Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 - Phần 3 chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 18 trang gồm 43 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 17 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 12.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 18 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 43 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 12 có đáp án: Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 - Phần 3:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 12
Bài giảng Lịch sử 12 Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
- Phần 3
III. ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM VÀ NỘI PHẢN, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG
Câu 1: Sự bắt tay giữa Pháp và Trung Hoa Dân Quốc để chống phá cách mạng
Việt Nam được thể hiện bằng sự kiện nào?
A. Hiệp ước Hoa- Pháp
B. Hiệp ước Nam Kinh
C. Hòa ước Thiên Tân
D. Hiệp ước Pháp- Trung
Lời giải:
Sự bắt tay giữa Pháp và Trung Hoa Dân Quốc để chống phá cách mạng Việt Nam
được thể hiện bằng sự kiện ngày 28-2-1946, Pháp và Trung Hoa Dân Quốc đã kí
Hiệp ước Hoa- Pháp . Theo đó Trung Hoa Dân Quốc được Pháp trả lại các tô giới,
nhượng địa của Pháp trên đất Trung Quốc và được vận chuyển hàng hóa qua cảng
Hải Phòng vào Vân Nam không phải đóng thuế. Đổi lại, Pháp được đưa quân ra Bắc
thay Trung Hoa Dân Quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946, Đảng và chính phủ nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện chủ trương gì với thực dân Pháp?
A. Kháng chiến chống Pháp
B. Vừa đánh vừa đàm
C. Hòa để tiến
D. Đầu hàng
Lời giải:
Hiệp ước Hoa- Pháp (28-2-1946) đã đặt Việt Nam đứng trước sự lựa chọn một trong
hai con đường: hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ
bộ ra miền Bắc; hoặc hòa hoãn, nhân nhượng với Pháp. Trong bối cảnh đó, ngày 3-
3-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, do Hồ Chí Minh chủ trì đã chọn giải
pháp “hòa để tiến”. Ngày 6-3-1946, tại Hà Nội, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Đâu không phải là nội dung Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946?
A. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp
B. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập nằm trong khối Liên hiệp Pháp
C. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận về việc để quân Pháp ra Bắc
làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật thay Trung Hoa Dân Quốc
D. Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam, tạo không khí thuận lợi để tiến
tới đàm phán chính thức
Lời giải:
Nội dung đầu tiên của Hiệp định sơ bộ đã ghi rõ : Chính phủ Pháp công nhận nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện
riêng, quân đội riêng và tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương,
nằm trong khối Liên hiệp Pháp
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Đâu không phải là các biện pháp nhân nhượng của Đảng và chính phủ
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với Trung Hoa Dân Quốc từ sau ngày 2-
9-1945 đến trước ngày 6-3-1946?
A. Nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách một số ghế trong quốc hội và chính
phủ
B. Cung cấp một phần lương thực, cho phép lưu hành tiền Trung Quốc trên thị
trường
C. Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán”
D. Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng
Lời giải:
Nhằm hạn chế sự phá hoại của quân Trung Hoa Dân Quốc và tay sai, tại kì họp đầu
tiên (2-3-1946), Quốc hội khóa I đồng ý nhường cho các đảng Việt Quốc và Việt
Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử, cùng 4 ghế bộ trưởng trong chính
phủ liên hiệp và 1 ghế chủ tịch nước. Đồng thời nhân nhượng một số quyền lợi kinh
tế như: cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải,
cho phép lưu hành tiền Trung Quốc trên thị trường. Để giảm bớt sức ép công kích
của kẻ thù, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán, nhưng thực chất là rút
vào hoạt động bí mật.
Đáp án D: là biện pháp của Đảng đối với các tổ chức phản cách mạng và tay sai của
Trung Hoa Dân quốc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Đâu không phải là âm mưu của Trung Hoa Dân Quốc và tay sai khi kéo
quân vào Việt Nam?
A. Tiêu diệt Đảng Cộng sản
B. Phá tan Việt Minh
C. Lật đổ chính quyền cách mạng, thiết lập chính quyền tay sai
D. Giải giáp quân đội Nhật
Lời giải:
Vấn đề giải giáp quân đội Nhật là trách nhiệm quốc tế của Trung Hoa Dân Quốc
dưới danh nghĩa quân Đồng minh chứ không nằm trong âm mưu của chúng khi kéo
quân vào Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược của quân và
dân Nam Bộ có tác động như thế nào đến thái độ của thực dân Pháp về vấn đề
Việt Nam?
A. Làm chậm bước tiến của quân Pháp
B. Đánh bại ý chí xâm lược của quân Pháp
C. Quân Pháp hoang mang, dè dặt hơn trong vấn đề đưa quân ra Bắc
D. Tinh thần của quân Pháp dao động và muốn rút về nước
Lời giải:
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược của quân và dân Nam Bộ
khiến cho quân Pháp hoang mang và dè dặt hơn trong vấn đề đưa quân ra Bắc. Mặc
dù xâm lược toàn bộ Việt Nam là âm mưu từ ban đầu của Pháp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) đã có tác động như thế nào đến việc đối phó
với Trung Hoa Dân Quốc ở miền Bắc Việt Nam?
A. Đẩy nhanh 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi Việt Nam
B. Vô hiệu hóa quân đội Pháp, tạo điều kiện để tiêu diệt Trung Hoa Dân Quốc
C. Lợi dụng được Trung Hoa Dân Quốc để đánh Pháp
D. Tập trung lực lượng để đối phó với Trung Hoa Dân Quốc
Lời giải:
Với bản Hiệp ước Hoa- Pháp (28-2-1947), Trung Hoa Dân Quốc đã nhượng lại
nhiệm vụ giải giáp quân Nhật cho thực dân Pháp và phải rút về nước. Còn với
bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thừa
nhận sự hiện diện hợp pháp quân đội Pháp ở miền Bắc Việt Nam với tư cách là quân
Đồng minh vào làm nhiệm vụ. Từ đó đẩy nhanh 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc
về nước.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Vấn đề nào sau đây là mâu thuẫn cơ bản giữa Việt Nam và Pháp trong
cuộc đàm phán ở Phôngtennơblô (7-1946)?
A. Quyền lợi kinh tế- văn hóa của người Pháp ở Việt Nam
B. Tự do, dân chủ cho Việt Nam
C. Quyền tự trị cho Việt Nam
D. Độc lập và thống nhất của Việt Nam
Lời giải:
Từ ngày 6-7-1946, cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp
được tổ chức tại Phôngtennơblô (7- 1946). Cuộc đàm phán thất bại vì phía Pháp
ngoan cố không chịu công nhận độc lập và thống nhất của nước ta. Đây chính là vấn
đề mâu thuẫn cơ bản giữa Việt Nam và Pháp tại cuôc đàm phán này.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu khiến Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa quyết định lựa chọn giải pháp “hòa để tiến” với thực dân Pháp từ ngày 6-
3 đến trước ngày 19-12-1946?
A. Tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc
B. Để nhanh chóng đẩy quân Trung Hoa Dân Quốc muốn về nước
C. Thiện chí hòa bình của Đảng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
D. Lợi dụng những toan tính của thực dân Pháp
Lời giải:
Nguyên nhân chủ yếu khiến Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết
định lựa chọn giải pháp “hòa để tiến” với thực dân Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày
19-12-1946 là để tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc
trong khi sức ta chưa đủ mạnh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Kẻ thù nguy hiểm nhất của Việt Nam sau cách mạng tháng Tám (1945)
là
A. Pháp
B. Anh
C. Trung Hoa Dân Quốc
D. Mĩ
Lời giải:
Kẻ thù nguy hiểm nhất của Việt Nam sau cách mạng tháng Tám (1945) là thực dân
Pháp. Vì quân Pháp đã nổ súng chính thức xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Còn Anh
và Trung Hoa Dân Quốc dưới danh nghĩa quân Đồng minh nên không thể lộ mặt mà
chỉ có thể ngầm phá hoại. Mĩ thì chỉ dùng áp lực từ xa để điều khiển Trung Hoa Dân
Quốc hành động với vấn đề Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm
1945 là
A. Trung Hoa Dân quốc.
B. phát xít Nhật.
C. Mĩ và thực dân Anh.
D. thực dân Pháp.
Lời giải:
Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thực
dân Pháp với âm mưu quay trở lại xâm lược Việt Nam, núp bóng quân Anh liên tiếp
có hành động gây hấn.
- Pháp vốn đã có dã tâm xâm lược Việt Nam lần thứ hai sau khi bị đánh bại ở Cách
mạng tháng Tám. Hơn nữa, Pháp đã có nhiều hành động khiêu khích:
+ Ngày 2-9-1945, khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng
“Ngày Độc lập” thì thực dân Pháp đã xả súng vào dân chúng, làm 47 người chết và
nhiều người bị thương.
+ Đêm 22 rạng sáng 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đánh
úp trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu
cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Sau đó, nhận dân Việt Nam phải thực hiện cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp kéo dài từ năm 1946 đến năm 1954 mới kết thúc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Sau cách mạng tháng Tám (1945), nguyên nhân chủ yếu khiến thực
dân Anh giúp Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam
A. Muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Mĩ ở châu Á
B. Lo ngại ảnh hưởng của cách mạng Việt Nam tới hệ thống thuộc đia của Anh
C. Muốn giúp Pháp khôi phục nền thống trị
D. Muốn Pháp bị sa lầy ở Việt Nam để Anh vươn lên vị trí số 1 châu Âu
Lời giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam là một trong những nước sớm giành được
chính quyền trên thế giới và trở thành tấm gương của phong trào giải phóng dân tộc.
Do lo ngại ảnh hưởng của cách mạng Việt Nam tới hệ thống thuộc đia của Anh, thực
dân Anh đã giúp Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Lực lượng nào đã dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược
Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Mĩ
B. Anh
C. Nhật Bản
D. Trung Hoa Dân Quốc
Lời giải:
Anh là lực lượng đã dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam
sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày 6-9-1945, quân Anh với danh nghĩa Đồng
minh vào giải giáp phát xít Nhật đến Sài Gòn cùng với một đại đội quân Pháp. Vừa
đến Sài Gòn, quân Anh đã yêu cầu ta giải tán lực lượng vũ trang, thả hết số tù binh
Pháp đang bị giam giữ, trang bị vũ trang cho bộ phận này và cho quân Pháp chiếm
đóng những nơi quan trọng trong thành phố.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Ngày 23-9-1945, ở Nam Bộ đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Thực dân Pháp xả súng vào nhân dân Nam Bộ
B. Thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu chính quyền Nam Bộ đầu hàng
C. Thực dân Pháp chính thức nổ xâm lược Việt Nam lần thứ hai
D. Thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Nam Bộ
Lời giải:
Đêm ngày 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân
Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố
Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng và chính phủ
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện chủ trương gì với Trung Hoa
Dân Quốc?
A. Tạm thời hòa hoãn
B. Đấu tranh vũ trang
C. Đấu tranh chính trị
D. Đấu tranh ngoại giao
Lời giải:
Tránh trường hợp phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, từ sau ngày 2-9-1945
đến trước ngày 6-3-1946, Đảng và Chính phủ chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh
xung đột với quân Trung Hoa Dân Quốc
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, đối với quân đội Trung
Hoa Dân Quốc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương
nào?
A. Vừa đánh vừa đàm phán.
B. Kiên quyết kháng chiến.
C. Hoà hoãn tránh xung đột.
D. Ký hiệp ước hòa bình.
Lời giải:
Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, để tránh trường hợp phải đối phó
với nhiều kẻ thù cùng một lúc, đảng ta đã chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung
đột với Trung Hoa Dân Quốc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Nhân dân Bắc Bộ có hành động như thế nào đối với cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp ở Nam Bộ (Việt Nam) sau Cách mạng tháng Tám năm
1945?
A. Kêu gọi các bên kiềm chế.
B. Ủng hộ về vật chất và tinh thần.
C. Gửi các đoàn quân Tây tiến vào Nam.
D. Ủng hộ đấu tranh ngoại giao.
Lời giải:
Nhân dân Bắc Bộ ủng hộ về vật chất và tinh thần đối với cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp ở Nam Bộ (Việt Nam) sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Biểu
hiện:
- Hàng vạn thanh niên hăng hái gia nhập quân đội, sung vào các đoàn quân “Nam
tiến”.
- Những cán bộ và chiến sĩ hăng hái, có kinh nghiệm chiến đấu, những vũ khí trang
bị tốt nhất của ta lúc đó đều giành cho đoàn quân “Nam tiến”.
- Thường xuyên tổ chức quyên góp tiền, gạo, quần áo, thuốc men,… ủng hộ nhân
dân Nam Bộ kháng chiến.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Nguyên nhân chủ yếu để Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa chủ trương tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc (từ ngày 2-9-1945
đến trước ngày 6-3-1946) là
A. Do Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam dưới danh nghĩa quân Đồng Minh
B. Do Việt Nam cần tập trung kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ
C. Do Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam chỉ đòi các quyền lợi về kinh tế
D. Do Trung Hoa Dân Quốc không thể ở lại Việt Nam lâu dài
Lời giải:
Nguyên nhân chủ yếu để từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng và
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương tạm thời hòa hoãn với Trung
Hoa Dân Quốc là do Việt Nam đang tập trung kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ,
nên cần tránh trường hợp phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19: Ý nghĩa quan trọng nhất của việc Đảng ta thực hiện đối sách hòa hoãn
với quân Trung Hoa Dân quốc từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 là
gì?
A. Làm thất bại âm mưu chống phá của kẻ thù.
B. Chính quyền cách mạng được giữ vững.
C. Nhân dân càng tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng.
D. Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động phá hoại và làm thất bại âm mưu lật đổ
chính quyền cách mạng của quân Trung Hoa Dân quốc.
Lời giải:
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn,
đặc biệt là giặc ngoại xâm. THDQ và Pháp đều muốn chống phá Việt Nam và lật đổ
chính quyền cách mạng. Chính vì thế, đối sách hòa hòa với THDQ của Đảng từ sau
ngày 2/9/1945 đến trước 6/3/1946 đã có ý nghĩa to lớn, hạn chế đến mức thấp nhất
các hoạt động phá hoại và làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của
quân THDQ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Đâu không phải là nguyên nhân khiến Đảng cộng sản Đông Dương
phải tuyên bố “tự giải tán” và rút vào hoạt động bí mật?
A. Tránh sức ép công kích của kẻ thù
B. Tránh những hiểu lầm ở trong nước và quốc tế
C. Đặt lợi ích dân tộc lên trên hết
D. Do Đảng không còn nhận được sự ủng hộ của nhân dân
Lời giải:
Để giảm bớt sức ép công kích của kẻ thù; tránh những hiểu nhầm trong nước và
ngoài nước về sự nhân nhượng của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
với Trung Hoa Dân Quốc có thể trở ngại đến tiền đồ, sự nghiệp giải phóng dân tộc;
đồng thời đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự
giải tán”, nhưng thực chất là tạm thời rút vào hoạt động bí mật, tiếp tục lãnh đạo
cách mạng.
Đáp án D: Đảng không còn nhận được sự ủng hộ của nhân dân nữa không phải là
nguyên nhân khiến Đảng Cộng sản Đông Dương phải tuyên bố “tự giải tán” và rút
vào hoạt động bí mật.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21: Hồ Chủ tịch trước khi sang Pháp (1946) đã căn dặn cụ Huỳnh Thúc
Kháng: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Theo anh (chị) điều "bất biến" mà chủ
tịch Hồ Chí Minh muốn nhắc đến là gì?
A. Hoà bình
B. Độc lập
C. Tự do
D. Tự chủ
Lời giải:
Điều "bất biến" mà chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhắc đến trong câu "Dĩ bất biến,
ứng vạn biến" là độc lập dân tộc. Đây là thành quả lớn nhất, quan trọng nhất mà
nhân dân Việt Nam giành được trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945
Đáp án cần chọn là: B
Câu 22: Nguyên tắc “dĩ bất biến ứng vạn biến” được thể hiện rõ nhất trong
đường lối ngoại giao của Đảng thời kì nào?
A. Thời kì 1930 – 1931.
B. Thời kì 1945 – 1946.
C. Thời kì 1939 – 1945.
D. Thời kì 1954 – 1975.
Lời giải:
- Dĩ bất biến ứng vạn biến: Ứng phó với cái vạn biến nhưng không xa rời, vứt bỏ,
đánh mất cái bất biến, cái giá trị cốt lõi đã đặt ra. Tuyệt đối không thể đem cái bất
biến ấy ra mua bán, đổi chác. Hoàn cảnh luôn thay đổi, cuộc sống luôn thay đổi, phát
triển, khi ứng phó thì phải mềm dẻo, uyển chuyển, nhưng dù có mềm dẻo, uyển
chuyển, thay đổi như thế nào đi chăng nữa cũng không được quên mục đích cuối
cùng (cái bất biến) mà ban đầu đã đặt ra.
- Trong giai đoạn 1945-1946, dù đảng chủ trương nhượng bộ với Trung Hoa Dân
Quốc, sau đó hòa hoãn với Pháp nhưng đều vì mục tiêu muốn kéo dài thời gian để
chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài. Nguyên tắc đảm bảo chủ quyền
dân tộc vẫn luôn được giữ vững.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23: Những hoạt động ngoại giao của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa trong năm 1946 phản ánh điều gì trong vấn đề đấu tranh bảo vệ
nền độc lập dân tộc?
A. Sử dụng ngoại giao để phục vụ cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự
B. Sử dụng ngoại giao như một sách lược điều đình sự bùng nổ cuộc chiến tranh
C. Thể hiện thiện chí giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình
D. Phản ánh xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai
Lời giải:
Những hoạt động ngoại giao của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
trong năm 1946 cho thấy thiện chí giải quyết những xung đột bằng biện pháp hòa
bình, chiến tranh chỉ là giải pháp cuối cùng khi cả hai không thể tiếp tục thương
lượng được nữa. Những biện pháp ngoại giao này được thể hiện cụ thế đối với Trung
Hoa Dân quốc và Pháp:
- Từ ngày 2-9-1945 đến 6-3-1946: hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc để tập trung
đánh Pháp ở miền Nam. Cụ thể là nhượng cho quân Trung Hoa Dân quốc một số
quyền lợi về chính trị và kinh tế.
- Từ ngày 6-2-1946 đến trước ngày 19-12-1946:
+ Kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) nhằm hòa với Pháp để đuổi quân
Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta.
+ Kí với Pháp bản Tam ược ước (14-9-1946) nhượng cho Pháp một số quyền lợi về
kinh tế và văn hóa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 24: Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm của Đảng và nhân dân ta trong
năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chứng tỏ
A. Nhân dân ta quyết tâm xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
B. Truyền thống yêu nước của nhân dân được phát huy cao độ.
C. Âm mưu xâm lược nước ta lần nữa của thực dân Pháp đã bị thất bại.
D. Chủ trương cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược của Đảng.
Lời giải:
Để giữ vững chính quyền cách mạng, để bảo vệ những thành quả cách mạng mà
nhân dân đã đạt được, trên lĩnh vực ngoại giao, Đảng, Chính phủ đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối chính trị vô cùng linh hoạt, sáng tạo đó là "cứng
rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược", triệt để lợi dụng mẫu thuẫn trong hàng
ngũ kẻ thù, tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
- “Cứng rắn về nguyên tắc”: độc lập chủ quyền phải được giữ vững, sự lãnh đạo của
Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh
- “Mềm dẻo về sách lược”: điều chỉnh sách lược đối phó với từng kẻ thù, nhân
nhượng một số quyền lợi để tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25: Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm của Đảng, Chính phủ và Chủ
tịch Hồ Chí Minh sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. Tránh trường hợp một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.
B. Tập trung cô lập cao độ kẻ thù.
C. Tổ chức kháng chiến ở cả hai miền Nam – Bắc.
D. Tập trung lực lượng đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc.
Lời giải:
Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí
Minh sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là: tránh trường hợp một lúc phải đối
phó với nhiều kẻ thù. Bởi sau cách mạng tháng Tám trên đất nước ta có rất nhiều kẻ
thù với những âm mưu khác nhau: Trung Hoa Dân quốc, Anh, Pháp, Nhật… nhằm
chống phá cách mạng của ta. Tránh trường hợp một lúc đối phó với nhiều kẻ thù
sẽ giúp ta có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng , củng cố chính quyền, chuẩn bị
mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài
Đáp án cần chọn là: A
Câu 26: Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày
19-12-1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Dựng nước đi đôi với giữ nước
B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm
C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc
D. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại
Lời giải:
Sau khi giành được độc lập dân tộc, cách mạng Việt Nam phải đương đầu với tình
thế ngàn cân treo sợi tóc. Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bảo vệ vững chắc
nền độc lập dân tộc và chính quyền nhà nước là nhiệm vụ hàng đầu của thời kì này.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
phản ánh quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước của lịch sử dân tộc Việt Nam:
- Dựng nước:
+ Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.
+ Đảng và Chính phủ đã có những biện pháp để xây dựng chính quyền hoàn thiện.
+ Thực hiện giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính, ổn định đời sống
nhân dân.
- Giữ nước:
+ Chống lại âm mưu chống phá chính quyền cách mạng của giặc ngoại xâm, nhất là
Trung Hoa Dân Quốc và thực dân Pháp.
+ Ngày 19-12-1945, khi không thể nhân nhượng với những hành động bội ước và
trắn trợn của Pháp, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
truyền đi khắp cả nước => Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ 2 bắt đầu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 27: Từ thực tiễn giải quyết những khó khăn sau Cách mạng Tháng Mười
ở Nga năm 1917 và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta đã chứng
minh luận điểm nào dưới đây?
A. Giành chính quyền là vấn đề cơ bản nhất của mọi cuộc cách mạng.
B. Giành và giữ chính quyền là nhiệm vụ của toàn thể nhân dân lao động.
C. Giành và giữ chính quyền là nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn.
Lời giải:
“Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền khó hơn” là tổng kết thiên tài của
Lênin, là sự phát hiện một nguyên lý phổ quát. Thực tế lịch sử nước ta trong năm
đầu sau Cách mạng tháng Tám và nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917
đã làm sáng tỏ luận điểm ấy.
- Nói giành chính quyền đã khó vì:
+ Nhân dân Nga đã dưới sự lãnh đạo của đảng Bônsêvích đã đấu tranh kiên cường
để lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.
+ Nhân dân Việt Nam đã phải đổ biết bao xương máu trải qua thời gian rất dài mới
có thể giành được chính quyền.
- Giữ chính quyền càng khó hơn:
+ Nhân dân Nga sau khi thắng lợi phải trải qua quá trình đấu tranh chống thù trong
giặc ngoài để giữ vững chính quyền Xô Viết.
+ Sau cách mạng tháng Tám, Việt Nam gặp nhiều khó khăn: nạn dói, nạn dốt, khó
khăn về tài chính, ngoại xâm và nội phản. Trong đó, ngoại xâm là khó khăn lâu dài
và nguy hiểm nhất đối với ta.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 28: Thực tiễn các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ sau ngày 2-
9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 đã để lại bài học cơ bản gì cho các cuộc đấu
tranh ngoại giao sau này?
A. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình là giải pháp tối ưu
B. Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc
C. Nhân nhượng trong mọi tình huống
D. Ngoại giao chỉ thực sự đạt kết quả khi ta có thực lực
Lời giải:
Thực tiễn các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến
trước ngày 19-12-1946 đã để lại bài học cơ bản cho các cuộc đấu tranh ngoại giao
sau này là cần phải mềm dẻo về sách lược nhưng cứng rắn về nguyên tắc:
- Cứng rắn về nguyên tắc: dù nhượng bộ với Pháp và Trung Hoa Dân Quốc ở từng
thời kì những Đảng và chính phủ luôn tuân thủ nguyên tắc: không đánh mất độc lập
dân tộc.
- Mềm dẻo về sách lược:
+ Trước 6/3/1946: Đảng chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung
đánh Pháp ở miền Nam.
+ Khi Pháp và Trung Hoa Dân Quốc kí với nhau Hiêp ước Hoa – Pháp (28/2/1946)
thì đảng đã chủ trương hòa hoãn với Pháp để đuổi một kẻ thù là Trung Hoa Dân
Quốc. Nhằm có thời gian chuẩn bị và phát triển lực lượng, hướng cuộc đấu tranh
vào một kẻ thù duy nhất là thực dân Pháp.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 29: Trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới biển và hải đảo của nước
ta hiện nay, luận điểm nào về chủ trương của Đảng và Chính phủ ta đối với vấn
đề thù trong giặc ngoài từ tháng 9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 vẫn còn
nguyên giá trị?
A. Cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc.
B. Mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
C. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
D. Vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
Lời giải:
Từ tháng 9/1945 đến trước ngày 19/12/1946, trong chính sách chống thù trong, giặc
ngoài, đảng luôn:
- Cứng rắn về nguyên tắc: luôn giữ vững nguyên tắc đàm bảo chủ quyền của đất
nước.
- Mềm dẻo về sách lược: kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) để tránh tình
trạng cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc. Loại bỏ được quân
Trung Hoa Dân Quốc về nước, tạo điều kiện cho ta có thời gian để chuẩn bị lực
lượng.
Đối với vấn để biển đảo hiện này, bài học trên vẫn còn nguyên giá trị:
- Đảng vẫn luôn giữ vững nguyên tắc đảm bảo chủ quyền dân tộc.
- Nhưng biện pháp giải quyết (sách lược) có sự biến đổi hợp lí sao cho phù hợp với
xu thế giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng vấn đề hòa bình.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 30: Cuộc đấu tranh với quân Trung Hoa Dân Quốc và bọn phản cách mạng
năm 1945-1946 để lại bài học kinh nghiệm quý báu nào cho cuộc đấu tranh bảo
vệ chủ quyền biển đảo của nước ta hiện nay?
A. Kết hợp đấu tranh chính trị với ngoại giao.
B. Tranh thủ sự ủng hộ của các nước trong khu vực.
C. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
D. Kiên trì đấu tranh bằng con đường hòa bình.
Lời giải:
- Cứng rắn về nguyên tắc: dù nhượng bộ với Pháp và Trung Hoa Dân Quốc ở từng
thời kì những Đảng và chính phủ luôn tuân thủ nguyên tắc: không đánh mất độc lập
dân tộc.
- Mềm dẻo về sách lược:
+ Trước 6/3/1946: Đảng chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung
đánh Pháp ở miền Nam.
+ Khi Pháp và Trung Hoa Dân Quốc kí với nhau Hiêp ước Hoa – Pháp (28/2/1946)
thì đảng đã chủ trương hòa hoãn với Pháp để đuổi một kẻ thù là Trung Hoa Dân
Quốc. Nhằm có thời gian chuẩn bị và phát triển lực lượng, hướng cuộc đấu tranh
vào một kẻ thù duy nhất là thực dân Pháp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 31: Hiệp định sơ bộ được ký kết giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Pháp
(6 - 3 - 1946) không có nội dung nào dưới đây?
A. Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia độc lập.
B. Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi để tiến tới đàm phán chính
thức.
C. Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do.
D. Việt Nam cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay quân Tưởng giải giáp Quân Nhật.
Lời giải:
- Đáp án A: Hiệp định Sơ bộ, Pháp chỉ công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do,
không phải là một quốc gia độc lập.
- Các đáp án B, C, D: đều thuộc nội dung của Hiệp định Sơ bộ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 32: Cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp được
tổ chức Phôngtennơblô không thu được kết quả vì
A. Pháp lập chính phủ Nam kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ khỏi Việt Nam.
B. Pháp đẩy mạnh xâm lược vũ trang ở Nam Bộ Việt Nam.
C. Pháp không công nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam.
D. Pháp có những khiêu khích, chuẩn bị chiến tranh.
Lời giải:
Cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp được tổ chức
Phôngtennơblô (Pháp) từ ngày 6-7-1946 thất bại vì Pháp ngoan cố không chịu công
nhận độc lập và thống nhất của nước ta.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 33: Ý nghĩa quan trọng nhất đối với Việt Nam khi ký hiệp định sơ bộ với
Pháp (06 - 03 - 1946) là:
A. Chính phủ pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự
do nằm trong khối liên hiệp Pháp.
B. Ta có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền, chuẩn bị lực lượng mọi
mặt cho cuộc kháng chiến chống Pháp về sau.
C. Đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta.
D. Chính phủ Pháp phải công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Lời giải:
Xét mục đích của nhân dân ta khi kí Hiệp định Sơ bộ là để thực hiện chủ trương
“hòa để tiến”, hòa với Pháp để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng, loại bỏ được
một kẻ thù là Trung Hoa Dân Quốc.
=> Ý nghĩa lớn nhất của Hiệp định Sợ bộ (6/3/1946) là ta có thêm thời gian hòa
bình để củng cố chính quyền, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến
chống Pháp về sau.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 34: Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Sơ bộ giữa đại diện Chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện Chính phủ Pháp (6/3/1946) có tác dụng
như thế nào?
A. Chuyển quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ đối đầu sang đối thoại.
B. Tạo thời gian hòa bình để Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc hội.
C. Giúp Việt Nam ngăn chặn được mọi nguy cơ xung đột với Pháp.
D. Thể hiện thiện chí hòa bình của hai chính phủ Việt Nam và Pháp.
Lời giải:
- Đáp án B loại vì Việt Nam bầu cử Quốc hội vào tháng 1/1946.
- Đáp án C loại vì ta kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp nhưng việc làm này không thể
ngăn chặn được mọi nguy cơ xung đột với Pháp.
- Đáp án D loại vì Pháp không có thiện chí hòa bình.
Đáp án cần chọn là: A