Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 31 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 25: Phong trào Tây Sơn và 41 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 25: Phong trào Tây Sơn môn Lịch Sử lớp 7 có những nội dung sau:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 25: Phong trào Tây Sơn Lịch Sử lớp 7.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn
1.1. Tình hình xã hội
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu mục nát.
+ Số quan lại tăng quá mức nhất là quan thu thuế.
+ Quan lại, cường hào bóc lột nhân dân, ăn chơi xa sỉ.
+ Tập đoàn Trương Phúc Loan lũng đoạn triều đình, nắm mọi quyền hành, tham nhũng vô độ.
- Địa chủ, cường hào lấn chiếm ruộng đất, đời sống nông dân vô cùng cực khổ.
=> Các tầng lớp nhân dân bất bình với chính quyền họ Nguyễn → nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
1.2. Cuộc khởi nghĩa chàng Lía
- Nổ ra ở Truông Mây (Bình Định).
- Chủ trương: “Lấy của giàu chia cho người nghèo”.
- Kết quả: khởi nghĩa bị dập tắt.
- Lãnh đạo: ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ- Căn cứ: ban đầu ở vùng Tây Sơn thượng đạo sau mở rộng xuống Tây Sơn hạ đạo (Kiên Mĩ).
- Chủ trương: lấy của người giàu chia cho người nghèo.
- Lực lượng : Nông dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, thợ thủ công, thương nhân, hào mục các địa phương.
- Hoạt động: Trừng trị bọn quan tham, lấy của nhà giàu chia cho người nghèo, xóa nợ cho dân nghèo.
- Cuối năm 1773, quân Tây Sơn đã kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn.
- Tháng 9 – 1773, nghĩa quân hạ được thành Quy Nhơn, đến năm 1774 kiểm soát vùng đất từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.
- Chúa Trịnh, phái quân đánh chiếm Phú Xuân, chúa Nguyên phải rút vào Gia Định.
- Quân Tây Sơn lâm vào thế bất lợi. Năm 1775, Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với Họ Trịnh để dồn sức đánh họ Nguyễn.
- Từ 1776 – 1783, quân Tây Sơn bốn lần đánh vào Gia Định.
- Năm 1777, chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ.
a. Nguyên nhân
- Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm.
b. Diễn biến
- Tháng 7 – 1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định, đánh chiếm hết miền tây Gia Định.
- Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến, bố trí trận địa mai phục.
- Rạng sáng ngày 19 – 1 – 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục, thủy binh ta từ nhiều phía xông ra đánh thẳng vào đội hình quân địch.
c. Kết quả
- Quân Xiêm bị đánh tan, Nguyễn Ánh thoát chết, chạy sang Xiêm lưu vong.
d. Ý nghĩa
- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.
- Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân và tài chỉ huy quân sự tuyệt vời của Nguyễn Huệ.
- Sau khi tiêu diệu quân Xiêm, nhiệm vụ của nghĩa quân Tây Sơn là tiêu diệt chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
- Quân Trịnh đóng ở Phú Xuân, sách nhiễu nhân dân.
- Tháng 6 – 1786, nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân, sau đó đưa quân ra Nam sông Gianh giải phóng toàn bộ Đàng Trong.
- Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long lật đổ chính quyền họ Trịnh, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.
=> Ý nghĩa:
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn.
- Xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.
- Đặt cơ sở cho việc thống nhất lãnh thổ.
- Nguyễn Hữu Chỉnh được Nguyễn Huệ giao nhiệm vụ trấn thủ vùng Nghệ An.
- Quân Tây Sơn rút tình hình Bắc Hà rối loạn, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê dẹp các cuộc nổi loạn của con cháu nhà Trịnh → Chỉnh muốn xây dựng lực lượng riêng → mưu phản.
- Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra trị tội Chỉnh nhưng sau khi diệt Chỉnh đến lượt Nhậm có mưu đồ riêng.
- Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ 2 thu phục Bắc Hà.
- Từ 1786 – 1788, Tây Sơn ba lần tiến quân ra Bắc lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh.
a. Hoàn cảnh
- Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh, vua Thanh nhân cơ hội này xâm lược Đại Việt.
- Năm 1788, vua Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân tiến vào nước ta.
- Vào Thăng Long quân Thanh cướp bóc, bóc lột nhân dân tàn bạo, phong cho Lê Chiêu Thống làm An Nam quốc vương.
b. Sự chuẩn bị của quân Tây Sơn
- Lập phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn
- Tháng 11 – 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc, liên tục tuyển thêm quân.
- Vua Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc Hà, đạo chủ lực do Quang Trung chỉ hủy tiến thẳng vào Thăng Long.
* Diễn biến :
- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt đông địch,
- Đêm mùng 3 tết, bao vây tiêu diệt đồn Hạ Hồi.
- Đêm mùng 5 tết, quân ta tấn công và hạ đồn Ngọc Hồi.
- Cùng lúc đạo quân của đô đốc Long tấn công, tiêu diệt đồn Đống Đa.
* Kết quả: Trong vòng 5 ngày đêm, quân ta quét sạch 29 vạn quân Thanh.
a. Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột.
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
b. Ý nghĩa lịch sử:
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh – Nguyễn.
- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước.
- Đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc chiến tranh xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập, lãnh thổ quốc gia.
Phần 2: 41 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn
Bài 25 phần 1: Phong trào Tây Sơn
Câu 1: Khi lực lượng lớn mạnh, nghĩa quân Tây Sơn đã có hành động gì ở giai đoạn đầu?
A. Đánh xuống vùng Tây Sơn hạ đạo, mở rộng hoạt động ở vùng đồng bằng
B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh
C. Đánh vào nam tiêu diệt quân Xiêm
D. Đưa quân ra Bắc, phá bỏ ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy
Lời giải:
Khi lực lượng đã mạnh, nghĩa quân Tây Sơn đánh xuống Tây Sơn hạ đạo, lập căn cứ ở Kiên Mĩ, (Tây Sơn- Bình Định) rồi mở rộng hoạt động xuống vùng đồng bằng. Nghĩa quân “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ...lấy sự phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau...Họ coi vàng bạc như cát, lúa gạo như bùn, hoang phí vô cùng” (Trích “Phủ biên tạp lục”)
Đoạn trích trên phản ánh hiện trạng gì ở Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII?
A. Tình trạng sưu thuế nặng nề của nông dân
B. Tình trạng tham nhũng của quan lại
C. Đời sống xa xỉ của quan lại
D. Các cuộc đấu tranh của nông dân phát triển
Lời giải:
Đoạn trích trên phản ánh đời sống xa xỉ của quan lại dựa trên sự bóc lột nặng nề nông dân.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là giặc nhân đức?
A. Do chủ trương thống nhất đất nước
B. Do chủ trương lật đổ chính quyền chúa Nguyễn
C. Do chủ trương lấy của người giàu chia cho người nghèo
D. Do chủ trương thiết lập một vương triều mới tiến bộ
Lời giải:
Đi đến đâu nghĩa quân Tây Sơn cũng "lấy của người giàu chia cho người nghèo", xóa bỏ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế. Vì thế, nghĩa quân Tây Sơn được gọi là giặc nhân đức đối với nông dân
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Nguyên nhân nào dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn?
A. Mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong
B. Nguy cơ xâm lược của nhà Xiêm
C. Nguy cơ xâm lược của nhà Mãn Thanh
D. Yêu cầu thống nhất đất nước
Lời giải:
Nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn là do mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong. Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Quan lại, cường hào kéo bè kết cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ, đua nhau ăn chơi xa xỉ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Điểm đặc biệt trong lực lượng tham gia của phong trào nông dân Tây Sơn là gì?
A. Được sự ủng hộ của nhà Mãn Thanh
B. Được sự ủng hộ của các văn thân, sĩ phu
C. Được sự ủng hộ của người Pháp
D. Được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động kể cả dân tộc thiểu số
Lời giải:
Là một cuộc khởi nghĩa nông dân nhưng phong trào Tây Sơn còn nhận được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân lao động như thợ thủ công, thương nhân, kể cả các hào mục địa phương và đồng bào dân tộc thiểu số như Chăm, Bana. Đây chính là điểm đặc biệt trong lực lượng tham gia của phong trào nông dân Tây Sơn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng của các cuộc khởi nghĩa nông dân thời kì trung đại ở Việt Nam?
A. Thường nổ ra vào cuối các triều đại
B. Nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa nông dân với nhà nước, địa chủ phong kiến
C. Xu hướng phong kiến hóa sau khi giành thắng lợi
D. Đều bị thất bại
Lời giải:
- Thời gian bùng nổ: thường nổ ra vào cuối các triều đại khi mà đất nước đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, giai cấp thống trị không làm tròn được trách nhiệm của mình, mâu thuẫn giữa nông dân với triều đình, địa chủ phong kiến phát triển gay gắt
- Lãnh đạo: nông dân
- Lực lượng tham gia: chủ yếu là nông dân
- Xu hướng phát triển: phong kiến hóa - thiết lập một vương triều phong kiến mới
- Kết quả: hầu hết đều thất bại (chỉ trừ phong trào nông dân Tây Sơn đã giành thắng lợi và thiết lập được vương triều Tây Sơn) => Không phải điểm tương đồng của tất cả các cuộc khởi nghĩa nông dân thời kì trung đại.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Tình hình chính trị ở Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật?
A. Chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần.
B. Chúa Trịnh liên tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam.
C. Chính quyền họ Nguyễn được củng cố vững chắc
D. Vua Lê giành lại được thực quyền từ chúa Trịnh.
Lời giải:
Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Quan lại, cường hào kéo bè kết cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ, đua nhau ăn chơi xa xỉ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Ai là người tự xưng là “quốc phó”, lấn át quyền hành của chúa Nguyễn?
A. Mai Thúc Loan
B. Trương Phúc Loan
C. Nguyễn Hữu Chỉnh
D. Vũ Văn Nhậm
Lời giải:
Ở triều đình, vào giữa thế kỉ XIX, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành chúa Nguyễn, tự xưng "quốc phó", khét tiếng tham nhũng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9:
“Chiều chiều én liệng Truông Mây,
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành” Hai câu thơ trên nhắc đến cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Trong?
A. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu
B. Khởi nghĩa Cao Bá Quát
C. Khởi nghĩa chàng Lía
D. Khởi nghĩa Tây Sơn
Lời giải:
Hai câu thơ trên nhắc đến cuộc khởi nghĩa của chàng Lía lập căn cứ ở Truông Mây (Bình Định), lấy của người giàu chia cho người nghèo. Cuối cùng cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Đâu là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn?
A. Tây Sơn thượng đạo
B. Tây Sơn hạ đạo
C. Truông Mây
D. Phú Xuân
Lời giải:
Mùa xuân năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê - Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa.
Đáp án cần chọn là: A
Bài 25 phần 2: Phong trào Tây Sơn
Câu 1: Chúa Trịnh đã có hành động gì khi quân Tây Sơn nổi dậy lật đổ chúa Nguyễn?
A. Lật đổ vua Lê, thống nhất đất nước
B. Phái quân vào Phú Xuân giúp chúa Nguyễn
C. Liên kết với quân Tây Sơn tiêu diệt chúa Nguyễn
D. Phái quân vào đánh chiếm Phú Xuân
Lời giải:
Biết tin Tây Sơn nổi dậy, Chúa Trịnh cử tướng Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy 3 vạn quân tiến công chiếm Phú Xuân, chúa Nguyễn không chống lại nổi, phải vượt biển vào Gia Định.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Trận đánh nào quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)?
A. Trận Bạch Đằng
B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút
C. Trận Chi Lăng – Xương Giang
D. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa
Lời giải:
Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (tháng 1-1785) đã tiêu diệt gần hết lực lượng quân Xiêm, buộc chúng phải rút chạy về nước, cuộc kháng chiến chống quân Xiêm kết thúc thắng lợi.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Đến giữa năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát được những khu vực nào?
A. Phủ Quy Nhơn
B. Từ Quảng Nam đến Bình Thuận
C. Thuận Quảng
D. Phủ Gia Định
Lời giải:
Đến giữa năm 1774, nghĩa quân đã kiểm soát được một vùng rộng lớn rừ Quảng Nam đến Bình Thuận
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ?
A. Chúa Nguyễn bị Tây Sơn bắt giết năm 1777
B. Quân của Nguyễn Ánh bị tiêu diệt
C. Ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy bị phá bỏ
D. Quân Trịnh làm chủ Phú Xuân
Lời giải:
Trong lần tiến quân năm 1777, Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đến đây bị lật đổ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Khi kéo quân vào Gia Định, quân Xiêm có thái độ như thế nào?
A. Hòa nhã, ra sức giúp Nguyễn Ánh khôi phục cơ đồ
B. Muốn nhanh chóng rút quân về nước
C. Kiêu căng, hung bạo, giết người, cướp của
D. Muốn nhanh chóng kéo quân ra Bắc thôn tính toàn bộ Đại Viêt
Lời giải:
Khi kéo quân vào Gia Định, quân Xiêm kiêu căng, hung bạo, mặc sức đốt phá, giết người, cướp vàng bạc trở về nước
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Tại sao Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh?
A. Do đề nghị của chúa Trịnh
B. Do Tây Sơn đang ở thế bất lợi, cần dồn sức để đánh chúa Nguyễn
C. Do chúa Nguyễn bắt tay với chúa Trịnh chống Tây Sơn
D. Do lực lượng của chúa Trịnh quá mạnh
Lời giải:
Khi chúa Trịnh tiến đánh Phú Xuân, quân Tây Sơn bị đặt vào thế bất lợi khi phía bắc có quân Trịnh, phía Nam còn quân Nguyễn => Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Vì sao Nguyễn Huệ là chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm?
A. Quân Xiêm yếu về thủy chiến
B. Xa căn cứ của quân Xiêm
C. Lợi dụng thủy triều
D. Địa hình đặt thuận lợi cho việc đặt phục binh
Lời giải:
Đoạn sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6 km, rộng hơn 1km. Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh
=> Nguyễn Huệ là chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Vì sao quân Xiêm lại kéo quân vào Gia Định?
A. Do lo ngại ảnh hưởng của phong trào Tây Sơn
B. Do sự nhờ vả của Lê Chiêu Thống
C. Do sự nhờ vả của Nguyễn Ánh
D. Do yêu cầu của chúa Trịnh
Lời giải:
Sau nhiều lần thất bại, Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm. Cuối tháng 7-1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút là gì?
A. Tiêu diệt được quân Xiêm, bảo vệ nền độc lập dân tộc
B. Đập tan sự kháng cự của dòng họ Nguyễn
C. Đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam nghệ thuật thủy chiến độc đáo
D. Nâng cao vị thế của Đại Việt ở Đông Nam Á
Lời giải:
Trận Rạch Gầm- Xoài Mút là trận đánh quyết định, đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của trận đánh này.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Phong trào Tây Sơn có điểm gì khác với với các cuộc khởi nghĩa nông dân trước đó?
A. Nhiệm vụ- mục tiêu
B. Lãnh đạo
C. Phương pháp đấu tranh
D. Lực lượng chủ yếu.
Lời giải:
Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào Tây Sơn với các cuộc khởi nghĩa nông dân trong lịch sử là về nhiệm vụ- mục tiêu. Cụ thể:
- Nhiệm vụ- mục tiêu của chung của các cuộc khởi nghĩa nông dân là đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến, giành quyền lợi cho người nông dân
- Còn phong trào Tây Sơn bên cạnh mục tiêu đó đã vươn lên trở thành một phong trào rộng lớn trên cả nước, đảm đương nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc
Chọn: A
Đáp án cần chọn là: A
Bài 25 phần 3: Phong trào Tây Sơn
Câu 1: Khi Nguyễn Huệ đem quân tấn công ra Bắc, ông đã nêu khẩu hiệu gì?
A. “Phù Lê diệt Mạc”.
B. “Phù Lê diệt Trịnh”.
C. “Phù Lê diệt Nguyễn”.
D. “Phù Lê diệt Trịnh, Nguyễn”.
Lời giải:
Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân. Quân Trịnh bị tiêu diệt nhanh chóng. Khi giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong, Nguyễn Huệ quyết định tiến quân ra bắc, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” và được nhân dân hưởng ứng.
Đáp án cần chọn là: B