Giáo án Địa lí 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới nhất

Tải xuống 10 3.9 K 15

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

TIẾT 25 + 26. CHỦ ĐỀ. CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

 - Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Trung Quốc.

 - Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế

 - Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới dân số

 - Ghi nhớ một số địa danh: Hoàng Hà, Trường Giang, thủ đô Bắc Kinh, thành phố Thượng Hải, Hồng Công.

 - Hiểu và phân tích được đặc điểm phát triển kinh tế, một số ngành kinh tế chủ chốt và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới. phân tích được nguyên nhân phát triển kinh tế

 - Giải thích được sự phân bố của kinh tế Trung Quốc; sự tập trung các đặc khu kinh tế tại vùng duyên hải

 - Hiểu được mối quan hệ đa dạng giữa Trung Quốc và Việt Nam

 - Ghi nhớ địa danh: Khu chế xuất thẩm Thâm Quyến.

 - Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc qua tăng trưởng GDP, sản phẩm nông nghiệp và sự thay đổi trong cơ cấu giá trị xuất - nhập khẩu

  1. Năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

  1. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
  3. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Tiết

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra việc hoàn thành bài thực hành của HS.

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

  1. a) Mục đích:HS nhớ lại đặc diểm của đất nước Trung Quốc đã học ở bậc THCS; Rèn luyện kĩ năng phân tích, suy luận để thấy được một số đặc điểm nổi bật của Trung Quốc.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
  3. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh về Trung Quốc và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đây là quốc gia nào? Em hãy nêu những hiểu biết của em về quốc gia đó? Mối quan hệ của quốc gia đó đối với đất nước Việt Nam?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vị trí địa lí và lãnh thổ Trung Quốc

  1. a) Mục đích:HS biết và hiểu được đặc điểm vị trí địa lí của Trung Quốc; Những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí đối với sự phát triển đất nước Trung Quốc.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

 * Khái quát chung

 - Diện tích: 9572, 8 nghìn km2

 - Dân số: 1303, 7 triệu người (2005)

 - Thủ đô: Bắc Kinh

I. Vị trí địa lí và lãnh thổ

 1. Vị trí địa lí

 - Nằm ở Trung và Đông á với tọa độ:

200B đến 530B; 730Đ đến 1350Đ.

 - B - T - N: Lần lượt tiếp giáp với 14 quốc gia, Đ: Thái Bình Dương

2. Lãnh thổ

 - Rộng lớn: diện tích thứ 4/thế giới

 - Gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị (Nội Mông, Tân cương, Tây Tạng - Choang, Ninh Hạ, Quảng Tây), 4 thành phố trực thuộc trung ương, ven biển có 2 đặc khu hành chính (Hồng Công và Ma Cao)

3. ý nghĩa

 * Thuận lợi:

 - Dễ dàng giao lưu...

 - Phát triển kinh tế biển.

- Cảnh quan thiên nhiên đa dạng

 * Khó khăn:

 - Khó khăn trong quản lý hành chính.

 - Thiên tai: bão, lũ lụt

 - Đường biên giới với các nước láng giềng phần lớn nằm trong vùng núi cao, sa mạc... khó khăn giao thông đi lại.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV trình chiếu bản đồ hành chính Châu Á và yêu cầu HS lên bảng xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc trên bản đồ. Đánh giá ý nghĩa của VTĐL, lãnh thổ đối với sự phát triển KT - XH Trung Quốc?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên

  1. a) Mục đích:HS biết và hiểu được đặc điểm quan trọng của tự nhiên Trung Quốc; Những thuận lợi và khó khăn do các đặc điểm đó gây ra đối với sự phát triển đất nước Trung Quốc; Sử dụng bản đồ (lược đồ), biểu đồ, tư liệu trong bài, liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm tự nhiên Trung Quốc.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. Điều kiện tự nhiên

Miền tự nhiên

Miền Đông

Miền Tây

Địa hình

Thấp: ĐB (từ B - N có 4 ĐB lớn), đồi thấp

Cao: Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

Khí hậu

Cận nhiệt gió mùa (N) và ôn đới gió mùa ở phía B, mùa hạ mưa nhiều

Ôn đới lục địa khắc nghiệt

Thủy văn

Phần lớn là trung và hạ lưu các sông

Phần lớn là thượng lưu các sông.

Thổ nhưỡng

Đất phù sa, đất hoàng thổ (đất lớt)

Đất núi cao khô cằn

Khoáng sản và các tài nguyên khác

 - Giàu KL màu, khoáng sản năng lượng

 

 - Giàu khoáng sản: than, dầu mỏ, quặng sắt, đồng, chì...

 - Ngoài ra rừng, đồng cỏ cũng là tài nguyên chính của vùng

Đánh giá giá trị kinh tế

 - Thuận lơi: Phát triển tất cả các ngành kinh tế đặc biệt là nông nghiệp, kinh tế biển.

 - Khó khăn: Bão, lũ lụt.

 - Thuận lơi: Tiềm năng phát triển thủy điện, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn...

 - Khó khăn: S khô hạn lớn.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV trình chiếu bản đồ tự nhiên Trung Quốc trong đó đã xác định rừ kinh tuyến 1050Đ để HS thấy rõ ranh giới phân chia miền có sự khác biệt rõ về tự nhiên. GV yêu cầu HS xác định kinh tuyến 1050Đ trên lược đồ (SGK).

Tiếp theo GV chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP

Miền tự nhiên

Miền Đông

Miền Tây

Địa hình

 

 

Khí hậu

 

 

Thủy văn

 

 

Thổ nhưỡng

 

 

Khoáng sản và các tài nguyên khác

 

 

Đánh giá giá trị kinh tế

 

 

 + Nhóm 1: So sánh đặc điểm địa hình của 2 miền Đ - T.

 + Nhóm 2: So sánh đặc điểm khí hậu của 2 miền Đ - T.

 + Nhóm 3: So sánh đặc điểm thủy văn của 2 miền Đ - T.

 + Nhóm 4: So sánh đặc điểm địa thổ nhưỡng của 2 miền Đ - T.

 + Nhóm 5: So sánh đặc điểm khoáng sản của 2 miền Đ - T.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 7 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về dân cư và xã hội

  1. a) Mục đích:HS biết và hiểu được đặc điểm quan trọng của dân cư và xã hội Trung Quốc; Những thuận lợi và khó khăn do các đặc điểm đó gây ra đối với sự phát triển đất nước Trung Quốc; Sử dụng bản đồ (lược đồ), biểu đồ, tư liệu trong bài, liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm dân cư Trung Quốc.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

III. Dân cư và xã hội

 1. Dân cư

 * Đặc điểm dân cư:

 - Là nước đông dân (thứ 1/thế giới), với nhiều thành phần dân tộc đông nhất là người Hán.

 - thuận lơi giảm: 0, 6% (2005) do triệt để thực hiện chính sách.

 - Dân cư phân bố không đều phần lớn tập trung ở miền Đông, dân số thành thị có xu hướng tăng lên (Chiếm 37% dân số cả nước - 2005)

 * Ảnh hưởng tới kinh tế: Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống, chất lượng lao động đang đang cải thiên, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển

2. Xã hội:

 - Rất chú trọng đến giáo dục, tiến hành cải cách giáo dục dẫn đến tỉ lệ người biết chữ cao(90%), người lao động có chất lượng.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

 + Câu hỏi 1: Phân tích H10. 3, trả lời câu hỏi kèm theo?

 + Câu hỏi 2: Phân tích H10. 4 trả lời câu hỏi kèm theo?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.4. Tìm hiểu khái quát về kinh tế Trung Quốc

  1. a) Mục đích:HS biết được một số đặc điểm nền kinh tế Trung Quốc.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

I. Khái quát

 - Mức tăng trưởng GDP cao, tổng GDP đạt 7043 tỉ USD - 2010 đứng thứ 2 trên thế giới.

 - Đời sống của ND được cải thiện.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

 + Câu hỏi: Cho biết những thành công nổi bật của Trung Quốc trong quá trình HĐH đất nước?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.5. Tìm hiểu về các ngành kinh tế của Trung Quốc

  1. a) Mục đích:HS biết và giải thích kết quả phát triển kinh tế, sự phân bố một số ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành công nghiệp hoá đất nước; Nhận xét phân tích bảng số liệu, lược đồ (bản đồ) để có những hiểu biết nêu trên.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

II. Các ngành kinh tế

1. Công nghiệp

 * Đặc điểm phát triển:

 + Đã tập trung phát triển được một số ngành công nghiệp có thể tăng nhanh năng xuất và đón đầu, đáp ứng nhu cầu người dân.

 + Phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ KH - KT cao (công nghiệp hiện đại)

 + Phát triển công nghiệp nông thôn, sản xuất hàng tiêu dùng.

 + Lượng hàng hóa sản xuất ra lớn, nhiều mặt hàng đứng đầu thế giới về sản lượng.

 * Nguyên nhân:

 + Thiết lập cơ chế thị trường, các nhà máy chủ động hơn trong việc lập kế hoach sản xuất và tìm TT tiêu thụ.

 + Thực hiện CS mở cửa, xây dựng các đặc khu kinh tế, khu chế xuất để thu hút đầu tư nước ngoài.

 + HĐH trang thiết bị, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ.

 - Phân bố công nghiệp không đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông.

 - Đặc biệt ở vùng duyên hải hình thành các đặc khu kinh tế phát triển các ngành kĩ thuật cao (Hồng Công, KCX Thâm Quyến)

2. Nông nghiệp

 * Đặc điểm phát triển:

 + Nông nghiệp có năng xuất cao.

 + Sản lượng một số nông sản có giá trị lớn, chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới.

 * Nguyên nhân:

 - Điều kiện sản xuất thuận lợi (đất đai, tài nguyên nước, khí hậu thuận lợi, nguồn lao động dồi dào.)

 - Chính sách khuyến khích sản xuất.

 - Biện pháp cải cách trong nông nghiệp.

 * Phân bố nông nghiệp không đều chủ yếu phát triển ở các đồng bằng phía Đông.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

 + Nhóm 1, 3: công nghiệp Trung Quốc phát triển như thế nào? Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển đó?

 + Nhóm 2, 4: Nông nghiệp Trung Quốc phát triển như thế nào? Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển đó?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.6. Tìm hiểu về mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam

  1. a) Mục đích:HS biết được mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

III. Mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam

 - Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là mối quan hệ lâu đời. Đến nay, mối quan hệ đó ngày càng phát triển trong nhiều lĩnh vực.

 - Phương châm: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

 + Câu hỏi: Trình bày những hiểu biết của bản thân về mói quan hệ Trung Quốc - Việt Nam?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

  1. a) Mục đích:Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1: Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là

A.núi cao và hoang mạc.                                                 B. núi thấp và đồng bằng.

  1. đồng bằng và hoang mạc. D. núi thấp và hoang mạc.

Câu 2: Tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A.Tiến hành chính sách dân số triệt để.                      

  1. Sự phát triển nhanh của y tế, giáo dục.
  2. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế.
  3. Người dân không muốn sinh nhiều con.

Câu 3: Đặc điểm chính của địa hình Trung Quốc là

  1. thấp dần từ bắc xuống nam. B.thấp dần từ tây sang đông.
  2. cao dần từ bắc xuống nam. D. cao dần từ tây sang đông.

Câu 4: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Trung Quốc phát triển mạnh dựa trên lợi thế chủ yếu nào sau đây?

  1. Thu hút được rất nhiều vốn, công nghệ từ nước ngoài.
  2. Có nhiều làng nghề với truyền thống sản xuất lâu đời.
  3. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.

D.Nguồn lao động đông đảo, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 5: Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do

  1. sản lượng lương thực thấp. B. diện tích đất canh tác rất ít.

C.dân số đông nhất thế giới.                                           D. năng suất cây lương thực thấp.

Câu 6: Thành tựu của chính sách dân số triệt để của Trung Quốc là

A.giảm tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.                       

  1. làm tăng chênh lệch cơ cấu giới tính.
  2. làm tăng số lượng lao động nữ giới.
  3. giảm quy mô dân số của cả nước.

Câu 7: Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì miền này

  1. là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc.

B.có kinh tế phát triển, rất giàu tài nguyên.

  1. ít thiên tai, thích hợp cho định cư lâu dài.
  2. không có lũ lụt hàng năm, khí hậu ôn hòa.

Câu 8: Giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc không có sự khác biệt rõ rệt về

  1. khí hậu. B. địa hình.

C.diện tích.                                                                        D. Sông ngòi.

Câu 9: Trung Quốc đã áp dụng biện pháp chủ yếu nào sau đây để thu hút đầu tư nước ngoài?

  1. Tiến hành cải cách ruộng đất. B. Phát triển kinh tế thị trường.

C.Thành lập các đặc khu kinh tế.                                  D. Mở các trung tâm thương mại.

Câu 10: Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã hội là

A.thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh.             

  1. tình trạng đói nghèo không còn phổ biến.
  2. xóa bỏ chênh lệch phân hóa giàu nghèo.
  3. tổng GDP đã đạt mức cao nhất thế giới.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

  1. a) Mục đích:HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích tại sao sản xuất kinh tế Trung Quốc lại tập trung chủ yếu ở miền Đông.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi: Vì sao sản xuất kinh tế Trung Quốc lại tập trung chủ yếu ở miền Đông?

 * Trả lời câu hỏi:

 - Miền Đông có đầy đủ các điều kiện về tài nguyên khoáng sản, nguồn nước và nguồn nhân lực có trình độ kĩ thuật đáp ứng được yêu cầu của các ngành công nghiệp, thị trường tiêu thụ rộng lớn...

 - Nông nghiệp Trung Quốc tâp trung ở miền đông vì: 

 + Điều kiện tự nhiên: Đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa...

 + Điều kiện kinh tế - xã hội: Dân cư đông đúc, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ lớn; dông dân, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, sự hỗ trợ của công nghiệp...

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Tổng kết chủ đề, củng cố, dặn dò:

  1. Tổng kết chủ đề:

 - GV nhận xét, đánh giá về việc thực hiện chủ đề: những ưu điểm và hạn chế chủ yếu cần rút kinh nghiệm.         

  1. Củng cố, dặn dò:

 - GV củng cố, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của chủ đề thông qua sơ đồ hóa đã được chuẩn bị sẵn.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

 - Chuẩn bị giờ sau ôn tập giữa kì II: Hệ thống hóa kiến thức các bài:

 + Liên bang Nga

 + Nhật Bản

 + Trung Quốc

 

Xem thêm
Giáo án Địa lí 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Địa lí 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Địa lí 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Địa lí 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Địa lí 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án Địa lí 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống