Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu bài tập Hình chóp đều - Hình chóp cụt đều hình học lớp 8, tài liệu bao gồm 2 trang, tổng hợp đầy đủ lý thuyết và 3 bài tập tự luyện Hình chóp đều - Hình chóp cụt đều, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho các bài thi môn Toán sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Tài liệu Hình chóp đều - Hình chóp cụt đều gồm các nội dung sau:
I. Lý thuyết
- Tổng hợp kiến thức trọng tâm cần nhớ về Hình chóp đều - Hình chóp cụt đều
II. Bài tập tự luyện
- Gồm 3 bài tập vận dụng giúp học sinh tự rèn luyện cách giải các bài tập Hình chóp đều - Hình chóp cụt đều
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
HÌNH CHÓP ĐỀU – HÌNH CHÓP CỤT ĐỀU
I. LÝ THUYẾT
1. Hình chóp
Định nghĩa: Hình chóp là hình có mặt đáy là một đa giác và các mặt bên là các tam giác có chung đỉnh.
Hình bên cho ta hình ảnh của hình chóp S.ABCD, và ở đó:
1. Điểm S được gọi là đỉnh của hình chóp.
2. Các đoạn SA, SB, SC, SD được gọi là các cạnh bên của hình chóp.
3. Các tam giác SAB, SBC, SCD, SAD được gọi là các mặt bên của hình chóp.
4. Mặt ABCD là đáy của hình chóp.
5. Hình chóp này có đáy là tứ giác nên gọi là hình chóp tứ giác.
2. Hình chóp đều
Định nghĩa: Hình chóp đều là hình chóp có đáy là một đa giác đều, các mặt bên là tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
Hình bên cho ta hình ảnh của hình chóp tam giác đều S.ABC, và ở đó:
1. Điểm S được gọi là đỉnh của hình chóp.
2. Các đoạn SA, SB, SC bằng nhau được gọi là các cạnh bên của bên hình chóp.
3. Các tam giác SAB, SBC, SAC là các tam giác cân đỉnh S, chúng được gọi là các mặt bên của hình chóp.
4. ABC là một tam giác đều và nó được gọi là đáy của hình chóp.
5. Đoạn SM (với M là trung điểm của AB) được gọi là trung đoạn.
6. Đoạn SO (với O là tâm của đáy ABC) được gọi là đường cao.
7. Hình chóp này có đáy là tam giác đều nên gọi là hình chóp tam giác đều.