Giáo án GDCD 10 Bài 9 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội tiết 1 mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án GDCD 10 Bài 9 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội tiết 1 mới nhất theo mẫu Giáo án môn GDCD chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn GDCD lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

BÀI 9: CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ

LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Học xong bài này, HS cần:

  1. Về kiến thức

 - Hiểu rõ nguồn gốc của con người, sự hình thành và phát triển của xã hội loài nguời.

- Con người có khả năng sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần

- Con người là động lực chính đưa đến thành công của các cuộc cách mạng xã hội

- Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội

  1. Về kỹ năng

- Chứng minh được con người sáng tạo ra công cụ lao động sản xuất, và tầm quan trọng của nó đối với sự hình thành và phát triển xã hội.

- Nắm được thông tin và chứng minh sự quan tâm của Đảng và nà nước ta đối với sự phát triển toàn diện con người

  1. Về thái độ

- Các em nhận ra được tầm quan trọng của mình với xã hội, biết tôn trọng cuộc sống của mình, tôn trọng mọi người, cố gắng phấn đấu hơn nữa trong học tập.

  1. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HS

          Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực làm việc nhóm, năng lực phê phán, đánh giá, năng lực quan sát, năng lực biết chấp nhận người khác.

III PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

Giảng giải, vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận lớp, đàm thoại, thuyết trình, động não.

  1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- SGK lớp 10, Sách giáo viên lớp 10

- Máy tính, máy chiếu, phần mềm MS.PowerPoint, Giấy khổ to, bút bảng

- Tranh ảnh, tranh ảnh tư liệu liên quan đến nội dung bài học

V TỔ CHỨC DẠY HỌC

  1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số
  2. Kiểm tra bài cũ
  3. Giảng bài mới

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

1. Khởi động:

* Mục tiêu:

- Kích thích HS tự tìm hiểu về con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội.

- Rèn luyện năng lực tư duy, động não cho HS.

* Cách tiến hành:

   Qua thực tế cuộc sống và hiểu biết của mình các em biết gì về tổ tiên của loài người?

    Em có tin vào câu chuyện “Con Rồng Cháu Tiên” không?

    Theo em con người có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội ngày nay?

   Để hiểu rõ hơn những vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài 9: “Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Thảo luận lớp để tìm hiểu vai trò con người tự sang tạo ra lịch sử của mình.

*Mục tiêu:

- HS nhận thức được chính con người tạo ra lịch sử của mình.

- Rèn luyện năng lực tư duy cho HS.

*Cách tiến hành:

- Thảo luận lớp về vai trò của công cụ lao động đối với sự phát triển của lịch sử.

- GV nêu câu hỏi cho HS : Người tối cổ, người tinh khôn đã chế tạo những loại công cụ lao động nào? Chúng có đặc điểm gì khác nhau?

- HS thảo luận lớp.

- GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng phụ.

- GV nêu tiếp câu hỏi: Em hãy chỉ ra điểm khác nhau căn bản giữa con người và con vật?

-  HS trả lời

- GV bổ sung và kết luận:

Con người khác con vật cơ bản nhất ở chỗ: con vật không có khả năng chế tạo ra công cụ lao động, con người có khả năng chế tạo và sử dụng công cụ lao động 

-  GV cho học sinh quan sát hình ảnh công cụ lao động của người nông dân, người thợ mộc, người thợ may…

Những công cụ lao động đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự ra đời và phát triển của lịch sử xã hội?

-  HS trả lời.

- GV bổ sung và kết luận:

Nếu không chế tạo ra công cụ lao động và sử dụng nó thì sẽ không có con người và lịch sử loài người. Vì khi đó con người vẫn sống hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên

- GV hỏi

Vậy con người và lịch sử xã hội loài người xuất hiện khi nào?

- Sản phẩm: Kết quả thảo luận lớp của HS.

- GV kết luận:

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm tìm hiểu con người là chủ thể sang tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.

*Mục tiêu:

- HS hiểu được chính con người sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.

- Rèn luyện năng lực giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

* Cách tiến hành:

- GV nêu câu hỏi thảo luận nhóm về vai trò của con người trong việc sang tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội.

Nhóm 1: Vì sao nói con người là chủ nhân các giá trị vật chất của xã hội? Hãy nêu một vài ví dụ để chứng minh?

Nhóm 2: Tại sao nói con người là chủ thể sang tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội? Hãy nêu vài ví dụ chứng minh?

- Các nhóm thảo luận thời gian 5 phút.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Các nhóm bổ sung ý kiến.

- GV kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Con người là chủ thể của lịch sử

a. Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình

 

 

+ Lịch sử loài người được hình thành khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động và sử dụng công cụ lao động, con người đã tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội loài người cũng bắt đầu.

+ Công cụ lao động được cải tiến, làm cho lao động phát triển, kéo theo thương mại, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật…. cũng ra đời và phát triển. Từ đó hình thành các dân tộc, quốc gia.

 

b. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội       

 

+ Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng chỉ có ở con người.

- Con người: Sáng tạo ra công cụ lao động

 Sử dụng công cụ lao động

Mục đích: Nuôi sống mình và nuôi sống xã hội.

Qua quá trình lao động tư duy của con người phát triển.

+  Con người còn sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội.

- Đời sống sinh hoạt.

- Đời sống lao động.

- Đời sống đấu tranh xã hội và tự nhiên.

Nội dung: Phản ánh cuộc sống

Chủ thể sáng tạo: Con người

Đối tượng phục vụ: Con người.

c. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội

- Xuất phát: nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp.

- Động lực: Đấu tranh không ngừng để cải tạo xã hội.

- Đỉnh cao: Cách mạng xã hội

- Mục đích: Thay đổi quan hệ SX lỗi thời bằng quan hệ SX tiến bộ, XH cũ bằng xã hội mới.

- Lực lượng thực hiện: Con người

Kết luận: Nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội. Mọi sự biến đổi của xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều do con người tạo ra.

  1. Hoạt động luyện tập:

* Mục tiêu:

- Luyện tập để HS củng cố những kiến thức đã biết về vai trò con người là chủ thể của lịch sử,  biết cách ứng xử phù hợp trong mọi tình huống giả định.

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn để cho HS.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS làm bài tập:

- HS làm bài tập, trả lời, nhận xét đánh giá và thống nhất đáp án.

- GV chính xác hóa đáp án:

   Câu 1: Có ý kiến cho rằng lịch  sử loài người bắt đầu khi con người biết ăn chín uống sôi. Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?

   Câu 2: Những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội do ai sáng tạo ra? Nhằm mục đích gì?  

Đáp án:

   Câu 1: Không chính xác. Vì lịch sử loài người hình thành khi con người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động

   Câu 2: Do con người sáng tạo, để nhằm đảm bảo cho xã hội không ngừng tồn tại và phát triển   

  1. Hoạt động vận dụng:

* Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống,bối cảnh mới- nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quản lý và phát triển bản thân.

* Cách tiến hành:

  1. GV nêu yêu cầu:
  2. Tự liên hệ:

- Nêu những việc làm hằng ngày mà bản thân mong muốn tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần để có một cuộc sống tốt đẹp.

- Nêu cách khắc phục những việc làm chưa tốt.

  1. Nhận diện xung quanh:

          Hãy nêu nhận xét của em về các chính sách của Đảng và Nhà nước để phát triển con người ở địa phương?

          Nêu những gương vượt khó khăn trong lớp và một số người khác mà em biết vươn lên làm chủ cuộc sống?

  1. GV định hướng HS

- HS đồng tình và tích cực tham gia các hoạt động vì sự tiến bộ phát triển của con người, của đất nước, của nhân loại.

- HS làm bài tập 3 trong SGK trang 60.

  1. Hoạt động mở rộng:

- HS sưu tầm một số ví dụ về các giá trị vật chất và tinh thần.

- HS lấy dẫn chứng trong lịch sử thực tiễn cách mạng nước ta hoặc địa phương.

- Sưu tầm tài liệu liên quan đến nguồn gốc con người, và chiến lược phát triển con người

Xem thêm
Giáo án GDCD 10 Bài 9 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội tiết 1 mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án GDCD 10 Bài 9 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội tiết 1 mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án GDCD 10 Bài 9 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội tiết 1 mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án GDCD 10 Bài 9 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội tiết 1 mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án GDCD 10 Bài 9 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội tiết 1 mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án GDCD 10 Bài 9 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội tiết 1 mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống