Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 có đáp án: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

Tải xuống 5 1.2 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 10 Bài 4: Nguồn gốc vận động & phát triển của sự vật và hiện tượng chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 5 trang gồm 12 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk GDCD 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn GDCD 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 có đáp án: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng:

Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 có đáp án: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (ảnh 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GDCD LỚP 10

BÀI 4: NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG & PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG

Câu 1: Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật và hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới tạo nên

A.Sự vận động trong xã hội.

B. Sự phát triển vô tận của thế giới khách quan.

C. Sự phát triển của giới thự nhiên.

D. Sự thay đổi trong tư duy con người.

Đáp án:

Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật và hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới. Quá trình này tạo nên sự vận động, phát triển vô tận của thế giới khách quan

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Mâu thuẫn không thể giải quyết bằng còn đường điều hòa, mà chỉ được giải quyết bằng

A. Chiến tranh.

B. Sự đấu tranh giữa các lực lượng.

C. Đấu tranh giữa các mặt đối lập.

D. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Đáp án:

Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng còn đường điều hòa mâu thuẫn

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Trường hợp nào sau đây là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập?

A. Chiến tranh giữa hai quốc gia.

B. Hai bạn học sinh cãi nhau.

C. Đấu tranh giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ.

D. Bác sĩ phòng chống bệnh sởi.

Đáp án:

Trong các trường hợp trên, chỉ có giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ là trong quá trình vận động, phát triển chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau → là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây không phải là hai mặt đối lập của mâu thuẫn?

A. Bảng đen và phấn trắng.

B. Sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế.

C. Đồng hóa và dị hóa của một sinh vật.

D. Điện tích âm và điện tích dương của một nguyên tử.

Đáp án:

Bảng đen và phấn trắng không thuộc một chỉnh thể, nên không phải là hai mặt đối lập của mâu thuẫn trong triết học.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Trong cuộc sống hàng ngày, khi xuất hiện một mâu thuẫn trong nhận thức, chúng ta cần làm gì?

A. Bỏ qua để đỡ mất công tìm hiểu mâu thuẫn.

B. Khi nào có thời gian sẽ tìm hiểu về cách giải quyết mâu thuẫn.

C. Phân tích để phân biệt đúng, sai, nâng cao nhận thức.

D. Hoảng sợ, nhờ người khác giải quyết mâu thuẫn giúp.

Đáp án:

Khi trong nhận thức của bản thân xuất hiện mâu thuẫn, mỗi cá nhân cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề, phân biệt đâu là đúng, đâu là sai, cái gì là tiến bộ, lạc hậu để từ đó nâng cao nhận thức khoa học của bản thân, phát triển nhân cách.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Theo quan điểm của triết học Mác – Lê nin, mâu thuẫn tạo thành bởi hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau ở

A. Trong cùng một chỉnh thể.

B. Các sự vật, hiện tượng khác nhau.

C. Hai sự vật, hiện tượng đối lập.

D. Bất kì sự vật hiện tượng nào.

Đáp án:

Theo triết học Mac – Lê nin: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Trong tập thể, khi xuất hiện mâu thuẫn cần phải làm gì để giải quyết?

A. Dĩ hòa vi quý.

B. Phê bình và tự phê bình.

C. Không cần đấu tranh.

D. Xuê xoa, nhường nhịn nhau.

Đáp án:

Trong tập thể, cần thường xuyên tiến hành phê bình và tự phê bình, tránh thái độ dĩ hòa vi quý, không dám đấu tranh chống lại những cái lạc hậu, tiêu cực.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Bạn C thường xuyên đi học muộn, thiếu bài tập do đua đòi theo nhóm bạn xấu chơi điện tử nên lười học, khiến cho tập thể bị ảnh hưởng. Em chọn cách nào dưới đây để giải quyết vấn đề này?

A. Đi nói xấu C.

B. Phê bình C trước tập thể lớp.

C. Thể hiện sự không đồng tình và không chơi với C.

D. Thẳng thắn gặp và phân tích, đồng thời giúp C trong học tập.

Đáp án:

Đấu tranh không có nghĩa là gay gắt phản đối bạn, mà cần gặp và phân tích để bạn hiểu ra vấn đề, giải quyết được mâu thuẫn của chính mình, từ đó điều chỉnh hành vi của bản thân. Đồng thời, ta cần giúp đỡ, hỗ trợ bạn trong học tập để bạn có thêm niềm tin, động lực và tiến bộ.

Đáp án cần chọn là: D

 

Câu 9: Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm…. mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau được gọi là

A. Mặt trái ngược của mâu thuẫn.

B. Mặt đối lập của mâu thuẫn.

C. Mặc khác biệt của mâu thuẫn.

D. Mặt thống nhất của mâu thuẫn.

Đáp án:

Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm….mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Trong mỗi mâu thuẫn, để tạo thành sự thống nhất giữa các mặt đối lập, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau,

A. Giúp nhau phát triển.

B. Cùng phau phát triển.

C. Làm tiền đề tồn tại cho nhau.

D. Làm động lực phát triển cho nhau.

Đáp án:

Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau tạo thành sự thống nhất giữa các mặt đối lập

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Hai mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau là nội dung khái niệm

A. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

B. Quá trình chiến tranh giữa các mặt đối lập.

C. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

D. Quá trình đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập.

Đáp án:

Hai mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau tạo thành sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Bàn về sự phát triển, Lê-nin viết: “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”. Câu đó Lê-nin bàn về:

A. Hình thức của sự phát triển.

B. Nội dung của sự phát triển.

C. Điều kiện của sự phát triển.

D. Nguyên nhân của sự phát triển.

Đáp án:

Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng.

Đáp án cần chọn là: D

Xem thêm
Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 có đáp án: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (trang 1)
Trang 1
Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 có đáp án: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (trang 2)
Trang 2
Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 có đáp án: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (trang 3)
Trang 3
Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 có đáp án: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (trang 4)
Trang 4
Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 có đáp án: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống