năm 2007,  Liên minh Châu Âu (EU) gồm bao nhiêu nước?

              A. 25.                           B.26                                   C. 27.                                    D. 28

Câu 6. Đồng tiền chung Châu Âu ra đời mang tên gì?

              A. EURO.                        B. MAC                               C. FRĂNG                        D. DOLLAR

Câu 7. Định ước Henxinki được kí kết giữa các nước Châu Âu và những nước nào?

              A. MĨ-ÚC.                     B. CANADA-HÀ LAN                 C. MĨ-PHÁP             D. MĨ-CANADA

Câu 8. Liên minh Châu Âu viết tắc là:

              A. EU.                        B. AU                                   C. EC                                  D. EEC.

             Câu 9. Sự thành lập Liên minh châu Âu (EU) mang lại những lợi ích gì cho các nước  thành viên tham gia?

              A. Mở rộng thị trường.

              B. Họp tác phát triển (nguồn vốn, nhân lực, tiềm lực KHKT…).

              C. Giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

              D. Tăng sức cạnh tranh, tránh bị phụ thuộc, chi phối từ bên ngoài.

Câu 10. Tháng 10 năm 1990, EU chính thức đặt quan hệ ngoại giao với nước nào?

              A. Thái Lan.                    B. Lào.                     C. Campuchia                      D. Việt Nam.

Câu 11. Tổ chức kinh tế,chính trị khu vực lớn nhất hành tinh được thành lập từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay là?

              A. ASEAN                            B. APEC                        C. EU.                    D. CENTO

Câu 12.  Các nước Tây Âu liên kết lại với nhau do các điểm tương đồng nào?

              A. Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía tây Châu Âu, cùng thể chế chính trị.

              B. Tương đồng nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học – kỉ thuật.

              C. Chung trình nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học – kỉ thuật.

              D. Tương đồng ngôn ngữ, đều nằm ở phía tây Châu Âu, cùng thể chế chính trị.

Câu 13. Trụ sở chính của Liên minh châu Âu (EU) đặt ở đâu?

              A. Luân Đôn.                      B. Pari                    C. Beclin                    D. Brussels

Câu 14. Sau chiến tranh lạnh Liên minh châu Âu đã điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào ?

              A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.                                     B. Trở thành đối trọng của Mĩ.

              C. Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới.          D. Liên minh chặt chẽ với Nga.

Câu 15. Tháng 6 năm 1979, cho biết sự kiện nổi bật của Liên minh châu Âu (EU) ?

              A. Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.

              B. Đồng tiền chung châu Âu (EURO) được phát hành.

              C. Liên minh châu Âu (EU) ra đời.

              D. Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và EU được kí kết.

Câu 16. Tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ ở châu Âu là 

              A. Khối quân sự NATO.                                            B.  Kế hoạch Macsan

              C. Sự tồn tại hai nhà nước Đức.                              D. Nước Đức

Câu 17. Yếu tố bên ngoài nào giúp cho nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và phát triển:

              A. Giá nguyên liệu rẻ.                                       B. Nguồn viện trợ của Mĩ.

              C. Hợp tác có hiệu quả.                                    D. Giá nguyên liệu và nguồn viện trợ của Mĩ

Câu 18. Nhờ vào đâu mà các nước Tây Âu có thể tăng năng suất lao động nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm:

              A. Cách mạng khoa học-kĩ thuật.                                 B. Vai trò của nhà nước

              C. Các cơ hội bên ngoài.                                              D. Nguồn vốn của Mĩ.

Câu 19. Về quân sự biểu hiện nào chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ:

              A. Trở lại xâm lược các nước thuộc địa cũ.                              B. Chống Liên Xô.

              C. Tham gia khối quân sự NATO.                                             D. Thành lập nhà nước CHLB Đức

Câu 20. Sự trỗi dậy của Liên minh châu Âu (EU) tác động đến xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt:

              A. Xu hướng thế giới đa cực.                                         B. Xu hướng thế giới đơn cực.

              C. Xu hướng thế giới hai cực.                                        D. Xu hướng thế giới đa cực nhiều trung tâm

Câu 21. Mục đích của Mĩ trong « Kế hoạch Macsan » là gì ?

A.Giúp đỡ các nước tư bản trên thế giới phục hồi lại nền kinh tế sau chiến tranh

B.Củng cố sức mạnh của hệ thống tư bản chủ nghĩa

C.Phục hồi sức mạnh quân sự Đức, biến Đức trở thành một tiền đồn chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản từ Đông sang Tây

D.Thông qua viện trợ kinh tế để xác lập ảnh hưởng,sự khống chế của Mĩ đối với các nước tư bản đồng minh

Câu 22.Sự điều chỉnh đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau năm 1991 xuất phát từ bối cảnh lịch sử nào ?

A.Sự bùng nổ mạnh mẽ của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc

B.Cuộc cách mạng khoa học lần thứ II đã bắt đầu

C.Sự trỗi dậy của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế

D.Chiến tranh lạnh kết thúc trật tự hai cực Ianta tan rã

Câu 23.Sau chiến tranh thế giới thứ hai chủ nghĩa tư bản còn được gọi là gì ?

A.Chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước                  B.Chủ nghĩa tư bản hiện đại

C.Chủ nghĩa tư bản độc quyền                                  D.Cả 3 khái niệm trên

Câu 24.Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra (4-1949) nhằm :

A.Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

B.Chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu

C.Chống lại Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam

D.Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

Câu 25.Ý nào dưới đây là nhân tố quan trọng hàng đầu giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới II ?

A.Thực hiện cải cách dân chủ, tiến bộ                            

B.Xâm lược trở lại các thuộc địa của mình

C.Nhận viện trợ kinh tế của Mĩ thông qua « kế hoạch Macsan »

D.Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản

Câu 26.Những năm 1945-1950 là thời gian các nước Tây Âu

A.Đẩy mạnh nhiên cứu khoa học- kĩ thuật

B.Đối đầu gay gắt giữa Mĩ và Liên Xô

C.Xảy ra xung đột vũ trang giữa các nước do tác động của chiến tranh lạnh

D.Tập trung vào khôi phục kinh tế khắc phục hậu quả chiến tranh

Câu 27.Thành tựu lớn nhất mà các nước Tây Âu đạt được trong những năm 50-70 của thế kỉ XX là

A.Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhát thế giới

B.Chi phối toàn bộ thế giới về chính trị và kinh tế

C.Cùng Liên Xô, Mĩ phóng nhiều vệ tinh nhân tạo lên quĩ đạo Trái đất

D.Ngăn chặn được ảnh hưởng của CNXH lan ra toàn thế giới

Câu 28.Yếu tố không phải lí do khiến nền kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh chóng trong những năm 1950-1973 là :

A.Áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – thuật để tăng năng suất lao đọng, nâng cao chất lượng,hạ giá thành sản phẩm

B.Ngân sách nhà nước chi cho quốc phòng thấp, chủ yếu đầu tư phát triển kinh tế

C.Nhà nước có vai trò lớn trong quản lý, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế

D.Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển và hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu

Câu 29. Trong những năm 50 của thế kỉ XX các nước Tây Âu có xu hướng đẩy mạnh liên kết khu vực vì

A.Muốn xây dựng mô hình nhà nước tư bản mang bản sắc của châu Âu

B.Kinh tế đã phục hồi muốn thoát khỏi sự khống chế, ảnh hưởng của Mĩ

C.Bị cạnh tranh quyết liệt bởi kinh tế Mĩ và Nhật bản

D.Muốn khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế của Tây Âu

Câu 30.Sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu những năm 1950-1973  so với những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A.Chịu sự chi phối và ảnh hưởng sâu sắc của Mĩ

B.Tất cả các nước chuyển sang thực hiện đa phương hóa quan hệ với bên ngoài

C.Trừ một số nước tiếp tục liên minh với Mĩ , nhiều nước cố gắng đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ với bên ngoài

D.Ủng hộ Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam và xâm lược trở lại các thuộc địa cũ của mình

Câu 31.Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A.Liên minh chặt chẽ với Mĩ, ủng hộ Mĩ trong các vấn đề quốc tế

B.Mâu thuẫn với Mĩ và là đối trọng của khối XHCN

C.Thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa với bên ngoài

D.Quan hệ mật thiết với Mĩ, Liên Xô và Trung Quốc

Câu 32.Ý nào dưới đây không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu( EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ?

A.Thành lập sau khi đã hoàn thành khôi phục kinh tế , trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ có nhu cầu liên minh, hợp tác

B.Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh quân sự , chính trị mạnh để tránh bị chi phối ảnh hưởng từ các cường quốc lớn bên ngoài

C.Ban đầu khi mới thành lập chỉ có một vài nước thành viên ,về sau mở rộng nhiều nước

D.Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động có địa vị quốc tế cao

Câu 33. Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh vì

A.Chiếm 1/4 dân số thế giới                        

B.cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX EU chiếm 1/4 GDP thế giới

C.Đồng tiền chung EURO được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước EU

D.Năm 1979 đã diễn ra cuộc bầu cử nghị viện châu Âu đầu tiên

Câu 34. Sự kiện đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu TBCN và các nước Đông Âu XHCN là

A.Sự ra đời của khối quân sự NATO    

                                   

B.Mĩ thực hiện kế hoạch Mácsan.

 

C.Sự ra đời của khối quân sự Vácsava.  

                                   

D.Sự ra đời của học thuyết Truman.

Câu 35. Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu thông qua Kế hoạch Mácsan (1947) nhằm mục đích nào sau đây?

A. Lôi kéo đồng minh để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.

B. Lôi kéo đồng minh để củng cố trật tự thế giới “một cực”.

C. Thúc đẩy tiến trình hình thành của Liên minh châu Âu.

D. Giúp các nước Tây Âu phát triển kinh tế để cạnh tranh với Trung Quốc.

Câu 36. Việc kí kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) đều có tác động nào sau đây?

A. Dẫn đến sự ra đời của Cộng đồng châu Âu (EC).

B. Làm xuất hiện xu thế liên kết khu vực ở châu Âu.

C. Chấm dứt tình trạng cạnh tranh giữa các cường quốc ở châu Âu.

D. Tạo điều kiện giải quyết hòa bình các tranh chấp ở châu Âu.

 

                                                                                                                 

BÀI 8 NHẬT BẢN

 

Câu 1.Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?

A. Nhật Bản phải chịu những hậu quả hết sức nặng nề.

B. Kinh tế Nhật bản phát triển nhanh chóng.

C. Nhân dân Nhật Bản nổi dậy ở nhiều nhiều nơi.

D. Các đảng phái tranh giành quyền lực lẫn nhau.

Câu 2. Thời gian phát triển “ thần kì ” của kinh tế Nhật Bản là

A. Từ sau chiến tranh đến năm 1950.                                 B. Từ năm 1950 đến năm1960

C. Từ năm 1960 đến năm 1973.                                          D. Từ năm 1973 đến 1991

Câu 3.  Biện pháp Nhật Bản thực hiện trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật để đạt hiệu quả cao nhất là

A. Đầu tư vốn để nghiên cứu khoa học                       B. Mua bằng phát minh sáng chế.

C. Hợp tác với các nước khác.                                     D. Đánh cắp bằng phát minh sáng chế

Câu 4. Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới là

A. Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX trở đi.

B. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX trở đi.

C. Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX trở đi.

D. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX trở đi.

Câu 5. Sự kiện đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa Mĩ và Nhật Bản là

A. Mĩ đóng quân tại Nhật Bản.                                      B. Mĩ viện trợ cho Nhật Bản.

C. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết                  D.Mĩ xây dựng căn cứ trên đất Nhật Bản.

Câu 6. Từ đầu những năm 90, Nhật có ‎ định  hướng gì để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế?

A. Nỗ lực thành một cường quốc chính trị.

B. Tăng cường viện trợ đối với các nước khác.

C. Vươn lên trở thành một cường quốc về quân sự.

D. Trở thành ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

Câu 7. Nhật Bản là thành viên của Liên hợp quốc vào

A. Năm 1952.                B. Năm 1954.                 C. Năm 1956.                     D. Năm 1958.

Câu 8. Ngày 8/9/1951, Nhật Bản kí kết với Mĩ

A. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á.                           B. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật

C. Hiệp ước Liên minh Mĩ – Nhật.                                           D. Hiệp ước chạy đua vũ trang

Câu 9. Cải cách quan trọng của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Cải cách giáo dục.                                                     B. Cải cách văn hóa.

C. Cải cách hiến pháp.                                                   D. Cải cách ruộng đất.

Câu 10. Những năm 50 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật phát triển được do những nguyên nhân nào?

A. Vươn lên cạnh tranh với Tây Âu.

B. Luồn lách xâm nhập thị trường các nước.

C. Nhật áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật.

D. Nhờ đơn đặt hàng quân sự của Mĩ khi phát động chiến tranh.

Câu 11. Sự phát triển ‘ thần kì ’ của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trong khoảng thời gian

A. Những năm 50 của thế kỉ XX.                                           B. Những năm 60 của thế kỉ XX

C. Những năm 70 của thế kỉ XX.                                           D. Những năm 80 của thế kỉ XX

Câu 12. Sự  phát triển ‘ thần kì ’ của nền kinh tế Nhật Bản được biểu hiện rõ nhất là

A. Trong khoảng hơn 20 năm ( 1950 – 1973 ), tổng sản phẩm quốc dân của Nhật tăng 20 lần.

B. Từ nước chiến bại, hết sức khó khăn thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế.

C. Năm 1968 tổng sản phẩm quốc dân đứng thứ hai trên thế giới sau Mĩ ( Nhật 183 tỉ USD, Mĩ 830 tỉ USD )

D. Từ thập niên 70 thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới ( Mĩ, Tây âu, Nhật Bản ).

Câu 13. Trong sự phát triển ‘ thần kì ’ của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?

A. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học – kĩ thuật.

B. Phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân Nhật Bản.

C. Len lách xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ.

D. Lợi dụng vốn của nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.

Câu 14. Để phát triển khoa học – kĩ thuật, ở Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác?

A. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.

B. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên biển và dưới biển.

C. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học – kĩ thuật.

D. Coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài.

Câu 15. Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, đặc điểm của nền kinh tế Nhật Bản là

A. Tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.                          B. Lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài.

C. Nước có nền kinh tế phát triển nhất.                          D. Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước khác

Câu 16. Mục đích của việc kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật là

A. tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật.

B. Nhật Bản trở thành căn cứ chiến lược của Mĩ.

C. Nhật Bản muốn lợi dụng vốn kĩ thuật của Mĩ.

D. hình thành liên minh Mĩ – Nhật chống lại các nước XHCN.

Câu 17.Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào

A. Năm 1963                   B. Năm 1973                 C. Năm 1983                     D. Năm 1993

Câu 18. Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô vào

A. Năm 1954.                   B. Năm 1956                      C. Năm 1958                      D. Năm 1960

Câu 19. Nhật Bản gia nhập tổ chức Liên Hợp Quốc vào

A. Năm 1954.                    B. Năm 1956                     C. Năm 1958                     D. Năm 1960.

Câu 20. Chọn một câu trả lời đúng nhất trong số các câu từ A đến D để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu nói về thình hình kinh tế - tài chính của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991.

“ Từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu ( a)  cường số 1 thế giới với lượng ( b ) và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức. Nhật Bản cũng là ( c ) lớn nhất thế giới ” ( Trích SGK Lịch Sử 12 )

A. a-tài chính, b-dự trữ vàng, c-chủ nợ.                 B. a-kinh tế, b-tiền, c-chủ nợ

C. a-tài chính, b-tiền, c-chủ nợ.                              D. a-kinh tế, b-dự trữ vàng, c-chủ nợ.

Câu 21. Cho bảng dữ liệu:

( I ) Thời gian

( II ) Sự kiện

1) Từ năm 1952 đến năm 1960

a) Giai đoạn phát triển ‘thần kì ’của Nhật Bản

2) Từ năm 1960 đến năm 1973

b) Kinh tế Nhật Bản có bước phát  triển nhanh

3) Từ đầu những năm 70 trở đi

c) Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới

Hãy lựa chọn một đáp án đúng về mối quan hệ giũa thời gian ở cột ( I ) với sự kiện ở cột ( II ).

A. 1-a, 2-b, 3-c.               B. 1-b, 2-c, 3-a.                   C. 1-c, 2-a, 3-b.                D. 1-b, 2-a, 3-c.

Câu 22. Chọn một câu trả lời đúng nhất trong số các câu từ A đến D để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu nói về khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2000.

“ Khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản vẫn tiếp tục phát triển ở ( a ). Tính đến năm 1992, Nhật Bản đã phóng ( b) khác nhau và hợp tác có hiệu quả với ( c ) trong các chương trình vũ trụ quốc tế” ( Trích SGK Lịch sử 12

A. a-trình độ cao, b-49 vệ tinh, c-Mĩ, Liên Xô.

B. a-trình độ cao, b-50 vệ tinh, c-Liên Xô, Trung Quốc.

C. a-trình độ cao, b-51 vệ tinh, c-Mĩ, Anh.

D. a-trình độ cao, b-52 vệ tinh, c-Mĩ, Trung Quốc.

Câu 23. Chọn một câu trả lời đúng nhất trong số các câu từ A đến D để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu nói về  giáo dục và khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 1952 đến năm 1973.

“ Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học – kĩ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng ( a ). Tính đến năm ( b ) Nhật Bản đã mua bằng phát minh của nước ngoài trị giá 6 tỉ USD. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ( c ), đạt được nhiều thành tựu lớn” ( Trích SGK Lịch sử 12 )

A. a-phát minh sáng chế, b-1968, c-ứng dụng dân dụng.

B. a-phát minh hiện đại, b-1968, c-ti vi, tủ lạnh.

C. a-phát minh hiện đại, b-1968, c-ô tô, xe máy.

D. a-phát minh sáng chế, b-1968, c-công nghệ cao.

Câu 24. “ Ba kho báu thiêng liêng ”  giúp cho các công ty Nhật Bản có sức mạnh và tính cạnh tranh cao là

A. Chế độ lao động theo giờ, chế độ lương theo quy định và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp.

B. Chế độ lao động theo giờ, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp.

C. Chế độ lao động theo giờ, chế độ lương theo con số và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp.

D. Chế độ lao động theo năng suất, chế độ lương theo mức làm việc và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp.

Câu 25: Mốc đánh dấu sự “trở về” Châu Á của Nhật Bản là

A. Học thuyết Phucưđa ( 1977 ).                              B. Học thuyết Kaiphu ( 1991 ).

C. Học thuyết  Tan-na-ca ( 1973).                             D. Học thuyết Ko-zu-mi ( 1998 ).

Câu 26: Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra, Nhật Bản đã lợi dụng chiến tranh của hai nước

A. Hàn Quốc, Việt Nam.                                          B. Triều Tiên, Việt Nam

C. Philippin, Việt Nam.                                            D. Đài Loan, Việt Nam

Câu 27.Sau chiến tranh thế giới II , các nước Tây Âu và Nhật Bản có gì khác biệt trong quan hệ với Mĩ?

A.Nhật Bản và Tây Âu luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh tin cậy của Mĩ

B.Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhưng nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ

C.Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhưng Nhật Bản tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ

D.Nhật Bản liên minh với cả Mĩ và Liên Xô, còn Tây Âu chỉ liên minh với Mĩ

Câu 28.Biểu hiện nào cho thấy nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là liên minh chặt chẽ với Mĩ ?

A.Tháng 9-1951, Nhật Bản kí với Mĩ  Hiệp ước hòa bình Xanphranxico

B.Tháng 9-1951, Nhật Bản kí với Mĩ  Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật đặt nền tảng cho quan hệ giữa hai nước

C.Nhật Bản nhận viện trợ kinh tế từ Mĩ và cho Mĩ đóng quân trên lãnh thổ của mình

D.Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật được hai bên kéo dài vĩnh viễn

Câu 29.Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ?

A.Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên                B.Ứng dụng cá thành tựu khoa học kĩ thuật

C.Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm                   D.Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động

Câu 30.Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về chính sách coi trọng giáo dục và khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai ?

A.Thành lập các tổ chức bảo vệ quyền bình đẳng giới

B.Thành lập nhiều nhóm chuyên gia nghiên cứu về con người

C.mua bằng phát minh sáng chế của nước ngoài để ứng dụng trong nước

D.Không chi tiền cho quốc phòng an ninh để tập trung vào giáo dục con người

Câu 31. Yếu tố có ý nghĩa quyết định hàng đầu tạo ra bước phát triển “thần kì” của Nhật Bản là :

A.Tài nguyên thiên nhiên đất nước

B.Con người

C.Các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại

D.Các yếu tố bên ngoài như nguồn viện trợ của Mĩ, chiến tranh ở Việt Nam…

Câu 32. Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã

A.Trở thành siêu cường tài chính số 1 thế giới, là chủ nợ lớn nhất thế giới

B.Trở thành nền kinh tế đứng đầu châu Á và là chủ nợ lớn thứ hai thế giới (sau Mĩ)

C.Trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới tư bản (sau Mĩ)

D.Trở thành trung tâm kinh tế- tài chính lớn thứ hai thế giới (sau Mĩ)

Câu 33.Nền tảng xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A.Liên minh chặt chẽ với châu Á bằng khẩu hiệu “châu Á của người châu Á”

B.Liên minh chặt chẽ với Mĩ

C.Độc lập, tự do và tự chủ

D.Trung lập trong mối quan hệ quốc tế

Câu 34.Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về những khó khăn Nhật Bản thường gặp trong quá trình phát triển đát nước ?

A.Luôn gặp sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Tây Âu, Trung Quốc và các nước công nghiệp mới

B.Cơ cấu kinh tế của Nhật Bản thiếu cân đối giữa các vùng và các ngành kinh tế

C.Những hành đọng khiêu khích của Trung Quốc ở vùng biển Hoa Đông

D.Lãnh thổ không rộng, tài nguyên nghèo, thường xuyên gặp thiên tai

Câu 35. Nét tương đồng về nguyên nhân giúp cho kinh tế Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu phát triển nhanh trở thành trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới là:

A.Vai trò của nhà nước trong tiến hành cải cách tài chính, tiền tệ

B.Áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại

C.Người dân cần cù, chịu khó, trình độ tay ngề cao

D.Lãnh thổ rộng, nghèo tài nguyên , thường xuyên gặp thiên tai

Câu 36.Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân khách quan làm cho kinh tế Nhật Bản phát triển ?

A.Truyền thống văn hóa tốt đẹp , con người Nhật Bản có ý chí vươn lên được đào tạo chu đáo, cần cù lao động

B.Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển , hệ thống quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty

C.Nhờ cải cách ruộng đất

D. Biết tận dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật thế giới

Câu 37. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Nhật Bản xâm nhập vào các nước bằng con đường nào ?

A.Ngoại giao thân thiện                                            B.Xâm lược quân sự

C.Xâm nhập kinh tế                                                   D.Thông qua viện trợ

Câu 38.Xu hướng ngày càng đậm nét trong đường lối đối ngoại của Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX là

A.Hướng về châu Âu                                                       B.Hướng về Mĩ

C.Hướng về châu Á                                                         D.Hướng về các nước tư bản chủ nghĩa

Câu 39.Sức mạnh của các công ty độc quyền của Nhật Bản có ưu điểm nổi bật là gì ?

A.Tiềm lực vốn lớn nên có khả năng thay đổi công nghệ ,mở rộng sản xuất

B.Năng động, có tầm nhìn xa ,có tiềm lực và khả năng len lỏi vào các thị trường

C.Có khả năng chi phối, lũng đoạn nền kinh tế và chính sách của đất nước

D.Trình độ tư bản cao, có sức cạnh tranh lớn cả trong và ngoài nước

Câu 40: Điểm chung trong chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật Bản trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là gì?

A. Mở rộng quan hệ với các nước châu Á.

B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

C. Đối đầu căng thẳng với các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Đối thoại, hòa hoãn với các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.

Xem thêm
Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 7 - 10 có đáp án (trang 1)
Trang 1
Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 7 - 10 có đáp án (trang 2)
Trang 2
Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 7 - 10 có đáp án (trang 3)
Trang 3
Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 7 - 10 có đáp án (trang 4)
Trang 4
Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 7 - 10 có đáp án (trang 5)
Trang 5
Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 7 - 10 có đáp án (trang 6)
Trang 6
Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 7 - 10 có đáp án (trang 7)
Trang 7
Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 7 - 10 có đáp án (trang 8)
Trang 8
Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 7 - 10 có đáp án (trang 9)
Trang 9
Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 7 - 10 có đáp án (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 18 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống