Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Một số câu hỏi trắc nghiệm Địa Lý 12 hay và khó, có đáp án, tài liệu bao gồm 22 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT môn Địa Lý sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
CÂU HỎI 11: 3-5
BÀI 1. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIỮA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
Câu 2. Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là xuất hiện và phát triển nhanh chóng
A. Công nghiệp điện tử. B. Công nghiệp dệt may. C. Công nghệ cao. D. Công nghiệp cơ khí.
Câu 3. Bốn công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là
A. Sinh học, thông tin, năng lượng và biển. B. Sinh học, thông tin, năng lượng và vật liệu.
C. Sinh học, thông tin, năng lượng và tự động. D. Sinh học, thông tin, năng lượng và điện tử.
Câu 4. Nền kinh tế tri thức được dựa trên
A. Tri thức và kinh nghiệm cổ truyền. B. Kĩ thuật và kinh ngiệm cổ truyền.
C. Công cụ và kinh nghiệm cổ truyền. D. Tri thức, kĩ thuật và công nghệ cao.
Câu 5. Một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ nhất định về công nghiệp gọi chung là các nước
A. Công nghiệp mới. B. Phát triển. C. Công nghiệp. D. Đang phát triển.
Câu 11. Dựa vào tiêu chí nào sau đây để phân chia thế giới thành các nhóm nước (phát triển và đang phát triển)?
A. Trình độ phát triển kinh tế - xã hôi. B. Đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội.
C. Đặc điểm dân cư và trình độ phát triển kinh tế. D. Đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế.
Câu 15. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có đặc trưng là
A. Công nghệ có hàm lượng tri thức cao. B. Công nghệ dựa vào thành tựu khoa học mới nhất.
C. Chỉ tác động đến lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. D. Xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao.
2. Thông hiểu
Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa nhóm nước phát triển với đang phát triển là
A. Thành phần dân tộc và tôn giáo B. Quy mô và cơ cấu dân số.
C. Trình độ khoa học - kĩ thuật. D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Câu 17. Nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên sự khác biệt về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển là do
A. Trình độ phát triển kinh tế. B. Phong phú về tài nguyên.
C. Sự đa dạng về chủng tộc D. Phong phú nguồn lao động.
Câu 19. Nghiên cứu sử dụng các vi mạch, chíp điện tử có tốc độ cao, kĩ thuật số hóa thuộc lĩnh vực công nghệ nào dưới đây?
A. Sinh học. B. Vật liệu. C. Năng lượng. D. Thông tin.
Câu 29. Trong các công nghệ trụ cột sau, công nghệ nào giúp cho các nước dễ dàng liên kết với nhau hơn?
A. Công nghệ năng lượng. B. Công nghệ thông tin. C. Công nghệ sinh học . D. Công nghệ vật liệu.
Câu 30. Ở các nước đang phát triển, ngành nông nghiệp thu hút nhiều lao động nhưng lại chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP là do
A. Dân số đông và tăng nhanh. B. Truyền thống sản xuất lâu đời.
C. Trình độ phát triển kinh tế thấp D. Kĩ thuật canh tác lạc hậu.
Câu 31. Xu hướng thay đổi cơ cấu công nghiệp của nước đang phát triển là
A. Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất.
B. Tạo ra khối lượng sản phẩm công nghiệp lớn.
C. Tạo ra khối lượng sản phẩm công nghiệp với chất lượng cao.
D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn hướng ra xuất khẩu.
Câu 33. Hệ quả nguy hiểm của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ là
A. Làm thay đổi phương thức thương mại quốc tế truyền thống.
B. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm nước.
C. Khôi phục và sử dụng được các loại tài nguyên đã mất.
D. Tạo ra ngày càng nhiều loại vũ khí giết người nguy hiểm.
Câu 36. Sự thay đổi trong cơ cấu các ngành công nghiệp của nhóm nước phát triển là do yêu cầu
A. Tạo ra một khối lượng lớn các sản phẩm công nghiệp.
B. Tạo ra những sản phẩm công nghiệp có chất lượng tốt.
C. Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu và hạn chế ô nhiễm.
D. Cạnh tranh với sản phẩm của các nước đang phát triển.
Câu 39. Xu hướng thay đổi cơ cấu công nghiệp của nước đang phát triển là
A. Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất.
B. Tạo ra khối lượng sản phẩm công nghiệp lớn.
C. Tạo ra khối lượng sản phẩm công nghiệp với chất lượng cao.
D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn hướng ra xuất khẩu.
Câu 41. Đặc điểm nào không phải của nền nền kinh tế thế giới hiện đại?
A. Kinh tế chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu
B. Nền kinh tế gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp
C. Kinh tế thế giới ngày càng hướng đến nền kinh tế tri thức
D. Kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức gay gắt
BÀI 2. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ
1. Nhận biết
Câu 1. Vai trò to lớn của Tổ chức thương mại thế giới là
A. Củng cố thị nền kinh tế toàn cầu B. Tăng cường liên kết các khối kinh tế.
C. Thúc đẩy tự do hóa thương mại. D. Giải quyết xung đột giữa các nước.
Câu 5. Tổ chức thương mại thế giới WTO ra đời có vai trò lớn trong việc
A. Thúc đẩy tự do hóa thương mại. B. Thúc đẩy hoạt động liên kết vùng.
C. Gắn kết hoạt động tín dụng quốc tế. D. Tăng trưởng dịch vụ viễn thông.
Câu 6. Hậu quả của quá trình toàn cầu hóa kinh tế là
A. Gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo. B. Thúc đẩy sản xuất thế giới phát triển.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. D. Tăng cường sự hợp tác quốc tế.
Câu 14. Các công ty đa quốc gia có đặc điểm nào sau đây?
A. Số lượng có xu hướng ngày càng giảm. B. Nắm trong tay nguồn của cải vật chất rất lớn.
C. Chi phối hoạt động chính trị của nhiều nước. D. Phạm vi hoạt động chỉ trong một khu vực.
Câu 15. Quá trình toàn cầu hóa gây ra thách thức nào đối với các nước đang phát triển?
A. Hàng rào thuế quan bị bãi bỏ. B. Gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên.
C. Đón đầu được công nghệ hiện đại. D. Tạo điều kiện chuyển giao khoa học công nghệ.
Câu 16. Muốn có sức cạnh tranh kinh tế mạnh các nước đang phát triển cần phải
A. Bãi bỏ hàng rào thuế quan hoặc giảm xuống. B. Làm chủ được các ngành công nghệ mũi nhọn.
C. Nhanh chóng đón đầu được công nghệ hiện đại. D. Thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc.
Câu 17. Hậu quả lớn nhất của toàn cầu hoá kinh tế là
A. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo. B. Tác động xấu đến môi trường xã hội.
C. Làm ô nhiễm môi trường tự nhiên. D. Làm tăng cường các hoạt động tội phạm .
2. Thông hiểu
Câu 19. Toàn cầu hóa kinh tế không có biểu hiện nào sau đây?
A. Thương mại quốc tế phát triển mạnh. B. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.
C. Các tổ chức liên kết khu vực ra đời. D. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
Câu 20. Toàn cầu hoá kinh tế dẫn đến.
A. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
B. Thu hẹp thị trường tài chính quốc tế.
C. Tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
D. Thu hẹp phạm vi hoạt động các công ty xuyên quốc gia.
Câu 21. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh không phải để
A. Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. B. Tăng cường đầu tư dịch vụ giữa các khu vực.
C. Hạn chế khả năng tự do hóa thương mại. D. Bảo vệ lợi ích kinh tế các nước thành viên.
Câu 22. Đặc điểm nào sau đây không đúng với các công ty xuyên quốc gia?
A. Khai thác nền kinh tế các nước thuộc địa. B. Có nguồn của cải vật chất lớn.
C. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng. D. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia.
Câu 24. Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn đến
A. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. B. Sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau
C. Các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn. D. Ít phụ thuộc lẫn nhau hơn giữa các nền kinh tế.
Câu 25. Nhận thức không đúng về xu hướng toàn cầu hóa là
A. Quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt .
B. Quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt.
C. Có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.
D. Toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia từ kinh tế đến văn hóa, khoa học.
Câu 26. Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?
A. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. B. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. D. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đang bị giảm sút.
Câu 27. Mặt trái nổi bật của toàn cầu hóa kinh tế là
A. Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.
B. Làm suy giảm quyền tự chủ về kinh tế của các quốc gia.
C. Làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới.
D. Tăng nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc ở nhiều quốc gia.
Câu 29. Thương mại thế giới hiện nay có đặc điểm nổi bật là
A. Tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.
B. Giá trị thương mại toàn cầu chiếm 3/4 GDP toàn thế giới.
C. EU là tổ chức có vai trò lớn nhất trong việc thúc đẩy tự do thương mại.
D. Các nước đang phát triển chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị thương mại thế giới.
Câu 30. Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là
A. Triệt tiêu các ngân hàng nhỏ.
B. Sự sát nhập cuả các ngân hàng lại với nhau.
C. Sự kết nối giữa các ngân hàng lớn với nhau.
D. Nhiều ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.
Câu 31. Nhận xét đúng nhất về vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới
A. Nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
B. Nắm trong tay nguồn của cái vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
C. Nắm trong tay nguồn của cải vật chất khá lớn và chi phối một số ngành kinh tế quan trọng
D. Nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn và quyết định sự phát triển của một số ngành kinh tế quan trọng
Câu 32. Một trong những cơ sở quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là
A. Có sức ép cạnh tranh giữa các nước.
B. Có chung mục tiêu và lợi ích phát triển.
C. Các nước trong khu vực có những nét tương đồng về kinh tế.
D. Các nước trong khu vực có những tương đồng về vị trí địa lí.
Câu 33. Liên kết khu vực được đánh giá là thành công nhất trong lịch sử là
A. AU. B. EU. C. ASEAN. D. NAFTA
Câu 30. Động lực cơ bản thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là
A. Sự hình thành thị trường thống nhất trong khu vực.
B. Các nước thành viên đều tham gia vào WTO.
C. Sự tự do hoá đầu tư dịch vụ trong khu vực.
D. Sự hợp tác và cạnh tranh giữa các thành viên.
Câu 39. Các nước tham gia vào quá trình toàn cầu hóa để
A. Bảo vệ độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia.
B. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp và chuyển giao công nghệ.
C. Đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững.
D. Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Vận dụng
Câu 40. Động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là
A. Tạo lập được một thị trường chung rộng lớn.
B. Sự tự do hoá thương mại giữa các nước thành viên.
C. Sự hợp tác, cạnh tranh giữa các nước thành viên.
D. Sự tự do hoá đầu tư dịch vụ trong phạm vi khu vực.
Câu 41. Xu hướng khu vực hóa đặt ra một trong những vấn đề đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết là
A. Tự chủ về kinh tế. B. Nhu cầu đi lại giữa các nước.
C. Thị trường tiêu thụ sản phẩm . D. Khai thác và sử dụng tài nguyên.
Câu 42. Ý nào là cơ hội của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển?
A. Tự do hóa thương mại ngày càng mở rộng.
C. Môi trường đang bị suy thoái trên phạm vi toàn cầu.
D. Các nước phát triển có cơ hội để chuyển giao công nghệ cũ cho các nước đang phát triển.
B. Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước khác.
Câu 43. Các nước đang phát triển phụ thuộc vào các nước phát triển ngày càng nhiều về
A. Thị trường. B. Lao động. C. Nguyên liệu. D. Vốn, khoa học kĩ thuật - công nghệ.
Câu 44. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên thế giới được hình thành chủ yếu do nguyên nhân nào dưới đây?
A. Các nước có nét tương đồng về lịch sử phát triển.
B. Chịu sức ép cạnh tranh và có sự phát triển không đều.
C. Các quốc gia có chung mục tiêu và lợi ích phát triển.
D. Tổng thu nhập quốc dân tương tự nhau giữa các quốc gia.
Câu 45. Công ty xuyên quốc gia nào sau đây đang hoạt động tại Việt Nam?
A. Metro. B. Amazon. C. Wal- Mart. D. AT&T.
4. Vận dụng cao
Câu 46. Hệ quả quan trọng nhất của toàn cầu hóa kinh tế là
A. Đẩy nhanh đầu tư. B. Hợp tác quốc tế. C. Tăng trưởng kinh tế. D. Thúc đẩy sản xuất.
Câu 48. Hệ quả quan trọng nhất của khu vực hóa kinh tế là
A. Tăng trưởng và phát triển kinh tế. B. Tăng cường tự do hóa thương mại.
C. Đầu tư phát triển dịch vụ và du lịch. D. Mở cửa thị trường các quốc gia.
Câu 49. Sự kiện quốc tế nào diễn ra tại TP Đà Nẵng vào tháng 11/2017?
A. Tuần lễ cấp cao APEC. B. Hội nghị bộ trưởng ASEAN.
C. Cuộc thi hoa hậu toàn cầu. D. Đại hội thể thao Đông Nam Á.
Câu 50. Sản xuất máy bay Bô-ing là kết quả của 650 công ty thuộc 30 nước. Điều này nói lên đặc điểm chủ yếu nào của thế giới hiện nay?
A. Có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.
B. Sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu và rộng.
C. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có tác động sâu sắc.
D. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia ngày càng lớn.
Câu 51. Hậu quả của việc toàn cầu hóa kinh tế là
A. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
B. Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.
C. Tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước.
D. Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.
BÀI 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CÂU
Câu 5. Một trong những vấn đề mang tính toàn cầu mà nhân loại đang phải đối mặt là
A. Mất cân bằng giới tính. B. Ô nhiễm môi trường.
C. Cạn kiệt nguồn nước ngọt. D. Động đất và núi lửa.
Câu 6. Việc dân số thế giới tăng nhanh đã
A. Thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế B. Làm cho tài nguyên suy giảm và ô nhiễm môi trường
C. Thúc đẩy gió dục và y tế phát triển D. Làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng tăng.
Câu 8. Nhân tố nào sau đây không có ảnh hưởng nhiều đến ô nhiễm môi trường biển?
A. Chất thải công nghiệp vào biển chưa qua xử lí.
B. Chất thải sinh hoạt bẩn vào biển chưa qua xử lí.
C. Các sự cố đắm tàu, tràn dầu; sự cố khai thác dầu.
D. Khai thác thủy sản, đẩy mạnh trồng rừng trên đảo.
Câu 11. Để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu cần sự hợp tác giữa
A. Các quốc gia trên thế giới. B. Các quốc gia phát triển.
C. Các quốc gia đang phát triển. D. Một số cường quốc kinh tế.
Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu?
A. Lượng khí thải CO2 tăng nhanh. B. Gia tăng lượng rác thải sinh hoạt.
C. Gia tăng lượng khí thải CFCs. D. Ô nhiễm môi trường các đại dương.
Câu 13. Trong những thập niên cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, mối đe dọa trực tiếp tới ổn định, hòa bình thế giới là
A. Khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo. B. Làn sóng di cư tới các nước phát triển.
C. Buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã. D. Nạn bắt cóc người, buôn bán vũ khí.
Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính trên toàn thế giới là chất khí
A. CFCS B. NO2 C. CO2 D. CH4
Câu 17. Trong những thập niên vừa qua, loài người đã tương đối thành công trong việc hợp tác giải quyết vấn đề
A. Hạn chế sự gia tăng dân số. B. Giảm được nạn ô nhiễm môi trường.
C. Khủng bố quốc tế và tội phạm ma túy. D. Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh hạt nhân.
Câu 18. Nguyên nhân cơ bản nào để xếp khủng bố quốc tế vào vấn đề toàn cầu trong thời đại hiện nay
A. Xảy ra ngày càng nhiều.
B. Gây hậu quả và thương vong ngày càng lớn.
C. Cách thức hoạt động ngày càng đa dạng và tinh vi.
D. Trở thành mối đe doạ trực tiếp tới ổn định hoà bình.
Câu 19. Điều cực kỳ nguy hiểm hiện nay mà các phần tử khủng bố đang thực hiện trên phạm vi toàn cầu là
A. Tần suất thực hiện ngày càng lớn. B. Phương thức thức hoạt động đa dạng.
C. Gây hậu quả và thương vong ngày càng lớn .D. Lợi dụng thành tựu của khoa học - công nghệ.
Câu 23. Vấn đề nào dưới đây chỉ được giải quyết khi có sự hợp tác chặt chẽ của tất cả các nước trên thế giới?
A. Chống mưa axit. B. Biến đổi khí hậu. C. Sử dụng nguồn nước ngọt. D. Ô nhiễm môi trường biển.
Câu 24. Nguyên nhân chủ yếu ô nhiễm nguồn nước ngọt hiện nay là
A. Chặt phá rừng bừa bãi. B. Dân số tăng nhanh.
C. Các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu. D. Chất thải chưa được xử lý đổ ra sông, hồ.
Câu 25. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng môi trường toàn cầu đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề là
A. Áp lực của gia tăng dân số. B. Sự tăng trưởng hoạt động nông nghiệp.
C. Sự tăng trưởng hoạt động công nghiệp. D. Sự tăng trưởng hoạt động dịch vụ.
Câu 26. Biện pháp hữu hiệu để có thể tiêu diệt tận gốc mối đe doạ từ chủ nghĩa khủng bố quốc tế là
A. Nâng cao mức sống của nhân dân từng nước. B. Sự hợp tác tích cực giữa các quốc gia với nhau.
C. Tăng cường và siết chặt an ninh nội địa từng nước. D. Áp dụng khoa học và công nghệ vào cuộc chiến.
3. Vận dụng
Câu 27. Ở Việt Nam, vùng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do nước biển dâng là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 28. Năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung của Việt Nam là do
A. Nước biển nóng lên. B. Hiện tương thủy triều đỏ.
C. Ô nhiễm môi trường nước. D. Độ mặn của nước biển tăng.
Câu 29. Lượng khí thải đưa vào khí quyển ngày càng tăng hàng chục tỉ tấn mỗi năm chủ yếu do
A. Con người sử dụng nhiều chất đốt. B. Hoạt động sản xuất công nghiệp.
C. Số lượng phương tiên giao thông tăng. D. Hiện tượng cháy rừng phổ biến.
4. Vận dụng cao
Câu 33. Biện pháp tổng thể nhất nhằm giải quyết vấn đề Trái Đất nóng lên là
A. Trồng nhiều cây xanh và bảo vệ rừng hiện có.
B. Cắt giảm lượng khí CO2 thải trực tiếp vào khí quyển.
C. Loại bỏ hoàn toàn khí thải CFCs trong các họat động công nghiệp.
D. Tuyên truyền giáo dục ý thức của người dân về vấn đề bảo vê môi trường.
Câu 34. Lượng khí thải đưa vào khí quyển ngày càng tăng hàng chục tỉ tấn mỗi năm chủ yếu là do
A. Con người sử dụng nhiên liệu ngày càng nhiều. B. Các nhà máy, xí nghiệp ngày càng nhiều
C. Các phương tiện giao thông ngày càng nhiều. D. Hiện tượng cháy rừng ngày càng nhiều
Câu 35. Biện pháp nhằm làm cân bằng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên và giải quyết các vấn đề xã hội mà nhân loại đang hướng tới là
A. Phát triển theo chiều rộng. B. Phát triển theo chiều sâu.C. Phát triển nhanh. D. Phát triển bền vững.
Câu 37. Suy giảm đa dạng sinh học sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây?
A. Nước biển ngày càng dâng cao B. Xâm nhập mặn ngày càng sâu vào đất liền.
C. Mất đi nhiều loài sinh vật, các gen di truyền D. Gia tăng các hiện tượng động đất, núi lửa