Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Bài 17: Lao động và việc làm chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 15 trang gồm 36 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Địa Lí 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 17 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa Lí 12.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 15 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 36 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 17 có đáp án: Lao động và việc làm có đáp án – Địa Lí lớp 12:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ LỚP 12
Bài giảng Địa lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm
BÀI 17: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
Câu 1: Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng nào dưới đây?
A. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực ngoài Nhà nước.
B. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
C. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.
D. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng.
Đáp án: Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Sự chuyển dịch của cơ cấu lao động phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu là do tác động của
A. việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
B. sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cần nhiều lao động.
C. cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và quá trình đổi mới nền kinh tế.
D. sự phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng.
Đáp án: Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế theo hướng CNH – HĐH đòi hỏi nhu cầu lao động cao trong các ngành CN –XD và dịch vụ.
⇒ Thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Tác động chủ yếu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
A. lao động trong khu vực kinh tế nhà nước tăng lên, khu vực ngoài nhà nước giảm
B. cơ cấu lao động theo ngành kinh tế cũng thay đổi mạnh mẽ.
C. nguồn lao động nước ta ngày càng có chuyên môn, kĩ thuật cao.
D. gia tăng tình trạng thất nghiệp ở thành thị
Đáp án: Để đáp ứng xu hướng chuyển dịch phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay thì cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực I; tăng tỉ trọng khu vực II và III. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng
A. Tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm.
B. Tỉ lệ dân thành thị giảm, tỉ lệ dân nông thôn tăng.
C. Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đều giảm.
D. Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đều tăng.
Đáp án: Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng lao động nông thôn, khu vực thành thị tăng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn không có sự thay đổi theo hướng nào dưới đây?.
A. tỉ trọng lao động ở thành thị tăng.
B. tỉ trọng lao động ở nông thôn giảm.
C. tỉ trọng nông thôn giảm, thành thị tăng.
D. tỉ trọng nông thôn tăng, thành thị giảm.
Đáp án: Cơ cấu lao độngg theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng lao động nông thôn, khu vực thành thị tăng.
⇒ Như vậy nhận định D: tỉ lệ dân nông thôn tăng và tỉ lệ dân thành thị giảm là sai
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết từ năm 1995 đến năm 2007, sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế nào sau đây không đúng?
A. Tỉ trọng lao động nông, lâm, thủy sản giảm.
B. Tỉ trọng lao động công nghiệp và xây dựng tăng.
C. Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng.
D. Tỉ trọng lao động dịch vụ luôn nhỏ nhất.
Đáp án: Nhận xét: giai đoạn 1995 – 2007
- Tỉ trọng lao động nông – lâm – thủy sản lớn nhất và có xu hướng giảm (71,2% xuống 53,9%)
⇒ Nhận xét A đúng
- Tỉ trọng lao động CN –XD luôn nhỏ nhất và có xu hướng tăng nhanh
(11,4% lên 20%)
⇒ Nhận xét B đúng
Nhận xét D: “Tỉ trọng lao động dịch vụ luôn nhỏ nhất” không đúng
- Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng (17,4% lên 26,1%).
⇒ Nhận xét C đúng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 15, cho biết cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng nào dưới đây?
A. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực ngoài Nhà nước.
B. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
C. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.
D. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng.
Đáp án: Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Sự chuyển dịch của cơ cấu lao động phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng với cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta ?
A. Lao động tập trung chủ yếu trong khu vực kinh tế Nhà nước.
B. Số lao động trong khu vực ngoài Nhà nước tương đối ổn định và luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.
C. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta ngày càng tăng tỉ trọng.
D. Lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước có xu hướng ngày càng giảm.
Đáp án: Tỉ lệ lao động nhóm kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất (88,9% năm 2005)
⇒ Nhận xét: Lao động tập trung chủ yếu trong khu vực kinh tế Nhà nước là Sai.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự thay đổi thế nào?
A. Tỉ trọng lao động trong Nhà nước giảm.
B. Tỉ trọng lao động ngoài Nhà nước tăng.
C. Tỉ trọng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
D. Tỉ trọng lao động trong Nhà nước, ngoài Nhà nước giảm.
Đáp án: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự thay đổi theo thời gian: Tỉ trọng lao động trong Nhà nước có xu hướng tăng nhẹ, tỉ trọng lao động ngoài Nhà nước có xu hướng giảm mạnh và tỉ trọng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu do tác động của
A. việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
B. sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cần nhiều lao động.
C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. phân bố lại dân cư – lao động giữa các vùng.
Đáp án: Để đáp ứng xu hướng chuyển dịch phù hợp với quá trình CHN – HĐH ở nước ta hiện nay
⇒ Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực N-L-NN; tăng tỉ trọng ngành CNXD và dịch vụ
⇒ Sự thay đổi cơ cấu KT → kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta, vì
A. các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng.
B. tỉ lệ người thiếu việc làm và thất nghiệp cao.
C. phần lớn người lao động sản xuất nông nghiệp.
D. nhu cầu lớn về lao động có tay nghề cao.
Đáp án: Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn phổ biến ở các khu vực thành thị, nông thôn nước ta
⇒ Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và đời sống dân cư.
⇒ Giải quyết việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay là
A. thiếu tác phong công nghiệp.
B. tay nghề, trình độ chuyên môn còn thấp.
C. đội ngũ lao động có trình độ phân bố không đều theo lãnh thổ.
D. số lượng lao động quá đông.
Đáp án: Hạn chế của nguồn lao động nước ta là thể lực, trình độ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Đâu không phải là hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay?
A. có kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp.
B. tay nghề, trình độ chuyên môn còn thấp.
C. chất lượng nguồn lao động được nâng lên.
D. thiếu tác phong công nghiệp.
Đáp án: Hạn chế nguồn lao động nước ta là tay nghề, trình độ chuyên môn, chất lượng nguồn lao động còn thấp và thiếu tác phong công nghiệp,…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay không phải là
A. có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
B. cần cù, sáng tạo.
C. chất lượng nguồn lao động đang được nâng lên.
D. trình độ lao động cao.
Đáp án: Thế mạnh của lao động nước ta là
- Lao động cần cù, sáng tạo, kinh nghiệm sản xuất phong phú đặc việt trong nông – lâm – ngư nghiệp.
- Chất lượng lao động ngày càng nâng lên.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay là:
A. cần cù, sáng tạo.
B. tác phong công nghiệp.
C. trình độ chuyên môn cao.
D. số lượng lao động đông.
Đáp án: Thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay là cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 15, cho biết cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng nào dưới đây?
A. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực ngoài Nhà nước.
B. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
C. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.
D. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng.
Đáp án: Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Sự chuyển dịch của cơ cấu lao động phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không đúng với cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta ?
A. Lao động tập trung chủ yếu trong khu vực kinh tế Nhà nước.
B. Số lao động trong khu vực ngoài Nhà nước tương đối ổn định và luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.
C. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta ngày càng tăng tỉ trọng.
D. Lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước có xu hướng ngày càng giảm.
Đáp án: Tỉ lệ lao động nhóm kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất (88,9% năm 2005)
⇒ Nhận xét: Lao động tập trung chủ yếu trong khu vực kinh tế Nhà nước là Sai.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự thay đổi thế nào?
A. Tỉ trọng lao động trong Nhà nước giảm.
B. Tỉ trọng lao động ngoài Nhà nước tăng.
C. Tỉ trọng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
D. Tỉ trọng lao động trong Nhà nước, ngoài Nhà nước giảm.
Đáp án: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự thay đổi theo thời gian: Tỉ trọng lao động trong Nhà nước có xu hướng tăng nhẹ, tỉ trọng lao động ngoài Nhà nước có xu hướng giảm mạnh và tỉ trọng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19: Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu do tác động của
A. việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
B. sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cần nhiều lao động.
C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. phân bố lại dân cư – lao động giữa các vùng.
Đáp án: Để đáp ứng xu hướng chuyển dịch phù hợp với quá trình CHN – HĐH ở nước ta hiện nay
⇒ Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực N-L-NN; tăng tỉ trọng ngành CNXD và dịch vụ
⇒ Sự thay đổi cơ cấu KT → kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta, vì
A. các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng.
B. tỉ lệ người thiếu việc làm và thất nghiệp cao.
C. phần lớn người lao động sản xuất nông nghiệp.
D. nhu cầu lớn về lao động có tay nghề cao.
Đáp án: Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn phổ biến ở các khu vực thành thị, nông thôn nước ta
⇒ Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và đời sống dân cư.
⇒ Giải quyết việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21: Phát biểu nào không đúng với vấn đề việc làm hiện nay ở nước ta hiện nay?
A. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao.
B. Sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế đã tạo ra nhiều việc làm mới.
C. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hiện nay đã được giải quyết triệt để.
D. Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay.
Đáp án: Tình trạng thất nghiệp ở thành phố, thiếu việc làm ở các vùng nông thôn hiện nay đang là vấn đề gay gắt ở nước ta hiện nay.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 22: Nguồn lao động nước ta dồi dào là điều kiện thuận lợi:
A. Phát triển những ngành đòi hỏi nhiều lao động.
B. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động.
C. Tăng thêm lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật.
D. Dễ dàng tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến.
Đáp án: Lao động nước ta đông và chủ yếu la lao động phổ thông (chất lượng lao động còn thấp)
⇒ Thuận lợi phát triển những ngành kinh tế cần nhiều lao động.
VD> Công nghiệp chế biến, da giày…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 23: Thuận lợi nhất của dân số đông đối với phát triển kinh tế đất nước là:
A. lao động có trình độ cao nhiều, khả năng huy động lao động lớn.
B. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. số người phụ thuộc ít, số người trong độ tuổi lao động nhiều.
D. nguồn lao động trẻ nhiều, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Đáp án: Với đặc điểm dân số đông, đó là nguồn lao động dồi dào nhất là cho các ngành cần nhiều lao động như nông nghiệp – công nghiệp chế biến – sản xuất lương thực thực phẩm và là thị trường tiêu thụ rộng lớn rất thuận lợi đối với sự phát triển kinh tế đất của nước.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24: Lao động trong khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng về tỉ trọng, đó là do:
A. Cơ chế thị trường đang phát huy tác dụng tốt.
B. Nhà nước đầu tư phát triển mạnh vào các vùng nông nghiệp hàng hóa.
C. Luật đầu tư thông thoáng.
D. Sự yếu kém trong khu vực kinh tế Nhà nước.
Đáp án: Nhờ phát huy tốt cơ chế nền kinh tế thị trường, đa dạng các hình thức sở hữu nên nước ta đã thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước trong phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp (hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, TTCN...)
⇒ Góp phần tạo nhiều việc làm và thu hút đông đảo lao động làm việc trong các khu vực kinh tế tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 25: Nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao là do
A. tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nghề phụ kém phát triển.
B. thu nhập của người nông dân thấp, chất lượng cuộc sống không cao.
C. cơ sở hạ tầng ở nông thôn, nhất là mạng lưới giao thông kém phát triển.
D. ngành dịch vụ kém phát triển.
Đáp án: Nông thôn nước ta chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp
⇒ Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ
⇒ thời gian nông nhàn kéo dài
- Mặt khác, ngành nghề phụ ở nông thôn kém phát triển.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 26: Do tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và nghề phụ kém phát triển nên khu vực nông thôn phổ biến tình trạng nào dưới đây?
A. Tỉ lệ thiếu việc làm cao.
B. Tỉ lệ thất nghiệp cao.
C. Tỉ lệ thất nghiệp giảm mạnh.
D. Nhập cư từ thành thị về nông thôn
Đáp án: Nông thôn nước ta chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp mà sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ nên thời gian nông nhàn kéo dài. Mặt khác, ngành nghề phụ ở nông thôn kém phát triển nên đó là nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 27: Phù hợp với quá trình phát triển kinh tế hiện nay, hướng chuyển dịch lao động hợp lí hơn cả là
A. từ dịch vụ sang công nghiệp – xây dựng.
B. từ thành thị về nông thôn.
C. từ nông – lâm – ngư nghiệp sang công nghiệp – xây dựng.
D. từ công nghiệp – xây dựng sang dịch vụ.
Đáp án: Quá trình công nghiệp hóa với mục tiêu hàng đầu là đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
⇒ Lao động khu vực N-L-NN được chuyển dịch sang công nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển này.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 28: Do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên lao động nước ta cũng có sự chuyển dịch theo hướng
A. giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I, III.
B. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III.
C. giảm tỉ trọng khu vực III, tăng tỉ trọng khu vực II, I.
D. giảm tỉ trọng khu vực III, I và tăng tỉ trọng khu vực II.
Đáp án: Quá trình công nghiệp hóa với mục tiêu hàng đầu là đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp ⇒ Lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp được chuyển dịch sang công nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển nên lao động nước ta cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 29: Khó khăn lớn nhất do sự tập trung lao động đông ở các đô thị lớn ở nước ta gây ra là:
A. giải quyết việc làm.
B. khai thác tài nguyên thiên nhiên.
C. đảm bảo phúc lợi xã hội.
D. bảo vệ môi trường.
Đáp án: Lao động luôn gắn với vấn đề việc làm
⇒ Lao động tập trung đông ở các đô thị trong khi nền kinh tế chưa phát triển mạnh
⇒ Dẫn đến tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm diễn ra phổ biến ở thành thị.
⇒ Đặt ra yêu cầu gay gắt trong giải quyết việc làm.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 30: Nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị là do:
A. thị trường lao động phát triển sâu rộng.
B. các kinh tế phát triển mạnh.
C. quá trình đô thị hóa phát triển mạnh.
D. quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Đáp án: Nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị là do thị trường lao động phát triển sâu rộng đòi hỏi chất lượng lao động cao, trong khi đó không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường. Ngoài ra, lao động chưa qua đào tạo nước ta còn chiếm tỷ trọng lớn nên càng khó có cơ hội tìm kiếm việc làm.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 31: Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là
A. xây dựng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn.
B. phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước.
C. hợp tác lao động quốc tế để xuất khẩu lao động.
D. phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị.
Đáp án: Tình trạng thất nghiệp ở khu vực thành thị chủ yếu do nền kinh tế phát triển còn chậm → chưa đáp ứng đủ nhu cầu việc làm cho lao động
⇒ Biện pháp hợp lý là đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị ⇒ Tạo ra nhiều việc làm cho lao động.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 32: Biện pháp chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta là
A. Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số.
B. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ
C. Đẩy mạnh hợp tác xuất khẩu lao động
D. Thực hiện các luồng di cư, chuyển một bộ phận dân cư về các vùng nông thôn, miền núi.
Đáp án: Thất nghiệp là tình trạng phổ biến ở khu vực thành thị của nước ta, nguyên nhân do dân cư tập trung quá đông đúc trong khi nền kinh tế chưa phát triển mạnh nên việc đáp ứng yêu cầu việc làm còn hạn chế. Ngoài ra còn do một bộ phận lao động chưa tìm kiếm được công việc phù hợp với năng lực dẫn đến thất nghiệp.
⇒ Biện pháp chủ yếu là đẩy mạnh phát triển công nghiêệp và dịch vụ nhằm tạo ra số lượng việc làm đa dạng, đáp ứng yêu cầu việc làm của các bộ phần người lao động nước ta hiện nay
Đáp án cần chọn là: B
Câu 33: Cho bảng số liệu dưới đây:
Tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng, năm 2015
(Đơn vị: %)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây không đúng với tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng năm 2015?
A. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn ở thành thị.
B. Tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
C. Tỉ lệ thiếu việc làm ở đô thị thấp nhất là Đông Nam Bộ.
D. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp nhất là ở Đông Nam Bộ.
Đáp án: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu: đối với bảng số liệu thể hiện các tiêu chí (cột) của nhiều đối tượng (hàng ngang).
B1. Nhận xét hàng dọc: so sánh tương quan giữa các cột (có cùng đơn vị) → nhìn chung cột nào có giá trị cao hơn (hay thấp hơn).
B2. Nhận xét hàng ngang: nhân xét các đối tượng cụ thể theo hàng ngang
- Đối tượng nào có giá trị cao nhất hoặc thấp nhất
- Lấy số liệu chứng minh.
Câu 34: Cho bảng số liệu:
LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ NĂM 2013 (Đơn vị: nghìn người)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2015)
Để thể hiện cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế của nước ta năm 2000 và năm 2013, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Biểu đồ đường
B. Biểu đồ miền
C. Biểu đồ tròn
D. Biểu đồ cột
Đáp án: - Dấu hiệu nhận biết: Bạn sẽ sử dụng biểu đồ tròn khi đề yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể. Để ý xem đề ra cho nhiều thành phần để thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc năm thì phải lựa chọn biểu đồ tròn nhé. Hãy luôn nhớ chọn biểu đồ tròn khi “ít năm, nhiều thành phần”.
- Căn cứ vào yêu cầu biểu đồ: cơ cấu lao động và mốc năm (2 mốc năm – 2000 và 2013).
Như vậy, biểu đồ tròn là thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế của nước ta năm 2000 và năm 2013.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 35: Hướng giải quyết việc làm cho người lao động nước ta nào sau đây chủ yếu tập trung vào người lao động?
A. Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
B. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
C. Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
D. Mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
Đáp án: Xác định từ khóa “tập trung vào người lao động”
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động: cụ thể là tiến hành các biện pháp di cư lao động từ nơi có điều kiện khó khăn đến nơi mới có điều kiện phát triển kinh tế tốt hơn, nhằm giải quyết việc làm cho lao động.
- Ngoài ra còn xuất khẩu lao động, di cư từ vùng Trung du miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên để phát triển sản xuất.
⇒ đây là hướng giải quyết chủ yếu tập trung vào người lao động.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 36: Hướng giải quyết việc làm nào dưới đây chủ yếu tập trung vào vấn đề con người?
A. Tăng cường xuất khẩu các mặt hàng nông sản.
B. Nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động.
C. Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất công - nông.
D. Hợp tác với các nước phát triển, thu hút vốn đầu tư.
Đáp án: Hướng giải quyết việc làm cho người lao động chủ yếu tập trung vào vấn đề con người là nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Xuất khẩu hàng hóa, đa dạng hóa sản xuất và tăng cường hợp tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài là tạo ra nhiều việc làm cho lao động.
Đáp án cần chọn là: B