Giáo án GDCD 11 Bài 2 Hàng hóa- Tiền tệ- Thị trường tiết 2 mới nhất

Tải xuống 7 1.7 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án GDCD 11 Bài 2 Hàng hóa- Tiền tệ- Thị trường tiết 2 mới nhất theo mẫu Giáo án môn GDCD chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn GDCD lớp 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

BÀI 2: HÀNG HÓA – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG (2 tiết)

 Tiết 2

                                  

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC.

      Học xong bài này, học sinh cần đạt được:                                             

1.Về kiến thức

              - Chức năng của tiền tệ

              -Nêu được khái niệm thị trường, các chức năng cơ bản của thị trường         

2.Về kĩ năng.

               - Biết phân biệt được thị trường ở dạng đơn giản và thị trường ở dạng hiện đại.   

3.Về thái độ

               - Quan tâm đến tình hình phát triển sản xuất hàng hóa.

               - Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa

  1. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH.

- Năng lực nhận thức về kinh tế

- Năng lực tư duy phê phán,

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.

 - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông …

III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HOC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

-Thảo luận

-Xử lý tình huống.

  1. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.

- SGK, SGV GDCD 11

- Sách bài tập tình huống GDCD 11

- Những nội dung có liên quan đến bài học

- Chuẩn kiến thức kĩ năng 11

- Máy chiếu

.V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.KHỞI ĐỘNG:

* Mục tiêu:

- Kích thích học sinh tìm hiểủ về các chức năng của tiền tệ, các loại thị trường, tìm hiểu các chức năng cơ bản của thị trường.

- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh

* Cách tiến hành

  Học sinh quan sát  tranh ảnh thị trường trao đổi hàng hóa  Hỏi: Việc trao đổihàng hóa diển ra ở đâu?

  HS: trả lời theo gợi ý của gv.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HĐ1 Sử dụng phương pháp thuyết trình, gợi mở, trực quan, tình huống để Tìm hiểu các chức năng của tiền tệ.

*Mục tiêu: học sinh nêu được các chức năng cơ bản của tiền tệ.

* Cách tiến hành:

- GV nêu VD thực tiễn phân tích 5 chức năng của tiền tệ: (sơ đồ)

   ®Thước đo giá trị

   ®Phương tiện lưu thông

   ®Phương tiện cất trữ

   ®Phương tiện thanh toán

   ®Tiền tệ thế giới.        

- HS: Phát biểu ý kiến, lấy dẫn chứng để phân tích minh hoạ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Hoạt động 2: GV sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề kết hợp với thuyết trình, gợi mở .Tìm hiểu khái niệm và các chức năng cơ bản của thị trường.

*Mục tiêu: học sinh nêu được khái niệm và các chức năng cơ bản của thị trường.

* Cách tiến hành:

*Bước 1:GV hướng dẫn học sinh đọc nội dung phần a.

*Bước 2: GV đưa ra hệ thống câu hỏi

- Thị trường xuất hiện khi nào?

=> Sự xuất hiện và phát triển của thị trường gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa               

- Hãy lấy ví dụ về thị trường ở dạng giản đơn (hữu hình), sơ khai gắn với không gian, thời gian nhất định.

=> Ví dụ: mua bán rau quả, thịt cá ở nhóm chợ đồng quê

=> Thị trường ở dạng giản đơn (hữu hình) như : thị trường tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt…

- Nêu và phân tích một số dạng thị trường hiện đại có tính chất môi giới, trung gian, vô hình : thị trường nhà đất (thị trường bất động sản), thị trường chất xám, thị trường sức lao động…

à Dù là thị trường giản đơn hay hiện đại đều luôn có sự tác động qua lại của các yếu tố cấu thành thị trường như : hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán, dẫn đến quan hệ cung - cầu, xác định giá cả và số lượng hàng hóa được trao đổi mua bán.

- Thị trường là gì ?

- Các “chủ thể kinh tế”của thị trường bao gồm các thành phần nào ?

 => Các chủ thể kinh tế của thị trường gồm: người bán, người mua, cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, nhà nước … tham gia vào mua bán, trao đổi trên thị trường.

-  Thị trường có các chức năng cơ bản nào ?

=> Cần xem xét trên hai thuộc tính : giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Nếu hàng hóa bán được tức là xã hội thừa nhận hàng hóa đó phù hợp với nhu cầu của thị trường thì giá trị của nó được thực hiện (người sản xuất ra hàng hóa được bù đắp giá trị, có vốn để tái sản xuất), hàng hóa đó có ích cho xã hội và ngược lại.

VD: Xí nghiệp của ông A sản xuất giấy bao bì tập của học sinh. Sản phẩm của ông A bán rất chạy với lý do: mẫu mã đẹp, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng; giá cả vừa phải (2.000đ/chục).

- Trên đài truyền hình , hàng ngày đều có bản tin thị trường nói về giá cả của một số mặt hàng như: rau quả, gạo, thịt, cá, giá vàng bạc, xe máy…

Khi đó, thị trường có chức năng gì ?

- Thị trường cung cấp cho các chủ thể tham gia thị trường những thông tin về quy mô cung - cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua - bán... các hàng hóa, dịch vụ, từ đó giúp cho người bán đưa ra các quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận ; còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.

VD: Nhờ nắm bản tin thị trường vàng bạc, đá quý mà khách hàng có thể quyết định mua vào cất trữ hay bán ra ; mua, bán vào thời điểm nào là có lợi nhất.

- Chức năng thứ 3 của thị trường là gì ?

- Sự biến động của cung - cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao.

+ Ở một ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Ngược lại, khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hóa giảm xuống, hàng hóa bán không chạy và có thể lỗ vốn, buộc người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hóa cao.

+ Khi giá cả một hàng hóa nào đó tăng lên sẽ kích thích xã hội sản xuất ra hàng hóa đó nhiều hơn, nhưng lại làm cho nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa đó bị hạn chế. Ngược lại, khi giá cả của một hàng hóa giảm xuống sẽ kích thích tiêu dùng và hạn chế việc sản xuất hàng hóa đó.

- Cơ chế thị trường ngoài tác dụng tích cực, vẫn có những khuyết tật, hạn chế và tác động tiêu cực. Vì thế, Nhà nước cần phải có sự điều tiết vĩ mô (bằng pháp luật, chính sách…) để phát huy tác dụng tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của nó, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ; đảm bảo cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

3. Hoạt động luyện tập

* Mục tiêu :

- Luyện tập để học sinh củng cố những gì đã biết các chức năng của tiền tệ ;thị trường và các chức năng cơ bản của thị trường.

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đè cho hs

* Cách tiến hành :

- GV tổ chức cho học sinh làm bài tập :

- GV: Các nhân tố cơ bản của thị trường là:

a) Hàng hóa                           b) Tiền tệ

c) Người bán - người mua   d) Cả 3 ý trên

- HS: Chọn phương án d.

- GV: Cho ví dụ về sự vận dụng chức năng của thị trường điều tiết, kích thích đối với người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng?

- HS:

+ Người sản xuất bánh Trung Thu:

. Giá cao  à Sản xuất nhiều

. Giá thấp à Chuyển sang làm bánh bía

+ Người kinh doanh:

. Đưa gạo từ nông thôn về thành thị

. Đưa vải từ thành thị về nông thôn

+ Người tiêu dùng:

. Nếu giá thịt cao thì ăn cá,…

. Nếu giá thịt rẻ thì ăn thịt

 

2. Tiền tệ

 b. Chức năng của tiền tệ

 *Thước đo giá trị

   + Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của HH.(giá cả).

   + Giá cả HH quyết định bởi các yếu tố: giá trị HH, giá trị tiền tệ, quan hệ cung – cầu HH

 *Phương tiện lưu thông

Theo công thức: H - T - H (tiền là môi giới trao đổi)

Trong đó, H-T là quá trình bán, T-H là quá trình mua.

               VD: sgk.

 *Phương tiện cất trữ

  Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng; vì tiền đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị

  * Phương tiện thanh toán

   Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán (trả tiền mua chịu HH, trả nợ, nộp thuế...)        VD: sgk

  * Tiền tệ thế giới

    Tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ nước này sang nước khác, việc trao đổi tiền nước này với nước khác theo tỉ giá hối đoái.

VD: 1USD = 19.100đ VN (thời giá 2010)

à Năm chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau.

c.  Quy luật lưu thông tiền tệ

             (Không học)

 

3. Thị trường

a. Thị trường là gì ?         

           

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế  tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

 

 

 

b.  Các chức năng cơ bản của thị trường

- Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.

 

 

 

- Chức năng thông tin

 

- Chức năng điều tiết (kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng).

 

 

                                      

 

=> Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn nhất và Nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Hoạt động vận dụng

 * Mục tiêu

- Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng có được để tham gia vào sản xuất, kinh doanh.

- Rèn luyện năng lực công dân, năng lực phát triển bản thân.

- Cách  tiến hành :

  1. GV nêu yêu cầu :

a.Tự liên hệ

-Trong cuộc sống các em phải phân biệt được các loại thị trường.

b.Nhận diện xung quanh

Nêu nhận xét của em về thị trường hàng hóa ở địa phương em

c.GV định hướng HS

 - Hằng ngày phải biết quý trọng đồng tiền tiêu đúng mục đích, biết tiết kiệm đồng tiền, giữ và vai trò của tiền tệ…. đep. tôn trọng tiền lẻ…

-Hs làm bài tập bài tập 8,9  SGK trang 27.

-Hs chủ động thực hiện những yêu cầu trên

5.Hoạt động mở rộng

 Theo dõi bản tin tài chính.

* Rút kinh nghiệm sau tiết giảng:

- Về nội dung:................................................................................................................................

- Về phương pháp:.........................................................................................................................

-Về phương tiện:............................................................................................................................

- Về thời gian: ...............................................................................................................................

- Về học sinh: ................................................................................................................................

 

Xem thêm
Giáo án GDCD 11 Bài 2 Hàng hóa- Tiền tệ- Thị trường tiết 2 mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án GDCD 11 Bài 2 Hàng hóa- Tiền tệ- Thị trường tiết 2 mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án GDCD 11 Bài 2 Hàng hóa- Tiền tệ- Thị trường tiết 2 mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án GDCD 11 Bài 2 Hàng hóa- Tiền tệ- Thị trường tiết 2 mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án GDCD 11 Bài 2 Hàng hóa- Tiền tệ- Thị trường tiết 2 mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án GDCD 11 Bài 2 Hàng hóa- Tiền tệ- Thị trường tiết 2 mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án GDCD 11 Bài 2 Hàng hóa- Tiền tệ- Thị trường tiết 2 mới nhất (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống