Sơ đồ tư duy bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10

Tải xuống 8 3.3 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu sơ đồ tư duy bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng hay nhất, gồm 8 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng Ngữ văn lớp 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sơ đồ tư duy bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10:

Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Bài giảng: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

A. Sơ đồ tư duy bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Sơ đồ tư duy bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng Sơ đồ tư duy bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

B. Tìm hiểu bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

I. TÁC GIẢ

- Lí Bạch (701- 762), tự là Thái Bạch.

- Quê: Lũng Tây (nay thuộc Cam Túc).

- Là con người thông minh, tài hoa, phóng túng, không chịu gò mình theo khuôn phép.

- Bi kịch cuộc đời của tác giả: Mong công thành thì thân thoái nhưng công chưa thành thì thân đã thoái.

- Được mệnh danh là “tiên thơ” do tính cách khoáng đạt, bay bổng, lãng mạn và hay viết về cõi tiên.

II. TÁC PHẨM

1. Hoàn cảnh sáng tác: Khi Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng.

2. Bố cục

+ Hai câu đầu: Khung cảnh chia tay.

+ Hai câu sau: Tâm tình người đưa tiễn.

3. Giá trị nội dung

Tình bạn chân thành, trong sáng của Lí Bạch đối với bạn.

4. Giá trị nghệ thuật

Ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gợi cảm, thơ tứ tuyệt.

III. DÀN Ý PHÂN TÍCH

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Lí Bạch (đôi nét về tiểu sử, tài năng, con người, sáng tác chính,... ).

- Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” (hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật). 

2. Thân bài

a. Hai câu đầu: Khung cảnh chia li

- So sánh nguyên tác - dịch thơ:

+ Cố nhân: Bạn tri âm, tri kỉ, người bạn đã gắn bó thân thiết; từ “bạn” chung chung, chưa dịch hết nghĩa.

+ Yên hoa: Hoa khói; nơi phồn hoa đô hội.

 Bản dịch làm mất nghĩa thứ hai.

- Không gian đưa tiễn:

+ Nơi đi: Phía tây lầu Hoàng Hạc → chốn thanh cao, thoát tục.

+ Nơi đến: Dương Châu - nơi phồn hoa đô hội, cuộc đời trần tục.

+ Nối lầu Hoàng Hạc với Dương Châu chính là dòng Trường Giang chảy ngang lưng trời.

 Vẽ ra một cảnh thần tiên, tuyệt đẹp, một không gian mĩ lệ, khoáng đạt.

Gợi nhiều suy nghĩ sâu kín: Tác giả tiễn bạn từ một di chỉ thần tiên, từ hướng tây phiêu diêu, thoát tục đến một nơi phồn hoa đô hội của cuộc đời trần tục ở hướng đông. Tâm sự ẩn kín thường trực của tác giả: Khao khát được nhập thế, giúp đời nhưng ông vốn ưa sống tự do, phóng khoáng, không chịu quỳ gối trước cường quyền nên thực tế đã phải nếm chịu không ít chua cay.

- Thời gian đưa tiễn: Tháng ba - mùa hoa khói, cuối mùa xuân.     

Hai câu đầu nêu lên:

+ Bối cảnh chia li.

+ Phần nào tình cảm quý mến bạn trong lòng người ở lại.

+ Gửi gắm tâm sự sâu kín của tác giả với cuộc đời và con đường công danh.

b. Hai câu sau: Tâm tình người tiễn đưa

* Câu 3:

- So sánh nguyên tác và dịch thơ:

+ Cô phàm (nguyên tác): Cánh buồm lẻ loi, cô đơn.

+ Bóng buồm (dịch thơ) làm mất sắc thái của cánh buồm.

+ Bích không tận: màu xanh biếc bao la rợn ngợp.

Bản dịch thơ làm mất sắc màu đó của không gian chia li.

+ Câu thơ dịch nêu nên sự chuyển dịch đã hoàn tất: Bóng buồm đã khuất bầu không.

+ Nguyên tác: Bóng cánh buồm lẻ loi xa dần, mất hút vào khoảng không xanh biếc. Gợi được sự dịch chuyển chầm chậm, xa mờ dần, hút tầm mắt của cánh buồm.

- Hình ảnh đối lập:

       Cô phàm       ><     bích không tận

nhỏ bé, cô đơn              mênh mông, rợn ngợp.

 Tô đậm sắc thái cô đơn, bé nhỏ của con thuyền. Bút pháp tả cảnh ngụ tình sự cô đơn, nhỏ bé của con người trước thiên nhiên bao la.

- Sự dịch chuyển chầm chậm, xa dần, mờ dần rồi mất hút vào khoảng không xanh biếc của cánh buồm. Cái nhìn dõi theo đau đáu, tình cảm chân thành, tha thiết của tác giả đối với bạn.

* Câu 4:

- Hình ảnh dòng Trường Giang chảy vào cõi trời:

 Là hình ảnh tưởng tượng phi phàm, bay bổng, lãng mạn.

Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, kì vĩ, đem đến cảm giác choáng ngợp, con người càng thêm nhỏ bé, cô đơn.

- Trước mắt nhà thơ, dòng Trường Giang như cao dần lên, hòa nhập vào với trời xanh. Ánh mắt nhà thơ đành bất lực trước không gian vô tận đã che khuất người bạn tri âm.

- Tâm trạng của tác giả: Nỗi cô đơn càng thêm vời vợi, nỗi nhớ càng thêm thăm thẳm.

3. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật.

+ Nội dung: Cảnh chia li - bức tranh thiên nhiên thấm đượm tâm trạng cô đơn, mong nhớ của con người. Tình bạn chân thành, sâu sắc của tác giả. Tâm sự sâu kín, khát khao, hoài vọng về cuộc đời mang tính bi kịch của tác giả.

 + Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”. Hình ảnh thơ tinh tế gợi cảm, lớn lao kì vĩ, đậm màu sắc lãng mạn.

IV. MỘT SỐ CÂU HỎI ĐỌC HIỂU VÀ BÀI PHÂN TÍCH

Câu hỏi: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

Bạn từ lầu Hạc lên đường,

Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng.

Bóng buồm đã khuất bầu không,

Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.”

(“Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”, SGK Ngữ văn 10, tập 1, tr.144 )

1. Xác định thể thơ của văn bản?

2/ Văn bản trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả?

3/ Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về tình bạn?

Trả lời:

1/ Thể thơ lục bát.

2/ Văn bản trên thể hiện tâm trạng thương nhớ, tiếc nuối khi phải chia tay bạn của nhà thơ.

3/ Gợi ý:

- Tình bạn cần xuất phát từ trái tim chân thành, dành cho nhau những tình cảm trong sáng, tốt đẹp.

- Có được tình bạn tốt trong đời là điều đáng quý, đáng trân trọng. 

- Cần giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với bạn của mình.

 Bài phân tích

Phân tích bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của Lí Bạch.

   Việt Nam, chúng ta biết đến Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương,… là những tên tuổi không thể thiếu của nền văn học trung đại Việt Nam thì ở Trung Quốc, người ta biết đến Đỗ Phủ, Lí Bạch,… là những tài năng không thể thiếu. Nhắc đến Lí Bạch, chúng ta thường nghĩ ngay đến một tâm hồn yêu nước vô bờ, chỉ biết “cúi đầu nhớ cố hương”. Nhưng nhắc đến Lí Bạch, người ta cũng sẽ nghĩ đến một tình bạn đẹp với Mạnh Hạo Nhiên qua bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”.

   Lí Bạch (701- 762) tự là Thái Bạch, quê ở Lũng Tây, nay thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Ông được mệnh danh là nhà thơ lãng mạn vĩ đại bậc nhất Trung Quốc với biệt danh là “thi tiên”. Bởi lẽ thơ ông hay nói đến cõi tiên, thể hiện ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường, thể hiện tình cảm phong phú và mãnh liệt. Phong cách thơ ông bay bổng, hào phóng, tự nhiên, tinh tế là sự thống nhất giữa cái đẹp và cái cao cả. Trong gia tài thơ để lại còn hơn 1000 bài của Lí Bạch, người ta biết nhiều đến bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” với tình bạn chân thành của nhà thơ dành cho người bạn Mạnh Hạo Nhiên trong giờ phút tiễn biệt. Mạnh Hạo Nhiên cũng là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc, có lẽ vì có điểm chung là tình yêu văn chương nên hai người họ đã gặp gỡ và có một tình bạn đáng ngưỡng mộ.

   Tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch tiễn người bạn thân của mình trong cảm xúc bao trùm là một nỗi buồn day dứt:

“ Bạn từ lầu Hạc lên đường

Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng.

Bóng buồm đã khuất bầu không

Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.”

(Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,

Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.

Cô phàm viễn ảnh bích không tận,

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.)

   Cả bài thơ man mác một nỗi buồn, đó là nỗi buồn về tình bạn xa cách, là nỗi buồn khi phải tiễn bạn đi, tiếc nuối và bịn rịn. Hình ảnh của sự chia ly đã xuất hiện ngay trong câu thơ đầu tiên, hai người là bạn đấy nhưng sau giờ phút này lại trở thành “cố nhân”, trở thành người cũ, bạn cũ. Tác giả sử dụng từ “cố nhân” nghe thật xót xa. Hai người vẫn còn là bạn, đã gắn bó với nhau thân thiết khi còn ở bên nhau, đã hạnh phúc, mững rỡ biết bao nhiêu khi gặp nhau trên lầu Hoàng Hạc. Thế mà, chỉ ít phút sau đã trở thành bạn cũ. Có lẽ vì không có cuộc vui nào là mãi mãi, tất cả đều đến hồi kết dù đó có là tình bạn bền chặt, nó cũng không thể nào có thể bền lâu và kéo dài mãi mãi. Cuộc chia ly này vì vậy mà có cảm giác níu kéo, một dự báo có thể không có ngày gặp lại. Nhà thơ tiễn bạn mà trong lòng chất chứa bao buồn bã, nhớ mong. Cùng với từ “cố nhân”, hình ảnh “mùa hoa khói” cũng là một dấu hiệu của cuộc chia ly. Khoảng thời gian tháng ba là mùa hoa khói, là mùa của sự chia ly. Nó như mêng mang, trải dài, như đang dừng lại giữa một không gian cao của lầu Hoàng Hạc chỉ thấy xa xăm những cánh thuyền mãi đi vào không tận:

“Bóng buồm đã khuất bầu không,

Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.”

   Cảnh vật xa xăm đã hoàn toàn vượt ra khỏi tầm mắt của tác giả, chỉ còn lại dòng sông bên trời. Người ở lại đứng trước lầu Hoàng Hạc tiễn bạn ra đi dõi theo bạn mà tâm hồn trống rỗng và không còn vui tươi. Đứng trên lầu cao dõi theo từng hành động của bạn, khi bạn ra đi đứng trên chiếc thuyền giữa dòng nước mênh mông đến khi chiếc thuyền trôi đi, tác giả vẫn đưa cặp mắt ngắm nhìn nó cho đến khi nó đã đi vào sâu thẳm và khuất bóng. Nỗi buồn dường như hoá thành tuyệt vọng, nó dâng lên bao trùm lên thiên nhiên tạo vật vì tình bạn gắn bó giờ chỉ là tình cảm trong lòng. Bóng bạn đã mất hút và nỗi buồn của nhà thơ phải gửi vào thiên nhiên, nhưng dường như thiên nhiên quá rộng lớn với lầu Hoàng Hạc cao và sông Trường Giang rộng lớn khiến cho nỗi buồn như giăng mắc, như bủa vây, khiến mỗi cảnh cũng đều nhuốm màu tâm trạng. Dùng cảnh để tả tình, một tình cảm buồn bã, đồng thời cũng là niềm tin về một tình bạn thiêng liêng, vĩnh cữu, đầy trân trọng và yêu thương. Tuy không gian thời gian có xa xôi cách trở, tấm lòng hai người bạn vẫn hướng về nhau, chân thành, và mong ước ngày gặp lại.

  Trên thế giới này, tình bạn như một món quà quý giá có một không hai mà Thượng đế đã ban cho chúng ta. Tình bạn của Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên cũng là tình bạn đẹp như thế, đáng quý như thế. Tác phẩm “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” chính là minh chứng rõ nét cho tình bạn giữa hai người. Tuy cảm giác thơ buồn man mác nhưng cũng chính điều đó đã cảm động rất nhiều trái tim về một tình bạn chân chính.

Xem thêm
Sơ đồ tư duy bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 1)
Trang 1
Sơ đồ tư duy bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 2)
Trang 2
Sơ đồ tư duy bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 3)
Trang 3
Sơ đồ tư duy bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 4)
Trang 4
Sơ đồ tư duy bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 5)
Trang 5
Sơ đồ tư duy bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 6)
Trang 6
Sơ đồ tư duy bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 7)
Trang 7
Sơ đồ tư duy bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống