59 câu Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 có đáp án 2023: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Tải xuống 5 10.1 K 144

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 11 Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 5 trang gồm 59 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình GDCD 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn GDCD 11.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 5 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 59 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 có đáp án: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:

                                                                      CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GDCD LỚP 11

                                                      BÀI 6: CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC

Câu 1: Để rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật - công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới, điều cần thiết là phải thực hiện quá trình

        A. Công nghiệp hóa.

        B. Hiện đại hóa.

        C. Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa.

        D. Công nghiệp hóa tách rời hiện đại hóa.

Đáp án:

Đất nước ta vẫn đang tồn tại nhiều yếu kém, là nguyên nhân hạn chết chất lượng tăng trưởng, cạnh tranh và hội nhập quốc tế, vì vậy cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa?

       A. Phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội.

       B. Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm

       C. Tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.

       D. Xóa bỏ nền văn hóa dân tộc lạc hậu.

Đáp án:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa – nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Nội dung nào dưới đây là nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?

       A. Tăng cường phát triển nền kinh tế dựa trên kĩ thuật thủ công.

       B. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

       C. Phát triển nền văn minh nông nghiệp.

       D. Hạn chế sử dụng các công nghệ hiện đại.

Đáp án:

Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta bao gồm: phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại, hiệu quả và củng cố, tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế quốc dân

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó quan trọng nhất là

        A. Cơ cấu ngành kinh tế.

        B. Cơ cấu vùng kinh tế.

        C. Cơ cấu thành phần kinh tế.

         D. Các yếu tố quan trọng như nhau.

Đáp án:

Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó là cốt lõi của cơ cấu kinh tế.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Cốt lõi của cơ cấu kinh tế là

       A. Cơ cấu vùng kinh tế.

       B. Cơ cấu thành phần kinh tế.

       C. Cơ cấu ngành kinh tế.

        D. Cán cân kinh tế.

Đáp án:

Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó là cốt lõi của cơ cấu kinh tế.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí được gọi là

         A. Công nghiệp hóa

         B. Hiện đại hóa.

         C. Cơ khí hóa.

          D. Tự động hóa.

Đáp án:

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội được gọi là

        A. Công nghiệp hóa

        B. Hiện đại hóa.

        C. Cơ khí hóa.

        D. Tự động hóa.

Đáp án:

Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội một cách

      A. Cơ bản, hoàn thiện.

      B. Đồng thời, nhanh chóng.

      C. Căn bản, toàn diện.

      D. Đồng loạt.

Đáp án:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương  pháp  tiên  tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Khái niệm công nghiệp hóa xuất hiện cùng cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên

      A. Lao động cơ khí.

      B. Lao động tay chân.

      C. Lao động trí óc.

      D. Lao động tự động hóa.

Đáp án:

Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên lao động cơ khí, từ đó xuất hiện khái niệm công nghiệp hóa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Khái niệm hiện đại hóa xuất hiện cùng cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyền từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ

      A. Hiện đại hóa.

      B. Công nghiệp hóa.

      C. Cơ khí hóa.

      D. Tự động hóa.

Đáp án:

Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyển từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa, sử dụng rộng rãi người máy và những công nghệ hiện đại khác.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với chuyển dịch cơ cấu

       A. Lao động.

       B. Xã hội.

       C. Đời sống.

       D. Công nghiệp.

Đáp án:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển tri thức.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

          A. Thờ ơ với cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

          B. Bảo thủ, không chịu thay đổi khi tham gia nền kinh tế hàng hóa.

          C. Sử dụng công nghệ, kĩ thuật hiện đại.

          D. Nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế.

Đáp án:

Trong thời kì CNH, HĐH, mỗi cá nhân cần tích cực học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nguồn lao động có kĩ thuật cho nền kinh tế.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới vào năm nào?

         A. 2001

         B. 2003

         C. 2005

         D. 2007

Đáp án:

Ngày 11/1/2007: WTO tiến hành nghi lễ trao thẻ thành viên chính thức cho Việt Nam, trở thành thành viên thứ 150 của WTO.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Có ý kiến cho rằng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ có tác dụng phát triển kinh tế. Ý kiến đó sai vì công nghiệp hóa có

        A. Tác dụng to lớn và toàn diện.

        B. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

        C. Tác dụng tăng năng suất lao động.

        D. Củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Đáp án:

Ý kiến đó sai vì công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác dụng to lớn và toàn diện: thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, tạo ra lực lượng sản xuất mới, hình thành và phát triển nền văn hóa mới,….

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Để đáp ứng yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, học sinh – sinh viên nên

        A. Xác định mục tiêu, tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, kĩ năng.

        B. Nhờ cha mẹ sắp xếp cho công việc nhẹ lương cao.

       C. Sử dụng các mối quan hệ để có công việc tốt.

       D. Tìm mọi cách có được bằng cấp cao để dễ dàng xin việc.

Đáp án:

Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, học sinh – sinh viên nên xác định mục tiêu, tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, kĩ năng để hoàn thiện bản thân, sau này trở thành người lao động có trình độ chuyên môn tốt, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyển từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ

A. thủ công. 

B. cơ khí. 

C. tự động hoá. 

D. tiên tiến.

Câu 17: Một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay là gì?

A. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội

B. Rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển

C. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất

D. Tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Câu 18: Để xây dựng một cơ cầu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần

A. chuyển dịch lao động. 

B. chuyển dịch cơ cầu kinh tế.

C. chuyển đổi mô hình sản xuất. 

D. chuyển đổi hình thức kinh doanh

Câu 19: Ở nước ta công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa vì

A. công nghiệp hóa luôn gắn liền với hiện đại hóa.

B. các nước trên thế giới đều thực hiện đồng thời hai quá trình này.

C. nước ta thực hiện công nghiệp hóa muộn so với các nước khác.

D. đó là nhu cầu của xã hội

Câu 20: Một trong những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay là

A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội

B. Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

C. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

D. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước

Câu 21: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá có tác dụng

A. đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.

B. tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội

C. tạo điều kiện để nước ta hội nhập kinh tế quốc tế.

D. nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Câu 22: Cuộc Cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ nhất diễn ra vào thời gian nào?

A. Thế kỷ VII                    

B. Thế kỷ XVIII                  

C. Thế kỷ XIX                       

D. Thế kỷ XX

Câu 23: Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế là chuyển dịch cơ cấu

A. lao động. 

B. ngành nghề. 

C. vùng, lãnh thổ.  

D. dân số

Câu 24: Nhiệm vụ kinh tế cơ bản và trọng tâm nhất của nước ta hiện nay là

A. công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 

B. chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

C. phát huy nguồn nhân lực. 

D. xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật.

Câu 25: Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật làn thứ hai ứng dụng vào lĩnh vực nào?

A. Sản xuất           

B. Kinh doanh. dịch vụ  

C. Quản lý kinh tế, xã hội          

D. Cả a, b, c đúng

Câu 26: Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu nào sau đây là quan trọng nhất?

A. Thành phần kinh tế. 

B. Ngành kinh tế.

C. Vùng kinh tế. 

D. Lĩnh vực kinh tế.

Câu 27: Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là

A. một số mặt. 

B. to lớn và toàn điện.

C. thiết thực và hiệu quả. 

D. toàn diện.

Câu 28: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây

A. Để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nước ta cần tự nghiên cứu, xây dựng.

B. Để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nước ta cần nhận chuyển giao kỹ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến.

C. Để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nước ta cần kết hợp tự nghiên cứu, xây dựng vừa nhận chuyển giao kỹ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến.

D. Để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nước ta cần đầu tư cho xây dựng.

Câu 29: Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội nên nước ta tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá là thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Tính tất yếu khách quan. 

B. Tính to lớn toàn diện.

C. Ý nghĩa của công nghiệp hoá.  

D. Tác dụng của công nghiệp hoá.

Câu 30: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyến đổi từ cơ cấu kinh tế

A. lạc hậu, kém hiệu quả, bất hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả, hợp lí

B. lạc hậu, có hiệu quả, bất hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả hợp lí.

C. lạc hậu, kém hiệu quả, hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, chưa hiệu quả, hợp lí.

D. lạc hậu, hiệu quả, hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, chưa hiệu quả bất hợp lí.

Câu 31: Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kĩ thuật và công nghệ giữa Việt Nam và thế giới nên nước ta tiến hành Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Tính tất yếu khách quan. 

B. Tính to lớn toàn diện.

C. Ý nghĩa của công nghiệp hoá.  

D. Tác dụng của công nghiệp hoá

Câu 32: Một trong những tác dụng to lớn của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là nội dung nào sau đây?

A. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

B. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế.

C. Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

D. Phát triển nền văn hoá xã hội chủ nghĩa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 33: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá gắn với phát triển yếu tố nào sau đây?

A. Kinh tê nông nghiệp

B. Kinh tế hiện đại.

C. Kinh tế tri thức. 

D. Kinh tế thị trường.

Câu 34: Công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá là sự lựa chọn nội dung nào sau đây?

A. Nhân loại đã trải qua nhiều cuộc cải cách về công nghệ.

B. Các nước trên thế giới liên minh thành nhóm, khối về mọi mặt.

C. Tránh sự tụt hậu, rút ngắn thời gian để hiện đại hoá mọi mặt.

D. Tạo ra động lực cạnh tranh cho các loại hàng hoá.

Câu 35: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là đi từ cơ cấu kinh tế

A. nông nghiệp —> nông, công nghiệp —> công, nông nghiệp, dịch vụ.

B. nông nghiệp —> công, nông nghiệp, dịch vụ —> nông, công nghiệp.

C. công, nông nghiệp, dịch vụ — nông nghiệp —> nông nghiệp, dịch vụ.

D. công, nông nghiệp, dịch vụ —> nông, công nghiệp —> nông nghiệp

Câu 36: Gia đình ông A trồng lúa là ngành chính để sinh sống. Ông A vừa chăm chỉ lại sử dụng máy để cày xới đất, gieo mạ nhằm tiết kiệm thời gian, công sức. Khi lúa phát triển thì từng giai đoạn ông cố gắng nghiên cứu và hồ trợ cho cây phát triển tốt nhất, do đó mà năng suật lúa của ông A đạt rất cao. Theo em, ông A đã thực hiện tốt trách nhiệm nào sau đây của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?

A. Nhận thức đúng đắn về tính khách quan, tác dụng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

B. Lựa chọn ngành nghề, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao.

C. Tiếp thu, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo năng suất cao.

D. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn.

Câu 37: Gia đình H có 15 nhân viên giúp việc. Để quản lí tốt hơn, anh H đã mua camera để theo dõi quá trình làm việc của họ. Do vậy, dù đi đâu H cũng biết được tình hình ở nhà. Việc làm của anh H thể hiện nội dung nào sau đây để phát triển lực lượng sản xuất?

A. Phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí.

B. Phát triển mạnh mẽ khoa học Kĩ thuật.

C. Phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.

D. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn.

Câu 38: Sự xuất hiện của khái niệm công nghiệp hoá gắn liền với sự ra đời của lao động có tính chất:

A. thủ công. 

B. cơ khí. 

C. tự động hoá. 

D. tiên tiến.

Câu 39: Yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động cao hơn là một trong các nội dung của

A. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

B. Tình trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

C. Đặc điểm quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

D. Nguyên nhân dẫn đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Câu 40: Quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là quá trình nào sau đây?

A. Hiện đại hoá. 

B. Công nghiệp hoá.

C. Tự động hoá. 

D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Câu 41: Một trong những tác động to lớn, toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là

A. Xây dựng được nền kinh tế nhiều thành phần

B. Con người có điều kiện phát triển toàn diện

C. Các dân tộc trong nước đoàn kết, bình đẳng

D. Tạo tiền đề thức đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội

Câu 42: Giáo dục và đào tạo có vai trò nào dưới đây trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A. Quyết định. 

B. Quốc sách hàng đầu.

C. Quan trọng. 

D. Cần thiết.

Câu 43: Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần

A. Phát triển kinh tế thị trường

B. Phát triển kinh tế tri thức

C. Phát triển thể chất cho người lao động

D. Tăng số lượng người lao động

Câu 44: Nội dung cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay là phát triển mạnh mẽ:

A. công nghiệp cơ khí. 

B. khoa học kĩ thuật.

C. công nghệ thông tin.

D. lực lượng sản xuất.

Câu 45: Quan điểm nào dưới đây không đúng khi lí giải về tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?

A. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác.

B. Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

C. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

D. Do yêu cầu phải phát triển nhanh để tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 46: Để tực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động nào dưới đây?

A. Hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội

B. Hoạt động nghiên cứu khoa học

C. Hoạt động chính trị - xã hội

D. Hoạt động văn hóa – xã hội

Câu 47: Sự xuất hiện của khái niệm hiện đại hoá gắn liền với sự ra đời của lao động có tính chất:

A. thủ công. 

B. Cơ khí  

C. Tự động hoá

D. tiên tiến.

Câu 48: Cuộc Cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ hai diễn ra vào thời gian nào?

A. Thế kỷ VII                    

B. Thế kỷ XVIII                    

C. Thế kỷ XIX                        

D. Thế kỷ XX

Câu 49: Công nghệ vi sinh được ứng dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực là biểu hiện của quá trình nào ở nước ta hiện nay?

A. Công nghiệp hóa. 

B. Hiện đại hóa.

C. Tự động hóa. 

D. Trí thức hóa.

Câu 50: Một trong những trách nhiệm của công dân đôi với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta là

A. phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí

B. phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật.

C. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin. .

D. thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn.

Câu 51: Thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật làn thứ nhất là gì?

A. Điện  

B. Máy tính    

C. Máy hơi nước

 D. Xe lửa

Câu 15: Mục đích của công nghiệp hóa là

A. tạo ra năng suất lao động cao hơn.

B. tạo ra một thị trường sôi động.

C. tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người lao động.

D. xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại.

Câu 52: Phương án nào dưới đây xác định đúng trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A. Phê phán, đấu tranh với hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

B. Tiếp thu và ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại.

C. Sẵn sàng tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa và sản xuất hàng hóa.

Câu 53: Trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là vì:

A. Để giải quyết việc làm cho người lao động

B. Khai thác mọi tiềm năng sẵn có của đất nước

C. Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể còn yếu và lạc hậu

D. Nước ta là một nước nông nghiệp.

Câu 54: Cơ cấu kinh tế bao gồm các yếu tố nào sau đây?

A. Cơ cấu kinh tế ngành, cơ cầu vùng kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

B. Cơ cấu vùng kinh tế, cơ cầu thành phần kinh tế, cơ cầu kinh tế công nghiệp.

C. Cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế lâm nghiệp.

D. Cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế

Câu 55: Chuyển dịch cơ cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí, hiện đại và hiệu quả là đi từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và phát triển lên thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và

A. thương mại hiện đại. 

B. dịch vụ hiện đại.

C. trang trại hiện đại. 

D. dịch vụ tiên tiến.

Câu 56: Phát triển lực lượng sản xuất là sự chuyển đổi nền kinh tế

A.. kĩ thuật thủ công sang kĩ thuật cơ khí.

B. kĩ thuật trồng trọt sang kĩ thuật chăn nuôi.

C. lao động thủ công sang lao động cơ bắp.

D. lao động thủ công sang lao động chân tay.

Câu 57: Từ việc nuôi heo bị thua lỗ lớn do giá cả bắp bênh, anh K đã chuyển sang nuôi bò thịt. Việc làm của anh H thể hiện nội dung nào sau đây đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước?

A. Trách nhiệm của công dân. 

B. Trách nhiệm của gia đình.

C. Trách nhiệm của dòng họ. 

D. Trách nhiệm của đất nước.

Câu 58: Để nâng cao năng suất thu hoạch lúa, anh X đã đầu tư mua một máy gặt đập liên hoàn. Việc làm của anh X thể hiện nội dung nào sau đây trong các phương hướng cơ bản để phát triển lực lượng sản xuất?

A. Phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí.

B. Phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật.

C. Phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin

D. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn.

Câu 59: Sau khi tột nghiệp Trường Đại học Kĩ thuật Nông - Lâm nghiệp, M không đi xin việc mà về cùng gia đình mở trang trại trồng vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap. Nhờ trình độ đào tạo và niềm đam mê, vườn vải của gia đình M năm nào cũng sai trĩu quả, ít sâu bệnh đã mang lại thu nhập cao, ổn định cho gia đình. Việc làm của M thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động nào sau đây?

A. Lao động chân tay chuyển sang lao động trí thức.

B. Lao động trí thức chuyển sang lao động chân tay.

C. Lao động truyền thống chuyển sang lao động thủ công.

D. Lao động chân tay chuyển sang lao động máy móc.

 

Xem thêm
59 câu Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 có đáp án 2023: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (trang 1)
Trang 1
59 câu Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 có đáp án 2023: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (trang 2)
Trang 2
59 câu Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 có đáp án 2023: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (trang 3)
Trang 3
59 câu Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 có đáp án 2023: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (trang 4)
Trang 4
59 câu Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 có đáp án 2023: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống