Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 46: Thơ trung đại nước ngoài

Tải xuống 6 1.3 K 3

 Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 46: Thơ trung đại nước ngoài mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Ngữ văn học lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài giảng: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

ĐỌC THÊM:

  • HOÀNG HẠC LÂU– THÔI HIỆU
  • KHUÊ OÁN- VƯƠNG XƯƠNG LINH
  • ĐIỂU MINH GIẢN – VƯƠNG DUY

 

A - Mục tiêu cần đạt

  1. Về kiến thức

Giúp HS:

  • Qua giờ đọc thêm, giúp HS mở rộng kiến thức về thơ Đường.
  • Tìm hiểu thêm một số tác giả: Thôi Hiệu, Vương Xương Linh, Vương Duy.
  • Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của mỗi bài thơ.
  1. Về kĩ năng

            Rèn kĩ năng tự học, tự đọc các tác phẩm văn học theo hướng dẫn.

  1. Định hướng các năng lực cần phát triển cho học sinh:

   - Năng lực chung:            

            + Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, yêu cầu mà giáo viên đề ra).

           + Năng lực tự học, tự khám phá tri thức, thu thập thông tin.

            + Năng lực hợp tác (phối hợp với các thành viên để giải quyết các câu hỏi, bài tập khó, sưu tầm tài liệu…)

           + Năng lực sáng tạo

           + Năng lực tự quản bản thân.

         - Năng lực chuyên biệt:

            + Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân về nội dung kiến thức được tìm hiểu; biết trao đổi thảo luận với giáo viên, bạn bè.

            + Năng lực thẩm mĩ ( NL cảm thụ văn học)

            + Năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản.

      4.Về thái độ:

         - Có thái độ trân trọng những giá trị của quá khứ, từ đó biết trân trọng những giá trị của cuộc sống hiện tại.

     I.Chuẩn bị của GV và HS

        1.GV:  - Sgk,sgv.

                   - Soạn giáo án.

                   - Tranh ảnh minh họa (nếu có).

        2.HS:   - Sgk, vở viết.

                   - Soạn bài theo các câu hỏi sách giáo khoa.

  1. Tiến trình dạy học
  2. Ổn định tổ chức lớp
  3. Kiểm tra bài cũ

(Tiến hành khi kiểm tra phần hoạt động tự học của HS)

   Bài mới

Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

 

Hoạt động nhóm:

- Các nhóm tổng hợp phiếu học tập đã được giao về nhà làm vào cuối tiết 47.

 (sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn)

*Nhóm 1: Đọc – hiểu bài “Hoàng Hạc lâu”

  - HS đọc phần Tiểu dẫn để biết những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Thôi Hiệu.

- HS đọc phần Phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ để nắm bắt những nét cơ bản về bài thơ.

- Hai câu đầu tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?Từ đó, bộc lộ suy tư của tác giả trong 2 câu 3,4 như thế nào? Tổng kết nội dung 4 câu đầu?

- Tâm trạng của nhà thơ trong bốn câu thơ cuối?

*Nhóm 2:Tìm hiểu bài “Khuê oán”

- HS đọc phần Tiểu dẫn để biết những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Vương Xương Linh.

- HS đọc phần Phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ để nắm bắt những nét cơ bản về bài thơ.

- Hình ảnh người thiếu phụ hiện lên như thế nào trong 2 câu đầu?

- Cảm xúc của người thiếu phụ thay đổi ra sao trong 2 câu cuối?

- Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?

 

 

 

 

 

 

 

 

*Nhóm 3: Tìm hiểu bài thơ “Điểu minh giản”

- HS đọc phần Tiểu dẫn để biết những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Vương Xương Linh.

- HS đọc phần Phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ để nắm bắt những nét cơ bản về bài thơ.

- Cảm nhận của nhà thơ về cảnh vật trong hai câu thơ đầu như thế nào?

- Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu cuối? Qua đó, thể hiện tam trạng của nhà thơ như thế nào?

- Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?

- Các nhóm tổng hợp bài làm của các cá nhân, thống nhất câu trả lời và cử đại diện nhóm lên trình bày.

- GV nhận xét, bổ sung, tổng kết và cho điểm.

(năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng tiếng Việt

 

I.Hoàng Hạc lâu

  a. Tác giả

   - Thôi Hiệu (704 - 754), quê: Hà Nam (TQ)

   - Đỗ tiến sĩ năm 21 tuổi

   - Để lại 40 bài thơ. Trong đó, Lầu Hoàng Hạc được coi là một trong những bài thơ hay nhất thời Đường.

 

  2.Đọc – hiểu văn bản

    a. Nội dung

     * Bốn câu đầu:

      - Nghệ thuật: đối

        + Qúa khứ và hiện tại

        + Cảnh tiên và cảnh tục

        + Cái mất và cái còn

      - Từ sự đối lập trên tác giả biểu hiện suy tư sâu lắng: thời gian một đi không trở lại -> đời người là hữu hạn, vũ trụ là vô cùng.

   => Bốn câu thơ đầu tạo ra vẻ đẹp huyền thoại của lầu Hoàng Hạc.

      * Bốn câu thơ sau:

       Nổi bật tâm trạng buồn của tác giả. Buồn vì cảnh đời hữu hạn, vũ trụ vô biên; buồn vì phải sống trong cảnh tha hương xa xứ. -> dẫu cảnh có đẹp thì lòng thương nhớ quê hương vẫn cứ vời vợi.

     b. Nghệ thuật

       - Cách phá luật độc đáo của bài thơ: không kết vần (câu 1-2), các thanh bằng, thanh trắc đi liền nhau (câu 3, 4)

 

 

 

II. Khuê oán

  1. Tác giả Vương Xương Linh

    - (698? - 756), tự Thiếu Bá, quê Tràng An

    - Năm 727, đỗ tiến sĩ lần lượt làm một số chức quan nhỏ, nhiều lần bị cách chức.

    - Sự nghiệp

      + Để lại 180 bài thơ và một số tạp văn

       + Nội dung: phong phú, đề cập đến cuộc sống của tướng sĩ nơi biên cương, nỗi oán hờn của người cung nữ, nỗi li sầu biệt của người thiếu phụ, khúc ca tình bạn chân thành

      + Phong cách: trong trẻo, tinh tế.

  2.Đọc – hiểu văn bản

   a. Nội dung

      - 2 câu đầu: Người thiếu phụ ấy trang điểm lộng lẫy, bước lên lầu cao để thưởng ngoạn cảnh xuân => Tâm lý nhân vật, không gian và thời gian có sự hài hòa tuyệt đối

     - 2 câu sau:

        + Tâm trạng của thiếu phụ thay đổi đột ngột bởi sự xuất hiện của liễu (gợi sự chia li)

lập tức làm dấy lên bao cảm xúc -> nhớ lại giờ phút chia tay, nhớ những tháng ngày sống trong cô đơn, nghĩ tuổi xuân dài quá, nghĩ tới điều rủi ro với chồng.

-> người thiếu phụ thốt lên lời oán trách sâu lắng mà quyết liệt (oán trách mình và lên án chiến tranh phi nghĩa) => hình thức là lời oán trách song bản chất là sự phủ định công danh thời phong kiến.

    b.Nghệ thuật

      - Lối vào đề đặc biệt.

      - Cách chuyển đổi về tâm lí nhân vật.

 

 III. Điểu minh giản

   1. Tác giả Vương Duy

      - (701 - 761), tự Ma Cật, quê: Thái Nguyên (TQ)

     - 21 tuổi đỗ tiến sĩ

     - Là nhà thơ, hoạ sĩ nổi tiếng

     - Suốt đời làm quan song lại sống một thời gian dài như ẩn sĩ

     - Sự nghiệp

      + Để lại hơn 400 bài thơ và nhiều tác phẩm hội hoạ

    + Đề tài: điền viên, sơn thuỷ -> thể hiện sự thanh nhàn yên tĩnh.

 2. Đọc – hiểu văn bản

   a. Nội dung

     - 2 câu thơ đầu

       + Tâm trạng: nhàn

       + Thưởng thức: hoa quế rụng, đêm thanh tĩnh

-> cảnh vật vắng vẻ, yên tĩnh-> cảm nhận tinh tế của nhà thơ, một hồn thơ giao cảm chan hoà với thiên nhiên, nghe được tiếng rơi của hoa quế.

     - 2 câu sau:

       + Xuất, minh -> lấy động nói tĩnh

  => bức tranh như có hồn bới sự xuất hiện của màu sắc và âm thanh-> sự sống vẫy gọi

  => Tình yêu quê hương, đất nước qua tâm hồn cảm nhận tinh tế và đôn hậu.

   b. Nghệ thuật

     - Quan sát, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh tinh tế.

    - Tạo sự đối lập tĩnh và động, hình ảnh và âm thanh.

Xem thêm
Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 46: Thơ trung đại nước ngoài (trang 1)
Trang 1
Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 46: Thơ trung đại nước ngoài (trang 2)
Trang 2
Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 46: Thơ trung đại nước ngoài (trang 3)
Trang 3
Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 46: Thơ trung đại nước ngoài (trang 4)
Trang 4
Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 46: Thơ trung đại nước ngoài (trang 5)
Trang 5
Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 46: Thơ trung đại nước ngoài (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống