19 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 4 có đáp án 2023: Đấu tranh chống thực dân Pháp của Campuchia

Tải xuống 7 4.5 K 31

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 4: Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 7 trang gồm 19 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Bài 4 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 4 có đáp án: Đấu tranh chống thực dân Pháp của Campuchia:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 11

Bài giảng Lịch sử 11 Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)

BÀI 4: PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA NHÂN DÂN CAMPUCHIA

Câu 1: Mở đầu cho phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia

A. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha
B. Khởi nghĩa của A-cha Xoa
C. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô
D. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc
Đáp án:
Mở đầu cho phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia là cuộc
khởi nghĩa lớn của Hoàng thân Si-vô-tha, kéo dài hơn 30 năm (1861 - 1892).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Campuchia chống thực dân Pháp trong
những năm 1863 – 1866 do ai lãnh đạo?
A. Pucômbô
B. Acha Xoa
C. Commađam
D. Sivôtha
Đáp án:
Trong những năm 1863 – 1866, cuộc khởi nghĩa do Acha Xoa lãnh đạo đã diễn
ra ở các tỉnh giáp với biên giới Việt Nam, gây cho Pháp nhiều tổn thất lớn.
Đáp án cần chọn là: B
 

Câu 3: Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha chống thực dân Pháp ở
Campuchia cuối thế kỉ XIX nổ ra mạnh nhất ở đâu?
A. Xiêm Riệp và U-đông
B. U-đông và Phnôm Pênh
C. Khăm Muộn và Xiêm Riệp
D. Phnôm Pênh và Khăm Muộn
Đáp án:
Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha chống thực dân Pháp ở Campuchia
cuối thế kỉ XIX nổ ra mạnh nhất ở cố đô U-đông và Phnôm Pênh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Lực lượng nghĩa quân nào ở Việt Nam đã liên kết với nghĩa quân của
Pu-côm-bô ở Campuchia trong những năm 1866 - 1867?

A. Trương Định, Trương Quyền
B. Trương Định, Võ Duy Dương
C. Trương Quyền, Võ Duy Dương
D. Trương Định, Nguyễn Hữu Huân
Đáp án:
Năm 1866, Pu-côm-bô đã phát động khởi nghĩa chống Pháp và lập căn cứ ở Tây
Ninh. Trương Quyền và Võ Duy Dương đã liên kết với nghĩa quân đánh Pháp.
Cuộc khởi nghĩa là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước
Việt Nam và Campuchia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Người liên lạc với Pu-côm-bô (Cam-pu-chia) để tổ chức kháng chiến là
A. Trương Định
B. Trương Quyền
C. Phan Tôn
D. Nguyễn Hữu Huân
Đáp án:
Ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì, con trai Trương Định là Trương Quyền đưa một bộ
phận nghĩa binh lên Tây Ninh lập căn cứ mới. Ông còn liên lạc với Pu-côm-bô
để tổ chức chống Pháp.
Đáp án cần chọn là: B
 

Câu 6: Nhận xét nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các phong trào
đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX?
A. Đều thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường của nhân dân
Campuchia
B. Cho thấy sự khủng hoảng về đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc ở
Campuchia
C. Làm chậm bước tiến xâm lược của thực dân Pháp ở Campuchia
D. Cuộc đấu tranh ở Campuchia muốn thắng lợi phải có sự liên minh với
Việt Nam
Đáp án:
Phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX đã thể hiện tinh
thần yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường của nhân dân Campuchia; gây cho
thực dân Pháp nhiều tổn thất, qua đó làm chậm bước tiến xâm lược của chúng.
Sự thất bại của các phong trào đấu tranh cũng đồng thời cho thấy sự sự khủng
hoảng về đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc ở Campuchia. Còn vấn đề liên
minh với Việt Nam không phải là yếu tố đảm bảo cho thắng lợi của phong trào
đấu tranh ở Campuchia. Vì trên thực tế, thời kì này có rất nhiều cuộc khởi nghĩa
có sự liên minh chiến đấu giữa Campuchia và Việt Nam nhưng đều thất bại

Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha
chống thực dân Pháp ở Campuchia là
A. Ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến.
B. Giai cấp phong kiến câu kết với thực dân Pháp đàn áp nhân dân.
C. Thái độ nhu nhược của triều đình đối với quân Xiêm và quân Pháp.
D. Ách thống trị của thực dân Pháp gây nên nỗi bất bình trong hoàng tộc và
các tầng lớp nhân dân.
Đáp án:
Về nguyên nhân dẫn đến sự bủng nổ cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha
chống thực dân Pháp ở Campuchia là:
- Nguyên nhân sâu xa: Ách thống trị của thực dân Pháp gây nên nỗi bất bình
trong hoàng tộc và các tầng lớp nhân dân
- Nguyên nhân trực tiếp: Thái độ nhu nhược của triều đình đối với quân Xiêm và
quân Pháp.
Đáp án cần chọn là: C
 

Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm chung của các phong trào đấu tranh chống
Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX?
A. Nổ ra liên tục, có cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 30 năm
B. Đều có sự liên kết với cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam
C. Thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
D. Đều bị thực dân Pháp đàn áp
Đáp án:
Các phong đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX Nổ ra liên tục,
có cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 30 năm; Thu hút được đông đảo các tầng lớp
nhân dân tham gia từ quan lại, nông dân, nhà sư…Nhưng cuối cùng vẫn bị thực
dân Pháp đàn áp. Tuy nhiên cần lưu ý, không phải cuộc đấu tranh nào cũng sự
liên kết với cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam (cuộc khởi nghĩa
của Hoàng thân Si-vô-tha)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Mục đích chính của thực dân Pháp khi xâm lược Campuchia là gì?
A. Vơ vét tài nguyên ở Campuchia, mở rộng thị trường và hệ thống thuộc địa
của mình
B. Pháp muốn Campuchia giúp đỡ mình xâm lược Việt Nam
C. Sử dụng Campuchia như một chỗ dựa để củng cố vùng đã chiếm được ở
Nam Kì, làm bàn đạp để thôn tính toàn bộ Việt Nam và Lào
D. Dùng Campuchia để xâm lược Việt Nam, mở rộng ảnh hưởng của Pháp ở
Đông Nam Á, cạnh tranh với các nước tư bản khác

Đáp án:
Sau khi chiếm được lục tỉnh Nam Kì (Việt Nam), thực dân Pháp đã đẩy mạnh
quá trình xâm lược Campuchia để sử dụng Campuchia như một chỗ dựa để củng
cố vùng đã chiếm được ở Nam Kì. Từ đó làm bàn đạp để thôn tính toàn bộ Việt
Nam và Lào.
Đáp án cần chọn là: C
 

Câu 10: Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân Đông Dương được biểu hiện qua
cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa của Ong Kẹo, Com-ma-đam.
B. Khởi nghĩa của Si-vô-tha.
C. Khởi nghĩa của nhân dân A-Chê.
D. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô.
Đáp án:
Cuộc khởi nghĩa Pu-côm-bô (Cam-pu-chia) diễn ra từ năm 1866 - 1867. Nghĩa
quân gồm người Khơ-me, người Chăm, người Xtiêng, người Kinh. Trương
Quyền (Con trai Trương Định) và Võ Duy Dương (Thiên hộ Dương) đã liên kết
với nghĩa quân Pu-côm-bô đánh Pháp. Khi lực lượng lớn mạnh, Pu-côm-bô tiến
quân về nước, kiểm soát Pa-man, tấn công U-đông (17-12-1866). Nhân dân Việt
Nam ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì thường xuyên cung cấp lương thực, vũ khí cho
nghĩa quân. Ngày 3-12-1867, Pu-côm-bô hi sinh trong chiến đấu.
=> Cuộc khởi nghĩa là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước
Việt Nam và Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Cuộc khởi nghĩa được xem là biểu tượng về liên minh chiến đấu của
nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia là
A. Khởi nghĩa của Acha Xoa.
B. Khởi nghĩa của Commađam.
C. Khởi nghĩa của Pucômbô.
D. Khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha.
Đáp án:
Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 - 1867) không chỉ thể hiện tinh thần anh
dũng, bất khuất của nhân dân Cam-pu-chia mà còn là biểu tượng về liên minh
chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia trong cuộc đấu
tranh chống thực dân Pháp.
Đáp án cần chọn là: C
 

Câu 12: Trước khi bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp, Campuchia là
vùng ảnh hưởng của nước nào?

A. Xiêm
B. Việt Nam
C. Anh
D. Bồ Đào Nha
Đáp án:
Trước khi bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp, mặc dù vẫn giữ được nền
độc lập nhưng trên thực tế Campuchia là vùng ảnh hưởng của Xiêm
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Năm 1863 ở Campuchia đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?
A. Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng
B. Chính phủ Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp
C. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng
khắp cả nước
D. Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp
Việt Nam
Đáp án:
Năm 1863, Pháp gây áp lực buộc vua Campuchia là Nô-rô-đôm phải chấp nhận
quyền bảo hộ của chúng ở quốc gia này
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Sự kiện nổi bật nào diễn ra ở Campuchia năm 1863?
A. Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng.
B. Chính phủ Campuchia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của
Pháp.
C. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng
khắp cả nước.
D. Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp
Việt Nam.
Đáp án:
Năm 1863, Pháp gây áp lực buộc vua Cam-pu-chia là Nô-rô-đôm phải chấp
nhận quyền bảo hộ của chúng.
Đáp án cần chọn là: A
 

Câu 15: Sự kiện nào đánh dấu Campuchia chính thức bị biến thành thuộc địa
của thực dân Pháp?
A. Pháp sáp nhập Campuchia vào Liên bang Đông Dương
B. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm ra khỏi Campuchia
C. Pháp gây áp lực buộc vua Nô-rô-đôm chấp nhận quyền bảo hộ
D. Vua Nô-rô-đôm kí với Pháp Hiệp ước năm 1884

Đáp án:
Sau khi gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm đối với triều đình Phnôm Pênh, Pháp buộc
vua Nô-rô-đôm kí Hiệp ước 1884, chính thức biến Campuchia thành thuộc địa
của Pháp
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Hành động nào phản ảnh đúng sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam đối
với cuộc khởi nghĩa của Pucômbô?
A. Nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì thường xuyên cung cấp vũ khí, đạn
dược cho nghĩa quân.
B. Nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì thường xuyên cung cấp lương thực,
vũ khí cho nghĩa quân.
C. Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì thường xuyên tham gia huấn luyện quân sự,
cung cấp lương thực cho nghĩa quân.
D. Nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì thường xuyên phối hợp chiến đấu
cùng nghĩa quân.
Đáp án:
Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 - 1867) là biểu tượng liên minh chiến
đấu giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Lào trong cuộc đấu tranh chống thực
dân Pháp xâm lược. Một trong những biểu hiện thể hiện tình đoàn kết đó là:
- Trương Quyền và Võ Duy Dương đã liên kết với nghĩa quân Pu-côm-bô chống
Pháp.
- Nhân dân Việt Nam ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì thường xuyên cung cấp lương
thực, vũ khí cho nghĩa quân.
Đáp án cần chọn là: B
 

Câu 17: Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự thất bại của các phong trào
đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia cuối thế kỉ XIX?
A. Thiếu tổ chức lãnh đạo thống nhất
B. Thiếu một đường lối đấu tranh đúng đắn
C. Sự khủng hoảng của vương triều Phnôm Pênh
D. Sự chênh lệch về sức mạnh quân sự giữa thực dân Pháp và nhân dân
Campuchia
Đáp án:
Khi tiến hành xâm lược Campuchia, thực dân Pháp có chỗ dựa là một nền sản
xuất phồn vinh, quân đội hùng mạnh được trang bị vũ khí hiện đại. Trong khi
đó, Campuchia lại thua kém Pháp hẳn một phương thức sản xuất, vũ khí thô sơ,
lạc hậu. Đây chính là nguyên nhân khách quan khiến cho phong trào đấu tranh
chống Pháp của nhân dân Campuchia thất bại
Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa ở Campuchia
bùng nổ ở cuối thế kỉ XIX là
A. Chính sách thống trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp.
B. Giai cấp phong kiến câu kết với thực dân Pháp.
C. Ách áp bức bóc lột nặng nề của chế độ phong kiến.
D. Nhân dân bất bình trước thái độ nhu nhược của hoàng tộc.
Đáp án:
Ách thống trị của thực dân Pháp đã gây nên nỗi bất bình trong hoàng tộc và các
tầng lớp nhân dân. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống thực dân Pháp
diễn ra sôi nổi trong cả nước.
=> Chính sách thống trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp là nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa ở Campuchia bủng nổ ở cuối thế kỉ XIX.
Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Campuchia thuộc địa là mâu thuẫn
giữa các lực lượng nào?
A. Nông dân với địa chủ phong kiến
B. Nhân dân Campuchia với triều đình Phnôm Pênh
C. Nhân dân Campuchia với thực dân Pháp, tay sai
D. Nhân dân Campuchia với Xiêm
Đáp án:
Sau bản hiệp ước 1884 mà triều đình Phnôm Pênh kí với thực dân Pháp,
Campuchia từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa. Do
đó mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Campuchia thuộc địa là mâu thuẫn giữa nhân
dân Campuchia với thực dân Pháp, tay sai
Đáp án cần chọn là: C

 

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống