Giải Lịch Sử 12 Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)

2.5 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Lịch Sử lớp 12 Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) lớp 12.

Giải bài tập Lịch Sử lớp 12 Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 189 SGK Lịch sử 12: Miền Bắc đã thực hiện những nhiệm vụ gì sau khi kí Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam được kí kết? Nêu kết quả và ý nghĩa.

Trả lời:

1. Nhiệm vụ:

- Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế - xã hội.

- Chi viện cho miền Nam.

2. Kết quả:

- Tháng 6 - 1973, miền Bắc căn bản hoàn thành tháo gỡ thủy lôi, bom mìn do Mĩ thả trên biển, sông, đảm bảo đi lại bình thường.

- Sau hai năm1973 - 1974, miền Bắc cơ bản khôi phục xong các cơ sở kinh tế, hệ thống thủy lợi, giao thông, công trình văn hoám giáo dục, y tế có bước phát triển.

- Cuối năm 1974, sản xuất công nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh, đời sống nhân dân ổn định.

- Tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền Nam, Campuchia sức người, sức của.

- Chuẩn bị những điều kiện vật chất - kỹ thuật, đảm bảo đầy đủ và kịp thời nhu cầu to lớn và cấp bách cho cuộc Tổng tiến công chiến lược ở miền Nam.

3. Ý nghĩa:

- Ổn định đời sống nhân dân, cổ vũ tinh thần dân tộc.

- Tạo ra thế và lực để ta tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ Quốc.

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 192 SGK Lịch sử 12: Trong những năm đầu sau Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam chống âm mưu, hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn đã diễn ra như thế nào? Nêu ý nghĩa của chiến thắng Phước Long (6 - 1 - 1975).

Trả lời:

1. Cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam chống âm mưu, hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

- Nhân dân ta đã đấu tranh chống “bình định - lấn chiếm”, chống âm mưu “tràn ngập lãnh thổ” của chúng và đạt được một số kết quả nhất định.

- Tháng 7 - 1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21 đề ra nhiệm vụ cơ bản và con đường cách mạng miền Nam.

- Năm 1974 - 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ và đã giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đánh Đường 14 - Phước Long (từ ngày 12 - 12 - 1974 đến ngày 6 - 1 - 1975).

- Đẩy mạnh đấu tranh chính trị, ngoại giao nhằm tố cáo hành động vi phạm Hiệp định của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

- Tại các vùng giải phóng, ta đẩy mạnh đấu tranh bảo vệ quê hương, đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam.

2. Ý nghĩa của chiến thắng Phước Long (6-1-1975)

- Minh chứng sự đúng đắn của chủ trương của Đảng tại Hội nghị lần thứ 21 (7-1973)

- Chứng tỏ lực lượng vũ trang của nhân dân ta lớn mạnh, quân đội Sài Gòn suy yếu và bất lực, khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự của Mĩ rất hạn chế.

- Mở ra một khả năng mới, một thời cơ mới tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 196 SGK Lịch sử 12: Đảng ta đã căn cứ vào điều kiện thời cơ như thế nào để đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam? Nội dung kế hoạch đó là gì?

Trả lời:

1. Điều kiện thời cơ:

Năm 1974 - 1975, tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị đã quyết định đưa ra kế hoạch phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 - 1976.

2. Nội dung của chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam

- Bộ Chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

- Nhấn mạnh sự cần thiết tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa, … giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 196 SGK Lịch sử 12: Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975.

Trả lời:

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 diễn ra qua ba chiến dịch:

1. Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4 - 3 đến ngày 24 - 3)

- Ngày 4 - 3 – 1975, quân ta đánh nghi binh ở Plâyku và Kon Tum.

- Ngày 10 - 3 – 1975, bất ngờ đánh mạnh ở ở Buôn Ma Thuột, giành thắng lợi.

- Ngày 12 - 3 - 1975, địch phản động chiếm lại Buôn Ma Thuột, nhưng không thành.

- Ngày 24 - 3 - 1975, Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân hoàn toàn được giải phóng.

⟹ Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.

2. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ 21 - 3 đến 29 - 3 - 1975)

- Ngày 21 - 3 - 1975, ta đánh thẳng vào căn cứ của địch, hình thành thế bao vây thế trận trong thành Huế.

- Ngày 26 - 3 - 1975, giải phóng hoàn toàn thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.

- Ngày 29 - 3 - 1975, toàn bộ thành phố Đà Nẵng được giải phóng.

- Cuối tháng 3 - đầu tháng 4, các tỉnh còn lại ở miền Trung, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ được giải phóng.

3. Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 - 4 đến 30 - 4)

- Ngày 26 - 4, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch. Năm cánh quân tiến vào Sài Gòn chiếm các cơ quan đầu não của chúng.

- Ngày 30 - 4, quân ta tiến vào Dinh Độc Lập bắt toàn bộ nội các Sài Gòn.

- Ngày 2 - 5, Châu Đốc là tỉnh cuối cùng được giải phóng.

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 198 SGK Lịch sử 12: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975).

Trả lời:

1. Nguyên nhân thắng lợi:

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt.

- Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

- Có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau của ba dân tộc ở Đông Dương; sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa khác; nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc đấu tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ.

2. Ý nghĩa lịch sử:

* Đối với Việt Nam:

- Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - đế quốc trên đất nước ta.

- Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.

- Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

* Đối với thế giới:

- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.

- Là một sự kiện có “tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

Câu hỏi và bài tập (trang 198 sgk Lịch Sử 12)

Bài 1 trang 198 SGK Lịch sử 12: Hãy lập bảng hệ thống những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta ở hai miền Nam - Bắc trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975)

Trả lời:

Thời gian

Thắng lợi tiêu biểu

21 - 7 - 1954

Ký Hiệp định Giơnevơ kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương

1959 - 1960

Phong trào “Đồng khởi” thắng lợi, phá vỡ từng mảng hệ thống kìm kẹp của địch, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, làm phá sản “Chiến lược Aixenhao”.

20 - 12 - 1960

Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra đời làm nhiệm vụ đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Mĩ - Ngụy.

9 - 1960

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.

1961 - 1965

Đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

1965 - 1968

Đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.

Năm 1968

Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân giành thắng lợi

1969 - 1973

Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”.

Năm 1972

Tổng tiến công chiến lược thắng lợi. 

Năm 1973

Thắng Mĩ trận “Điện Biên Phủ trên không”.

21 - 7 - 1973

Ký kết Hiệp định Pari

Bài 2 trang 198 SGK Lịch sử 12: Những thành tựu chủ yếu của miền Bắc trong sản xuất, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ và trong việc thực hiện nghĩa vụ hậu phương kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975).

Trả lời:

1. Giai đoạn 1954 - 1960:

- Hoàn thành cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, khôi phục và phát triển kinh tế.

2. Giai đoạn 1961 - 1965:

- Trên mặt trận kinh tế: đạt được những thành tựu nhất định về nông nghiệp, công nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), bước đầu xây dựng nền móng của chủ nghĩa xã hội.

- Cung cấp một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, cán bộ, chiến sĩ cho tiền tuyến miền Nam.

3. Giai đoạn 1965 - 1968:

* Trên mặt trận kinh tế:

- Nông nghiệp: tăng diện tích đất canh tác, sản lượng lúa tăng, nhiều hợp tác xã đạt “ba mục tiêu”.

- Công nghiệp: đáp ứng nhu cầu thiết yếu của chiến đấu, sản xuất và đời sống; công nghiệp địa phương và quốc phòng đều phát triển.

* Trên mặt trận quân sự: chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ giành thắng lợi.

* Chi viện cho miền Nam:

- Miền Bắc luôn là hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến miền Nam về sức người và sức của.

- Xây dựng tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc - Nam trên bộ và trên biển, nối liền hậu phương với tiền tuyến.

- Cung cấp hàng vạn cán bộ, trang bị về mặt vật chất như thuốc men, đạn dược... cho miền Nam.

4. Giai đoạn 1969 - 1973:

* Kinh tế miền Bắc cơ bản được khôi phục, hệ thống thủy nông, mạng lưới giao thông, công trình văn hóa, giáo dục, y tế phát triển.

* Chống chiến tranh phá hoại của Mĩ ra miền Bắc lần thứ hai năm 1972, buộc Mĩ phải Hiệp định Pari ngày 27 - 1 - 1973.

* Chi viện cho tiền tuyến miền Nam: hàng vạn bộ đội, thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật, vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm... chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 và chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp quản vùng giải phóng sau khi chiến tranh kết thúc.

Lý thuyết Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)

I. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam

- Sau Hiệp định Pari 1973, miền Bắc trở lại hòa bình, vừa tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, vừa tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

- Kết quả:

+ Cuối năm 1974, kinh tế miền Bắc cơ bản được phục hồi, đời sống nhân dân được ổn định.

+ Thực hiện nghĩa vụ hậu phương, trong hai năm 1973 - 1974, miền Bắc đã đưa vào chiến trường 20 vạn bộ đội. Đột xuất trong hai tháng đầu năm 1975, miền Bắc đưa vào Nam 57 000 bộ đội cùng khối lượng vật chất - kỹ thuật khổng lồ, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu to lớn và cấp bách của cuộc Tổng tiến công chiến lược.

II. Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định-lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn

1. Hoàn cảnh lịch sử

- Hiệp định Pari 1973, ta đã “đánh cho Mĩ cút”.

- Ngày 29-3-1973, toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta, nhưng Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, lập ra Bộ chỉ huy quân sự tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.

Quân đội Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam

- Được cố vấn Mĩ chỉ huy và nhận viện trợ của Mĩ, chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định.

- Chúng huy động gần như toàn bộ lực lượng tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, liên tiếp mở rộng những cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm” vùng giải phóng của ta. Đây thực chất là hành động tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Níchxơn.

- Việc kí Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và việc quân Mĩ rút khỏi nước ta đã tạo nên sự thay đổi trong so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng, có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam chống âm mưu, hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

2. Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định - lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn

- Trong cuộc đấu tranh chống “bình định - lấn chiếm”, chống âm mưu “tràn ngập lãnh thổ” những tháng đầu sau khi kí Hiệp định, quân dân ta đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhưng do không đánh giá hết âm mưu phá hoại Hiệp định, do quá nhấn mạnh đến hòa bình, hòa hợp dân tộc,... nên tại một số địa bàn quan trọng, chúng ta bị mất dần.

* Chủ trương của Đảng

- Tháng 7/1973, Hội nghị Trung ương lần thứ 21 nêu rõ:

+ Kẻ thù của nhân dân Việt Nam là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.

+ Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.

+ Phương pháp cách mạng: bạo lực cách mạng, nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.

* Kết quả thực hiện

- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự đông - xuân vào hướng Nam Bộ, trọng tâm là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi lớn trong Chiến dịch đánh Đường 14 - Phước Long, diệt 3000 địch, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long.

- Chính quyền Sài Gòn phản ứng mạnh, đưa quân chiếm lại nhưng thất bại, còn Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, dùng áp lực từ xa.

- Nhân dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chính trị, ngoại giao, tố cáo Mĩ và chính quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định Pari, nêu cao tính chính nghĩa cuộc chiến đấu của nhân dân ta, đòi lật đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, thực hiện các quyền tự do, dân chủ.

- Tại vùng giải phóng, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam. Các ngành sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, văn hóa, xã hội, giáo dục y tế … được đẩy mạnh.

3. Mở rộng: So sánh điểm giống nhau cơ bản giữa nghị quyết 15 (1-1959) và nghị quyết 21 (7-1973)

Điểm giống nhau cơ bản giữa nghị quyết 15 (1-1959) và nghị quyết 21 (7-1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là khẳng định con đường bạo lực cách mạng.

- Nghị quyết 15 (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm và nhấn mạnh: ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác.

- Nghị quyết 21 (7-1973) khẳng định trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường bạo lực cách mạng.

III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc

1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam

- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng.

- Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976.

- Nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”, để bớt thiệt hại về người và của.

Bộ Chính trị họp Hội nghị mở rộng quyết định kế hoạch giải phóng miền Nam

2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã diễn ra trong gần hai tháng (từ ngày 4-3 đến ngày 2-5) qua ba chiến dịch lớn: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào Sài Gòn.

a) Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4-3 đến ngày 24-3)

* Vị trí Tây Nguyên: địa bàn chiến lược quan trọng mà ta và địch cố nắm giữ. Nhưng do nhận định sai hướng tiến công của ta, địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng. Bộ Chính trị quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.

Lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

* Diễn biến:

- Sau khi đánh nghi binh ở Plâyku và Kon Tum (10/3/1975), ta tiến công và giải phóng Buôn Mê Thuột. Ngày 12/031975, địch phản công chiếm lại nhưng không thành.

- Ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung. Trên đường rút chạy, chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt.

- Ngày 24/03/1975, ta giải phóng Tây Nguyên với 60 vạn dân.

* Ý nghĩa: Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.

b) Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21-3 đến ngày 29-3)

- Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và hết sức thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên tiếp diễn, Bộ chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam, trước hết là chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.

- Phát hiện địch co cụm ở Huế, ngày 21/03 quân ta đánh thẳng vào căn cứ, chặn đường rút chạy và bao vây địch trong thành phố.

- Ngày 25/03, ta tấn công vào Huế, (26/03) giải phóng Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên.

- Cùng thời gian, ta giải phóng thị xã Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Chu Lai, uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam. Đà Nẵng rơi vào thế cô lập, hơn 10 vạn quân địch bị dồn ứ về đây trở nên hỗn loạn, mất hết khả năng chiến đấu.

- Sáng 29/3 quân ta tiến công Đà Nẵng, đến 3 giờ chiều ta chiếm toàn bộ thành phố.

- Cùng thời gian này, các tỉnh còn lại ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên, một số tỉnh ở Nam Bộ lần lượt được giải phóng.

 

Quân ta tiến vào giải phóng cố đô Huế

c) Chiến dịch Hồ CHí Minh (từ ngày 26-4 đến ngày 30-4)

- Sau hai chiến dịch, Bộ chính trị nhận định: "Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam... trước tháng 5/1975" với phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”.

- Trước khi mở chiến dịch Hồ Chí Minh, quân ta đánh Xuân Lôc, Phan Rang - những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ phía đông Sài Gòn.

- Quân ta phá tan tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang (16/4/1975), Xuân Lộc (21/4) làm Mỹ và Quân đội Sài gòn hoảng loạn.

- Ngày 18/4/1975, Tổng thống Mỹ ra lệnh di tản người Mỹ khỏi Sài Gòn.

- Ngày 21/4, ta giải phóng Xuân Lộc, Nguyễn Văn Thiệu từ chức tổng thống.

- 17 giờ ngày 26/4, quân ta mở đầu chiến dịch, 5 cánh quân tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.

- 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt sống taòn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.

- 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên tòa nhà Phủ tổng thống, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập (30-4-1975)

Dinh Độc Lập trong ngày Sài Gòn giải phóng

- Các tỉnh còn lại của Nam Bộ, nhân dân đã nhất tề nổi dậy và tiến công theo phương thức xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh.

- Ngày 2/5/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng (Châu Đốc là tỉnh cuối cùng được giải phóng)

3. Mở rộng: So sánh chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh

IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975)

1. Nguyên nhân thắng lợi

- Nguyên nhân chính là do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao.

- Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp cách mạng.

- Hậu phương miền Bắc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

- Sự phối hợp chiến đấu và đoàn kết giúp đỡ của ba dân tộc ở Đông Dương.

- Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

- Nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ.

2. Ý nghĩa lịch sử

- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.

- Mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên Chủ nghĩa xã hội.

- Tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.

- Cùng với chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, đại thắng mùa xuân 1975 đã cắm thêm một mốc vinh quang chói lọi trong quá trình đi lên của lịch sử Việt Nam. Có tầm quan trọng quốc tế, có tính thời đại sâu sắc.

Đánh giá

0

0 đánh giá