19 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 4 có đáp án 2023: Đấu tranh chống thực dân Pháp của Lào

Tải xuống 7 3.7 K 27

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 4: Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 7 trang gồm 19 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 4 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 4 có đáp án: Đấu tranh chống thực dân Pháp của Lào:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 11

Bài giảng Lịch sử 11 Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)

BÀI 4: PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA NHÂN DÂN LÀO ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Năm 1893 là năm đánh dấu sự kiện gì ở Lào?
A. kết thúc vai trò của giai cấp phong kiến.
B. quốc gia này thực sự biến thành thuộc địa của Pháp.
C. kết thúc các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược.
D. sự liên minh chặt chẽ với nhân dân Việt Nam chống Pháp xâm lược.
Đáp án:
Tiến hành đàm phán với Xiêm, Pháp đạt được Hiệp ước 1893, theo đó chính phủ
Xiêm thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào. Như vậy, Lào thực sự biến thành
thuộc địa của Pháp từ năm 1893.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu cho cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược
của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX?
A. Khởi nghĩa Ong kẹo
B. Khởi nghĩa Pu-côm-pô
C. Khởi nghĩa Com- ma-đam
D. Khởi nghĩa Pha- ca-đuốc
Đáp án:
Mở đầu cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào là cuộc khởi nghĩa do
Pha-ca-đuốc chỉ huy (1901-1903). Phong trào đã phát triển nhanh chóng, giải
phóng Xa-van-na-khét, mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Lào- Việt
Đáp án cần chọn là: D
 

Câu 3: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào trong những năm 1901-1903, do ai
chỉ huy?
A. Pha-ca-đuốc
B. Ong Kẹo và Com-ma-đam
C. Pu-côm-bô
D. Thiên hộ Dương
Đáp án:
Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào trong những năm 1901-1903, dưới sự chỉ
huy của Pha-ca-đuốc. Phong trào đã phát triển nhanh chóng, giải phóng Xa-vana-khét, mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Lào - Việt.
Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Trong những năm 1901-1937, ở Lào đã diễn ra phong trào đấu tranh
nào?
A. Khởi nghĩa của Pha-ca- đuốc
B. Khởi nghĩa của Ong kẹo và Com-ma-đam
C. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô
D. Khởi nghĩa của A-cha-xoa
Đáp án:
Trong những năm 1901-1937, ở trên cao nguyên Bô-lô-ven đã diễn ra cuộc khởi
nghĩa do Ong Kẹo và Com-ma-đam lãnh đạo, tiến hành chiến tranh du kích, gây
cho quân Pháp nhiều tổn thất
Đáp án cần chọn là: B
 

Câu 5: Cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bô-lô-ven ở Lào trong những năm
1901 - 1937 do ai lãnh đạo?
A. Pha-ca-đuốc
B. Ong Kẹo và Com-ma-đam
C. Pu-côm-bô
D. Thiên hộ Dương
Đáp án:
Cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bô-lô-ven ở Lào trong những năm 1901 - 1937
do Ong Kẹo và Com-ma-đam lãnh đạo.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Điều kiện khách quan thuận lợi nào tạo điều kiện cho thực dân Pháp tiến
hành xâm lược Lào vào cuối thế kỉ XIX?
A. Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên của Lào
B. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Pháp
C. Sự suy yếu khiến triều đình Luông Pha-bang phải thần phục Xiêm
D. Lào là thuộc địa của Xiêm
Đáp án:
Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến dần lâm vào tình trang khủng hoảng. Triều
đình Luông Pha-bang phải thần phục Xiêm. Đây chính là điều kiện khách quan
thuận lợi để thực dân Pháp có thể dễ dàng gây sức ép với triều đình Xiêm trong
việc trao đổi, thương lượng, hoàn thành việc biến Lào trở thành thuộc địa của
mình.
Đáp án cần chọn là: C
 

Câu 7: Kết quả lớn nhất mà cuộc khởi nghĩa Pha-ca-đuốc ở Lào mang lại là
A. Giải phóng Luông Phabang và mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới
Việt - Lào.

B. Giải phóng U-đông và mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Việt -
Lào.
C. Giải phóng cao nguyên Bôlaven và mở rộng hoạt động sang cả vùng biên
giới Việt - Lào.
D. Giải phóng Xavannakhet và mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới
Việt - Lào.
Đáp án:
Kết quả lớn nhất một cuộc khởi nghĩa mang lại là đã đáp ứng được ở mức độ
cao nhất giải quyết tình hình cụ thể của quốc gia lúc đó. Mâu thuẫn cơ bản trong
xã hội Lào lúc này là mâu thuẫn giữa nhân dân Lào với thực dân Pháp.
=> Kết quả lớn nhất của khởi nghĩa Pha-ca-đuốc là giải phóng được
Xavannakhet và mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Việt - Lào.
Đáp án cần chọn là: D
 

Câu 8: Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào đấu tranh chống thực dân
Pháp của nhân dân Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A. Đấu tranh chính trị
B. Đấu tranh ôn hòa
C. Đấu tranh vũ trang
D. Đấu tranh ngoại giao
Đáp án:
Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp
của nhân dân Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là đấu tranh vũ
trang. Trong bối cảnh thực dân Pháp sử dụng bạo lực để đàn áp, những cơ sở để
tiến hành một cuộc vận động cải cách chưa xuất hiện thì đấu tranh vũ trang vẫn
là hình thức đấu tranh duy nhất.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Đặc điểm trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của ba nước
Đông Dương là?
A. Đoàn kết với nhau cùng chống kẻ thù chung.
B. Tiến hành độc lập với nhau.
C. Hình thức đấu tranh phong phú.
D. Phong trào diễn ra lẻ tẻ
Đáp án:
Phong trào đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương tuy thất bại nhưng đã
thể hiện tinh thần yêu nước và tình đoàn kết của ba nước Đông Dương trong
cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.
Đáp án cần chọn là: A
 

Câu 10: Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu
tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX
– đầu thế kỉ XX?
A. Mang tính tự phát, giai cấp lãnh đạo thỏa hiệp với Pháp.
B. Lực lượng quân Pháp ở Đông Dương rất mạnh, đủ sức đàn áp phong trào
C. Thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn và thiếu tổ chức mạnh
D. Chưa có sự đoàn kết, phối hợp đấu tranh
Đáp án:
Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực
dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
do sự chênh lệch quá lớn về tương quan lực lượng. Thực dân Pháp có sức mạnh
của một nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, quân đội hùng mạnh, được trang bị vũ
khí hiện đại nên đủ sức đàn áp các phong trào đấu tranh thiếu trình độ tổ chức
của các nước Đông Dương
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Ý nào phản ánh không đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự thất bại
của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông
Dương cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Mang tính tự phát.
B. Lực lượng quân Pháp ở Đông Dương rất mạnh, đủ sức đàn áp phong trào.
C. Thiếu đường lối đúng đắn và thiếu tổ chức mạnh.
D. Chưa có sự đoàn kết, phối hợp đấu tranh.
Đáp án:
Nguyên nhân dẫn đến thất bại của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp
xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là:
- Nguyên nhân khách quan: lực lượng thực dân Pháp rất mạnh, đủ sức đàn áp
phong trào cách mạng ở Đông Dương.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Các phong trào mang tính tự phát.
+ Thiếu đường lối đúng đắn và thiếu tổ chức mạnh.
Đáp án cần chọn là: B
 

Câu 12: Kẻ thù chính của nhân dân Lào trong cuộc đấu tranh giành lại nền độc
lập dân tộc từ cuối thế kỉ XIX là
A. Pháp
B. Xiêm
C. Anh
D. Hà Lan

Đáp án:
Sau bản Hiệp ước năm 1893, Lào thực sự bị biến thành thuộc địa của Pháp. Do
đó kẻ thù chính của nhân dân Lào trong cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập dân
tộc từ cuối thế kỉ XIX là thực dân Pháp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Hiệp ước 1893 là kết quả của cuộc đàm phán giữa Pháp với
A. Chính phủ Xiêm.
B. Hoàng thân Campuchia.
C. Triều đình Luông Pha-bang.
D. Nhân dân Lào.
Đáp án:
- Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến suy yếu Lào phải thuần phục Xiêm.
- Năm 1893, Pháp tiến hành đàm phán với chính phủ Xiêm thừa nhận quyền cai
trị của Pháp ở Lào. Lào chính thức biến thành thuộc địa của Pháp.
Đáp án cần chọn là: A
 

Câu 14: Sự kiện nào đánh dấu cuối thế kỉ XIX Lào bị biến thành thuộc địa của
thực dân Pháp?
A. Pháp gây sức ép với triều đình Luông Pha-bang phải công nhận nền thống
trị của Pháp
B. Pháp kí với triều đình Luông Pha-bang Hiệp ước 1893
C. Pháp kí với Xiêm Hiệp ước 1893
D. Pháp kí với triều đình Luông Pha-bang Hiệp ước 1884
Đáp án:
Giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến suy yếu Lào phải thần phục Xiêm. Năm
1893, Pháp tiến hành đàm phán với Xiêm. Theo đó chính phủ Xiêm thừa nhận
quyền cai trị của Pháp ở Lào. Lào chính thức biến thành thuộc địa của Pháp
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Năm 1893, sự kiện nào đã diễn ra liên quan đến vận mệnh của nước
Lào?
A. Chính phủ Xiêm kí Hiệp ước thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào.
B. Các đoàn thám hiểm của Pháp bắt đầu xâm nhập nước Lào.
C. Nghĩa quân của Pha-ca-đuốc giải phóng được tỉnh Xavannakhet.
D. Nghĩa quân Pha-ca-đuốc quyết định lập căn cứ tại tỉnh Xavannakhet.
Đáp án:
Tiến hành đàm phán với Xiêm, Pháp đạt được Hiệp ước 1893, theo đó chính phủ
Xiêm thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào. Như vậy, Lào thực sự biến thành
thuộc địa của Pháp từ năm 1893.

Đáp án cần chọn là: A 

Câu 16: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những cuộc khởi nghĩa của nhân dân
Lào bùng nổ đầu thế kỉ XX là
A. Ách nô dịch tàn bạo của thực dân Pháp.
B. Ách áp bức bóc lột nặng nề của chế độ phong kiến.
C. Giai cấp phong kiến câu kết với thực dân Pháp.
D. Nhân dân bất bình trước thái độ nhu nhược của triều đình phong kiến.
Đáp án:
Ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp đã gây nên nỗi bất bình trong các tầng
lớp nhân dân. Nhiều cuộc đấu tranh bất khuất của nhân dân Pháp đã nổ ra trong
cả nước.
=> Chính sách thống trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp là nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến các phong trào đấu tranh ở Lào đầu thế kỉ XX.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến thất bại của phong trào đấu
tranh chống thực dân Pháp ở Lào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Phong trào thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức vững vàng.
B. Tương quan lực lượng lớn giữa nhân dân và thực dân Pháp.
C. Không có sự đoàn kết chiến đấu giữa các phong trào trong cả nước.
D. Có sự đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.
Đáp án:
Nguyên nhân khiến cho cuộc đấu tranh của nhân dân Lào cuối thế kỉ XIX - đầu
thế kỉ XX thất bại là do các phong trào thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất
với đường lối đấu tranh đúng đắn. Các phong trào còn mang tính tự phát, lẻ tẻ,
lực lượng của quần chúng nhân dân còn yếu nên thực dân Pháp có thể dễ dàng
đàn áp.
Sự đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương không phải nguyên nhân thất
bại mà ngược lại, các phong trào có sự đoàn kết giữa ba nước đã gây cho thực
dân Pháp nhiều khó khăn.
Đáp án cần chọn là: D
 

Câu 18: Đâu không phải là ý kiến đúng khi nhận xét về phong trào đấu tranh
chống thực dân Pháp của nhân dân Lào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
A. Diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng còn mang tính tự phát
B. Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang
C. Lãnh đạo là các sĩ phu yêu nước và nông dân
D. Phong trào có sự liên kết chặt chẽ với cuộc đấu tranh chống Pháp của
nhân dân Campuchia

Đáp án:
Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào cuối thế kỉ XIX - đầu thế
kỉ XX do các sĩ phu yêu nước và nông dân lãnh đạo. Hình thức đấu tranh chủ
yếu là khởi nghĩa vũ trang. Phong trào diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng còn mang
tính tự phát và đều bị thực dân Pháp đàn áp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Tham vọng của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược
Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Biến Đông Dương thành nơi cung cấp những nguồn lực, thị trường tiêu
thụ hàng hoá của Pháp; đe dọa Trung Quốc
B. Mở rộng hệ thống thuộc địa, tăng nguồn thu cho Pháp
C. Biến Đông Dương thành nơi cung cấp những nguồn lực, thị trường tiêu
thụ của Pháp; căn cứ để tiến vào phía Nam Trung Hoa và hạn chế ảnh
hưởng của Anh ở khu vực
D. Ngăn chặn ảnh hưởng của các nước tư bản khác vào khu vực Đông Nam
Á
Đáp án:
Trong bối cảnh thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ, thôn tính
được nhiều vùng đất ở Đông Nam Á thì thực dân Pháp phải nhanh chóng tiến
hành chiến tranh xâm lược Đông Dương để biến Đông Dương thành nơi cung
cấp những nguồn lực, thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp; làm căn cứ để tiến
vào phía Nam Trung Hoa và hạn chế ảnh hưởng của Anh ở khu vực
Đáp án cần chọn là: C
 

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống