18 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 5 có đáp án 2023: Mĩ Latinh

Tải xuống 8 7.1 K 22

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 5: Mĩ Latinh chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 8 trang gồm 18 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 5 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 5 có đáp án: Mĩ Latinh:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 11

Bài giảng Lịch sử 11 Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)

BÀI 5: MĨ LATINH

Câu 1: Nguyên nhân bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh
vào đầu thế kỉ XIX là?
A. Chủ nghĩa thực dân hứa hẹn trao trả nền độc lập cho Mĩ Latinh nhưng lại
không thực hiện.
B. Chủ nghĩa thực dân thiết lập chế độ thống trị phản động, dã man, tàn khốc.
C. Giai cấp tư sản lớn mạnh lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh.
D. Tác động của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
Đáp án:
Từ cuối thế kỉ XVI, XVII, đa số các nước Mĩ Latinh lần lượt biến thành thuộc địa
của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Chủ nghĩa thực dân thiết lập ở đây chế độ thống
trị phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc. Vì vậy, cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh diễn ra quyết liệt.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Từ đầu thế kỉ XX, Mĩ đã thực hiện chính sách đối ngoại gì với các nước Mĩ
Latinh?
A. Ngoại giao đồng đô la
B. Cái gậy lớn
C. Cái gậy và củ cà rốt
D. Cái gậy lớn và ngoại giao đồng đô la
Đáp án:
Từ đầu thế kỉ XX, Mĩ đã áp dụng chính sách ngoại giao “Cái gậy lớn” và “Ngoại
giao đồng đô la”. “Cái gậy lớn” là một kiểu chính sách ngoại giao trong quan hệ
quốc tế nhằm làm thay đổi hành vi của các nước nhỏ hơn. “'Cây gậy” tượng trưng
cho sự đe dọa trừng phạt. Kiểu chính sách này phải luôn hội tụ đủ ba yếu tố: yêu
cầu thay đổi, quyền lợi nếu thay đổi, biện pháp trừng phạt. Còn bản chất của
“Ngoại giao bằng đồng đô la” là thông qua viện trợ kinh tế, tiền tệ và đầu tư để
bành trướng ra bên ngoài, lôi kéo các nước vào quỹ đạo của mình.
Đáp án cần chọn là: D
 

Câu 3: Học thuyết của Mĩ về châu Mĩ Latinh có tên gọi là
A. Học thuyết Mơnrô
B. Học thuyết đôminô
C. Học thuyết Aixenhao
D. Học thuyết Truman

Đáp án:
Năm 1823, vì muốn độc chiếm khu vực Mĩ Latinh giàu có, Mĩ đã đưa ra học thuyết
Mơn-rô: “châu Mĩ của người châu Mĩ”.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Ý nào sau đây không phản ánh đúng tham vọng của Mĩ trong việc thành lập
tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” năm 1889?
A. Tiếp tục bành trướng ở khu vực Mĩ Latinh
B. Đoàn kết với các nước châu Mĩ để cùng phát triển
C. Lấy danh nghĩa đoàn kết với các nước châu Mĩ nhằm biến khu vực Mĩ
Latinh thành “sân sau” của đế quốc Mĩ
D. Độc chiếm vùng lãnh thổ giàu có ở Mĩ Latinh
Đáp án:
“Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” (gọi tắt là Liên Mĩ) được thành
lập năm 1889, do các nhà chính trị, tư tưởng, xã hội Mĩ tuyên truyền rộng rãi. Theo
họ, đây là tư tưởng thống nhất quyền lợi và đoàn kết giữa các nước châu Mĩ, dựa
trên quan điểm cho rằng những nước này giống nhau về nhân chủng, kinh tế và văn
hóa. Nước Mĩ lợi dụng tư tưởng này để che giấu những chính sách bành trướng thế
lực của mình ở khu vực Mĩ La-tinh. Mĩ tuyên truyền học thuyết này cũng nhằm
chống lại cuộc đấu tranh của các dân tộc khu vực Mĩ La-tinh giành độc lập dân tộc
và tự do phát triển kinh tế, chính trị theo xu hướng tiến bộ (vì đã giống nhau về
nhân chủng, kinh tế và văn hóa thì không nên đấu tranh, chống lại nhau). Học
thuyết này phục vụ cho lợi ích của Mĩ, không phải để đoàn kết các nước châu Mĩ
cùng phát triển.
Đáp án cần chọn là: B
 

Câu 5: Mục đích của Mĩ trong việc đề xướng học thuyết “Châu Mĩ của người châu
Mĩ” ở thế kỉ XIX là
A. Giúp đỡ nhân dân các nước Mĩ Latinh
B. Vì quyền lợi của mọi công dân Mĩ Latinh
C. Bảo vệ độc lập, chủ quyền cho các nước Mĩ Latinh
D. Độc chiếm khu vực Mĩ Latinh, biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ
Đáp án:
Năm 1823, vì muốn độc chiếm khu vực Mĩ Latinh và biến nơi này trở thành “sân
sau” của mình. Mĩ đã đưa ra học thuyết Mơn-rô: “châu Mĩ của người châu Mĩ”.
Theo Mĩ, đây là tư tưởng thống nhất quyền lợi và đoàn kết giữa các nước châu Mĩ,
dựa trên quan điểm cho rằng những nước này giống nhau về nhân chủng, kinh tế

và văn hóa.Nước Mĩ lợi dụng tư tưởng này để che giấu những chính sách bành
trướng thế lực của mình ở khu vực Mĩ La-tinh. Mĩ tuyên truyền học thuyết này
cũng nhằm chống lại cuộc đấu tranh của các dân tộc khu vực Mĩ La-tinh giành độc
lập dân tộc và tự do phát triển kinh tế, chính trị theo xu hướng tiến bộ (vì đã giống
nhau về nhân chủng, kinh tế và văn hóa thì không nên đấu tranh, chống lại nhau).
Học thuyết này phục vụ cho lợi ích của Mĩ, không phải để đoàn kết các nước châu
Mĩ cùng phát triển.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ
độc tài thân Mĩ phản ánh hình thái nào của chủ nghĩa thực dân?
A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ
B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới
C. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
D. Chủ nghĩa đế quốc
Đáp án:
Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài
thân Mĩ là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Đó là một hình thái không
cai trị trực tiếp mà chỉ cai trị gián tiếp thông qua một chính quyền tay sai và tạo ra
sự ràng buộc về kinh tế - quân sự.
Đáp án cần chọn là: B
 

Câu 7: Mĩ đưa ra và thực hiện học thuyết Mơn - rô (1823) nhằm mục đích gì?
A. Ngăn chặn các nước châu Âu tái thiết lập thuộc địa ở châu Mĩ để Mĩ có thể
độc chiếm khu vực này
B. Tiếp tục bành trướng ở khu vực Mĩ Latinh
C. Đoàn kết với các nước châu Mĩ để cùng phát triển
D. Lấy danh nghĩa đoàn kết với các nước châu Mĩ nhằm biến khu vực Mĩ
Latinh thành “sân sau” của đế quốc Mĩ
Đáp án:
Học thuyết Mơn-rô với khẩu hiệu “châu Mĩ của người châu Mĩ” được đề ra trong
bối cảnh Liên minh thần thánh gồm Nga, Áo, Phổ tuyên bố ý định muốn khôi phục
các thuộc địa cũ của Tây Ban Nha ở châu Mĩ. Do đó học thuyết Mơn-rô thực chất
là một biện pháp để ngăn chặn ảnh hưởng của các nước châu Âu vào khu vực, biến
Mỹ thành “người bảo trợ” duy nhất cho an ninh và sự ổn định của khu vực Tây bán
cầu
Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Chính sách đối ngoại nào của các nước tư bản Âu – Mĩ thế kỉ XIX đã ảnh
hưởng trực tiếp tới các nước Á, Phi, Mĩ Latinh?
A. Chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác lẫn nhau về kinh tế.
B. Thực hiện tăng cường hợp tác, giao lưu về chính trị, quân sự.
C. Tiến hành liên kết thành lập các liên minh chính trị, quân sự.
D. Đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Đáp án:
Trong bối cảnh từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển dần từ giai đoạn tự do
cạnh tranh lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thị
trường, nhân công tăng cao trong khi những nguồn lực trong nước không thể đáp
ứng đủ. Do đó biện pháp hàng đầu trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản
Âu - Mĩ là đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. Các nước Á, Phi,
Mĩ Latinh là những vùng giàu tài nguyên thiên nhiên, thị trường rộng lớn, nhân
công giá rẻ đã nhanh chóng trở thành đối tượng xâm lược và hầu hết đều bị biến
thành thuộc địa của các nước tư bản Âu – Mĩ
Đáp án cần chọn là: D
 

Câu 9: Sau khi giành được độc lập, vấn đề quan trọng nhất mà nhân dân Mĩ Latinh
phải tiếp tục đối mặt là
A. Tình trạng nghèo đói
B. Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo
C. Kinh tế, xã hội lạc hậu
D. Chính sách bành trướng của Mĩ
Đáp án:
Sau khi giành độc lập, nhiều nước Mĩ Latinh đã có những tiến bộ về kinh tế, xã
hội. Tuy nhiên, nhân dân khu vực Mĩ Latinh còn phải tiếp tục đấu tranh chống lại
chính sách bành trường của Mĩ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” của Mĩ thực chất là
A. Dùng sức mạnh kinh tế, ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc Mĩ
B. Dùng sức mạnh quân sự, ngoại giao ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc

C. Dùng sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao ép các nước Mĩ Latinh
phải phụ thuộc vào Mĩ
D. Dùng sức mạnh của đồng đôla để chia các nước Mĩ Latinh, từ đó ép các
nước này phải phụ thuộc Mĩ

Đáp án:
- Chính sách “Ngoại giao bằng đồng đô la”: Chính sách của Mĩ trong quan hệ đối
ngoại, nhằm thông qua viện trợ kinh tế, tiền tệ và đầu tư để bành trướng ra bên
ngoài, lôi kéo các nước vào quỹ đạo của mình.
Thuật ngữ “Ngoại giao bằng đồng đô la” được bắt đầu sử dụng dưới thời Tổng
thống Mĩ William Howard Taft, (1909-1913) trong việc tăng cường ảnh hưởng của
Mĩ sang các nước Mĩ La-tinh và được các tổng thống kế nhiệm thực hiện.
- Chính sách “Cái gậy lớn” (còn được gọi là “Cái gậy lớn và củ cà rốt”): Chính
sách đối ngoại của các nước đế quốc, đặc biệt là Mĩ dựa trên thế mạnh để bắt nạt
các nước nhỏ, song lại tỏ ra “nhân đạo”, như hỗ trợ kinh tế, viện trợ đô la, giúp đỡ
để mà ràng buộc chặt chẽ hơn. Đây là trò lừa bịp, che đậy dã tâm xâm lược của chủ
nghĩa đế quốc, bị nhân dân thế giới lên án. Từ cuối thế kỉ XIX, để gạt bỏ bỏ ảnh
hưởng của các nước châu Âu khỏi khu vực Mĩ Latinh và thực hiện chủ trương
“Châu Mĩ của người châu Mĩ”, các đời tổng thống Mĩ đã đưa ra nhiều chính sách,
trong đó có chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đô la”.
=> Thực chất của chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” là dùng sức
mạnh kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc
vào Mĩ.
Đáp án cần chọn là: C
 

Câu 11: Khu vực Mĩ Latinh bao gồm những vùng nào của châu Mĩ?
A. Toàn bộ khu vực phía Tây của châu Mĩ
B. Toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ
C. Trung Mĩ, Nam Mĩ một phần Bắc Mĩ và những quần đảo thuộc vùng biển
Caribê
D. Bắc Mĩ, Trung Mĩ, một phần Nam Mĩ
Đáp án:
Khu vực Mĩ Latinh bao gồm Trung Mĩ, Nam Mĩ một phần Bắc Mĩ (Mêhicô) và
những quần đảo thuộc vùng biển Caribê
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Những nước thực dân phương Tây nào đã thống trị các nước Mĩ Latinh từ
thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII?
A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
B. Pháp, Bồ Đào Nha
C. Anh, Tây Ban Nha
D. Đức, Hà Lan

Đáp án:
Từ thế kỉ XVI- XVII, đa số các nước Mĩ Latinh lần lượt biến thành thuộc địa của
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh được thành lập năm 1804 là
A. Pêru
B. Ha-i-ti
C. Mêhicô
D. Ác-hen-ti-na
Đáp án:
Năm 1804, cuộc đấu tranh của nhân dân Ha-i-ti giành được thắng lợi. Ha-i-ti trở
thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh.
Đáp án cần chọn là: B
 

Câu 14: Điểm nổi bật trong chính sách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ
Đào Nha ở khu vực Mĩ Latinh là
A. Thiết lập chế độ thống trị phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc
B. Thi hành chính sách thực dân mới, trao quyền cho người bản xứ
C. Lôi kéo lực lượng tay sai, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc
D. Thành lập các tổ chức chính trị, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc
Đáp án:
Từ thế kỉ XVI, XVII, đa số các nước Mĩ Latinh lần lượt biến thành thuộc địa của
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Chủ nghĩa thực dân thiết lập ở đây chế độ thống trị
rất phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc. Mâu thuẫn giữa các dân tộc ở
Mĩ Latinh với thực dân phương Tây phát triển gay gắt đã thúc đẩy phong trào giải
phóng ở đây diễn ra quyết liệt
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Chính sách mà Mĩ đã thực hiện ở khu vực Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XX là
biểu hiện của
A. Chủ nghĩa thực dân mới
B. Chủ nghĩa thực dân cũ
C. Sự đồng hóa dân tộc
D. Sự nô dịch văn hóa
Đáp án:
- Những chính sách Mĩ thực hiện ở khu vực Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XX là:

+ Mĩ âm mưu biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.
+ Để thực hiện được âm mưu của mình, Mĩ đã đưa ra thủ đoạn tuyên truyền học
thuyết: “Châu Mĩ của người châu Mĩ” (1823), thành lập “Liên minh dân tộc các
nước cộng hòa châu Mĩ” (Liên Mĩ )dưới sự chỉ huy của Oa-sinh-tơn.
+ Năm 1898 Mĩ hất cẳng Tây Ban Nha (người châu Âu) khởi châu Mĩ.
+ Đầu thế kỉ XX, dùng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đô la” để khống
chế khu vực này.
=> Từ những chính sách trên, Mĩ Latinh trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
- Vậy, chủ nghĩa thực dân kiểu mới là gì?
+ Về bản chất, so với chủ nghĩa thự dân cũ thì chủ nghĩa thực dân mới không có gì
khác nhau. Cả hai đều nhằm mục đích duy trì ách áp bức, bóc lột các nước chậm
phát triển. Tuy nhiên về mục tiêu mang tính chiến lược và hình thức biểu hiện của
chủ nghĩa thực dân mới có những điểm dị biệt.
+ Về mục tiêu chiến lược, chủ nghĩa thực dân mới đưa ra hai điểm chủ yếu:
Duy trì sự bóc lột ở các nước thuộc địa, phụ thuộc, chậm phát triển (về tài nguyên
thiên nhiên, nhân công rẻ mạt), biến các nước này thành nơi đầu tư và tiêu thụ
hàng hóa cho các công ty tư bản và tiếp theo là các nước này hòa nhập vào hệ
thống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Ngăn chặn các nước mới giải phóng tiến vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội.
=> Hai mục tiêu chiến lược này thể hiện hai mặt chính trị và kinh tế của chủ nghĩa
đế quốc và có liên quan mật thiết với nhau, đạt được mục tiêu này tất yếu phải đạt
được mục tiêu còn lại.
Như vậy, những chính sách mà Mĩ thực hiện ở Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XX là biểu
hiện của chủ nghĩa thực dân mới.
Đáp án cần chọn là: A
 

Câu 16: Tại sao lại gọi là khu vực Mĩ Latinh?
A. Chủ yếu là thuộc địa của Pháp, nói ngữ hệ Latinh
B. Chủ yếu là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nói ngữ hệ Latinh
C. Ngữ hệ Latinh là ngôn ngữ bản địa
D. Chủ yếu là thuộc địa của Anh, nói ngữ hệ Latinh
Đáp án:
Đến cuối thế kỉ XVIII, hầu hết khu vực Trung và Nam Mĩ đều là thuộc địa của
thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Do thời gian thống trị dài nên hầu hết dân

cư ở đây đều nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha- ngôn ngữ thuộc ngữ hệ
Latinh. Vì vậy khu vực này được gọi là Mĩ Latinh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của
khu vực Mĩ la tinh với châu Á và châu Phi trong thế kỉ XIX là gì?
A. Kẻ thù
B. Phương pháp đấu tranh
C. Mục tiêu
D. Kết quả
Đáp án:
Sự phát triển của mâu thuẫn dân tộc đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh ở châu
Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Ngay từ đầu thế kỉ XIX, nhiều quốc gia ở khu
vực đã lật đổ nền thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, giành lại
nền độc lập dân tộc. Còn ở khu vực châu Á và châu Phi, các phong trào đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân diễn ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại. Đây chính là
điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của khu vực
Mĩ la tinh với châu Á và châu Phi trong thế kỉ XIX
Đáp án cần chọn là: D
 

Câu 18: Đến đầu thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực
Mĩ Latinh có gì khác so với châu Phi?
A. Chưa giành được thắng lợi
B. Nhiều nước giành được độc lập
C. Trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ
D. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh.
Đáp án:
Sự phát triển của mâu thuẫn dân tộc đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh ở châu
Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Ngay từ đầu thế kỉ XIX, nhiều quốc gia ở khu
vực Mĩ Latinh đã lật đổ nền thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha,
giành lại nền độc lập dân tộc.Còn ở khu vực châu Á và châu Phi, các phong trào
đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân diễn ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại. Đây
chính là điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của
khu vực Mĩ Latinh với châu Á và châu Phi trong thế kỉ XIX.
Đáp án cần chọn là: B
 

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống