SBT Địa lí 11 Bài 10 Tiết 2: Kinh tế | Giải SBT Địa lí lớp 11

1.5 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 11 Bài 10 Tiết 2: Kinh tế chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

SBT Địa lí 11 Bài 10 Tiết 2: Kinh tế

Câu 1 trang 67 SBT Địa lí 11: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ (Đơn vị: %)SBT Địa lí 11 Bài 10 Tiết 2: Kinh tế | Giải SBT Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Nhận định nào dưới đây đúng với bảng số liệu trên?

A. Khu vực I có tỉ trọng không ngừng giảm, khu vực III có tỉ trọng không ngừng tăng.

B. Khu vực I có tỉ trọng lớn nhất và không ngừng giảm.

C. Khu vực II có tỉ trọng lớn nhất và không ngừng tăng.

D. Khu vực III có tỉ trọng nhỏ nhất và không ngừng tăng.

Phương pháp giải:

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu.

Trả lời:

Qua bảng số liệu ta thấy: Khu vực I có tỉ trọng không ngừng giảm, khu vực III hiện nay có tỉ trọng không ngừng tăng và khu vực II tăng nhưng hiện nay giảm.

Chọn: A

Câu 2 trang 68 SBT Địa lí 11: Cho biểu đồ sau:

SBT Địa lí 11 Bài 10 Tiết 2: Kinh tế | Giải SBT Địa lí lớp 11 (ảnh 2)

Dựa vào biểu đồ cho biết nhận định nào dưới đây đúng.

A. GDP của Trung Quốc tăng qua các năm.

B. GDP của Trung Quốc tăng giảm không đều qua các năm.

C. GDP của Trung Quốc tăng qua các giai đoạn, trong đó giai đoạn 2010 – 2014 tăng chậm nhất.

D. GDP của Trung Quốc tăng qua các giai đoạn, trong đó giai đoạn 1995 – 2000 tăng nhanh nhất.

Phương pháp giải:

Kĩ năng nhận xét biểu đồ.

Trả lời:

Qua biểu đồ, ta thấy:

GDP của Trung Quốc tăng liên tục qua các năm. Giai đoạn 2010 – 2014 tăng nhanh nhất (tăng thêm 4661,2 tỉ USD), tiếp đến là giai đoạn 2004 – 2010 (4390,7 tỉ USD) và giai đoạn 1995 – 2000 tăng chậm nhất (383,1 tỉ USD).

Chọn: A

Câu 3 trang 68 SBT Địa lí 11: Từ năm 1994, Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới với nội dung chủ yếu là

A. ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ.

B. phát triển các ngành công nghiệp nặng truyền thống.

C. tập trung chủ yếu vào các ngành: chế tạo máy, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.

D. phát triển rộng rãi công nghiệp ở địa bàn nông thôn.

Trả lời:

Từ năm 1994, Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới với nội dung chủ yếu là tập trung chủ yếu vào các ngành: chế tạo máy, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.

Chọn: C

Câu 4 trang 69 SBT Địa lí 11: Dựa vào hình dưới đây:

SBT Địa lí 11 Bài 10 Tiết 2: Kinh tế | Giải SBT Địa lí lớp 11 (ảnh 3)

a) Điền nội dung thích hợp vào bảng

CÁC TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP CHÍNH CỦA TRUNG QUỐCSBT Địa lí 11 Bài 10 Tiết 2: Kinh tế | Giải SBT Địa lí lớp 11 (ảnh 4)

b) Nhận xét chung về sự phân bố sản xuất công nghiệp và giải thích

Phương pháp giải:

Kĩ năng khai thác lược đồ/bản đồ.

Trả lời:

a)

CÁC TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP CHÍNH CỦA TRUNG QUỐCSBT Địa lí 11 Bài 10 Tiết 2: Kinh tế | Giải SBT Địa lí lớp 11 (ảnh 5)

b)

- Nhận xét:

+ Các trung tâm công nghiệp chính tập trung ở miền đông, các vùng nguyên liệu, các vùng duyên hải tại các thành phố lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Thẩm Dương, Quảng Châu,…

+ Sự phân bố công nghiệp gắn với vùng nguyên, nhiên liệu (luyện kim đen, hóa dầu), gắn với thị trường tiêu thụ (dệt may), gắn với các trung tâm có nguồn lao động chất lượng cao (điện tử, viễn thông), gắn với nơi có điều kiện sản xuất đặc thù (đóng tàu biển, chế tạo máy bay), gắn với nguồn năng lượng dồi dào và rẻ tiền (luyện kim màu,...). 

- Giải thích: Miền Đông có đầy đủ các điều kiện về tài nguyên khoáng sản, nguồn nước và nguồn nhân lực có trình độ kĩ thuật đáp ứng được yêu cầu của các ngành công nghiệp, thị trường tiêu thụ rộng lớn,…

Câu 5 trang 70 SBT Địa lí 11: Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp Trung Quốc là

A. tập trung phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn.

B. thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.

C. chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.

D. tăng cường hiện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao.

Trả lời:

Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp Trung Quốc là chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.

Chọn: C

Câu 6 trang 70 SBT Địa lí 11: Dựa vào hình dưới đây, nhận xét và giải thích sự khác nhau về phân bố sản xuất nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc

SBT Địa lí 11 Bài 10 Tiết 2: Kinh tế | Giải SBT Địa lí lớp 11 (ảnh 7)

Phương pháp giải:

Kĩ năng khai thác lược đồ/bản đồ.

Trả lời:

a) Nhận xét:

- Miền Tây chủ yếu là chăn nuôi: Cừu, ngựa.

- Miền Đông: Là vùng nông nghiệp chính, phát triển mạnh

+ Các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng lúa mì, ngô, củ cải đường.

+ Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè, bông.

b) Giải thích:

- Miền Đông

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: địa hình thấp; có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ và đây là nơi có hạ lưu của các con sông lớn, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

+ Điều kiện kinh tế-xã hội: Dân cư đông đúc, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ lớn; dông dân, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, sự hỗ trợ của công nghiệp,…

- Miền Tây là các dãy núi cao, sơn nguyên, khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt không thích hợp cho nông nghiệp. Chủ yếu là đồng cỏ nên có thể chăn nuôi.

Đánh giá

0

0 đánh giá