45 câu Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 10 có đáp án 2023: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Tải xuống 8 5.4 K 47

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 8 trang gồm 45 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Địa Lí 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa Lí 12.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 8 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 45 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 10 có đáp án: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa – Địa Lí lớp 12:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ LỚP 12

Bài giảng Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)

BÀI 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA - PHẦN 2

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta?

A. Đất feralit trên đá badan.

B. Đất fealit trên các loại đá khác.

C. Đất phù sa sông.

D.. Đất phèn.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11:

B1. Nhận biết kí hiệu các nhóm đất ở bảng chú giải.

B2. Quan sát thấy kí hiệu của nhóm đất feralit trên các loại đá khác được thể hiện phổ biến nhất

⇒ Loại đất chiếm diện tích lớn nhất là: đất feralit trên các loại đá khác.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Hệ sinh thái rừng đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là:

A. rừng nhiệt đới ẩm gió mùa thường xanh.

B rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

C .rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.

D .rừng thưa nhiệt đới khô.

Đáp án: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất

A. công nghiệp.

B. nông nghiệp.

C. du lịch.

D .giao thông vận tải.

Đáp án: Hoạt động kinh tế phụ thuộc nhiều nhất vào điều kiện tự nhiên (đặc biệt khí hậu) là nông nghiệp.

⇒ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Hoạt động ngoại lực đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại là

A. xâm thực - mài mòn.

B. xâm thực - bồi tụ.

C. xói mòn - rửa trôi.

D.  mài mòn - bồi tụ.

Đáp án: Quá trinh xâm thực – bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Feralit là loại đất chính ở Việt Nam vì, nước ta

A. .có địa hình chủ yếu là đồi núi, chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ.

B. có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.

C. có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa lớn theo mùa

D .trong năm có hai mùa mưa, khô rõ rệt

Đáp án: - Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm.

- Đất feralit tập trung chủ yếu ở các vùng đồi núi, quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp

Nước ta có:

- Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Địa hình 3/4 là đồi núi trong đó chủ yếu là đồi núi thấp (chiếm khoảng 65%)

⇒ Vì vậy, đất feralit chiếm diện tích nhiều nhất và là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn, dốc là

A. hình dáng và lãnh thổ địa hình.

B. khí hậu và địa hình.

C. hình dáng và khí hậu.

D. địa hình và sinh vật, thổ nhưỡng.

Đáp án: - Lãnh thổ nước ta kéo dài, hẹp ngang.

⇒ sông ngòi nước ta chủ yếu là sông nhỏ, ngắn.

-  Địa hình: phía Tây là dải đồi núi cao và trung bình, phía Đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.

⇒ sông ngòi ngắn, dốc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Khu vực có chế độ nước sông chênh lệch rất lớn giữa mùa lũ và mùa cạn ở nước ta là

A .Tây Bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. cực Nam Trung Bộ.                                              

D. Tây Nguyên.

Đáp án: Vùng Tây Nguyên có sự phân hóa mưa – khô sâu sắc

⇒ Chế độ nước sông chênh lệch rất lớn giữa mùa lũ và cạn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Biện pháp nào không thích hợp để hạn chế tính thất thường của khí hậu tới sản xuất nông nghiệp ở nước ta?

A. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.

B. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí.

C. Làm tốt công tác dự báo thời tiết.

D. Tích cực làm công tác thuỷ lợi, trồng rừng.

Đáp án: Tính thất thường của các yếu tố thời tiết khí hậu gây nên các khó khăn như thiên tai hạn hán, bão lũ, sâu bệnh, dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, công tác phòng chống thiên tai…

⇒ Các biện pháp: chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, công tác dự báo thời tiết,  phát triển thủy lợi và trồng rừng sẽ giúp khắc phục những khó khăn trên.

+ Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ với các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão lũ, hạn hán.
+ Dự báo thời tiết giúp nông dân chủ động có các biện pháp ứng phó với thời tiết (như phủ kín che chắn cho cây khỏi ảnh hưởng của sương muối và giá rét).

+ Phát triển thủy lợi và trồng rừng góp phần hạn chế bão lũ gây ngâp úng mùa màng, xói mòn sạt lở đất....
⇒ Loại đáp án B,C, D

- Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ chủ yếu nhằm tăng năng suất, sản lượng cây trồng, biện pháp này không thích hợp để hạn chế tính thất thường của thời tiết khí hậu.

⇒ Chọn đáp án A

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Ngành nào sau đây ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?

A. Lâm nghiệp.

B. Thủy sản.

C. Giao thông vận tải.

D. Công nghiệp chế biến.

Đáp án: - Các ngành: lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như: rừng, biển, nguồn lợi tôm cá, sông ngòi, địa hình….

⇒ Loại đáp án A, B, C

- Công nghiệp chế biến thuộc ngành công nghiệp, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa hơn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Nguyên nhân làm cho đất đai nước ta dễ bị suy thoái là

A. Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi thấp.

B. Địa hình nhiều đồi núi, mưa lớn và tập trung một mùa.

C. Mưa theo mùa, xói mòn nhiều, địa hình nhiều đồi núi.

D. Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi.

Đáp án: Biểu hiện của suy thoái đất đai rất đa dạng, bao gồm: xói  mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa, khô hạn, nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng, lầy hóa…

⇒  Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt ẩm dồi dào +   mưa nhiều +  địa hình đồi núi có độ dốc lớn  ⇒  quá trình phong hóa diễn ra mạnh, đất đai dễ bị rửa trôi, xói mòn; đối với vùng thấp trũng ngập nước đất bị lầy hóa, ngập úng,…

⇒ Nhận xét

Các đáp án A, B, C đều chưa đầy đủ

Ý A: địa hình đồi núi thấp chưa chính xác, vì trên địa hình độ dốc cao đất đai dễ bị rửa trôi hơn.

Ý B, C: chỉ đề cập tới địa hình đồi núi và tính chất mưa của khí hậu

⇒ Loại A, B, C

Ý D đúng và đẩy đủ nhất vì khí hậu nhiệt ẩm thúc đẩy quá trình phong hóa đất đai + địa hình đồi núi làm tăng cường xói mòn, rửa trôi đất; mưa theo mùa, mùa mưa nhiều đất đai dễ bị rửa trôi, mùa khô đất đai dễ bị hoang hóa, mặn hóa, phèn hóa...

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Chế độ nước của sông ngòi nước ta theo mùa, do:

A. trong năm có hai mùa mưa và khô.

B. độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều.

C. mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn.

D. đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn và mưa nhiều.

Đáp án: Nhịp điệu dòng chảy theo sát nhịp điệu mưa: mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô.

⇒ nước ta có sự phân hóa mùa mưa – khô sâu sắc, đặc biệt khu vực Nam Bộ

⇒ Chế đố nước sông ngòi theo mùa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Khó khăn lớn nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp là:

A. tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu.

B. sự khác nhau về đặc điểm khí hậu giữa các vùng.

C. khí hậu có một mùa mưa và một mùa khô.

D. sự phân hóa khí hậu theo chiều bắc nam.

Đáp án: Tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, phòng chống thiên tai, sâu bệnh trong sản xuất nông nghiệp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Hệ thống cây trồng của nước ta phong phú, đa dạng là do ảnh hưởng quyết định của nhân tố

A. địa hình.

B. đất.

C. khí hậu.

D. nguồn nước.

Đáp án: - Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ và độ ẩm cao, lượng mưa lớn ⇒ sinh vật phát triển phong phú.

- Khí hậu phân hóa theo độ cao và bắc nam, đông tây ⇒ tạo nên tính đa dạng trong thành phần loài sinh vật (nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc  làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại được biểu hiện:

A. hiện tượng xâm thực.

B. thành tạo địa hình cácxtơ.

C. hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất.

D. đất trượt, đá lở ở sườn dốc.

Đáp án: Phong hóa hóa học là quá trình làm biến đổi các thành phần của vật chất, xảy ra do các phản ứng hóa học.

⇒ Sự thành tạo địa hình cácxtơ là do nước mưa hòa tan đá vôi (CaC03)

⇒ B đúng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta là do ảnh hưởng của yếu tố

A. sự phân hoá theo mùa của khí hậu.

B. nhu cầu đa dạng của thị trường trong và ngoài nước.

C. lao động theo mùa vụ ở các vùng nông thôn.

D. thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm.

Đáp án: Tính mùa vụ là nét đặc trưng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

Mỗi loại cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu khác nhau, dẫn đến những mùa vụ khác nhau ⇒ mùa nào thức ấy. Mùa đông miền Bắc có rau màu vụ đông (bắp cải, xu hào, đào,lê, táo), mùa hè có hoa quả nhiệt đới: nhãn, vải, sầu riêng, chôm chôm....

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn, dốc là

A. hình dáng và lãnh thổ địa hình.

B. khí hậu và địa hình.

C. hình dáng và khí hậu.

D. địa hình và sinh vật, thổ nhưỡng.

Đáp án: - Lãnh thổ nước ta kéo dài, hẹp ngang.

⇒ sông ngòi nước ta chủ yếu là sông nhỏ, ngắn.

-  Địa hình: phía Tây là dải đồi núi cao và trung bình, phía Đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.

⇒ sông ngòi ngắn, dốc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Khu vực có chế độ nước sông chênh lệch rất lớn giữa mùa lũ và mùa cạn ở nước ta là

A. Tây Bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. cực Nam Trung Bộ.                                              

D. Tây Nguyên.

Đáp án: Vùng Tây Nguyên có sự phân hóa mưa – khô sâu sắc

⇒ Chế độ nước sông chênh lệch rất lớn giữa mùa lũ và cạn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Biện pháp nào không thích hợp để hạn chế tính thất thường của khí hậu tới sản xuất nông nghiệp ở nước ta?

A. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.

B. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí.

C. Làm tốt công tác dự báo thời tiết.

D. Tích cực làm công tác thuỷ lợi, trồng rừng.

Đáp án: Tính thất thường của các yếu tố thời tiết khí hậu gây nên các khó khăn như thiên tai hạn hán, bão lũ, sâu bệnh, dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, công tác phòng chống thiên tai…

⇒ Các biện pháp: chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, công tác dự báo thời tiết,  phát triển thủy lợi và trồng rừng sẽ giúp khắc phục những khó khăn trên.

+ Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ với các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão lũ, hạn hán.
+ Dự báo thời tiết giúp nông dân chủ động có các biện pháp ứng phó với thời tiết (như phủ kín che chắn cho cây khỏi ảnh hưởng của sương muối và giá rét).

+ Phát triển thủy lợi và trồng rừng góp phần hạn chế bão lũ gây ngâp úng mùa màng, xói mòn sạt lở đất....
⇒ Loại đáp án B,C, D

- Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ chủ yếu nhằm tăng năng suất, sản lượng cây trồng, biện pháp này không thích hợp để hạn chế tính thất thường của thời tiết khí hậu.

⇒ Chọn đáp án A

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Ngành nào sau đây ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?

A. Lâm nghiệp.

B. Thủy sản.

C. Giao thông vận tải.

D. Công nghiệp chế biến.

Đáp án: - Các ngành: lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như: rừng, biển, nguồn lợi tôm cá, sông ngòi, địa hình….

⇒ Loại đáp án A, B, C

- Công nghiệp chế biến thuộc ngành công nghiệp, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa hơn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Nguyên nhân làm cho đất đai nước ta dễ bị suy thoái là

A. Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi thấp.

B. Địa hình nhiều đồi núi, mưa lớn và tập trung một mùa.

C. Mưa theo mùa, xói mòn nhiều, địa hình nhiều đồi núi.

D. Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi.

Đáp án: Biểu hiện của suy thoái đất đai rất đa dạng, bao gồm: xói  mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa, khô hạn, nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng, lầy hóa…

⇒  Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt ẩm dồi dào +   mưa nhiều +  địa hình đồi núi có độ dốc lớn  ⇒  quá trình phong hóa diễn ra mạnh, đất đai dễ bị rửa trôi, xói mòn; đối với vùng thấp trũng ngập nước đất bị lầy hóa, ngập úng,…

⇒ Nhận xét

Các đáp án A, B, C đều chưa đầy đủ

Ý A: địa hình đồi núi thấp chưa chính xác, vì trên địa hình độ dốc cao đất đai dễ bị rửa trôi hơn.

Ý B, C: chỉ đề cập tới địa hình đồi núi và tính chất mưa của khí hậu

⇒ Loại A, B, C

Ý D đúng và đẩy đủ nhất vì khí hậu nhiệt ẩm thúc đẩy quá trình phong hóa đất đai + địa hình đồi núi làm tăng cường xói mòn, rửa trôi đất; mưa theo mùa, mùa mưa nhiều đất đai dễ bị rửa trôi, mùa khô đất đai dễ bị hoang hóa, mặn hóa, phèn hóa...

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21: Yếu tố nào không phải là thế mạnh của mạng lưới sông ngòi vùng đồng bằng sông Cửu Long:

A. phát triển công nghiệp thuỷ điện.

B. trồng lúa nước và cây ăn quả

C. phát triển giao thông và du lịch sông nước

D. chăn nuôi thuỷ sản nước mặn, nước lợ   

Câu 22: Bảng số liệu:

                                     Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của thành phố Cần Thơ (°C)

 

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

TP Cần Thơ

26

27

28

30

29

29

28

28

28

28

28

27

Nhiệt độ trung bình năm của thành phố Cần Thơ (°C) là:

A.   6                           

B. 27                     

C. 28                     

D. 29

Câu 23: Nguồn thuỷ năng trên hệ thống sông vùng nào hiện nay được khai thác tích cực nhất?

A. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Bắc         

B. Đông Nam Bộ và Tây Bắc

C. Tây Nguyên và Nam Trung Bộ                        

D. Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng

Câu 24: Nguồn nước đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho cư dân đô thị hoặc các khu công nghiệp ở nước ta là:

A. Sông suối                                              

B. Hồ thuỷ lợi

C. Nước ngầm                                           

D. Nước mưa

Câu 25: Tính chất nào sau đây không phải là đặc điểm của sông ngòi Duyên hải miền Trung?

A.  Lòng sông cạn và nhiều cồn cát                     

 B. lũ lên xuống chậm và kéo dài

C. dòng sông ngắn và dốc                           

D. chế độ nước thất thường    

Cho Bảng: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của Hà Nội

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhiệt độ (0C)

16,4

17,0

20,2

23,7

27,3

28,8

28,9

28,2

27,2

24,6

21,4

18,2

Lượng mưa (mm)

18,6

26,2

43,8

90,1

188,5

230,9

288,2

318

265,4

130,7

43,4

23,4

 Câu 26: Hãy chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ và lượng mưa trung bình của Hà Nội.

A. Biểu đồ đường                                  

B. Biểu đồ cột            

C. Biểu đồ cột và đường                       

D. Biểu đồ cột nhóm

Câu 27: Biên độ nhiệt trung bình năm:

A. giảm dần từ Bắc vào Nam.                            

B. tăng dần từ Bắc vào Nam

C. chênh lệch nhau ít giữa Bắc và nam.                

D. tăng, giảm tùy lúc.

Câu 28: Vùng có hệ thống đê điều phát triển nhất ở nước ta là:

A. Đồng bằng Sông Hồng.                    

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh        

D. Đồng bằng Bình - Trị - Thiên

 Câu 29: Trong những đặc điểm sau, đặc điểm nào không phù hợp với địa hình nước ta

A. phân bậc rõ rệt với hướng nghiêng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu.

B. có sự tương phản phù hợp giữa núi đồi, đồng bằng, bờ biển và đáy ven bờ.

C. địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. địa hình ít chịu tác động của các hoạt động kinh tế, xã hội.

Câu 30: Mạng lưới sông ngòi ở nước ta hoàn toàn không có nguồn thuỷ năng để khai thác thuộc vùng:

A. Đồng bằng sông Cửu Long.         

B. Bắc Trung Bộ.             

C. Nam Trung Bộ.                 

D. Đông Bắc.  

Câu 31: ở nước ta, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là

A. Rừng gió mùa thường xanh

B. Rừng rậm nhiệt đới ẩm là rộng thường xanh

C. Rừng gió mùa nửa rụng lá

D. Rừng thưa khô rựng lá

Câu 32: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta là

A. Làm giảm chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp

B. Làm cho sản xuất nông nghiệp mang tính đọc canh lúa nước

C. Làm năng suất nông nghiệp giảm

D. Làm tăng tính bấp bênh của sản xuất nông nghiệ

Câu 33: Biểu hiện của địa hình bị xâm thực mạnh ở miền núi là:

A. bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, đất trượt, đá lở

B. lũ quét tạo thành lượng bùn cát lớn

C. cấu trúc đa dạng                                   

D. núi trẻ, phân bậc rõ rệt

Câu 34: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta hiện tại là:

A. xâm thực - bồi tụ.

B. bồi tụ - xâm thực.                

C. bồi tụ.              

D. xâm thực

Câu 35: Dạng địa hình bị xâm thực mạnh ở miền núi nước ta là:

A. bào mòn, rửa trôi đất, làm trơ sỏi đá

B. tích tụ đất đá thành nón phóng vật ở chân núi

C. bề mặt có nhiều hẻm vực, khe sâu

D. tạo thành địa hình cácxtơ, nhiều nơi trơ sỏi đá, đồi thấp, thung lũng rộng

Câu 36: Đất feralit ở nước ta thường bị chua vì:

A. có sự tích tụ nhiều ôxít sắt .

B. có sự tích tụ nhiều ôxít nhôm .

C. mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan.

D. quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh.

Câu 37: Sự phân hoá lượng nước theo mùa là kết quả của:

A. Sự phân bố lượng mưa. 

B. Sự phân bố dân cư.

C. Sự phân bố các dạng địa hình. 

D. Sự phân bố của thảm thực vật.

Câu 38: thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất tới loại hoạt động

A. Sản xuất công nghiệp      

B. Sản xuất nông nghiệp

C. Thương mại      

D. Du lịch

Câu 39: Quá trình bồi tụ ở đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm vài chục mét, thường xuất hiện ở:

A. phía Đông Nam.       

B. phía Tây Nam.             

C. phía Bắc.

D. phía Tây Bắc        

Câu 40: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 11, vùng tập trung diện tích đát mặn có quy mô lớn nhất ở nước ta là

A. Đông Bắc     

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Duyên hải miền Trung     

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 41: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 11, hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là

A. Dất feralit trên đá badan, đất xám trên phù sa cổ

B. Đất phù sa sông, đát xám trên phù sa cổ

C. Đất phèn, đất feralit trên đá badan

D. Đất xám trên phù sa cổ, đát feralit trên đá vôi

Câu 42: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 11, phần lớn diện tích đất cát biển ở nước ta phân bố ở?

A. Đồng bằng Thanh- Nghệ-Tĩnh     

B. Đồng bằng ssong Hồng

C. Đồng bằng duyên hải miền Trung     

D. Đồng bằng sống Cửu Long

Câu 43: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 12, khu vực phân bố chủ yếu của loại bò tót thuộc phần khu vực địa lí động vật là

A. Khu Đông Bắc     

B. Khu Bắc Trung Bộ

C. Khu Trung Trung Bộ     

D. Khu Nam Trung B

Câu 44: Chế độ nước sông ở miền Bắc nước ta:

A. điều hòa quanh năm.                  

B. đóng băng vào mùa Đông.

C. lũ vào mùa mưa, mùa khô thiếu nước.      

D. lên xuống quanh năm.

 Câu 45: Loại đất nào đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm nhất là miền đồi núi?

A. Đất xám bạc màu.

B. Đất phù sa.            

C. Đất feralit.

D. Đất bazan.

 

 

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống