Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án ngữ văn lớp 10 Tiết 53: Trình bày một vấn đề mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Ngữ văn học lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
a/ Nhận biết: Nắm được các yêu cầu cơ bản và biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể.
b/ Thông hiểu: ý nghĩa, tác dụng của việc trình bày một vấn đề
c/Vận dụng thấp: Thực hiện các bước chuẩn bị trước khi trình bày
d/Vận dụng cao:- Trình bày một vấn đề bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
a/ Biết làm: Trình bày một vấn đề trước tập thể;
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một vấn đề;
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: Trình bày một vấn đề
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày một vấn đề
c/Hình thành nhân cách: có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong quá trình trình bày vấn đề.
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
Kiểm tra việc soạn bài của trò
HĐ 1. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của Thầy và trò |
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển |
- GV giao nhiệm vụ: GV đưa vần đề mang tính thời sự và yêu cầu học sinh tìm hiểu: Tại sao nghiêm cấm trò chơi POKEMON trong trường học? Em hãy trình bày hiểu biết của mình về tác hại của trò chơi này. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Mỗi người đều có nhu cầu bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, thái độ của mình về những vấn đề xảy ra xung quanh & trong cuộc sống của họ. Để thể hiện những vấn đề trên một cách có hiệu quả thì việc nắm vững những thao tác trình bày một vấn đề cũng như rèn luyện kỹ năng trình bày 1 vấn đề trước tập thể là điều hết sức cần thiết. |
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. |
HĐ 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV – HS |
Kiến thức cần đạt |
Yêu cầu học sinh đọc tiểu dẫn: SGK. (?) Trình bày một vấn đề có tầm quan trọng ntn ? GV: Kể chuyện về các nhà hùng biện
GV: Đưa tình huống trình bày một vấn đề cụ thể trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ với đề tài “ thời trang “; “Tuổi trẻ “. (?) Tìm xem vấn đề thời trang và tuổi trẻ gồm có những vấn đề nào ?
(?) Trước khi trình bày cần chọn vấn đề trình bày như thế nào ?
(?) Đề làm sáng tỏ vấn đề được lựa chọn cần phải trình bày nhiều ý ?
(?) Các ý lớn cần triển khai thành các ý nhỏ như thế nào
(?) Sắp xếp các ý theo trình tự nào là hợp lý ? ý nào là ý trọng tâm của bài?
(?) Lập dàn ý phải làm gì ? (Năng lực thu thập thông tin, Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra)
|
I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề là một kĩ năng giao tiếp quan trọng trong cuộc sống. II. Công việc chuẩn bị - Trước khi trình bày vấn đề cần tìm hiểu kĩ về đối tượng, lựa chọn nội dung và lập đề cương cho bài trình bày. *. Hai bước: 1. Chọn vấn đề trình bày. 2. Lập dàn ý cho bài trình bày. - Ví dụ: Đề tài: “ Thời trang và tuổi trẻ” (*) Chọn vấn đề trình bày: - Đây là 1 đề tài lớn, đặt ra nhiều vđề trao đổi, thảo luận. à 3 tiêu chí: +, phải là khía cạnh nhiều người quan tâm, cần giải đáp. +, phù hợp đối tượng người nghe. +, bản thân am hiểu, thích thú… => Vấn đề: Trang phục với vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ. (*) Lập dàn ý cho bài trình bày: - đảm bảo nội dung đầy đủ về ý, chặt chẽ về kết cấu… - giúp chủ động trong trình bày. -> +, xác định các ý lớn , nhỏ (d/c) +, lập dàn ý 3 phần: MB,TB,KB. +, chuẩn bị 1 số câu chào hỏi, chuyển ý, dự kiến giọng điệu, cử chỉ khi nói… => Triển khai cho vấn đề trên: (1). Trang phục là người bạn đồng hành thủy chung với con người, đặc biệt là người phụ nữ, từ xưa đến nay. - Cơm ăn , áo mặc là nhu cầu thiết yếu của con người. - Trang phục làm đẹp cho con người , đặc biệt là người phụ nữ. - Vẻ đẹp mỗi người -> tăng vẻ đẹp cộng đồng. (2). Trang phục đẹp không thể thay thế được vẻ đẹp tính nết, tâm hồn. - “ Cái nết đánh chết cái đẹp” - “ Gặp nhau nhìn quần áo…” - Vẻ đẹp về trang phục là vẻ đẹp bên ngoài, dễ thấy nhưng chóng phai. Vẻ đẹp tâm hồn khó thấy nhưng càng lâu càng đậm… - Cần chú ý vừa đẹp người nhưng lại vừa đẹp nết. (3). Cái đẹp trong trang phục cá nhân phải thống nhất, hài hòa với cái đẹp của cộng đồng. - Cái đẹp không phải là cái lập dị, tách biệt cộng đồng. - Cái đẹp phải hài hòa giữa truyền thống- hiện đại, giữa bên trong – bên ngoài. |