Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu 13 đề ôn thi môn Địa Lí lớp 12 chọn lọc, tài liệu bao gồm trang 64. Đề thi được tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Địa Lí sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
KHANGVIETBOOK ĐỀ SỐ: 01 |
ĐỀ ÔN LUYỆN THI THPT QUỐC GIA Môn: Địa lí Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1. Nước ta giao lưu thuận lợi với các nước trên thế giới là do
A. Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc có nền nhiệt độ cao.
B. Ở nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới.
C. Có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.
D. Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế.
Câu 2. Bề mặt đồng bằng sông Hồng
A. Bị chia cắt thành nhiều ô. B. Không còn bồi tụ phù sa hàng năm.
C. Không có các ô trũng ngập nước. D. Với gần 2/3 diện tích là đất phèn, đất mặn.
Câu 3. Ở nước ta, gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh ở
A. Đồng bằng Nam Bộ và các vùng đồi núi thấp ở Tây Nguyên.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ và phần lớn đồng bằng Bắc Bộ.
C. Bán bình nguyên Đông Nam Bộ và các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng ven biển Trung Bô và phần nam của khu vực Tây Bắc.
Câu 4. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ dãy Bạch Mã trở vào) là
A. Đới rừng nhiệt đới gió mùa. B. Đới rừng cận nhiệt đới gió mùa.
C. Đới rừng cận xích đạo gió mùa. D. Đới rừng nhiệt đới lục địa khô.
Câu 5. Mục tiêu của việc ban hành “ Sách đỏ ở Việt Nam” là nhằm
A. Đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước.
B. Bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiểm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
C. Quy định việc khai thác về gỗ, động vật, thủy sản.
D. Biết được số lượng các loài động, thực vật hiện có ở nước ta.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh giáp biển Đồng bằng sông Cửu Long không phải là
A. Bạc Liêu. B. Tiền Giang. C. An Giang. D. Trà Vinh.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào sau đây không thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Dãy Pu Đen Đinh. B. Dãy Pu Sam Sao. C. Dãy Tam Đảo. D. Dãy Hoàng Liên Sơn.
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các khu kinh tế ven biển Nghi Sơn, Hòn La, Chân Mây – Lăng Cô, Vũng Áng lần lượt thuộc về các tỉnh nào của vùng Bắc Trung Bộ?
A. Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Hà Tĩnh.
B. Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế.
C. Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
D. Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế.
Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp của nước ta xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô (năm 2007) là
A. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quy Nhơn, Cà Mau.
B. TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vũng Tàu, Việt Trì.
C. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Nha Trang, Thái Nguyên.
D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thủ Dầu Một, Huế.
Câu 10. Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định được vị trí của đối tượng mà còn thể hiện
A. Hướng di chuyển của đối tượng địa lí.
B. Giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí.
C. Được cả khối lượng cũng như tốc độ di chuyển của đối tượng địa lí.
D. Số lượng ( quy mô), cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển của đối tượng.
Câu 11. Lớp vỏ đại dương khác với lớp vỏ lục địa ở chỗ
A. Có một ít tầng trầm tích. B. Có một ít tầng granit.
C. Không có tầng granit. D. Không có tầng trầm tích.
Câu 12. Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là
A. Khí quyển hấp hấp thụ trực tiếp từ bức xạ mặt trời.
B. Nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.
C. Do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người tạo ra.
D. Do năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ trong long Trái Đất.
Câu 13. Thổ nhưỡng là
A. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
B. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động canh tác nông nghiệp.
C. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt Trái Đất, được hình thành bởi các quá trình phong hóa đá.
D. Lớp vật chất trên cùng của vỏ Trái Đất, được con người cải tạo và đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Câu 14. Vòng đai nóng trên Trái Đất
A. Nằm từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
B. Nằm trong khoảng từ vĩ tuyến 50B đến vĩ tuyến 50N.
C. Nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +200C của hai bán cầu.
D. Nằm giữa các đường đẳng nhiệt +200C của tháng nóng nhất.
Câu 15. Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu, nguồn lực để định hướng có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dụng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia là:
A. Tự nhiên. B. Vị tri địa lí. C. Vốn. D. Thị trường.
Câu 16. Dựa vào tính chất tác động vào đối tượng lao động, sản xuất công nghiệp được chia thành các nhóm chính là
A. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nặng. B. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nhẹ.
C. Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ. D. Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến.
Câu 17. Nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện vận tải là
A. Địa hình. B. Sông ngòi. C. Khí hậu và thời tiết. D. Thảm thực vật.
Câu 18. Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ TRUNG BÌNH PHÂN THEO VÙNG NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ NĂM 2015
(Đơn vị: nghìn người)
Vùng |
Năm 2000 |
Năm 2015 |
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
11220,8 |
13050,2 |
Đồng bằng sông Hồng |
17039,2 |
19700,9 |
Bắc Trung Bộ |
10101,8 |
10487,9 |
Duyên hải Nam Trung Bộ |
6625,4 |
9182,8 |
Tây Nguyên |
4236,7 |
5607,9 |
Đông Nam Bộ |
12066,8 |
16090,9 |
Đồng bằng sông Cửu Long |
16344,7 |
17589,2 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2006,2016, NXB Thống kê, Hà Nội,2007,2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về dân số trung bình phân theo vùng của nước ta năm 2015 so với năm 2000?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng chậm nhất.
B. Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhiều nhất.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ tăng nhanh nhất.
D. Tây Nguyên tăng ít nhất.
Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam – Campuchia?
A. Lao Bảo. B. Lệ Thanh. C. Cầu Treo. D. Tây Trang.
Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các vườn quốc gia của vùng Bắc Trung Bộ là
A. Phong Nha – Kẻ Bàng, Hoảng Liên, Vũ Quang.
B. Vũ Quang, Xuân Thủy, Phong Nha – Kẻ Bàng.
C. Pù Mát, Phước Bình, Bến Én.
D. Bến Én, Vũ Quang, Pù Mát.
Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, phần lớn cây chè ở vùng Tây Nguyên được trồng chủ yếu ở tỉnh
A. Kon Tum. B. Gia Lai. C. Đắk Lắk. D. Lâm Đồng.
Câu 22. Cho biểu đồ:
CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY Ở NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ 2015 (%)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tỉ trọng diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây ở nước ta, năm 2015 so với năm 2005?
A. Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm, cây lương thực và cây khác tăng, tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả giảm.
B. Tỉ trọng cây lương thực và cây ăn quả giảm, tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm và cây khác tăng.
C. Tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp hàng năm giảm, tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và cây khác tăng.
D. Tỉ trọng cây cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả giảm, tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn khác tăng.
Câu 23. Có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất ở
A. Trung Quốc, Nhật Bản. B. Hoa Kì, Ôxtrâylia.
C. LB Nga, Ca-na-da. D. Pháp, Cam-pu-chia.
Câu 24. Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là
A. Công nghiệp chế biến chưa phát triển. B. Giống cây trồng còn hạn chế.
B. Thị trường có nhiều biến động. D. Thiếu lao động có kinh nghiệm sản xuất.
Câu 25. Ngư trường nằm ngoài khơi xa của vùng biển nước ta là
A. Cà Mau – Kiên Giang ( ngư trường vịnh Thái Lan).
B. Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.
C. Hải Phòng – Quảng Ninh ( ngư trường vịnh Bắc Bộ).
D. Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
Câu 26. Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có các nhóm ngành công nghiệp
A. Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.
B. Công nghiệp nhẹ, khai thác.
C. Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước, công nghiệp nặng.
D. Khai thác; chế biến; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
Câu 27. Cho bảng số liệu”
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2010 VÀ 2015
( Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ)
Năm |
2010 |
2015 |
Hoa Kì |
14 964 372 |
18 036 648 |
Nhật Bản |
5 700 096 |
4 383 076 |
Trung Quốc |
6 100 620 |
11 007 721 |
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia, năm 2015 so với năm 2010?
A. Tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kì tăng, của Nhật Bản và Trung Quốc giảm.
B. Tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc đều tăng.
C. Tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc tăng nhanh nhất.
D. Tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kì tăng nhiều nhất.
Câu 28. Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là
A. Quá trình đổi mới công nghệ.
B. Đã cho ra đời hệ thống công nghệ điện – cơ khí.
C. Sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của công nghệ cao.
D. Chuyển từ nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất đại cơ khí và tự động hóa cục bộ.
Câu 29. Các nước nghèo ở châu Phi đang nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức trên thế giới về
A. Kĩ thuật, giáo dục, thông tin liên lạc. B. Y tế, giáo dục, lương thực.
C. Lương thực, tài chính, kĩ thuật. D. Thực phẩm, giáo dục, tài chính.
Câu 30. Nơi có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn thứ hai của Hoa Kì là
A. Tếch–dát. B. A-la-xca. C. Ca-li- phoóc-nia. D. ven vịnh Mê-hi-cô.
Câu 31. Lãnh thổ LB Nga trải dài trên phần lớn đồng bằng
A. Đông Bắc Âu và toàn bộ phần Bắc Á. B. Bắc Âu và toàn bộ phần Bắc Á.
C. Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á. D. Đông Âu và toàn bộ phần Đông Bắc Á.
Câu 32. Nhật Bản đứng thứ hai thế giới về
A. Giao thông vận tải biển. B. Thương mại. C. Sản lượng điện. D. Giá trị sản lượng công nghiệp.
Câu 33. Khu vực Đông Nam Á là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương nào?
A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. B. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Câu 40. Cho bảng số kiệu:
SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG QUA MỘT SỐ NĂM
Năm |
Tổng diện tích có rừng ( Triệu ha) |
Diện tích rừng tự nhiên ( triệu ha) |
Diện tích rừng trồng ( triệu ha) |
Độ che phủ (%) |
1943 |
14,3 |
14,3 |
0 |
43,0 |
1983 |
7,2 |
6,8 |
0,4 |
22,0 |
2005 |
12,7 |
10,2 |
2,5 |
38,0 |
2010 |
13,4 |
10,3 |
3,1 |
39,5 |
2015 |
14,1 |
10,2 |
3,9 |
40,8 |
( Nguồn: Niên giám thống kê 2016, NXB Thống kê, Hà Nội,2017)
Để thể hiện tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng và độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1943 – 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ kết hợp. D. Biểu đồ đường.
Câu 34. Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tổng sản phẩm trong nước của Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Việt Nam.
B. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Việt Nam.
C. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Việt Nam.
D. Sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Việt Nam.
Câu 35. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm khu công nghiệp tập trung ở nước ta?
A. Có ranh giới địa lí xác định. B. Chuyên sản xuất công nghiệp.
C. Không có dân cư sinh sống. D. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
Câu 36. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay ở nước ta là
A. Ôxtrây lia., Hoa Kì, Nhật Bản. B. Xin-ga-po, Trung Quốc, Hoa Kì.
C. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc. D. Đức, Nhận Bản, Hoa kì.
Câu 37. Định hướng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành trồng trọt ở vùng Đồng bằng sông Hồng là
A. Giảm tỉ trọng cây lương thực, cây thực phẩm; tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả.
B. Tăng tỉ trọng cây lương thực, cây công nghiệp; giảm tỉ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả.
C. Giảm tỉ trọng cây lương thực, cây thực phẩm, cây ăn quả; tăng tỉ trọng cây công nghiệp.
D. Giảm tỉ trọng cây lương thực; tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
Câu 38. Các vùng sản xuất muối nổi tiếng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Sa Huỳnh, Phan Thiết. B. Quy Nhơn, Mỹ Khê.
C. Cà Ná, Sa Huỳnh. D. Phan Thiết, Văn Lý.
Câu 39. Nhóm đất phù sa ngọt của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yêu ở
A. Ven Biển Đông và vịnh Thái Lan. B. Đồng Tháp Mười, Hà Tiên.
C. Dọc hai bên sông Tiền, sông Hậu. D. Trung tâm bán đảo Cà Mau.
ĐÁP ÁN 01
1. D |
2. A |
3. D |
4. C |
5. B |
6. C |
7. C |
8. A |
9. C |
10. D |
11. B |
12. B |
13. A |
14. C |
15. B |
16. D |
17. C |
18. C |
19. B |
20. D |
21. D |
22. D |
23. B |
24. C |
25. D |
26. D |
27. C |
28. C |
29. B |
30. B |
31. C |
32. D |
33. D |
34. C |
35. D |
36. C |
37. D |
38. C |
39. C |
40. C |
KHANGVIETBOOK ĐỀ SỐ: 02 |
ĐỀ ÔN LUYỆN THI THPT QUỐC GIA Môn: Địa lí Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1. Do lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ tuyến, nên tự nhiên nước ta có sự phân hóa rõ rệt
A. Giữa vùng đất liền và vùng biển. B. Giữa miền núi với đồng bằng.
C. Giữa miền Bắc với miền Nam. D. Giữa miền đồng bằng với ven biển, hải đảo.
Câu 2. Thiên tai xảy ra ở khu vực đồi núi nước ta không phải là
A. Lũ nguồn, lũ quét. B. Động đất, trượt lở đất.
C. Sương muối, rét hại. D. Triều cường, xâm nhập mặn
Câu 3. Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam vào nước ta và gây mưa lớn cho
A. Đồng bằng sông Cửu Long và Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ và miền núi phía Bắc.
C. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 4. Khí hậu phần lãnh thổ phía Nam nước ta ( từ dãy Bạch Mã trở vào) có đặc điểm là
A. Quanh năm khí hậu mát mẻ. B. Nhiệt độ trung bình năm trên 25C .
C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn. D. Nền nhiệt độ thiên về khí hậu cận nhiệt đới.
Câu 5. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng diện tích rừng của nước ta hiện nay là
A. Rừng trồng chưa khai thác được. B. Rừng giàu.
C. Rừng nghèo và rừng non mới phục hồi. D. Rừng tre nứa và rừng gỗ trụ mỏ.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh giáp biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Thanh Hóa, B. Thừa Thiên – Huế. C. Hà Tĩnh. D. Quảng Ngãi.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết cao nguyên nào sau đây không thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Mộc Châu. B. Sín Chài. C. Di Linh. D. Tà Phình.
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các khu kinh tế ven biển Vân Phong, Nhơn Hội, Chu Lai, Dung Quất lần lượt thuộc về các tỉnh nào của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam.
B. Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi.
C. Quảng Nam, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bình Định.
D. Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô ( năm 2007) là
A. Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Phúc Yên.
B. Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh.
C. Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh.
D. Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Nam Định.
Câu 10. Bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động, người ta không chỉ biểu hiện được hướng di chuyển mà còn thể hiện được
A. Cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển của đối tượng.
B. Giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ.
C. Cả khối lượng cũng như tốc độ di chuyển của các đối tượng địa lí.
D. Các đối tượng phân bố theo những đặc điểm cụ thể như: đường biên giới, hải cảng.
Câu 11. Thạch quyển bao gồm
A. Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp manti.
B. Tầng trầm tích, tầng granit và tầng badan.
C. Bộ phận của vỏ lục địa và vỏ đại dương.
D. Vỏ Trái Đất và lớp manti đến độ sâu 2900km.
Câu 12. Trên Trái Đất, các đai áp cao và áp thấp phân bố như thế nào?
A. Các đai áp cao nằm ở bán cầu Bắc, các đai áp thấp nằm ở bán cầu Nam.
B. Các đai áp thấp nằm ở bán cầu Bắc, các đai áp cao nằm ở bán cầu Nam.
C. Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đường xích đạo.
D. Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo.
Câu 13. Nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất là
A. Khoáng vật. B. Sinh vật. C. Đá me. D. Nham thạch.
Câu 14. Các loại gió nào sau đây là biểu hiện của quy luật địa đới?
A. Gió mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.
B. Gió mậu dịch, gió Đông cực, gió phơn.
C. Gió Tây ôn đới, gió mùa, gió Mậu dịch.
D. Gió mùa, gió Tây ôn đới, gió phơn.
Câu 15. Cơ cấu thành phần kinh tế đang diễn ra theo chiều hướng
A. Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế trong nước, giảm tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
B. Tăng tỉ trọng thành phần Kinh tế Nhà nước, giảm tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
C. Tập trung vào khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, ít chú trọng đến khu vực kinh tế trong nước
D. Phát huy nhiều hình thức sở hữu, nhiều hình thức tổ chức kinh doanh.
Câu 16. Ngành công nghiệp khai thác than có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho
A. Nhà máy điện, nhà máy cơ khí chế tạo.
B. Nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim.
C. Nhà máy điện nguyên tử, nhà máy thủy điện.
D. Nhà máy chế biến thực phẩn, nhà máy hóa chất.
Câu 17. Nhược điểm chính của vận tải đường sắt là
A. Chỉ hoạt động trên những vùng có địa hình bằng phẳng.
B. Đòi hỏi vốn đầu tư lớn để xây dựng đường ray, nhà ga.
C. Cần có đội ngũ lớn cán bộ quản lí và điều hành công việc.
D. Chỉ hoạt động trên những tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray.
Câu 18. Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ THÀNH THỊ PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ NĂM 2015
( Đơn vị: nghìn người)
Vùng |
Năm 2000 |
Năm 2015 |
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
1901,2 |
2905,0 |
Đồng bằng sông Hồng |
3444,7 |
6432,0 |
Bắc Trung Bộ |
1303,2 |
2155,8 |
Duyên hải Nam Trung Bộ |
1824,0 |
3422,8 |
Tây Nguyên |
1135,0 |
1627,2 |
Đông Nam Bộ |
6287,9 |
10131,6 |
Đồng bằng sông Cửu Lon,g |
2875,9 |
4393,1 |
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2006, 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2007, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về dân số thành thị phân theo vùng của nước ta, nam 2015 sao với năm 2000?
A. Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh nhất. B. Duyên hải Nam Trung Bộ tăng nhiều nhất.
C. Tây Nguyên tăng chậm nhất. D. Bắc Trung Bộ tăng ít nhất.
Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế nào sau đây nằm trên
đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc?
A. Hoa Lư. B. Tây Trang. C. Hữu Nghị. D. Lao Bảo.
Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết bãi biển nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Mũi Né. B. Sa Huỳnh. C. Cảnh Dương. D. Dốc Lết.
Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, các khoáng có ở vùng Đông Nam Bộ là
A. Đá axít, dầu khí, sét, cao lanh, titan.
B. Sét, cao lanh, đá axít, bôxít, dầu khí.
C. Dầu khí, bôxít, cát thủy tinh, sét, cao lanh.
D. Đá vôi xi măng, sét, cao lanh, pirit, dầu khí.
Câu 22. Cho biểu đồ:
CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP HÀNG NĂM VÀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2015
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
B. Quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
C. Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
D. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
Câu 23. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta có xu hướng giảm là do
A. Trình độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao.
B. Chất lượng cuộc sống được nâng cao.
C. Số người trong độ tuổi sanh đẻ giảm nhanh.
D. Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Câu 24. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm đo thị hóa của nước ta?
A. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp. B. Trình độ đô thị hóa thấp.
C. Tỉ lệ dân thành thị tăng. D. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.
Câu 25. Sự phân hóa của các điều kiên địa hình, đất trồng cho phép, đồng thời đòi hỏi phải
A. Nâng cao hiệu quả sử dụng dất, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ ở các vùng.
B. Canh tác hợp lí, chống bạc màu, chống ô nhiễm đất ở các vùng miền.
C. Bảo vệ rừng và đất rừng, ngăn chặn tình trạng di dân giữa các vùng.
D. Áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
Câu 26. Nơi thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta là
A. Kênh rạch. B. Đầm phá. C. Ao hồ. D. Sông suối.
Câu 27. Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?
A. Năng lượng. B. Chế biến lương thực, thực phẩm.
C. Dệt – may. D. Luyện kim.
Câu 28. Cho bảng số liệu:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2010 VÀ 2015
( Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ)
Năm |
2010 |
2015 |
Hoa Kì |
14964372 |
18036648 |
Liên Bang Nga |
15244916 |
1331208 |
Trung Quốc |
6100620 |
11007721 |
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia, năm 2015 so với năm 2010?
A. Tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc tăng nhanh hơn Hoa Kì.
B. Tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kì tăng nhiều hơn Trung Quốc.
C. Tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kì tăng, của Liên bang Nga giảm.
D. Tổng sản phẩm trong nước của Liên bang Nga giảm, của Trung Quốc tăng.
Câu 29. NICs là chữ viết tắt của
A. Các nước đang phát triển. B. Các nước phát triển.
C. Các nước công nghiệp mới. D. Các nước công nghiệp phát triển nhất.
Câu 30. Việt Nam đã giúp đỡ một số nước châu Phi trong lĩnh vực
A. Giảng dạy và tư vấn kĩ thuật. B. Y tế, giáo dục, lương thực.
C. Viện trợ phát triển. D. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuât.
Câu 31. Đặc điểm tình hình ngoại thương của Hoa Kì giai đoạn 1990 - 2004 là
A. Giá trị xuất siêu ngày càng tăng. B. Giá trị nhập siêu ngày càng lớn.
C. Cán cân thương mại luôn đạt giá trị dương. D. Chiếm 2/3 tổng giá trị ngoại thương thế giới.
Câu 32. LB Nga tiếp giáp với hai đại dương nào sau đây?
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. B. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 33. Trong dịch vụ ở Nhật Bản, hai ngành có vai trò hết sức to lớn là
A. Giáo dục, y tế. B. Ngân hàng, tài chính.
C. Thương mại, tài chính. D. Giao thông vận tải, du lịch
Câu 34. Đông Nam Á lục địa có địa hình chia cắt bởi các dãy núi chạy dài theo hướng
A. Bắc – nam. B. Đông bắc – tây nam.
C. Tây bắc – đông nam. D. Tây nam – đông nam hoặc bắc – nam.
Câu 35. Cho biểu đồ:
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô GDP/người của Lào, Cam – pu – chia, Việt Nam.
B. Cơ cấu GDP/người của Lào, Cam – pu – chia, Việt Nam.
C. Quy mô và cơ cấu GDP/người của Lào, Cam – pu – chia, Việt Nam.
D. Tốc độ tăng trưởng GDP/người của Lào, Cam – pu – chia, Việt Nam.
Câu 36. Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng nhanh không phải phản ánh
A. Sự phục hồi và phát triển của sản xuất. B. Nhu cầu tiêu dùng tăng.
C. Đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. D. Người dân thích dùng hàng xa xỉ phẩm.
Câu 37. Ở vùng Bắc Trung Bộ hiện nay, để tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian cần phải
A. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật.
B. Chú trọng đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi.
C. Hình thành các trung tâm công nghiệp gắn với các đô thị.
D. Gắn các vùng sản xuất nông nghiệp với lâm và ngư nghiệp.
Câu 38. Các trung tâm công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ngãi, Phan Rang.
B. Đà Nẵng, Nha Trang, Tuy Hòa, Quy Nhơn.
C. Đà Nẵng, Nha Trang, Tam Kỳ, Quy Nhơn.
D. Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.
Câu 39. Nhóm đất phèn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở
A. Dọc hai bên sông Tiền, sông Hậu.
B. Ven Biển Đông và vịnh Thái Lan.
C. Vùng đất hạ lưu sông Tiền và sông Hậu.
D. Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng ở Cà Mau.
Câu 40. Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2015
(Đơn vị: nghìn người)
Năm |
2005 |
2010 |
2012 |
2015 |
Thành thị |
22332,0 |
26515,9 |
28269,2 |
31067,5 |
Nông thôn |
60060,1 |
60431,5 |
60540,1 |
60642,3 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
Để thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta trong giai đoạn 2005 – 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ cột.
ĐÁP ÁN 02
1. C |
2. D |
3. D |
4. B |
5. C |
6. D |
7. C |
8. D |
9. D |
10. C |
11. A |
12. D |
13. C |
14. A |
15. D |
16. B |
17. D |
18. C |
19. C |
20. C |
21. B |
22. D |
23. D |
24. D |
25. D |
26. B |
27. D |
28. B |
29. C |
30. A |
31. B |
32. D |
33. C |
34. D |
35. D |
36. D |
37. D |
38. D |
39. D |
40. B |
KHANGVIETBOOK ĐỀ SỐ: 03 |
ĐỀ ÔN LUYỆN THI THPT QUỐC GIA Môn: Địa lí Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1. Tài nguyên sinh vật nước ta vô cùng phong phú là do
A. Tiếp giáp với lục địa Á – Âu rộng lớn.
B. Liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.
C. Liền kề với vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.
D. Nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.
Câu 2. Miền núi nước ta có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh
A. Cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm, phát triển chăn nuôi gia súc nhỏ.
B. Cây ăn quả, cây thực phẩm, phát triển chăn nuôi gia súc nhỏ và nuôi trồng thủy hải sản.
C. Cây công nghiệp, cây lương thực, nhỏ và gia cầm.
D. Cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Câu 3. Gió mùa Tây Nam hoạt động trong thời kì đầu mùa hạ ở nước ta có nguồn gốc từ
A. Khối khí chí tuyến bán cầu Nam. B. Khối khí từ phương Bắc.
C. Khối khí chí tuyến Tây Thái Bình Dương. D. Khối khí nhiệt đới Bắc Ấn Độ Dương.
Câu 4. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta ( từ dãy Bạch Mã trở vào)?
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 25C .
B. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ.
C. Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo.
D. Trong năm có 2 – 3 tháng nhiệt độ trung bình 18C .
Câu 5. Trong giai đoạn 1983 – 2005, tổng diện tích rừng nước ta đang tăng dần lên, nhưng
A. Độ che phủ rừng vẫn bị giảm. B. Tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái.
C. Diện tích rừng trồng vẫn không tăng. D. Diện tích rừng tự nhiên vẫn giảm nhanh.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh giáp biển nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Hải Phòng. B. Quảng Ninh. C. Thái Bình. D. Nam Định.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết các cao nguyên nào sau đây đúng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Tà Phình, Mơ Nông, Mộc Châu, Sín Cháy.
B. Sơn La, Mộc Châu, Dinh Linh, Tà Phình.
C. Sín Cháy, Tà Phình, Sơn La, Mộc Châu.
D. Mộc Châu, Lâm Viên, Sơn La, Sín Cháy.
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có số lượng lợn lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ năm 2007) là
A. Thanh Hóa. B. Nghệ An. C. Hà Tĩnh. D. Quảng Bình.
Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp nào sau đây không có trong cơ cấu
ngành của trung tâm công nghiệp Thủ Dầu Một?
A. Hóa chất, phân bón. B. Chế biến nông sản.
C. Khai thác, chế biến lâm sản. D. Sản xuất vật liệu xây dựng.
Câu 10. Phương pháp bản đồ - biểu đồ thường được dùng để thể hiện
A. Động lực phát triển của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ.
B. Chất lượng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ.
C. Giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ.
D. Cơ cấu và động lực phát triển của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ.
Câu 11. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là
A. Nguồn năng lượng từ Vũ trụ.
B. Nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.
C. Nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất.
D. Nguồn năng lượng từ đại dương như sóng, thủy triều,...
Câu 12. Càng lên cao khí áp càng giảm, nguyên nhân là do khi lên cao
A. Lớp không khí càng mỏng nên sức nén giảm nhiều khiến cho khí áp giảm.
B. Gió thổi càng mạnh đã đẩy không khí lên cao khiến cho khí áp giảm.
C. Không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ khiến cho khí áp giảm.
D. Không khí càng khô nên càng nhẹ khiến cho khí áp giảm.
Câu 13. Hai yếu tố khí hậu ảnh hưởng trục tiếp đến sự hình thành đất là
A. Lượng mưa và độ ẩm. B. Ánh nắng và nhiệt độ.
C. Nhiệt độ và độ ẩm. D. Lượng mưa và sức gió.
Câu 14. Biểu hiện rõ nhất của quy luật địa ô là
A. Sự thay đổi các nhóm đất theo kinh độ.
B. Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm theo kinh độ.
C. Sự thay đổi lượng mưa theo kinh độ.
D. Sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
Câu 15. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành nông nghiệp?
A. Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ.
B. Sản xuất nông nghiệp không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
C. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
D. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi.
Câu 16. Từ dầu mỏ, sản xuất ra nhiều loại
A. Thực phẩm, tơ sợi tổng hợp. B. Chất dẻo, thực phẩm.
C. Mỹ phẩm, thực phẩm. D. Hóa phẩm, dược phẩm.
Câu 17. Vận tải bằng ô tô có ưu điểm nổi bật là
A. Hiệu quả kinh tế cao trên các cự li vận chuyển dài.
B. Tốc độ vận chuyển nhanh, đảm bảo an toàn.
C. Chở các hàng nặng, cồng kềnh, đi trên quãng đường xa.
D. Sự tiện lợi, tính cơ động và khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình.
Câu 18. Cho bảng số liệu
LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2015
Vùng |
Năm 2005 |
Năm 2015 |
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
6871,6 |
8219,4 |
Đồng bằng sông Hồng |
10132,4 |
11299,9 |
Bắc Trung Bộ |
5363,7 |
6381,9 |
Duyên hải Nam Trung Bộ |
4384,8 |
5393,2 |
Tây Nguyên |
2548,9 |
3415,8 |
Đông Nam Bộ |
6248,2 |
8939,4 |
Đồng bằng sông Cửu Long |
9254,9 |
10334,6 |
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2012, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân thep vùng của nước ta, năm 2015 so với năm 2005?
A. Tây Nguyên tăng nhanh nhất.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng nhiều nhất.
C. Đồng bằng sông Cửu Long tăng chậm nhất.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ tăng ít nhất.
Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào?
A. Nậm Cắn. B. Lệ Thanh. C. Hữu Nghị. D. Hoa Lư.
Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có các nguồn nước khoáng nào sau dây?
A. Bình Châu, Vĩnh Hảo. B. Hội Vân, Suối Bang.
C. Vĩnh Hảo, Hội Vân. D. Kim Bôi, Vĩnh Hảo.
Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở vùng Đông Nam Bộ không phải có giá trị sản xuất từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng ( năm 2007)?
A. Thủ Dầu Một. B. TP. Hồ Chí Minh. C. Vũng Tàu. D. Biên Hòa.
Câu 22. Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu diện tích và sản lượng lúa của nước ta.
B. Diện tích và sản lượng lúa của nước ta.
C. Tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa của nước ta.
D. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích và sản lượng lúa của nước ta.
Câu 23. Dân cư nước ta hiện nay phân bố
A. Chủ yếu ở thành thị. B. Hợp lí giữa các vùng.
C. Đồng đều giữa các vùng. D. Tập trung ở khu vực đồng bằng.
Câu 24. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ trình độ đô thị hóa của nước ta còn thấp?
A. Lao động nông thôn đổ xô vào các đô thị lớn tìm việc làm vẫn còn khá phổ biến.
B. Các vấn đề về an ninh, trật tự xã hội, môi trường vẫn đang là vấn đề bức xúc, cần phải được giải quyết triệt để.
C. Lối sống nông thôn vẫn còn khá phổ biến ở đô thị, đặc biệt là thị trấn, thị xã vùng đồng bằng.
D. Hệ thống giao thông, điện nước, các công trình phúc lợi xã hội vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
Câu 25. Cho phép và đồng thời đòi hỏi phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng ở nước ta là do sự phân hóa của các điều kiện
A. Đất trồng và nguồn nước. B. Nguồn nước và địa hình.
C. Khí hậu và địa hình. D. Địa hình và đất trồng.
Câu 26. Những khu vực thuận lợi cho môi trường nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta là
A. Rừng ngập mặn, kênh rạch, bãi triều. B. Bãi triều, ô trũng ở đồng bằng, đầm phá.
C. Đầm phá, kênh rạch, bãi triều. D. Bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn.
Câu 27. Cho bảng số liệu:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2010 VÀ 2015
( Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ)
Năm |
2010 |
2015 |
Liên bang Nga |
1524916 |
1331208 |
Nhật Bản |
5700096 |
4383076 |
Trung Quốc |
6100620 |
11007721 |
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia, năm 2015 so với năm 2010?
A. Tổng sản phẩm trong nước của LB Nga giảm, của Trung Quốc và Nhật Bản tăng.
B. Tổng sản phẩm trong nước của LB Nga, Nhật Bản và Trung Quốc đều giảm.
C. Tổng sản phẩm trong nước của LB Nga và Nhật Bản giảm, của Trung Quốc tăng.
D. Tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc và LB Nga tăng, của Nhật Bản giảm.
Câu 28. FDI ( Foreign Direct Investment) là từ viết tắt của thuật ngữ
A. Hỗ trợ phát triển chính thức. B. Quỹ tiền tệ quốc tế.
C. Chỉ số phát triển con người. D. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Câu 29. Mĩ La Tinh có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là
A. Quặng phi kim loại, kim loại đen, kim loại quý.
B. Quặng kim loại màu, kim loại quý, nhiên liệu.
C. Quặng kim loại đen, nhiên liệu, kim loại quý.
D. Quặng kim phi kim loại, nhiên liệu, kim loại đen.
Câu 30. Chiếm 84,2% giá trị hàng xuất khẩu của Hoa Kì năm 2004 là
A. Công nghiệp điện lực. B. Công nghiệp chế biến.
C. Công nghiệp khai khoáng. D. Công nghiệp dệt – may.
Câu 31. Đại bộ phận phần phía Tây của LB Nga là
A. Cao nguyên và bồn địa. B. Núi và cao nguyên.
C. Đồng bằng và vùng trũng. D. Cao nguyên và đồng bằng.
Câu 32. Nhật Bản đứng hàng thứ tư thế giới về thương mại sau
A. Hoa Kì, Trung Quốc, Pháp. B. Hoa Kì, Anh, Ô-xtrây-li-a.
C. Hoa Kì, LB Nga, CHLB Đức. D. Hoa Kì, CHLB Đức, Trung Quốc.
Câu 33. Đông Nam Á biển đảo
A. Ít đồng bằng và núi lửa, nhiều đồi núi. B. Nhiều đồng bằng, ít đồi, núi và núi lửa.
C. Nhiều núi lửa, ít đồng bằng và đồi, núi. D. Ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa.
Câu 34. Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Sản lượng dầu thô, than, điện của Trung Quốc.
B. Cơ cấu sản lượng dầu thô, than, điện của Trung Quốc.
C. Sự dịch chuyển cơ cấu sản lượng dầu thô, than, điện của Trung Quốc.
D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô, than, điện của Trung Quốc.
Câu 35. Các trung tâm công nghiệp nào sau đây được xếp vào nhóm các trung tâm có ý nghĩa vùng ở nước ta?
A. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. B. Nha Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ.
C. Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh. D. Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng.
Câu 36. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta là
A. Công nghiệp nặng và khoáng sản. B. Hàng tiêu dùng.
C. Nguyên liệu, tư liệu sản xuất. D. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
Câu 37. Độ che phủ rừng của vùng Bắc Trung Bộ năm 2006 chỉ đứng sau
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 38. Các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Cơ khí, chế biến nông – lâm – thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng.
B. Luyện kim, cơ khí, sản xuất ô tô, đóng tàu và chế biến nông – lâm – thủy sản.
C. Cơ khí, điện tử, hóa chất và chế biến nông – lâm – thủy sản.
D. Vật liệu xây dựng, luyện kim, cơ khí, đóng tàu và chế biến nông – lâm – thủy sản.
Câu 39. Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đất phù sa ngọt. B. Đất phèn. C. Đất mặn. D. Đất xám.
Câu 40. Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ TRUNG BÌNH PHÂN THEO GIỚI Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2015
( Đơn vị: nghìn người)
Năm |
2005 |
2010 |
2012 |
2015 |
Tổng số |
82392,1 |
86947,4 |
88809,3 |
91709,8 |
Nam |
40521,5 |
42993,5 |
43908,2 |
45224,0 |
Nữ |
41870,6 |
43953,9 |
44901,1 |
46485,8 |
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
Để thể hiện tổng dân số, dân số nam và dân số nữ của nước ta qua các năm trong giai đoạn 2005 – 2015,
biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ kết hợp. D. Biểu đồ cột chồng.
ĐÁP ÁN 03
1. D |
2. D |
3. D |
4. D |
5. B |
6. B |
7. C |
8. A |
9. C |
10. C |
11. C |
12. C |
13. C |
14. D |
15. B |
16. D |
17. D |
18. C |
19. A |
20. C |
21. B |
22. B |
23. D |
24. D |
25. D |
26. D |
27. C |
28. D |
29. B |
30. B |
31. C |
32. D |
33. D |
34. D |
35. D |
36. C |
37. B |
38. A |
39. B |
40. D |