Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Lịch sử 7 Bài 25 phong trào Tây Sơn tiết 3 mới nhất theo mẫu Giáo án môn lịch sử chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Lịch sử lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tiết 54, BÀI 25 : PHONG TRÀO TÂY SƠN (tiếp theo) IV. TÂY SƠN ĐÁNH TAN QUÂN THANH |
1.Kiến thức:
-Tài thao lược quân sự của Quang Trung và danh tướng Ngô Thì Nhậm.
-Những sự kiện lớn trong chiến dịch phá quânThanh,đặc biệt làđại thắng ở trận Ngọc Hồi-Đống Đa xuân kỉ dậu (1789)
2.Kĩ năng:
-Sử dụng lược đồđể thuật lại cuộc đại phá quân Thanh.
-Đánh giá tầm vóc lịch sử của sự kiện mùa xuân Kỉ dậu (1789)
3.Thái độ:
-Giáo dục lòng yêu nước và tự hào về trang sử vẻ vang của dân tộc ta trong cuộc đại phá quân Thanh xâm lược.
-Cảm phục tài quân sự của Nguễn Huệ.
4.Định hướng phát triển năng lực
+ Năng lực chung :Năng lực giao tiếp và hợp tác , tự học , giải quyết vấn đề
+ Năng lực chuyên biệt : Thực hành bộ môn : Sử dụng lược đồ
Trực quan, phát vấn , thảo luận nhóm
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Lược đồ Tây Sơn chống các thế lực phong kiến và ngoại xâm.
- Lược đồ trận đánh Ngọc Hồi - Đống Đa.
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan.
- Phiếu học tập
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh,
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Linh hoạt
3.Bài.mới:
3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT.
- Qua các lược đồ trên kích thích cho học sinh tìm hiểu bài mới.
GV cho học sinh quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi dưới đây:
- Em hãy cho biết nội dung của lược đồ trên
- Lược đồ trên gợi cho em suy nghĩ gì về quá trình đại phá quân Thanh của Quang Trung 3. Dự kiến sản phẩm:
- Học sinh quan sát hình ảnh và trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Quân Thanh xâm lược nước ta như thế nào ? Quang Trung đại phá quân Thanh ra sao cô và các em tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay .
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC |
NỘI DUNG |
* Mục tiêu: HS nắm được : Hoàn cảnh, sự chuẩn bị của nghĩa quân * Phương thức: Hoạt động nhóm (12 phút). *Tổ chức hoạt động B1: GV chia làm 4 nhóm cho học sinh thực hiện yêu cầu
Nhóm 1: Sau khi Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà, Lê Chiêu Thống đã có hành động gì? Em có nhận xét gì về bè lũ Lê Chiêu Thống? ( Cõng rắn cắn gà nhà , rước voi về giày mã tổ ) - GV dùng lược đồ H.57 - HS chỉ các đạo quân tiến vào nước ta. Nhóm 2: Em có nhận xét gì về sự chuẩn bị của nhà Thanh cho cuộc xâm lược nước ta ? - Chuẩn bị chu đáo, lực lượng mạnh bao gồm bộ binh , thủy binh , tượng binh được bè lũ Lê Chiêu Thống dẫn đường , tướng giặc giỏi hiếu chiến Nhóm 3: Trước thế mạnh của quân giặc, quân Tây Sơn đã làm gì? - Nhìn vào lược đồ - vì sao nghĩa quân rút khỏi Thang Long và lập phòng tuyến Tam Điệp Biện Sơn. ( Để có thời gian chuẩn bị lực lượng , so sánh lưc lượng bất lợi cho ta , thủy bộ liên kết vững chắc ) Nhóm 4: Thái độ của quân Thanh khi vào XL nước ta như thế nào ? ( Cho quân lính cướp bóc giết người tàn bạo ) ? Còn Lê Chiêu Thống ra sao? ( Đê hèn, luồn cúi) - Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ đã làm gì? Có ý nghĩa gì? ( Phải có người kêu gọi quần chúng đánh giăc chứng tỏ nước nam có chủ ) B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi. - B3: HS: báo cáo, thảo luận - B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). - GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. - Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh
Hoạt động 2 * Mục tiêu: HS nắm được : Sự chuẩn bị , diễn biến , kết quả * Phương thức: Hoạt động nhóm (12 phút). *Tổ chức hoạt động B1: GV giao nhiệm vụ học sinh thực hiện yêu cầu ? - Việc tiến quân ra Bắc của Quang Trung diễn ra như thế nào? GV: Chỉ 5 đạo quân của Quang Trung - Quang Trung đã chuẩn bị cho cuộc đại phá quân Thanh như thế nào? - Lên ngôi Hoàng Đế -Đến nghệ an tuyển thêm quân mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh doanh Đến Thanh Hóa làm lễ tuyên thề . Tổ chức cho binh línhăn tết trướcđểđộng viên tinh thần của họ . Phân chia làm 5 đạo quân , đánh địch trong đêm 30 tết - Trình bày cuộc tiến công của Quang Trung đánh Quân Thanh ? Chiến thắng Ngọc Hồi có ý nghĩa gì ? Đồn Ngọc Hồi giữ vị trí quan trọng nhất của địch ,mất Ngọc Hồi giặc mất 1 lực lượng tinh nhuệ gồm 3 vạn quân đóng giữ ở đây - Chiến thắng Ngọc Hồi cùng với chiến thắng Đống Đa làm cho giặc không còn khả năng chiến đấu ? Kết quả Quang Trung đại phá quân Thanh? - Vì sao ông quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỷ Dậu? ( ví chúng lo ăn tết nên chủ quan , kiêu ngạo mặc sức cho quân lính làm điều phi pháp , QT muốn đánh vào yếu tố bất ngờ , chủ quan , làm cho chúng không kịp trở tay , nhanh chóng thất bại Thảo luận nhóm : Em có nhận xét gì về cách đánh giặc của vua Quang Trung trong trận đại phá quân Thanh -Sự chuẩn bị chu đáo , khích lệ tinh thần chiến đấu của binh sĩ - Thời điểm tấn công vào dịp tết bất ngờ - Cách đánh giặc : Thần tốc , táo bạo , bất ngờ ,chắc thắng ) - Vì sao Tây Sơn giành được nhiều thắng lợi như vậy? B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi. - B3: HS: báo cáo, thảo luận - B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). - GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. - Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh Hoạt động 3 * Mục tiêu: HS nắm được : Nguyên nhân , ý nghĩa của phong trào Tây Sơn * Phương thức: Hoạt động cá nhân (12 phút). *Tổ chức hoạt động B1: GV giao nhiệm vụ học sinh thực hiện yêu cầu -Nêu nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn? Nêu Ý nghĩa ? - Nêu thành quả Tây Sơn thu được từ 1771 - 1789? -B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi. - B3: HS: báo cáo, thảo luận - B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). - GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. - Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh
|
1. Quân Thanh xâm lược nước ta. a. Hoàn cảnh: - Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh. . Vua Càn Long nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ về phía nam - 1788 Tôn Sĩ Nghị, đem 29 vạn quân chia làm 4 đạo tiến vào nước ta.
b. Chuẩn bị của nghĩa quân. - Cho quân rút khỏi Thăng Long - Lập phòng tuyến Tam Điệp , Biện Sơn
2. Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)
a/ Sự chuẩn bị - Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hòang Đế lấy niên hiệu là Quang Trung và tiến quân ra Bắc. - Trên đường đi đến nghệ An – Thanh Hóa Quang Trung tuyển thêm quân
- Từ Tam Điệp, QuangTrung chia làm 5 đạo.
b/Diễn biến - Đêm 30 vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch. - Sáng mồng 5 tết đánh đồn Ngọc Hồi. - Trưa mùng 5 tết, Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vàoThăng Long.
c/Kết quả :Ta giành thắng lợi
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. a. Nguyên nhân. - Nhờý chíđấu tranh chốngáp bức bóc lột , tinh thần yêu nước , đoàn kết và hy sinh cao cả của nhân dân ta . - Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy. b. Ý nghĩa : - Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh, Lê xóa bỏ ranh giới chia cắtđất nước , đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia -Đánh tan quân xâm lược của quân Xiêm, Thanh. giải phóng đất nước giữ vững nền độc lập của Tổ Quốc một lần nửa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của đế chế quân chủ Phương Bắc |
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở nội dung bài học
2.Phương thức: GV đặt lại 1 số câu hỏi để học sinh nắm vững nội dung bài học.
- Thái độ của quân Thanh khi vào XL nước ta như thế nào ?
- Vì sao Tây Sơn giành được nhiều thắng lợi như vậy?
GV chuẩn bị đáp án đúng. Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.
3.4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:
- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm
- Trình bày công lao của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 - 1789.
+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.
+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…
- Qua việc chuẩn bị bài mới, HS có được một số kiến thức nhất định về bài mới.