30 câu Trắc nghiệm Địa lí 12 Chương 1 có đáp án 2023: Địa lí Việt Nam

Tải xuống 10 3.4 K 25

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 : Tổng kết chương I chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 10 trang gồm 24 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Địa Lí 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Tổng kết chương I Địa Lí 12 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa Lí 12.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 10 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 24 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 12 có đáp án: Tổng kết chương I có đáp án – Địa Lí lớp 12:

Trắc nghiệm Địa lí 12 có đáp án: Tổng kết chương I (ảnh 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ LỚP 12

TỔNG KẾT CHƯƠNG I

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc?

A. Điện Biên.

B. Lai Châu.

C. Hà Giang.

D. Sơn La.

Đáp án: B1. Nhận dạng kí hiệu đường biên giới quốc gia trên đất liền (xem trang 3 kí hiệu chung).

B2. Xác định khu vực ngã 3 đường biên giới: Việt Nam – Lào – Trung Quốc trên bản đồ trang 4 – 5.

⇒ Xác định được tỉnh nằm ở khu vực ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc (hay có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc) là: Điện Biên

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết hệ thống sông nào có diện tích lưu vực lớn nhất?

A. Sông Hồng.

B. Sông Mê Công.

C. Sông Đồng Nai.

D. Sông Cả.

Đáp án: B1. Quan sát bản đồ thể hiện cơ cấu diện tích lưu vực của các hệ thống sông nước ta.

B2. Hệ thống sông Hồng có diện tích lưu vực lớn nhất (21,91% trong tổng diện tích lưu vực các hệ thống sông).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, tỉnh có nhiệt độ trung bình tháng 1 cao nhất là

A. Hà Nội.

B. TP. Hồ Chí Minh.

C. Huế.

D. Móng Cái.

Đáp án: B1. Quan sát bản đồ thể hiện nhiệt độ trung bình tháng 1 ở nước ta và đọc bảng kí hiệu phân tầng màu nhiệt độ.

B2. Xác định vị trí 4 tỉnh đề ra cho, kết hợp quan sát kí hiệu nền nhiệt độ tháng 1, thấy được:

Vào tháng 1: Hà Nội và Móng Cái có nhiệt độ từ 14 – 180C;  Huế có nhiệt độ khoảng 200C; TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ trên 240C

⇒ TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình tháng 1 cao nhất.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Hạn chế của vị trí địa lí nước ta là

A. Nằm trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ, hạn hán.

B. Nằm trong vành đai núi lửa Thái Bình Dương.

C. Khí hậu khắc nhiệt, khô hạn.

D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của động đất, sóng thần.

Đáp án: Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai như bão (các cơn bão nhiệt đới), lũ, hạn hán thường xảy ra hằng năm nên cần có các biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.

⇒ Đây là khó khăn/ hạn chế của vị trí địa lí nước ta.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Hướng địa hình chủ yếu của vùng núi Đông Bắc là

A. tây – đông.

B. vòng cung.

C. tây bắc – đông nam.

D. bắc – nam.

Đáp án: Vùng núi Đông Bắc có địa hình chủ yếu hướng vòng cung với 4 cánh cung lớn là Sông Gâm, Ngân Sơn,  Bắc Sơn, Đông Triều.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Tài nguyên khoáng sản có giá trị lớn nhất ở vùng biển nước ta là

A. sắt.

B. dầu khí.

C. ôxit titan.

D. muối.

Đáp án: Dầu khí là tài nguyên khoáng sản có giá trị kinh tế lớn nhất ở vùng biển nước ta. Các bể dầu tập trung chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam (các bể dầu lớn đang được khai thác là Cửu Long, Nam Côn Sơn; các bề dầu Thổ Chu – Mã Lai, sông Hồng..)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Ranh giới tự nhiên của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam nước ta là

A. dãy Hoàng Liên Sơn.

B. dãy Hoành Sơn.

C. sông Thu Bồn.

D. dãy Bạch Mã.

Đáp án: Ranh giới tự nhiên của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam nước ta là dãy Bạch Mã.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Loại gió nào sau đây không phải là gió mùa ở nước ta?

A. gió mùa Tây Nam.

B. gió mùa Đông Bắc.

C. Tín phong bán cầu Bắc.

D. gió Tây khô nóng.

Đáp án: Các loại gió mùa ở nước ta là: gió mùa Tây Nam và gió Tây khô nóng thổi vào mùa hạ; gió mùa Đông Bắc vào mùa đông. Tín phong bán cầu là loại gió chính trên Trái Đất; gió thổi thường xuyên, quanh năm, thường xen vào những thời kì gió mùa suy yếu hoặc chuyển tiếp giữa 2 mùa gió nên đây không phải là gió mùa ở nước ta.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ rõ rệt địa hình núi Việt Nam đa dạng?

A. Bên cạnh núi, miền núi còn có đồi.

B. Miền núi có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.

C. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, ở miền núi có nhiều núi thấp.

D. Miền núi có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên...

Đáp án: Sự đa dạng của địa hình núi nước ta được thể hiện ở nhiều dạng địa hình miền núi như: núi, đồi, cao nguyên, sơn nguyên..Trong các dạng địa hình còn có sự phân bậc độ cao khác nhau: núi cao (vùng Tây Bắc), núi thấp (vùng núi Đông Bắc), núi trung bình (ở Bắc Trung Bộ), các cao nguyên badan (Tây Nguyên), các sơn nguyên (xen kẽ ở vùng miền núi phía Bắc)…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Nhận xét  không đúng về đặc điểm chung của địa hình nước ta là

A. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

B. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.

C. Địa hình gồm hai hướng chính: Tây – Đông và Tây Bắc – Đông Nam.

D. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Đáp án: Đặc điểm chung của địa hình nước ta là:
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (chiếm ¾ diện tích lãnh thô)

- Địa hình nước ta được Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa (xâm thực mạnh ở vùng đồi núi, bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng).

⇒ nhận xét A, B, D đúng ⇒ loại A, B, D

-  Địa hình gồm hai hướng chính: Tây Bắc – Đông Nam (dãy Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh..) và hướng vòng cung (các cánh cung Đông Bắc)

⇒ Nhận xét địa hình gồm 2 hướng chính: Tây – Đông và Tây Bắc – Đông Nam là không đúng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Ảnh hưởng lớn nhất của biển Đông đến khí hậu nước ta là

A. làm cho khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng.

B. đem lại một mùa đông lạnh ở miền Bắc.

C. cây cối sinh trưởng nhanh, xanh tốt quanh năm.

D. mang lại lượng mưa và độ ẩm lớn, điều hòa khí hậu.

Đáp án: Biển Đông rộng, nhiệt độ cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời giảm tính khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông, dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè, làm cho khí hậu nước ta điều hòa hơn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của thiên nhiên khu vực đồng bằng ?

A. Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng .

B. Cung cấp các nguồn lợi khác như khoáng sản, lâm sản, thủy sản.

C. Thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày.

D. Địa bàn thuận lợi để xây dựng các khu công nghiệp, thành phố.

Đáp án: Vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng thuận lợi cho giao thông và xây dựng các công trình nhà máy, xí nghiệp; khí hậu nhiệt đới với nguồn nhiệt ẩm dồi dào và đất phù sa màu mỡ tạo điều kiện để thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa các sản phẩm nông sản, đặc biệt là cây lương thực lúa gạo; đồng bằng còn tập trung nhiều loại khoáng sản (cát thủy tinh, vật liệu xây dựng....), lâm sản, thủy sản giàu có.

⇒ Đáp án A, B, D đúng

- Cây công nghiệp dài ngày chỉ thích hợp canh tác trên các vùng đồi núi có đất feralit hoặc đất badan; không thích hợp canh tác trên đất phù sa ở đồng bằng. → Vùng đồng bằng không thích hợp để phát triển các cây công nghiệp dài ngày.

⇒ C không đúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Nhận xét không đúng về thiên nhiên của vùng lãnh thổ phía Nam nước ta

A. Khí hậu cận xích đạo gió mùa.

B. Cảnh quan tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa.

C. Thànnh phần loài chủ yếu thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới.

D. Có sự phân hóa mùa mưa – mùa khô sâu sắc.

Đáp án: Lãnh thổ phía Nam nước ta nằm ở phía nam dãy Bạch Mã, thiên nhiên có đặc điểm: Khí hậu cận xích đạo gió mùa có nhiệt độ trung bình trên 250C, khí hậu có sự phân hóa mưa – khô rõ rệt; cảnh quan tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa với thành phần loài động thực vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới.

⇒ Nhận xét A, C, D đúng

- Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm tiêu biểu cho thiên nhiên lãnh thổ phía Bắc, không phải của lãnh thổ phía Nam

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Khu vực duy nhất ở nước ta có địa hình núi cao với đủ 3 đai cao là

A. Nam Trung Bộ.

B. Đông Bắc.

C. Tây Bắc.

D. Bắc Trung Bộ.

Đáp án: Khu vực Tây Bắc có địa hình núi cao và đồ sộ nhất nước ta, nhiều đỉnh núi trên 2000m, điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan – xi- phăng cao 3143m. Đây là vùng duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao: nhiệt đới gió mùa (600m – 700m miền Bắc, 900– 1000m miền Nam), cận nhiệt đới gió mùa trên núi ( 600 – 2600m miền Bắc và 900 – 2600m miền Nam) và ôn đới núi cao (trên 2600m).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Nhiệt độ trung bình tháng 7 ở miền Trung cao hơn miền Bắc và miền Nam là do ở miền Trung

A. hầu như không có mưa.

B. có gió phơn tây nam hoạt động.

C. có Tín phong bán cầu Bắc hoạt động.

D. có Mặt Trời đi qua thiên đỉnh.

Đáp án: Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam tràn vào lãnh thổ nước ta, khối khí này khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi cao chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ bị biến tính trở nên khô nóng ⇒ gọi là gió phơn Tây Nam → làm cho nền nhiệt miền Trung thời kì này (tháng 5 – 7) nhiệt độ tăng cao và khô nóng hơn so với miền Bắc và miền Nam.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Nhân tố tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng núi nước ta là

A. vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ.

B. ảnh hưởng của biển Đông.

C. gió mùa kết hợp hướng các dãy núi.

D. độ cao địa hình.

Đáp án: Gió mùa kết hợp với hướng các dãy núi tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng núi nước ta.

Ví dụ:

- Gió mùa Đông Bắc khi tràn xuống lãnh thổ nước ta bị chặn lại bởi dãy Hoàng Liên Sơn cao và độ sộ → giảm bớt tác động của gió này đến vùng núi thấp ở Tây Bắc ⇒ làm cho khu vực đồi núi thấp ở Tây Bắc có mùa đông bớt lạnh hơn so với vùng núi thấp Đông Bắc.

- Vào mùa hạ, Tây Nguyên đón gió mùa Tây Nam đem lại lượng mưa lớn thì Đông Trường Sơn chịu hiệu ứng phơn khô nóng do gió Tây Nam bị biến tính khi vượt qua dãy Trường Sơn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu gây nên vấn đề ô nhiễm môi trường ở các thành phố, đô thị nước ta hiện nay

A. dân cư tập trung đông.

B. hoạt động sản xuất công nghiệp.

C. thiên tai mưa, bão, hạn hán.

D. hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Đáp án: Các thành phố, đô thị  là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất kinh tế sôi động, đặc biệt là sản xuất công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp xả ra môi trường một khối lượng lớn các chất thải độc hại như khí C02, N2.và các chất thải rắn, chất hóa học gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí, đất, nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Nguyên nhân gây mưa lớn cho Tây Nguyên và Nam Bộ vào đầu mùa hạ là do

A. gió tây nam.

B. gió mùa Tây Nam.

C. bão và áp thấp nhiệt đới.

D. Tín phong Bắc bán cầu.

Đáp án: Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ áp cao bắc Ấn Độ Dương thổi vào lãnh thổ nước ta theo hướng tây nam, gió này xâm nhập và trực tiếp gây mưa cho khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Đặc điểm nào dưới đây của sông ngòi nước ta thể hiện rõ nhất tính chất gió mùa của khí hậu?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Sông ngòi nhiều nước giàu phù sa.

C. Chế độ nước sông theo mùa.

D. Dòng sông ở đồng bằng thường quanh co.

Đáp án: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông. Hai mùa gió này khác nhau về hướng và tính chất đã tác động và tạo nên 2 mùa mưa ở nước ta: mùa hạ mưa nhiều, mùa đông mưa ít hơn. Chế độ nước của sông ngòi trùng với chế độ mưa do vậy chế độ nước sông cũng phân hóa theo mùa: mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.

⇒ Như vậy đặc điểm chế độ nước sông đã biểu hiện rõ nhất tính chất gió mùa của khí hậu nước ta.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam ở nước ta là

A. chiều dài lãnh thổ và gió mùa Đông Bắc.

B. gió mùa Đông Bắc và vĩ độ địa lí.

C. vĩ độ địa lí và Mặt Trời lên thiên đỉnh.

D. Mặt Trời lên thiên đỉnh và gió mùa Đông Bắc.

Đáp án: - Vào mùa đông, miền Bắc trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh và kéo dài, làm hạ thấp nền nhiệt (có 3 tháng nhiệt độ dưới 150C), biên độ nhiệt năm lớn (9 – 120C). Gió này bị chặn lại ở dãy Bạch Mã nên từ Đà Nẵng trở vào gần như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô lạnh.

- Ngoài ra, do lãnh thổ nước ta kéo dài từ Bắc xuống Nam (lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ tuyến) nên đi từ Bắc vào Nam càng gần xích đạo ⇒góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn → miền Nam có nhiệt độ cao và ổn định quanh năm, không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C)

⇒ Do vậy nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải nào?

A. Đường hàng không và đường biển.

B. Đường ô tô và đường sắt.

C. Đường biển và đường sắt.

D. Đường ô tô và đường biển.

Đáp án: - Đường hàng không và đường biển đều có ưu điểm vận chuyển được hàng hóa trên những tuyến đường xa, đảm bảo sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, khu vực: đường hàng không có ưu điểm vận chuyển nhanh, tiện nghi, hiện đại; đường biển có khối lượng luân chuyển lớn, chuyên chở được hàng hóa nặng, giá cả hợp lí.

- Mặt khác nước ta nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, khu vực có nền kinh tế sôi động, tiếp giáp vùng biển rộng lớn phía đông, nằm gần các tuyến hàng hải và hàng không quốc tế → tạo điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò của các loại hình vận tải đường hàng không và hàng biển trong giao lưu, trao đôi hàng hóa, hợp tác giữa các nước.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Lực lượng lao động có kĩ thuật của nước ta tập trung chủ yếu ở

A. nông thôn.

B. các đô thị lớn.

C. vùng duyên hải.

D. các làng nghề truyền thống.

Đáp án: Lực lượng lao động có kĩ thuật của nước tâ tập trung chủ yếu ở các đô thị. Vì đây là khu vực có nền kinh tế - xã hội phát triển tốt, các dịch vụ giáo dục,đào tạo phát triển, dân trí cao; thu hút nhiều lao động có trình độ cao.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23: Đặc điểm nào sau đây thể hiện nước ta là nước đông dân?

A. Đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á và thứ 13 thế giới.

B. Nước ta có dân số đông và có nguồn lao động dồi dào.

C. Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước.

D. Có 54 dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thổ đất nước.

Đáp án: Nước ta là nước đông dân, thể hiện ở đặc điểm về quy mô dân số đứng thứ 3 Đông Nam Á và thứ 13 thế giới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Nhận xét nào sau đây không còn đúng với dân cư Việt Nam hiện nay?

A. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.

B. Dân số tăng chậm.

C. Cơ cấu dân số trẻ.

D. Phân bố dân cư chưa hợp lí.

Đáp án: - Dân cư Việt Nam đông (đứng thứ 3 Đông Nam Á và đứng thứ 13 trên thế  giới); có nhiều thành phần dân tộc (54 dân tộc). Cơ cấu dân số trẻ, dân cư phân bố không hợp lí giữa đồng bằng – miền núi, thành thị - nông thôn.

⇒ Nhận xét A, C, D đúng ⇒ Loại.

- Dân số nước ta còn tăng nhanh, đặc biệt vào cuối thế kỉ XX đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số. ⇒ Nhận xét B. Dân số tăng chậm là không đúng

Đáp án cần chọn là: B

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống