Lý thuyết Lịch sử 11: Bài 2: Ấn Độ mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết Lịch sử 11: Bài 2: Ấn Độ mới nhất, tài liệu bao gồm 8 trang, tóm tắt toàn bộ kiến thức lý thuyết cần nhớ trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 11, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Lịch sử sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

LỊCH SỬ 11: BÀI 2. ẤN ĐỘ

1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX
Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ
Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu, các nước phương Tây
chủ yếu Anh - Pháp đua nhau xâm lược.
Kết quả: Giữa thế kỉ XVII Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ.
Chính sách cai trị của thực dân Anh
* Về kinh tế
Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn.
Ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi
nhuận. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh.

Những nạn nhân của nạn đói 1876-1877.
* Về chính trị - xã hội
Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.
Thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế
lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.
Anh còn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp
trong xã hội để dễ bề cai trị.
* Về văn hóa - giáo dục: thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập
quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.
* Hậu quả
Kinh tế giảm sút, bần cùng
Đời sống nhân dân người dân cực khổ
Nữ hoàng Victoria trở thành Nữ hoàng Ấn Độ
Lược đồ phong trào cách mạng ở Ấn Độ cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX

2. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857-1859)
* Nguyên nhân
Do tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, ý chí đấu tranh chống sự thống trị của
thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ

Do binh lính Xi-pay bị sĩ quan Anh bạc đãi, khinh rẽ,tinh thần dân tộc và tín
ngưỡng bị xúc phạm nên bất mãn nổi dậy đấu tranh.
* Diễn biến
Sáng ngày 10/05/1857, ở Mi-rút (gần Đê-li), khi thực dân Anh sắp áp giải 85
binh lính Xi-pay trái lệnh, thì ba trung đoàn Xi-pay nổi dậy khởi nghĩa bắt
bọn chỉ huy Anh.
Nông dân các vùng lân cận cũng tham gia nghĩa quân, vây bắt chỉ huy Anh.
Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng đến Đê-li, khắp miền Bắc và một phần
miền Tây Ấn Độ.
Nghĩa quân đã lập được chính quyền ở 3 thành phố lớn.
Cuộc khởi nghĩa duy trì được 2 năm thì bị thực dân Anh dốc toàn bộ lực
lượng đàn áp dã man. Nhiều nghĩa quân bị quân Anh trói vào họng súng đại
bác, rồi bắn cho tan xương nát thịt. Khởi nghĩa bị thất bại.
* Ý nghĩa
Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất,.
Ý thức vươn tới độc lập của nhân dân Ấn Độ.
Khởi nghĩa Xi-pay
Thực dân Anh đàn áp
Nhiều nghĩa quân bị quân Anh trói vào họng súng đại bác, rồi bắn cho tan xương
nát thịt.

3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885-1908)
a. Đảng Quốc đại
Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ đã dần dần
đóng vai trò quan trọng.
Tư sản Ấn Độ muốn được tự do phát triển kinh tế và đòi hỏi được tham gia
chính quyền, nhưng bị thực dân Anh kìm hãm.
Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân Đại hội (Quốc đại) thành lập. Đó là chính
Đảng đầu tiên của của giai cấp tư sản Ấn Độ. Nó đánh dấu một giai đoạn
mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên đài chính trị.
Trong 20 năm đầu (1885-1905), Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh ôn hoà
để đòi hỏi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và không tán thành phương
pháp đấu tranh bằng vũ lực. Do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu
và chính quyền sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị
phân hóa thành 2 phái: ôn hòa và phái cực đoan (kiên quyết chống Anh do
Ti-lắc đứng đầu)
Ti Lắc
b. Phong trào dân tộc
Tháng 7/1905, chính quyền Anh thi hành chính sách chia để trị. Ban hành
đạo luật chia đôi xứ Ben-gan: miền Đông theo đạo Hồi và miền Tây theo

đạo Ấn. Điều đó làm bùng nổ lên phong trào đấu tranh chống thực dân Anh,
đặc biệt ở Bom-bay và Can-cút-ta.
Ngày 6/10/1905, đạo luật chia cắt Ben-gan bắt đầu có hiệu lực, nhân dân coi
đó là ngày quốc tang: hơn 10 vạn người kéo đến bờ sông Hằng, làm lễ tuyên
thệ và hát vang bài “Kính chào Người – Mẹ hiền Tổ quốc” để tỏ ý đoàn kết,
thống nhất. Khắp nơi vang lên khẩu hiệu “Ấn Độ là của người Ấn Độ”.
Tháng 6/1908, thực dân Anh bắt Ti-lắc và tuyên án ông 6 năm tù. Vụ án Tilắc thổi bùng lên một đợt đấu tranh mới. Hàng vạn công nhân Bom-bay tiến
hành tổng bãi công 6 ngày (để trả lời 6 năm tù của Ti-lắc), xây dựng chiến
luỹ, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh. Các thành phố khác
cũng hưởng ứng, cuộc đấu tranh lên đỉnh cao buộc thực dân Anh phải thu
hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.
Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức
tỉnh của nhân dân Ấn Độ.
Bengal bị chia cắt năm 1905

Xem thêm
Lý thuyết Lịch sử 11: Bài 2: Ấn Độ mới nhất (trang 1)
Trang 1
Lý thuyết Lịch sử 11: Bài 2: Ấn Độ mới nhất (trang 2)
Trang 2
Lý thuyết Lịch sử 11: Bài 2: Ấn Độ mới nhất (trang 3)
Trang 3
Lý thuyết Lịch sử 11: Bài 2: Ấn Độ mới nhất (trang 4)
Trang 4
Lý thuyết Lịch sử 11: Bài 2: Ấn Độ mới nhất (trang 5)
Trang 5
Lý thuyết Lịch sử 11: Bài 2: Ấn Độ mới nhất (trang 6)
Trang 6
Lý thuyết Lịch sử 11: Bài 2: Ấn Độ mới nhất (trang 7)
Trang 7
Lý thuyết Lịch sử 11: Bài 2: Ấn Độ mới nhất (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống