Giáo án Địa lí 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ mới nhất

Tải xuống 10 3.6 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ mới nhấttheo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

Bài giảng Địa lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 

Tiết 2   Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – PHẠM VI LÃNH THỔ

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

   - Trình bày vị trí địa lí, giới hạn phạm vi lãnh thổ Việt Nam : các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền ; phạm vi vùng đất, vùng biển, vùng trời và diện tích lãnh thổ.

  - Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế – xã hội và quốc phòng.

2.Năng lực

   - Năng lực chung: Năng lực tự học;  Năng lực giải quyết vấn đề;  Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp; Năng lực tính toán.

    - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, bảng số liệu, sơ đồ....; Năng lực tổng hợp theo lãnh thổ.

  1. Phẩm chất:

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên: - Bản đồ Tự nhiên Việt Nam

                - Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế (1982)

  1. Học sinh: Vở ghi, Át lát. Đọc và tìm hiểu các vấn đề có liên quan

   III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục đích: HS trình bày vị trí địa lí, giới hạn phạm vi lãnh thổ Việt Nam
  3. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
  4. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Em hãy  nêu sự khác biệt về cảnh quan thiên nhiên giữa khu vực Tây Nam Á với nước ta? Vì sao có sự khác nhau đó?

GV gọi HS trả lời.

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ảnh hưởng tới thành phần tự nhiên, phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Vị trí địa lí và lãnh thổ nước ta có đặc điểm và có ảnh hưởng như thế nào?   => chúng ta cùng tìm hiểu.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

       Hoạt động 1 : Tìm hiểu đặc điểm vị trí địa lí nước ta

  1. a) Mục đích: HS hiểu đặc điểm vị trí địa lí nước ta
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

 (?) Quan sát bản đồ, atlat cho biết đặc điểm vị trí nước ta?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS: Chỉ bản đồ, trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV: Chuẩn xác kiến thức.

 

1.Vị trí địa lý

- Nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA, phía nam lục địa Á – Âu.

- Hệ toạ độ địa lý: 

    + Trên đất liền:

Vĩ độ: 23023’B -> 8034’B

Kinh độ: 102009’Đ - 109024’Đ   

    + Trên biển:

 Vĩ độ 23023’B -> 6050’B;

  Kinh độ 1010Đ -> 117020’Đ.

 - Tiếp giáp:

    + Đất liến- Trung Quốc, Lào, Campuchia.

    + Biển: 8 quốc gia.

      - Nằm ở múi giờ thứ 7.

   

 

Hoạt động 2: Tìm hiều phạm vi lãnh thổ nước ta

  1. a) Mục đích: HS biết hiều phạm vi lãnh thổ nước ta
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh quan sát bản đồ, sơ đồ phạm vi vùng biển và trả lời câu hỏi sau:

(?) Cho biết phạm vi lãnh thổ nước ta gồm những bộ phận nào? Đặc điểm từng bộ phận?

- Nêu đặc điểm vùng đất nước ta?

- Đặc điểm vùng biển nước ta?

- Em hãy cho biết ranh giới đất liền trên biển, ranh giới biển?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS: Tìm hiểu, trả lời bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV: Chuẩn xác kiến thức kết hợp chỉ sơ đồ phạm vi vùng biển.

 

2. Phạm vi lãnh thổ

a. Vùng đất

- Diện tích đất liền và các đảo 331.212 km2.

- Tọa độ đất liền

- Biên giới: > 4600 km, chủ yếu rừng núi hiểm trở

     (Trung Quốc: >1400km; Tây giáp Lào: > 2100km, Campuchia > 1100km)

- Đường bờ biển dài 3260 km.

- Đảo: Nước ta có 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà), Hoàng Sa (Đà Nẵng).

b. Vùng biển

 - Diện tích khoảng 1 triệu km2

 - Tiếp giáp với 8 quốc gia.

 - Bao gồm:

   + Vùng nội thuỷ.

   + Vùng lãnh hải.

   + Vùng tiếp giáp lãnh hải.

   + Vùng đặc quyền kinh tế.

+ Vùng thềm lục địa.

c. Vùng trời

   khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng biển

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của vị trí địa lí

  1. a) Mục đích: HS hiểu ý nghĩa của vị trí địa lí
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. d) Tổ chức thực hiện:

                    Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chia nhóm và giao nhiệm vụ:

- N1, 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của vị trí địa lí đến tự nhiên.

- N3, 4: Tìm hiểu ảnh hưởng của vị trí địa lí đến kinh tế.

- N5, 6: Tìm hiểu ảnh hưởng của vị trí địa lí đến VH – XH, QP.

     nhiệm vụ:

- N1, 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của vị trí địa lí đến tự nhiên.

- N3, 4: Tìm hiểu ảnh hưởng của vị trí địa lí đến kinh tế.

- N5, 6: Tìm hiểu ảnh hưởng của vị trí địa lí đến VH – XH, QP.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:: HS tìm hiểu thảo luận, thống nhất trong nhóm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:GV chuẩn xác kiến thức.

3. Ý nghĩa của vị trí địa lý

a. Ý nghĩa đối với tự nhiên

- Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á - Thái Bình Dương nên có tài nguyên khoáng sản phong phú.

- Nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng.

- Vị trí và hình thể (dài hẹp ngang) tạo nên sự phân hoá đa dạng về tự nhiên giữa các vùng miền. 

- Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán…

b. Ý nghĩa về KT, VH, XH  và quốc phòng

- Về kinh tế:

+ Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng.

 + Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Thái Lan, Đông Bắc CamPu Chia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.

-->Vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Về văn hoá, xã hội: thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Về an ninh, quốc phòng: vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, Biển đông có hướng chiến lược trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

* Khó khăn: Bảo vệ chủ quyền và sức ép thù địch

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  3. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
  5. d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

GV đọc câu hỏi. Gọi HS trả lời, yêu cầu giải thích vì sao lựa chọn đáp án đó.

Câu 1. Đường biên giới trên đất liền nước ta dài:

      A. 3600km.             B. 4600km.          

      C. 4360km.            D. 3460km

Câu 2. Vùng biển Đông giáp với bao nhiêu quốc gia?

A. 7.           B. 8.        C. 9.       D. 10

Câu 3. Lãnh thổ nước ta trải dài :      

A. Trên 12º vĩ tuyến.     

 B. Gần 15º  vĩ tuyến                       

C. Gần 17º vĩ tuyến        

D. Gần 18º vĩ tuyến

Câu 4. Nội thuỷ là :

A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.

B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.

C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí.  

D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí.

Câu 5. Đây là cửa khẩu nằm trên biên giới Lào - Việt.

A. Cầu Treo                B. Xà Xía.                     

C. Mộc Bài.                D. Lào Cai.

 

Câu 1. Đường biên giới trên đất liền nước ta dài:

                         B. 4600km.          

Câu 2. Vùng biển Đông giáp với bao nhiêu quốc gia?

B. 8.                      

Câu 3. Lãnh thổ nước ta trải dài :    

          B. Gần 15º  vĩ.

 

Câu 4. Nội thuỷ là :

B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.

Câu 5. Đây là cửa khẩu nằm trên biên giới Lào - Việt.

A. Cầu Treo  (Hà Tĩnh)

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục đích: HS vận dụng trả lời câu hỏi
  3. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đọc câu hỏi. Gọi HS trả lời, yêu cầu giải thích vì sao lựa chọn đáp án đó.

Câu 1. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ :

A. Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.

B. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.

C. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.

D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.

Câu 1. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ :

D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.

 

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Giải quyết vấn đề đã nêu bằng câu hỏi:

Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là do nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông và hình dạng lãnh thổ trải dài theo chiều Bắc Nam và hẹp theo chiều Đông Tây với chiều dài bờ biển trên 3260 km.

      - GV nhận xét tình hình, thái độ học tập của lớp.

* Hướng dẫn học ở nhà – 30'':

- Làm các câu hỏi trong sách bài tập.

- Chuẩn bị bài 3: Thực hành

 Vẽ ở nhà lưới ô vuông trên giấy A4, Atslat, đọc trước bài ở nhà.

 GV hướng dẫn HS vẽ khung ô vuông gồm 32 ô, đánh số thứ tự theo trật tự bên ngoài : theo hàng từ trái qua phải (từ A đến E), theo hàng dọc từ trên xuống dưới (từ 1 đến 8). Để vẽ nhanh có thể dùng thước dẹt 30 cm để vẽ, các cạnh của mỗi ô vuông bằng chiều ngang của thước (3,4cm).

 

Xem thêm
Giáo án Địa lí 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Địa lí 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Địa lí 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Địa lí 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Địa lí 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ mới nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án Địa lí 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ mới nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống