Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Lịch sử 7 Bài 23 Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI-XVIII mới nhất theo mẫu Giáo án môn lịch sử chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Lịch sử . Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
|
Tiết 48, BÀI 23: KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ KỶ XVI - XVIII I. KINH TẾ
|
- Trình bày được một cách tổng quát bức tranh kinh tế cả nước :
+ Sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hóa ở 2 miền đất nước. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
+ Thủ công nghiệp phát triển : chợ phiên, thị tứ và sự xuất hiện thêm một số thành thị. Sự phồn vinh của các thành thị.
- So sánh sự phát triển chênh lệch nền kinh tế đất nước. Rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong xây dựng nền kinh tế đất nước.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết xây dựng quê hương đất nước.
- Năng lực chung: tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác…
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử. Năng lực thực hành bộ môn: khai thác kênh hình, tư liệu, tranh ảnh, sử dụng lược đồ... Phân tích, so sánh, liên hệ thực tiễn...
Trực quan, phát vấn, phân tích, làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, .....
III. PHƯƠNG TIỆN: Máy tính, tranh ảnh, lược đồ…
- Giáo án word và Powerpoint.
- Máy móc, phương tiện có liên quan.
- Chuẩn bị bài mới.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài cũ và bài mới (nếu có)
3.1. Hoạt động khởi động/ Tình huống xuất phát:
- Mục tiêu: Tạo sự hứng thú tìm hiểu bài mới cho học sinh.
- Phương thức tiến hành: GV đưa một số hình ảnh trong bài, đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét, chốt ý và dẫn vào bài mới.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
HĐ của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
1. Hoạt động 1: Nông nghiệp. - Mục tiêu: Nông nghiệp Đàng Trong phát triển hơn nông nghiệp Đàng Ngoài. Nguyên nhân của sự khác nhau đó. - Phương thức tiến hành: (nhóm/cá nhân) - Tổ chức hoạt động: * Thảo luận nhóm: + Bước 1: GV: giao nhiệm vụ cho các nhóm. ? Trình bày tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài. Nêu nhận xét và cho biết vì sao nền nông nghiệp ở Đàng Ngoài lại như vậy. ? Trình bày tình hình nông nghiệp ở Đàng Trong. Nêu nhận xét và cho biết vì sao nền nông nghiệp ở Đàng Trong lại có được sự phát triển như vậy. (GV gợi ý, hướng dẫn HS thảo luận). + Bước 2: HS: Thực hiện nhiêm vụ, có sự hỗ trợ của giáo viên bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. + Bước 3: HS báo cáo kết quả + Bước 4: HS góp ý đánh giá theo kỹ thuật 3,2,1. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. GV chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
2. Hoạt động 2: Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán. - Mục tiêu: Thủ công nghiệp phát triển, chợ phiên, thị tứ và sự xuất hiện thêm một số thành thị. Sự phồn vinh của các thành thị. - Phương thức tiến hành: (nhóm/cá nhân…) - Tổ chức hoạt động: * Thảo luận nhóm : + Bước 1: GV: giao nhiệm vụ cho các nhóm. 1. Trình bày tình hình thủ công nghiệp nước ta TK XVI-XVIII và nhận xét...? 2. Trình bày tình hình buôn bán trong nước. Tại sao trong thế kỉ XVII, ở nước ta lại xuất hiện thêm một số thành thị. 3. Kể tên các đô thị lớn ở Đàng Ngoài và Đàng Trong ? Tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong lúc bấy giờ ? 4. Tình hình buôn bán với nước ngoài (ngoại thương) diễn ra như thế nào? Chúa Trịnh và chúa Nguyễn có thái độ như thế nào trong việc buôn bán với nước ngoài. Vì sao về sau chúa Nguyễn-Trịnh chủ trương hạn chế ngoại thương ? + Bước 2: HS: Thực hiện nhiêm vụ, có sự hỗ trợ của giáo viên bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. + Bước 3: HS báo cáo kết quả + Bước 4: HS góp ý đánh giá theo kỹ thuật 3,2,1. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. GV chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
|
1. Nông nghiệp. * Đàng ngoài: + Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. + Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. + Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam và Thanh - Nghệ, nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán. => Kinh tế nông nghiệp giảm sút, đời sống nông dân đói khổ. * Đàng trong: + Các chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, cấp lương ăn, nông cụ, thành lập làng ấp mới ở khắp vùng Thuận - Quảng. + Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh khi kinh lí phía Nam đã đặt phủ Gia Định. + Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên nên nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. => Nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ổn định.
2/. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán. - Thủ công nghiệp : Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An)... - Thương nghiệp : + Buôn bán phát triển, nhất là ở các vùng đồng bằng và ven biển, các thương nhân châu Á và châu Âu thường đến phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. + Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế ), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). + Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.
|
3.3. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu:
+ Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS vừa được lĩnh hội.
- Phương thức tiến hành:
+ GV đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận. HS trả lời.
GV cho HS làm một số bài tập trắc nghiệm
? Hãy so sánh kinh tế nông nghiệp giữa Đàng trong - Đàng ngoài ? Vì sao có sự khác nhau đó.
- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.
3.4. Hoạt động vận dụng và mở rộng:
- Mục tiêu:
+ Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
+ HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, liên hệ thực tế…
- Phương thức tiến hành:
Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức:
? Kể các ngành nghề thủ công ở địa phương Quảng Nam thời kỳ này .
- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.
* Dặn dò:
GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS:
+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.
+ Tiếp tục sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài cũ và bài mới.
+ Chuẩn bị nội dung bài mới.
******************************
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ...............................................
|
Tiết 49, BÀI 23 : KINH TẾ , VĂN HÓA NƯỚC TA TK XVI - XVIII (tt) II. VĂN HÓA
|
- Những nét chính về tình hình văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVI – XVII. Chú ý nêu được những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo và văn học, nghệ thuật.
- Sự ra đời chữ Quốc ngữ.
- Mô tả lễ hội hoặc vai trò chơi tiêu biểu trong lễ hội của làng mình….
- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc.
- Năng lực chung: tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác…
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử. Năng lực thực hành bộ môn: khai thác kênh hình, tư liệu, tranh ảnh, sử dụng lược đồ... Phân tích, so sánh, liên hệ thực tiễn...
Trực quan, phát vấn, phân tích, làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, .....
III. PHƯƠNG TIỆN: Máy tính, tranh ảnh, lược đồ…
- Giáo án word và Powerpoint.
- Máy móc, phương tiện có liên quan.
- Chuẩn bị bài mới.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài cũ và bài mới (nếu có)
3.1. Hoạt động khởi động/ Tình huống xuất phát:
- Mục tiêu: Tạo sự hứng thú tìm hiểu bài mới cho học sinh.
- Phương thức tiến hành: GV đưa một số hình ảnh trong bài, đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét, chốt ý và dẫn vào bài mới.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
HĐ của GV và HS |
ND cần đạt |
1. Hoạt động 1: Tôn giáo: - Mục tiêu: Trình bày được nét chính về tình hình văn hoá ở các thế kỉ XVI - XVII. Chú ý nêu được những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo và văn học, nghệ thuật : - Phương thức tiến hành: ( cặp đôi…) - Tổ chức hoạt động: * Thảo luận cặp: + Bước 1: GV: giao nhiệm vụ cho HS. ? Ở thế kỷ XVI - XVII nước ta có những tôn giáo nào ? Em biết gì về các tôn giáo đó ? ? Ngoài các tôn giáo thì ở nước ta các TK XVI-XVII tồn tại các tín ngưỡng nào ? Các tín ngưỡng nào hiện nay vẫn được duy trì. ? Quan sát H.53 và những hiểu biết của em, kể tên các hình thức sinh hoạt văn hóa ? Các hình thức sinh hoạt văn hóa có tác dụng gì ? + Bước 2: HS: Thực hiện nhiêm vụ, có sự hỗ trợ của giáo viên bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. + Bước 3: HS báo cáo kết quả + Bước 4: HS góp ý đánh giá theo kỹ thuật 3,2,1. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. GV chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
2. Hoạt động 2: Sự ra đời chữ quốc ngữ. - Mục tiêu: Biết được sự ra đời của chữ Quốc ngữ. - Phương thức tiến hành: (Cá nhân) - Tổ chức hoạt động: ? Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ? HSTL – GV nhận xét, chốt ý. Ai là người có công lao lớn trong việc tạo ra chữ Quốc ngữ ? (G.sĩ A-Lếch-Xăng đơ Rốt )
? Vì sao chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của nước ta cho đến nay . HSTL-GV nhận xét, chốt ý.
3. Hoạt động 3: Văn học, nghệ thuật. - Mục tiêu: nêu được những điểm mới về văn học, nghệ thuật. - Phương thức tiến hành: (nhóm…) - Tổ chức hoạt động: * Thảo luận nhóm: + Bước 1: GV: giao nhiệm vụ cho các nhóm. ? Trình bày sự phát triển của nền văn học nước ta trong các gđ từ các TK XVI - XVII và nữa đầu TK XVIII . ? Trình bày những nét chính về nghệ thuật dân gian, nghệ thuật và sân khấu ở nước ta vào các TK XVII-XVIII và nhận xét.. ? Vì sao ở thời kì này nghệ thuật dân gian lại phát triển cao ? + Bước 2: HS: Thực hiện nhiêm vụ, có sự hỗ trợ của giáo viên bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. + Bước 3: HS báo cáo kết quả + Bước 4: HS góp ý đánh giá theo kỹ thuật 3,2,1. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. GV chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
|
1. Tôn giáo: + Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. + Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi. + Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước. + Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng. + Hoạt động của đạo Thiên Chúa không hợp với cách cai trị của các chúa Trịnh - Nguyễn nên nhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo.
2. Sự ra đời chữ quốc ngữ.
- Thế kỷ XVII, một số giáo sĩ Phương Tây đã dùng chữ cái la tinh ghi âm tiếng việt -> chữ Quốc ngữ ra đời .
- Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ viết chính thức của nước ta cho đến ngày nay .
3. Văn học, nghệ thuật.
a. Văn học : + Các thế kỉ XVI - XVII, tuy văn học chữ Hán chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm cũng phát triển mạnh, có truyện Nôm dài hơn 8.000 câu như bộ Thiên Nam ngữ lục. Nội dung truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội... các nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ... + Sang thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển mạnh mẽ, bên cạnh truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai... còn có truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn...
b. Nghệ thuật: + Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc... nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, hát ả đào... được phục hồi và phát triển.
|
3.3. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu:
+ Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS vừa được lĩnh hội.
- Phương thức tiến hành:
+ GV đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận. HS trả lời.
* BT : chọn câu trả lời đúng nhất
1) Thế kỉ XVI - XVII nước ta có các tôn giáo nào ?
2) Chữ Quốc ngữ ra đời vào thời gian nào ? Ai là người có công lao lớn trong việc tạo ra chữ quốc ngữ . ( TK XVII - Giáo sĩ A-Lếch-Xăng đơ Rốt )
- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.
3.4. Hoạt động vận dụng và mở rộng:
- Mục tiêu:
+ Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
+ HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, liên hệ thực tế…
- Phương thức tiến hành: Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức.
? Hiện nay nước ta có các tôn giáo nào ? Kể các loại hình nghệ thuật dân gian và sân khấu ở địa phương mà em biết.
- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.
* Dặn dò:
GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS:
+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.
+ Tiếp tục sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài cũ và bài mới.
+ Chuẩn bị nội dung bài mới.