Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 2 (mới 2023 + 44 câu trắc nghiệm): Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Tải xuống 25 5 K 38

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 25 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết  Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và 44 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vị lãnh thổ môn Địa lí lớp 12 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Địa lí lớp 12.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ :

ĐỊA LÍ 12 BÀI 12: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ

Bài giảng Địa lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 

  Phần 1: Lý thuyết Địa lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

1. Vị trí địa lí

- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Hệ toạ độ địa lí:

   + Vĩ độ: Điểm cực bắc 23023'B ( Lũng Cú-Đồng Văn- Hà Giang)

Điểm cực nam 8034' B( Đất Mũi-Ngọc Hiển-Cà Mau)

   + Kinh độ: Điểm cực Tây 102009’Đ ( Xín Thầu-Mường Nhé-Điện Biên)

Điểm cực Đông l09024'Đ ( Vạn Thạch-Vạn Ninh-Khánh Hòa

- Việt Nam vừa gắn với lục địa Á – Âu vừa tiếp giáp biển Đông và thông ra TBD rộng lớn.

- Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Việt Nam nằm trong múi giờ số7

2. Phạm vi lãnh thổ

a. Vùng đất

- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2 .

- Biên giới dài 4600km:

   + Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 1400km

   + Phía Tây giáp Lào 2100km, Campuchia hơn 1100km

   + Phía Đông và Nam giáp biển, bờ biển dài 3260km

- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo ngoài xa là Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hoà).

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ | Lý thuyết Địa Lí 12 đầy đủ nhất

b. Vùng biển

- Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của 8 nước, gồm: Trung Quốc, Philipin, Malaixia, Brunay, Indonexia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.

- Đặc điểm các bộ phận thuộc vùng biển nước ta:

   + Nội thủy: Là vùng nước tiếp giáp với đất liền, nằm ở phía trong đường cơ sở, được coi như một bộ phận trên đất liền.

.   + Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển: Rộng 12 hải lí, ranh giới ngoài tính bằng đường song song và cách đều với đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên vịnh với các nước hữu quan. Ranh giới ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

   + Vùng tiếp giáp lãnh hải: Rộng 12 hải lí, là vùng đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của một nước ven biển, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư.

   + Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lí (*1852m) tính từ đường cơ sở. Nhà nước và nhân dân ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn cho phép nước ngoài được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tự do lưu thông hàng hải và hàng không theo Luật biển.

   + Vùng thềm lục địa: Là phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần rìa lục địa kéo dài đến độ sâu -200m hoặc hơn nữa, Nhà nước ta có quyền thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên.

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ | Lý thuyết Địa Lí 12 đầy đủ nhất

c. Vùng trời.

Là khoảng không gian không giới hạn về độ cao bao trùm lên phần lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác định bởi các đường biên giới, trên biển là ranh giới ngoài của lãnh hải (tức xác định bởi phía trên của đường biên giới quốc gia trên biển) và không gian trên các đảo.

3. Ý nghĩa của vị trí địa lý.

a, Ý nghĩa về tự nhiên

- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Đa dạng về động - thực vật, nông sản.

- Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.

- Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc – Nam, Đông - Tây, thấp - cao.

Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán

b, Ý nghĩa kinh tế văn hóa, xã hội và quốc phòng

- Về kinh tế:

   + Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên thế giới tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

   + Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch…).

- Về văn hoá - xã hội:

   + Thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Về chính trị và quốc phòng:

   + Là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á.

Phần 2: 44 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Câu 1: Ở tỉnh Khánh Hòa có một đặc điểm tự nhiên rất đặc biệt là:

A.Là tỉnh duy nhất có nhiều đảo

B.Là tỉnh có điểm cực Đông nước ta

C. Là tỉnh có nhiều hải sản nhất

C. Là tỉnh có nhiều than nhất

Đáp án: Điểm cực Đông nước ta ở vĩ độ l09024'Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Khoáng sản than và có nhiều đảo nhất là tỉnh Quảng Ninh còn thủy sản nhiều nhất là các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Đâu không phải là đặc điểm của vị trí địa lí nước ta:

A. vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương.

B. nằm trên các tuyến đường giao thông hàng hải, đường bộ, đường hàng không quốc

C. trong khu vực có nền kinh tế năng động của thế giới.

D. nằm ở trung tâm của châu Á.

Đáp án: Nước ta nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á ⇒ Đặc điểm “nằm ở trung tâm khu vực châu Á” là không đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Nước ta nằm ở vị trí:

A. rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương

B. trên bán đảo Ấn Độ.

C,phía đông Đông Nam Á

D.trung tâm châu Á - Thái Bình Dương.

Đáp án: Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với lãnh thổ nước ta

A. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nửa cầu Bắc

B. Nằm trọn trong múi giờ số 8

C. Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch.

Đáp án: Đại bộ phận lãnh thổ nước ta nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.

⇒ Đáp án “nằm hoàn toàn trong múi giờ số 8” là sai.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Nước ta nằm trong múi giờ thứ mấy?

A. 5

B .6

C. 7

D. 8

Đáp án: Nước ta nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc, trong khu vực có hoạt động thường xuyên quanh năm của gió Tín phong, nằm trong khu vực có gió mùa điển hình của châu Á và nằm trong múi giờ số 7 (giờ GMT).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam –  Lào?

A. Móng Cái.

B. Lệ Thanh.

C. Mường Khương.

D Cầu Treo.

Đáp án: B1.Dựa vào bảng chú giải trang 3 (Atlat ĐLVN): nhận biết kí hiệu cửa khẩu quốc tế và đường biên giới quốc gia.

B2. Dựa vào trang 23 (Atlat ĐLVN) xác định phạm vi đường biên giới Việt Nam - Lào, chỉ ra được:

- Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và Mường Khương (Lào Cai) giáp Trung Quốc.

- Cửa khâu Lệ Thanh (Gia Lai) giáp Campuchia.

- Cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) giáp Lào.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cửa khẩu Cầu Treo nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào thuộc tỉnh:

A. Quảng Ninh

B. Điện Biên

C. Lạng Sơn

D. Hà Tĩnh

Đáp án: Quảng Ninh và Lạng Sơn là hai tỉnh không giáp Lào mà giáp Trung Quốc nên loại đầu tiên. Dựa vào trang 23 (Atlat ĐLVN) ta thấy tỉnh Điện Biên có cửa khẩu Tây Trang và Hà Tĩnh có cửa khẩu Cầu Treo.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta không giáp biển?

A. Quảng Ninh

B. Hà Nam

C. Ninh Bình

D. Ninh Thuận

Đáp án: Dựa vào Bản đồ Hành chính (Atlat Địa lí trang 4-5):

- Các tỉnh giáp biển là: Quảng Ninh, Ninh Bình, Bình Thuận.

- Tỉnh không giáp biển là Hà Nam.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, cho biết tỉnh nào của nước ta giáp biển?

A. Quảng Ninh

B. Hà Giang

C. Điện Biên

D. Sơn La

Đáp án: Dựa Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, ta thấy các tỉnh Quảng Ninh, Hà Giang, Điện Biên và Sơn La đều là các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Các tỉnh thuộc vùng này chỉ có duy nhất tỉnh Quảng Ninh giáp biển.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Bộ phận nào sau đây được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền:

A. Lãnh hải

B. Vùng đặc quyền kinh tế

C. Nội thủy

D. Thềm lục địa

Đáp án: Khái niệm: Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở .Vùng nội thủy cũng được xem như  bộ phận lãnh thổ trên đất liền.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Vùng đất là:

A. phần đất liền giáp biển

B. toàn bộ phần đất liền và các hải đảo

C. phần được giới hạn bởi các đường biên giới và đường bờ biển

D. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển

Đáp án: Vùng đất bao gồm: toàn bộ phần đất liền + các hải đảo (Diện tích: 331.212  km2).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Nước ta có 4600km đường biên giới trên đất liền, 3260km đường bờ biển,… là đặc điểm của vùng:

A. đất

B. biển

C. trời

D. nội thủy

Đáp án: Có đường biên giới trên đất liền với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia dài 4600km và có đường bờ biển dài 3260km kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).

⇒ Đây là đặc điểm vùng đất của nước ta

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Đường biên giới dài nhất trên đất liền nước ta là với quốc gia nào sau đây:

A. Trung Quốc

B. Campuchia

C. Lào

D. Thái Lan

Đáp án: Đường biên giới trên đất liền nước ta dài hơn 4600km, tiếp giáp với 3 quốc gia là:

- Trung Quốc (dài hơn 1400km)

- Lào (gần 2100km) → dài nhất

- Campuchia (hơn 1100km)

⇒ Nước ta có đường biên giới dài nhất với nước Lào (2100km).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Nước ta có đường biên giới trên đất liền với:

A. Trung Quốc, Lào, Mi-an-ma

B. Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan

C. Trung Quốc, Lào, Campuchia

D. Lào, Thái Lan, Campuchia

Đáp án: Đường biên giới trên đất liền nước ta dài hơn 4600km, tiếp giáp với 3 quốc gia là Trung Quốc (dài hơn 1400km), Lào (gần 2100km) và Campuchia (hơn 1100km).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam –  Lào?

A. Móng Cái.

B. Lệ Thanh.

C. Mường Khương.

D. Cầu Treo.

Đáp án: B1.Dựa vào bảng chú giải trang 3 (Atlat ĐLVN): nhận biết kí hiệu cửa khẩu quốc tế và đường biên giới quốc gia.

B2. Dựa vào trang 23 (Atlat ĐLVN) xác định phạm vi đường biên giới Việt Nam - Lào, chỉ ra được:

- Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và Mường Khương (Lào Cai) giáp Trung Quốc.

- Cửa khâu Lệ Thanh (Gia Lai) giáp Campuchia.

- Cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) giáp Lào.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cửa khẩu Cầu Treo nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào thuộc tỉnh:

A. Quảng Ninh

B. Điện Biên

C. Lạng Sơn

D. Hà Tĩnh

Đáp án: Quảng Ninh và Lạng Sơn là hai tỉnh không giáp Lào mà giáp Trung Quốc nên loại đầu tiên. Dựa vào trang 23 (Atlat ĐLVN) ta thấy tỉnh Điện Biên có cửa khẩu Tây Trang và Hà Tĩnh có cửa khẩu Cầu Treo.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta không giáp biển?

A. Quảng Ninh

B. Hà Nam

C. Ninh Bình

D. Ninh Thuận

Đáp án: Dựa vào Bản đồ Hành chính (Atlat Địa lí trang 4-5):

- Các tỉnh giáp biển là: Quảng Ninh, Ninh Bình, Bình Thuận.

- Tỉnh không giáp biển là Hà Nam.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, cho biết tỉnh nào của nước ta giáp biển?

A. Quảng Ninh

B. Hà Giang

C. Điện Biên

D. Sơn La

Đáp án: Dựa Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, ta thấy các tỉnh Quảng Ninh, Hà Giang, Điện Biên và Sơn La đều là các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Các tỉnh thuộc vùng này chỉ có duy nhất tỉnh Quảng Ninh giáp biển.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Bộ phận nào sau đây được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền:

A. Lãnh hải

B. Vùng đặc quyền kinh tế

C. Nội thủy

D. Thềm lục địa

Đáp án: Khái niệm: Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở .Vùng nội thủy cũng được xem như  bộ phận lãnh thổ trên đất liền.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Nội thủy là:

A. vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

B. vùng nước tiếp giáp với lãnh hải

C. vùng nước tiếp giáp với đặc quyền kinh tế

D. vùng nước tiếp giáp với thềm lục địa

Đáp án: Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. Vùng nội thủy cũng được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào dưới đây?

A. có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác quản lí tất cả các nguồn tài nguyên, các nước khác không có quyền tự do về hàng hải, hàng không.

B. có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh tế nhưng vẫn cho phép các nước tự do về hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm.

C. cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển

D. nước ta không có chủ quyền về mặt khai thác, quản lí các nguồn tài nguyên.

Đáp án: - Theo Công ước quốc tế về Luật biển: Vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng 200 hải lý (1 hải lý = 1,852 km) tính từ đường cơ sở. Trong khu vực đặc quyền kinh tế, quốc gia có đặc quyền khai thác và sử dụng các tài nguyên biển. Nó là một trong các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền.

⇒ Việt Nam hoàn toàn có chủ quyền kinh tế trên vùng đặc quyền kinh tế.

- Mặt khác, các nước khác vẫn có được phép đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tự do di chuyển về hàng hải và hàng không (máy bay, tàu thuyền).

⇒ Nhận xét chính xác nhất là B: nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh tế nhưng vẫn cho phép các nước tự do về hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22: Vùng biển mà Việt Nam hoàn toàn có chủ quyền kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền máy bay nước ngoài được tự do hoạt động là:

A. nội thủy

B. lãnh hải

C. tiếp giáp lãnh hải

D. đặc quyền kinh tế

Đáp án: Vùng biển mà Việt Nam hoàn toàn có chủ quyền kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền máy bay nước ngoài được tự do hoạt động là vùng đặc quyền kinh tế.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Hiện nay, về vấn đề cắm mốc phân định chủ quyền biên giới quốc gia Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với:

A. Trung Quốc và Lào

B. Lào và Cam- pu - chia

C. Cam-pu-chia và Trung Quốc.

D. Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia

Đáp án: Việt Nam tiếp giáp với 3 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Campuchia. Về vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia giữa nước ta với các nước láng giềng:

- Biên giới Việt Nam – Lào: hiện nay, nước ta gần như đã hoàn thành việc cắm mốc biên giới trên bộ với Lào. Hai bên đang tiến hành tăng dầy, tôn tạo hoặc chỉnh sửa một số điểm mốc còn kênh về kỹ thuật.

- Biên giới Việt Nam – Campuchia: hiệp định biên giới hai bên được ký năm 1985 và hiện hai bên đang đẩy nhanh tiến trình phân giới cắm mốc (đã đạt 70-80%). Hiện vẫn có những phức tạp trong phân giới cắm mốc ở một số đoạn nhất định, tồn tại lớn nhất trong phân chia đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia là vùng nội thủy từ đất liền của tỉnh Kiên Giang ra đảo Phú Quốc.

⇒  Hai bên đang tiếp tục thương lượng để cắm mốc một cách thích hợp

- Biên giới Việt Nam – Trung Quốc: trên đất liền chúng ta đã hoàn thành việc phân định và cắm mốc đường biên giới với Trung Quốc (kéo dài 1450km), khu vực này hiện nay vẫn diễn ra ổn định, không có tranh chấp. Tuy nhiên, trên vùng biển, Việt Nam – Trung Quốc đang có nhiều tranh chấp về phân định ranh giới ở khu vực vịnh Bắc Bộ, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, Trung Quốc đã nhiều lần đưa ra yêu sách đường lưỡi bò trên biển Đông và đặt các giàn khoan dầu trái phép….Vấn đề tranh chấp trên biển Đông đang là tồn tại lớn trong quan hệ giữa hai nước.

⇒ Như vậy, trong quan hệ biên giới với các nước láng giềng, hiện nay nước ta cần tiếp tục đàm phán với Campuchia và Trung Quốc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Trên đất liền, nước ta không có chung biên giới với nước nào?

A. Lào

B. Thái Lan

C. Trung Quốc

D. Campuchia

Đáp án: Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với 3 quốc gia, đó là: Trung Quốc, Lào, Campuchia. 

Nước ta không có đường biên giới trên đất liền với Thái Lan.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là

A. Có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới

B. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta cùng chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước.

D. Có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các nước láng giềng.

Đáp án: - Xác định từ khóa câu hỏi là:“ý nghĩa kinh tế”

Áp dụng phương pháp loại trừ như sau:

+ Đáp án A: nhạy cảm với biến động chính trị

 →  ý nghĩa chính trị → Sai

+ Đáp án B: mở cửa, hội nhập, thu hút vốn

→  phát triển kinh tế → Đúng

+ Đáp án C: chung sống hòa bình, hữu nghị → ý nghĩa xã hội → Sai

+ Đáp án D: nét tương đồng về văn hóa → ý nghĩa văn hóa → Sai

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Ý nghĩa tích cực của vị trí địa lí nước ta không phải là:

A. có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, châu Á

B. tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới

C. chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước

D. xảy ra các vấn đề tranh chấp biển Đông, ranh giới trên đất liền với Trung Quốc

Đáp án: Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta:

- Nước ta có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới.

- Vị trí địa lí cũng tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

- Nước ta có những nét chung về lịch sử, văn hóa với các nước láng giềng ⇒ tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta cùng chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực.

⇒Loại đáp án A, B, C

Bên cạnh các tác động tích cực, vị trí địa lí nước ta cũng gặp nhiều hạn chế như  thường xuyên xảy ra các vấn đề tranh chấp biển Đông, ranh giới trên đất liền với Trung Quốc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 27: Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ :

A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

B. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.

C. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.

D. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km

Đáp án: Nước ta có đường bờ biển dài, tiếp giáp vùng biển Đông ấm và ẩm → mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, sinh vật phát triển xanh tươi quanh năm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 28: Nhờ có biển Đông mà nước ta có:

A. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi

B. Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh

C. Thiên nhiên phân hóa đa dạng theo độ cao

D. Khí hậu khô, nóng với các nước ở Tây Á, châu Phi

Đáp án: Nước ta có đường bờ biển dài, tiếp giáp vùng biển Đông ấm và ẩm nên biển Đông đã mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, sinh vật phát triển xanh tươi quanh năm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29: Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, nên Việt Nam có nhiều:

A. Tài nguyên sinh vật quý giá.

B. Tài nguyên khoáng sản

C. Bão và lũ lụt.

D. Vùng tự nhiên khác nhau trên lãnh thổ

Đáp án: Nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương

⇒ Vị trí này đã mang lại nguồn khoáng sản dồi dào cho nước ta.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 30: Nước ta giàu có về tài nguyên khoáng sản là do:

A. tiếp giáp với đường hàng hải, hàng không quốc tế

B. nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải

C. nằm liền kề với vành đai lửa Thái Bình Dương và Địa Trung Hải

D. nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều động thực vật

Đáp án: Nước ta giàu có về tài nguyên khoáng sản là do nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải. 

Đáp án cần chọn là: B

Câu 31: Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải:

A. Đường ô tô và đường sắt.

B. Đường biển và đường sắt.

C. Đường hàng không và đường biển.

D. Đường ô tô và đường biển.

Đáp án: Nước ta nằm trên ngã tư hàng hải, hàng không quốc tế quan trọng → thuận lợi giao lưu với các nước, là cửa ngõ ra biển cửa Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia, Tây Nam Trung Quốc

⇒ vì vậy thế mạnh này sẽ được phát huy nếu kết hợp xây dựng giao thông đường biển và hàng không.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 32: Nước ta có thuận lợi rất lớn để xây dựng đường hàng hải và hàng không quốc tế là do:

A. gần đường hàng hải, hàng không quốc tế và cửa ngõ ra biển của nhiều nước

B. gần đường di lưu, di cư của các luồng sinh vật và cửa ngõ ra biển của nhiều nước

C. gần các vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và cửa ngõ ra biển của nhiều nước

D. tài nguyên thiên nhiên giàu có, đặc biệt là khoáng sản và thủy sản ở biển Đông

Đáp án: Nguyên nhân nước ta có thuận lợi rất lớn để xây dựng đường hàng hải và hàng không quốc tế chủ yếu là do nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế quan trọng và là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia, Tây Nam Trung Quốc. Chính vì vậy, đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển ngành hàng không và ngành hàng hải.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 33: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta

A. chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

B. có thảm thực vật bốn màu xanh tốt

C. có khí hậu hai mùa rõ rệt

D. mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

Đáp án: Vị trí địa lý quy định nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa →  làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 34: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa không phải do:

A. Nằm trong vùng có khí hậu điển hình châu Á

B. Nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc

C. Có vùng biển Đông kín, nóng, ẩm

D. Có lãnh thổ kéo dài 15 vĩ tuyến Bắc – Nam

Đáp án: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là do:

- Vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc đem lại lượng nhiệt lớn ⇒ tính nhiệt đới ⇒ loại B

- Khu vực có gió mùa điển hình của châu Á với 2 mùa gió ⇒ tính gió mùa ⇒ loại A

- Đường bờ biển kéo dài, tiếp giáp vùng biển Đông rộng lớn với nguồn dự trữ nguồn nhiệt, ẩm dồi dào ⇒ tính ẩm ⇒ loại C

Như vậy, hình dạng lãnh thổ kéo dài không phải là nguyên nhân tạo nên tính nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 35: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên:

Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên:

A. khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều

B. nền nhiệt độ cao, các cân bức xạ quanh năm dương

C. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá

D. có sự phân hóa tự nhiên rõ rệt.

Đáp án: Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới → quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn nên nền nhiệt độ cao, cán cân bức xạ dương quanh năm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 36: Hạn chế nào không phải do hình dạng dài và hẹp của lãnh thổ Việt Nam mang lại:

A. Khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn

B. Giao thông Bắc – Nam trắc trở

C. Việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ khó khăn

D. Khí hậu phân hóa phức tạp

Đáp án: - Lãnh thổ dài khiến giao thông Bắc – Nam gặp nhiều trở ngại, việc quản lí lãnh thổ cũng khó khăn hơn; lãnh thổ dài + hẹp ngang kết hợp gió mùa và địa hình làm cho khí hậu nước ta phân hóa phức tạp.

⇒ Loại bỏ đáp án B, C, D

- Khoáng sản nước ta đa dạng, trữ lượng lớn là do vị trí địa lí và lịch sử hình thành lãnh thổ  quy định.

⇒ Hạn chế không đúng của lãnh thổ dài và hẹp là “khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 37: Nước ta có hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nên:

A. nước ta giàu có về tài nguyên khoáng sản

B. nước ta giàu có về tài nguyên thủy sản

C. khí hậu có sự phân hóa Bắc – Nam

D. thuận lợi cho giao thông vận tải phát triển

Đáp án: Nước ta có hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nên thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam. Biểu hiện rõ nhất trong các thành phần tự nhiên là khí hậu và sự đa dạng của sinh vật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 38: Ý nghĩa của biển Đông đối với an ninh quốc phòng nước ta là:

A. Nước ta có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển

B. Thúc đẩy mở rộng, giao lưu hợp tác quốc tế bằng đường biển

C. Là một hướng chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

D. Là bàn đạp để nước ta tiến dần ra biển trong thời đại mới

Đáp án: Xác định từ khóa câu hỏi là ý nghĩa an ninh quốc phòng”:

Biển đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước: biển Đông rộng lớn với hàng ngàn hòn đảo và quần đảo tạo nên hệ thống tiền tiêu bảo vệ vùng đất liền nước ta. ⇒ đây là ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh quốc phòng của biển đông.

⇒ Nhận xét C đúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 39: Đây là cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam-pu-chia?

A. Hải Phòng

B. Cửa Lò

C. Rạch Giá

D. Cam Ranh

Đáp án: - Vùng Đông Bắc Cam-pu-chia có vị trí gần nhất với cảng Cam Ranh (thuộc duyên hải Nam Trung Bộ).

- Cảng Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng nằm ở vị trí cách xa Đông Bắc Cam-pu-chia hơn

→ loại trừ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 40: Cam Ranh là Cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng nào dưới đây?

A. Đông Bắc Cam-pu-chia.

B. Đông Bắc Lào.

C. Tây Nam Trung Quốc.

D. Đông Thái Lan.

Đáp án: Vùng Đông Bắc Cam-pu-chia có vị trí gần nhất với cảng Cam Ranh (thuộc duyên hải Nam Trung Bộ). Cam Ranh là Cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam-pu-chia.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 41: Ở nước ta, loại tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức là

A. tài nguyên đất.

B. tài nguyên biển.

C. tài nguyên rừng.

D. tài nguyên khoáng sản.

Đáp án: - Trong xu thế toàn cầu hóa thì tài nguyên biển có vai trò quan trọng nhất để nước ta mở rộng giao lưu, hợp tác với thế giới thông qua các tuyến hàng hải quốc tế.

+ Vùng biển nước ta còn rất giàu tiềm năng.

-  Tài nguyên đất, rừng, khoáng sản đang bị cạn kiệt dần do khai thác quá mức ⇒ trong tương lai không có nhiều triển vọng khai thác lớn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 42: Nước ta tài nguyên biển là tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng

A. biển Đông rất rộng và sâu khó khai thác.

B. chưa được chú ý đúng mức.

C. đã khai thác quá mức.

D. có nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm nước.

Đáp án: Trong xu thế toàn cầu hóa thì tài nguyên biển có vai trò quan trọng nhất để nước ta mở rộng giao lưu, hợp tác với thế giới. Vùng biển nước ta còn rất giàu tiềm năng về nguồn tài nguyên, từ khoáng sản, thủy sản đến du lịch và giao thông vận tải biển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 43: Đâu là nguồn lực tạo điều kiện để nước ta mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới?

A. Chính sách đổi mới của nhà nước trong thời kì mới.

B. Nền kinh tế trong nước phát triển.

C. Vị trí địa lí thuận lợi

D. Tài nguyên giàu có, nguồn lao động dồi dào

Đáp án: Xác định từ khóa câu hỏi: “tạo điều kiện” - -

- Nước ta có vị trí địa lí đặc biệt: gần các tuyến giao thông quốc tế, giáp biển đại dương rộng lớn, nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động của thế giới ⇒ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 44: Vị trí địa lí nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi để

A. nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á.

B. nước ta mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới.

C. nước ta tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn.

D. nước ta có tài nguyên giàu có, nguồn lao động dồi dào.

Đáp án: Vị trí địa lí nước ta tiếp giáp biển đại dương rộng lớn, nằm gần các tuyến hàng hải và hàng không quốc tế,  trong khu vực phát triển kinh tế năng động của thế giới

⇒ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới, đặc biệt giao lưu bằng đường biển và đường hàng không.

Đáp án cần chọn là: B

Tài liệu có 25 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống