48 câu Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 41 có đáp án 2023: Đồng bằng sông Cửu Long

Tải xuống 8 6.4 K 53

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng Bằng Sông Cửu Long chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 8 trang gồm 48 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Địa Lí 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 41 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa Lí 12.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 8 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 48 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 41 có đáp án: Đồng bằng sông Cửu Long có đáp án – Địa Lí lớp 12:

 Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12

Bài giảng Địa lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 

Câu 1: Thảm thực vật tự nhiên chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long là:

A. rừng ngập mặn và rừng tràm.

B. rừng kín thường xanh và rừng thưa.

C. rừng tre nứa và rừng hỗn giao.

D. tràng cỏ - cây bụi và rừng trồng.

Đáp án: Tài nguyên thực vật chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long là rừng tràm, rừng ngập mặn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết đồng bằng sông Cửu Long có các loại khoáng sản nào sau đây?

A.Đá axit, đá vôi xi măng, than bùn.

B. Đá axit, đá vôi xi măng, bôxit.

C. Đá axit, đá vôi xi măng, than đá.

D. Đá axit, đá vôi xi măng, than nâu.

Đáp án: B1. Nhận dạng kí hiệu các loại khoáng sản ( Atlat trang 3)

B2. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 29, đọc tên các loại khoáng sản phân bố ở vùng ĐBSCL.

⇒ Các loại khoáng sản ở ĐBSCL là: Đá axit, đá vôi xi măng, than bùn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Căn cứ vào Atalat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết đồng bằng sông Cửu Long có các khu kinh tế ven biển nào sau đây?

A. Định An, Năm Căn, Phú Quốc.

B. Định An, Năm Căn, Nhơn Hội.

C. Định An, Năm Căn, Vân Phong.

D. Định An, Năm Căn, Dung

Đáp án: B1. Nhận dạng kí hiệu khu kinh tế ven biển (Atlat trang 3)

B2. Xác định được tên các khu kinh tế ven biển của đồng bằng sông Cửu Long là: Định An, Năm Căn, Phú Quốc

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản khai thác cao hơn nuôi trồng?

A. An Giang.

B. Kiên Giang.

C. Bạc Liêu.

D. Cà Mau.

Đáp án: Căn cứ vào Bản đồ Thủy sản (Atlat ĐLVN trang 20):

Đọc kí hiệu: khai thác (cột màu đỏ),  nuôi trông  (cột màu xanh dương)

⇒ Tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau có sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn khai thác (cột xanh cao hơn cột đỏ).

⇒ Loại đáp án A, C, D

 Tỉnh Kiên Giang có sản lượng thủy sản khai thác cao hơn nuôi trồng (cột đo cao hơn cột xanh)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long không phải là:

A. tài nguyên khoáng sản hạn chế.

B. một vài loại đất thiếu dinh dưỡng.

C. mùa khô kéo dài.

D. gió mùa Đông Bắc và sương muối.

Đáp án: - Gió mùa đông bắc và sương muối là đặc điểm khí hậu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta, đem đến một mùa đông lạnh đặc trưng ở vùng này.

- ĐBSCL không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và sương muối.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: So với Đồng bằng sông Hồng, thiên nhiên Đồng bằng sông Cửu Long

A. được khai thác sớm hơn.

B. ít thay đổi hơn.

C. có một số vùng vẫn chưa bị tác động nhiều.

D. bị suy thoái nghiêm trọng.

Đáp án: - ĐBSCL là vùng đất mới được khai thác sau này ⇒ thiên nhiên trù phú, giàu có và còn một số vùng vẫn chưa bị tác động nhiều bởi các hoạt động kinh tế của con người.

- Ngược lại, ĐBSH có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời (nghìn năm văn hiến)

⇒ nguồn tài nguyên thiên nhiên đã được khai thác và sử dụng với hiệu suất lớn, một số tài nguyên bi suy thoái do sử dụng quá mức. (đất sx nông nghiệp, môi trường nước, không khí…)

⇒ Vậy so với ĐBSH, thiên nhiên ĐBSCL có một số nơi vẫn chưa bị tác động nhiều.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Những định hướng chính đối với sản xuất lương thực của vùng đồng bằng sông Cửu Long

A. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ kết hợp với khai hoang.

B. Phá thế độc canh cây lúa, mở rộng diện tích các cây khác.

C. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thủy hải sản.

D. Cơ cấu mùa vụ thay đổi phù hợp với điều kiện

Đáp án: ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực  hàng đầu của cả nước (diện tích và sản lượng đứng đầu cả nước, chiếm >50%).

⇒ Tuy nhiên, sản lượng lương thực cao chủ yếu do diện tích đất sx lớn (năng suất lúa còn thấp hơn so với ĐBSH)

⇒ Định hướng chính đối với sx lương thực của vùng trong thời gian tới là đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, áp dụng nhiều tiến bộ KHKT để nâng cao năng suất, chất lượng lương thực.

Đồng thời tiếp tục khai thác các thế mạnh tự nhiên ở những vùng đất mới, còn nhiều tiềm năng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Cho bảng số liệu:

Diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2000 và 2005.

 

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 41 có đáp án năm 2021 mới nhất

Năng suất lúa của cả nước và đồng bằng sông Cửu Long (tạ/ha) năm 2005 lần lượt là

A. 49 tạ/ha và 50,4 tạ/ha.

B. 48,9 tạ/ha và 50,4 tạ/ha.

C. 47 tạ/ha và 51 tạ/ha.

D. 48,9 tạ/ha và 50 tạ/ha.

Đáp án: - Công thức tính:
Năng suất lúa = Sản lượng/Diện tích (tạ/ha)

- Áp dụng công thức:

+ Năng suất lúa cả nước (2005) = 35826,8/ 7329,2 = 4,89 tấn/ha = 48,9 tạ/ha

+ Năng suất lúa đồng bằng sông Cửu Long (2005) = 19298,5/3826,3 = 5,04 tấn/ha = 50,4 tạ/ha

⇒ Năng suất lúa của cả nước và đồng bằng sông Cửu Long (tạ/ha) năm 2005 lần lượt là 48,9 tạ/ha và 50,4 tạ/ha

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết ở đồng bằng sông Cửu Long có các khu kinh tế ven biển nào sau đây?

A. Định An, Năm Căn, Phú Quốc.

B. Định An, Năm Căn, Nhơn Hội.

C. Định An, Năm Căn, Vân Phong.

D. Định An, Năm Căn, Dung Quất.

Đáp án: Xem kí hiệu khu kinh tế ven biển ⇒ xác định các khu kinh tế ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long (Atlat Địa lí Việt Nam trang 29)

⇒ Xác định được các khu kinh tế ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long là Định An, Năm Căn, Phú Quốc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Đồng bằng sông Cửu Long không tiếp giáp với

A. Đông Nam Bộ.

B. Vịnh Thái Lan.

C. Tây Nguyên.

D. Campuchia.

Đáp án: Vị trí địa lí của ĐBSCL:

+ phía Bắc giáp ĐNB

+ phía Tây Bắc giáp Campuchia

+ phía Tây giáp vịnh Thái Lan

+ phía Đông giáp biển Đông

⇒ ĐBSCL không giáp Tây Nguyên

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là:

A. đất phù sa ngọt.

B. đất xám.

C. đất mặn.

D. đất phèn.

Đáp án: Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là đất phèn (1,6 triệu, 41%).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Nhóm đất phù sa ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long phân bố tập trung chủ yếu ở

A. dọc sông Tiền và sông Hậu.

B. hạ lưu sông Tiền và sông Hậu.

C. Đồng Tháp Mười, Hà Tiên và vùng trũng ở Cà Mau.

D. ven biển Đông và vịnh Thái Lan.

Đáp án: Đất phù sa ngọt: 1,2 triệu ha. Phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Để cải tạo đất mặn, đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long, cần phải:

A. có nước ngọt để thau chua, rửa mặn.

B. tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn.

C. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.

D. chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Đáp án: Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu để thau chua, rửa mặn, cải tạo đất ở ĐBSCL.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Đất mặn của đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở

A. Đồng Tháp Mười.

B. ven biển Đông và vịnh Thái Lan.

C. Hà Tiên.

D. vùng trũng ở Cà Mau.

Đáp án: Đất mặn của đồng bằng sông Cửu Long phân bố thành vành đai ven Biển Đông và vịnh Thái Lan.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long là:

A. có nhiều cửa sông đổ ra biển.

B. phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.

C. mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

D. phá rừng ngập mặn để nuôi tôm.

Đáp án: Mùa khô kéo dài từ 4 – 12 tháng → hạ thấp mực nước sông + địa hình thấp không có đê bao bọc

⇒ Nước biển dễ dàng xâm nhập, đi sâu vào đất liền gây nên tình trạng xâm nhập mặn diễn ra hằng năm ở đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Biểu hiện nào sau đây không đúng với khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long

A. Thiên tai bão, lũ quét, sạt lở đất diễn ra thường xuyên.

B. Lượng mưa lớn tập trung vào các tháng mùa mưa: tháng V – XI.

C. Chế độ nhiệt cao, ổn định quanh nắm.

D. Khí hậu cân xích đạo.

Đáp án: Đặc điểm khí hậu ĐBSCL: Cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm; lượng mưa rung bình năm lớn, tập trung vào các tháng mùa mưa: tháng V –XI

⇒ Nhận xét B, C, D đúng

⇒ Loại B, C, D

- ĐBSCL có địa hình thấp, bằng phẳng nên không chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ quét, sạt lở đất, vùng cũng ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão trong năm.

⇒ Nhận xét A không đúng với đặc điểm khí hậu của ĐBSCL.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Phương hướng chủ yếu hiện nay đối với vấn đề lũ ở đồng bằng sông Cửu Long là:

A. đào thêm kênh rạch để thoát lũ nhanh.

B. xây dựng hệ thống đê bao để ngăn lũ.

C. trồng rừng ở thượng nguồn để chống lũ.

D. chủ động sống chung với lũ.

Đáp án: Lũ ở ĐBSCL là thiên tai diễn ra thường xuyên, điển hình của vùng, lũ đến chậm và kéo dài ⇒ bên cạnh những hạn chế ngập lụt thì lũ ở ĐBSCL còn mang lại nguồn lợi thủy sản giàu có.

⇒ Chủ động sống chung với lũ để khai thác hiệu quả những giá trị kinh tế mà lũ mang lại.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là:

A. thiếu nước ngọt.

B. xâm nhập mặn và phèn.

C. thủy triều tác động mạnh.

D. cháy rừng.

Đáp án: Mùa khô kéo dài

⇒  làm mực nước sông hạ thấp → thiếu nước ngọt cho sản xuất + xâm nhập mặn diễn ra mạnh

⇒ Trong điều kiện diện tích đất phèn đất mặn lớn và mở rộng + thiếu nước trong mùa khô ⇒ việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của vùng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Đồng bằng sông Cửu Long có những nhóm đất chính là

A. đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn.

B. đất phù sa ngọt, đất xám, đất mặn.

C. đất phèn, đất mặn, đất badan.

D. đất mặn, đất bạc màu, đất phèn.

Câu 20: Sự xâm nhập mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra mạnh nhất vào thời gian 

A. Từ tháng 3 đến tháng 8

B. Từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau.

C. Từ tháng 5 đến tháng 10

D. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Câu 21: Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt ở Đồng bằng sông Cửu Long không thuận lợi cho việc:

A. Phát triển nghề nuôi cá, tôm nước ngọt.

B. Phát triển nghề khai thác, chế biến thủy sản.

C. Phát triển giao thông vận tải đường bộ.

D. Phát triển giao thông vận tải đường thủy.

Câu 22: ý nào không biểu hiện được Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa số một ở nước ta

A. Chiếm trên 50% diện tích lúa cả nước

B. Bình quân lương thực đầu người đạt trên 1000kg

C. Có nhiều khả năng để mở rộng diện tích

D. Chiếm trên 50% sản lượng láu cả nước

Câu 23: Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn đối với đời sống nhân dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long : 

A. Ngăn chặn sự xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.

B. Chắn sóng, cố định đất, mở rộng diện tích đồng bằng.

C. Là môi trường sống của các loài sinh vật.

D. Cung cấp gỗ củi, cây dược liệu và nguồn thực phẩm.

Câu 24: Khó khăn nhất cho sản xuất cây lương thực ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là :

A. Đất bị ngập úng quá sâu.

B. Tình trạng bốc phèn.

C. Đất bị nhiễm mặn.

D. 2/3 diện tích đất bị ngập úng và nhiễm mặn.

Câu 25: Khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện rõ nét tính chất 

A. ôn đới.                                      

B. nhiệt đới.

C. cận nhiệt đới.       

D. cận xích đạo.

Câu 26: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết vùng nào dưới đây có nhiều vịnh cửa sông đổ ra biển nhất nước ta?

A. Đồng bằng sông Hông.                              

B. Bắc Trung Bộ.

C. Nam Trung Bộ.                                          

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 27: Hãy cho biết giải pháp nào sau đây được cho là quan trọng nhất để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Cần phải có nước ngọt vào mùa khô để thau chua rửa mặn.

B. Cần phải duy trì và bảo vệ rừng.

C. Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản.

D. Tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn.

Câu 28: Loại đất chiếm tỉ lệ cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Đất mặn.                                          

B. Đất phù sa ngọt.

C. Đất phèn. 

D. Các loại đất khác.

Câu 29: Cây dừa được trồng chủ yếu ở vùng

A. Bắc Trung Bộ.                                       

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.                                      

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 30: Biện pháp nào sau đây không đúng về sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

A. xây dựng các hồ chứa nước ngọt là biện pháp thuỷ lợi quan trọng ở vùng.

B. nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô.

C. tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn.

D. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.

Câu 31: Dựa vào Atlat trang 28, tỉ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong cơ cấu GDP ở Đồng bằng sông Cửu Long bao nhiêu phầm trăm?

A. 42,8%               

B. 43,8%                     

C . 44,8%                 

D. 45,8% 

Câu 32: Phương hướng chủ yếu hiện nay để giải quyết vấn đề lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. di dân tránh lũ.                                   

B. sống chung với lũ.

C. xây dựng hệ thống đê bao.                 

D. trồng rừng chống lũ.

Câu 33: Về sản xuất lương thực - thực phẩm, Đồng bằng sông Cửu Long có ưu thế hơn hẳn các vùng khác về :

A. Chăn nuôi lợn và gia cầm.

B. Trình độ thâm canh.

C. Diện tích gieo trồng.

D. Năng suất lúa.

Câu 34: Năm 2005, diện tích trồng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long là 3,80 triệu ha, sản lượng 17,4 triệu tấn. Nếu năng suất lúa tăng lên 61,1 tạ/ha thì diện tích trồng lúa của vùng sẽ giảm đi:

A. 3,00 triệu ha.             

B. 2,50 triệu ha.

C. Trên 1,50 triệu ha.      

D. Gần 1,00 triệu ha.

Câu 35: Diện tích gieo trồng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 là 3,80 triệu ha, năng suất 45,8 tạ/ha. Nếu chuyển 60,0 vạn ha đất lúa sang trồng cây ăn quả và năng suất tăng lên 54 tạ/ha thì sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tăng thêm là 

A. Trên 1,70 triệu tấn.

B. Dưới 1,70 triệu tấn.

C. Khoảng 124 000 tấn.

D. Không tăng.

Câu 36: Để tăng sản lượng lương thực, Đồng bằng sông Cửu Long cần phải :

A. Tăng hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích đất hoang hóa, đẩy mạnh thâm canh.

B.Tăng cường công tác thủy lợi, giữ được nước ngọt trong mùa khô.

C. Thay đổi cơ cấu giống lúa và cơ cấu mùa vụ; tăng diện tích lúa mùa và giảm diện tích lúa hè thu.

D. Tăng diện tích lúa hè thu, giảm diện tích lúa đông xuân.

Câu 37: Để nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, Đồng bằng sông Cửu Long cần phải: 

A. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, cải tiến giống, thức ăn.

B. Phát triển công nghiệp chế biến, chú ý kĩ thuật sản xuất.

C. Kết hợp giữa nông - lâm - ngư với bảo vệ môi trường sinh thái.

D. Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Câu 38: Hướng chính trong việc khai thác vùng biển của Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền tạo thành một thế liên hoàn

B. Khai thác triệt để tầng cá nổi

C. Trồng rừng ngập mặn kết hơp với nuôi tôm

D. Đẩy mạnh khai thác ở vùng đảo xa

Câu 39: Bến Tre là tỉnh có diện tích lúa thấp nhất của Đồng bằng sông Cửu Long vì :

A. Đây là tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất đồng bằng.

B. Đây là tỉnh có dân số đông mật độ cao nhất đồng bằng.

C. Đây là tỉnh dẫn đầu đồng bằng về trồng cây công nghiệp.

D. Phần lớn diện tích của tỉnh là đất nhiễm phèn, nhiễm mặn.

Câu 40: Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng thuỷ sản của cả nước và ĐB sông Cửu Long. (Đơn vị: triệu tấn)

Năm

Vùng

1995

2000

2002

2005

Cả nước

1,58

2,25

2,64

3,43

Đồng bằng sông Cửu Long

0,82

1,17

1,36

1,84

Nhận định nào sau đây chưa chính xác về sản xuất thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long ?

A. Sản lượng thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long tăng liên tục.

B. Sản lượng thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn cả nước.

C. Đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm trên 50% sản lượng thuỷ sản cả nước.

D. Năm 2005, Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng thấp nhất trong các năm.

Câu 41: Vùng thượng và hạ châu thổ ở Đồng bằng sông Cửu Long đều có chung đặc điểm là :

A. Độ cao dao động từ 2 – 4 m so với mực nước biển.

B. Đất phù sa bị nhiễm mặn.

C. Chịu tác động của sóng biển và thủy triề

D. Những vùng trũng bị ngập nước vào mùa mưa.

Câu 42: Để phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội và môi trường, Đồng bằng sông Cửu Long cần phải:

A. Phá thế độc canh cây lúa, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.

B. Bảo vệ rừng tràm và rừng ngập mặn ven biển.

C. Khai thác tổng thể biển - đảo - đất liền gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

D. Đẩy mạnh nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.

Câu 43: Hệ sinh thái rừng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long là :

A. Rừng ngập mặn và rừng nhiệt đới rụng lá.       

B. Rừng tràm và rừng thưa nhiệt đới.

C. Rừng khộp và rừng ngập mặn

D. Rừng ngập mặn và rừng tràm.

Câu 44: Rừng tràm và rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long bị chặt phá bừa bãi sẽ dẫn tới :

A. Nước mặn lấn sâu vào đất liền.

B. Hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản.

C. Môi trường sinh thái bị phá vỡ.

D. Nguy cơ lũ lụt sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Câu 45: Để cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, biện pháp quan trọng hàng đầu là :

A. Tăng cường công tác thủy lợi.

B. Khai hoang mở rộng diện tích.

C. Tận dụng diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản.

D. Phải thay đổi cơ cấu giống lúa, cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh thâm canh.

Câu 46: Tăng cường công tác thủy lợi ở Đồng bằng sông Cửu Long là để :

A. Để thoát lũ trong mùa mưa

B. Để thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích.

C. Để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.

D. Để giữ được nước ngọt trong mùa khô và thoát lũ trong mùa mưa.

Câu 47: Đất phù sa ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm :

A. Thường bị ngập úng quá sâu trong mùa mưa.

B. Thành phần cơ giới chủ yếu là sét, đất quá chặt.

C. Tình trạng bốc phèn quá mạnh trong mùa khô.

D. Khoảng 2/3 diện tích bị nhiễm mặn trong mùa khô.

Câu 48: Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu dựa vào :

A. Cải tạo các vùng đất bị nhiễm phèn và nhiễm mặn.

B. Cải tạo vùng đất mới bồi ở các vùng cửa sông, ven biển. 

C. Cải tạo vùng đất bạc màu ở vùng Đồng Tháp Mười và bán đảo Cà Mau.

D. Cải tạo vùng đất bị nhiễm phèn ở vùng trũng Hà Tiên.

 

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống