Giáo án Lịch sử 12 Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX mới nhất

Tải xuống 3 4.3 K 16

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Lịch sử 12 Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX mới nhất theo mẫu Giáo án môn Lịch sử chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Lịch sử lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Chương VI

CÁCH  MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ

Bài 10:

CÁCH  MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ

NỬA SAU THẾ KỶ XX

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

- Hiểu và trình bày được nguồn gốc, đặc điểm, những thành tựu chủ yếu và tác động của CMKHCN thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Như một hệ quả tất yếu của CMKHCN, xu thế toàn cầu hoá đã diễn ra mạnh mẽ trong những năm cuối thế kỷ XX.

  1. Kỹ năng: Rèn luyện phương pháp tư duy phân tích, so sánh và liên hệ thực tế
  2. Thái độ: Thấy được ý chí vươn lên không ngừng và sự phát triển không có giới hạn của trí tuệ con người đã làm nên bao thành tích kỳ diệu, những tiến bộ phi thường.. Tất cả nhằm phục vụ cuộc sống ngày càng cao của con người
  3. Năng lực hướng tới: Thấy được trách nhiệm của tuổi trẻ VN ngày nay trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1.Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, tranh ảnh,tư liệu về thành tựu của CMKHCN

2.Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu về một số thành tựu CMKHCN hiện đại .

III- PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

Thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm…

IV- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

  1. Hoạt động tạo tình huống:
  2. Mục đích: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.
  3. Phương Pháp: GV cho HS xem trên màn hình 1 đoạn phim nước ta phóng vệ tinh VINASAT. Sau đó hỏi HS: em biết gì đoạn phim trên? HS suy nghĩ trả lời…
  4. Dự kiến sản phẩm:

-Dự kiến HS trả lời: phóng vệ tinh.... các em khác bổ sung.

GV bổ sung đây là một thành tựu của CMKHCN của VN ...nói riêng thế giới nói chung:

Trong những năm gần đây, chúng ta được chứng kiến rất nhiều thành tựu về khoa học- công nghệ thế giới, chúng ta thật sự cảm phục trước những sáng tạo phi thường mà con người đã tạo ra. Để thấy được trong hơn nửa thế kỷ qua, con người đã làm được những điều kỳ diệu gì,chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay

  1. Hoạt động hình thành kiến thức:

MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC

GỢI Ý SẢN PHẨM

*Hoạt động 1: nhóm

GV giới thiệu về cuộc cách mạng trong lĩnh vực khoa học- kỹ thuật mà loài người đã trải qua Lần 1 TK 18, sau đó GV tổ chức hoạt động nhóm: chi lớp thành 4 nhóm với 4 câu hỏi tương ứng thực hiện trong thời gian 3 phút, sau đó cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung. Cụ thể như sau:

Nhóm1:

Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ngày nay nguồn gốc từ đâu?cho Ví dụ?

Nhóm 2:

Trình bày về đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần hai ?cho Ví dụ? liên hệ với cuộc CMC nghiệp thế kỉ 18.

Nhóm 3: trình bày 2 giai đoạn phát triển của cách mạng khoa học- kỹ thuật lần hai. Giải thích rõ khái niệm “công nghệ”

Nhóm 3:

GV: Với những thành tựu kỳ diệu nêu trên, theo em cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần hai có tác động gì đến đời sống con người?

 

- GV: bổ sung, lấy ví dụ minh họa ...

- GV nhận xét,  chốt.

 

I.Cuộc cách mạng khoa học- công nghệ

1. Nguồn gốc và đặc điểm

 

* Nguồn gốc:

Xuất phát từ đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người

 

 

 

 

* Đặc điểm:

- Đặc điểm lớn nhất là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khoa học gắn liền với kỹ thuật, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học

- Tốc độ phát triển nhanh, quy mô rộng lớn, đạt thành tựu kỳ diệu

-  Nghiên cứu khoa họcàHiệu quả kinh tế cao

 

 

 

* Các giai đoạn phát triển: 2gđ

- Từ những năm 40 - nửa đầu những năm 70: Diễn ra trên cả lĩnh vực khoa học và kỹ thuật

- Từ 1973 - nay: Chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ

 

 

 

2.Những thành tựu tiêu biểu: (Đọc SGK)

 

*Hoạt động 2: Cá nhân, tập thể

GV giới thiệu về xu thế toàn cầu hoá và đặt câu hỏi: Em hiểu thế nào là toàn cầu hoá?Những biểu hiện của nó?

 

HS trả lời, bổ sung, lấy ví dụ minh họa ...

GV nhận xét.

II. Xu thế toàn cầu hoá và ảnh hưởng của nó:

- Từ đầu những năm 80, nhất là từ sau chiến tranh lạnh, xu thế toàn cầu hoá xuất hiện

- Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia ,dân tộc trên thế giới

* Biểu hiện:

- Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia

- Sự sát nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại,tài chính quốc tế và khu vực

*Hoạt động 3: Cá nhân

 

 

 

GV: Toàn cầu hoá đã tác động như thế nào đối với các quốc gia, dân tộc?

HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung, lấy ví dụ minh họa.

Cho HS liên hệ bản thân…

* Tác động:

- Tích cực:

+ Mang lại sự tăng trưởng kinh tế cao

+ Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế àCần cải cách để tăng sức cạnh tranh và nâng cao hiệu quả nền kinh tế

-Tiêu cực:

+ Gia tăng sự bất công xã hội và khoảng cách giàu- nghèo

+ Làm cho mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn hơn

+ Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm độc lập chủ quyền quốc gia

àToàn cầu hoá là xu thế tất yếu, nó vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia, dân tộc

  1. Hoạt động luyện tập:

- Trình bày: nguồn gốc, đặc điểm, thời gian bùng nổ, tác động của CMKHCN.

- Trình bày khái niệm, biểu hiện, tác động của toàn cầu. Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế không thể đảo ngược.

  1. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

- Việt Nam có chịu tác động của CMKHKT và xu thế toàn cầu hóa không? Giải thích tại sao?

- Vì sao nói: Toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?

- Vì sao Đảng, chính phủ ta kiên quyết thực hiện CS mở cửa; công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước? Em hãy nhận xét về tình hình nước ta hiện nay.

- Là một HS em phải làm gì để góp phần trong công cuộc XD đất nước hiện nay.

  1. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC:

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị  bài mới

 

Xem thêm
Giáo án Lịch sử 12 Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Lịch sử 12 Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Lịch sử 12 Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX mới nhất (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống