Giáo án công nghệ 12 bài 2: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm mới nhất

Tải xuống 5 4.9 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án công nghệ 12 bài 2: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án công nghệ 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 

Tiết  01

BÀI 2: ĐIỆN TRỞ, TỤ ĐIỆN, CUỘN CẢM

 

  1. Mục tiêu:
  2. Kiến thức: Qua bài học HS cần: Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kỹ thuật và công dụng của các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
  3. Kĩ năng:

- Biết sử dụng đúng: Đồng hồ đo điện đa năng để đo các thông số điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

- Thành thạo: Vẽ được sơ đồ mạch điện đơn giản có chứa các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

  1. Thái độ: HS rèn luyện: thói quen ý thức tìm hiểu về các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm, học tập nghiêm túc, tích cực.
  2. Chuẩn bị bài dạy:

GVNghiên cứu kỹ nội dung bài 1, 2 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm bài 2.

Sử dụng thiết bị, phương tiện: Tranh vẽ  phóng to hình 2.1 đến 2.7 SGK, hộp linh kiện R, L, C.

HS: GV hướng cho HS đọc trước nội dung, nghiên cứu kỹ bài 2 SGK và các tài liệu có liên quan. Sưu tầm các loại linh kiện điện tử.

III. Tiến trình lên lớp:

  1. Ổn định lớp:

Lớp

Sĩ số

Ngày giảng

Ghi chú

12A1

 

 

 

12A2

 

 

 

12A3

 

 

 

12A4

 

 

 

12A5

 

 

 

12A6

 

 

 

  1. Kiểm tra bài cũ: (Không)
  2. Bài mới:

Hoạt động GV & HS

Nội dung bài học

Hoạt động 1: GV giới thiệu vai trò và triển vọng của KTĐT (Bài 1)- Hướng dẫn HS tự đọc.  Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, số liệu kỹ thuật và ứng dụng của điện trở.

*GV:   Hãy cho biết cấu tạo của điện trở?

*HS:  Nêu cấu tạo của điện trở theo hiểu biết của mình.

*GV:  Hãy cho biết các loại điện trở thường dùng? GV dùng tranh vẽ các loại điện trở treo lên bảng.

*HS:  Lên bảng quan sát và gọi tên các loại điện trở?

*GV: Hãy cho biết trong các sơ đồ mạch điện các điện trỏ được kí hiệu như thế nào?

Gọi HS lên bảng vẽ các kí hiệu điện trở theo yêu cầu của GV.

*HS: Lên bảng đọc thông số của điện trở theo yêu cầu của thầy cô.

*GV: Khi sử dụng điện trở người ta thường quan tâm đến các thông số nào? GV dùng tranh vẽ hoặc linh kiện thật, gọi HS lên bảng quan sát và đọc thông số của điện trở.

*HS: Lên bảng đọc các thông số của các linh kiện.

*GV: Ngoài cách ghi các trị số trực tiếp lên thân điện trở, còn cách nào để thể hiện các trị số đó? Vẽ một mạch điện đơn giản trong đó có thể hiện công dụng của các linh kiện?

*HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.

I.Điện trở:

1.Cấu tạo và phân loại:

* Cấu tạo: Thường dùng dây điện trở hoặc bột than phủ lên lõi sứ.

* Phân loại điện trở: SGK.

2. Kí hiệu của điện trở:

-            Điện trở cố định.

-            Biến trở.

-            Điện trở nhiệt.

-            Điện trở biến đổi theo điện áp.

-            Quang điện trở.

3.Các số liệu kỹ thuật:

- Trị số của điện trở: (R) là con số chỉ mức độ cản trở dòng điện của điện trở.

- Đơn vị , K, M.

- Công suất định mức: là công suất tiêu hao trên điện trở( mà nó có thể chịu được trong thời gian dài không bị cháy đứt). Đơn vị W.

4.Công dụng của điện trở:

- Điều chỉnh dòng điện trong mạch.

- Phân chia điện áp.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, số liệu kỹ thuật và ứng dụng của tụ điện.

*GV:  Dùng ảnh chụp hoặc tranh vẽ một số loại tụ điện để HS quan sát. Em hãy cho biết cấu tạo của tụ điện?

*HS:  Nêu cấu tạo của tụ theo hiểu biết của bản thân.

*GV:. Em hãy cho biết các loại tụ điện?

*HS: Lên bảng chỉ trên tranh vẽ từng loại tụ theo hình vẽ.

*GV:  Hãy cho biết trong sơ đồ các mạch điện tụ có kí hiệu như thế nào?

*HS: Lên bảng vẽ các ký hiệu theo yêu cầu của các thầy cô.

*GV:  Tụ điện có các thông số cơ bản nào?

*HS:  Đọc các thông số trên tụ do các thấy cô đưa cho.

*GV:Hãy cho biết công dụng của tụ điện ?

*HS: Lên bảng vẽ một mạch điện đơn giản trong đó thể hiện công dụng của tụ điện.

 

II.Tụ điện:

1.Cấu tạo và phân loại:

* Cấu tạo: Gồm các bản cực cách điện với nhau bằng lớp điện môi.

* Phân loại tụ điện: Phổ biến: Tụ giấy, Tụ mi ca, Tụ ni lông. Tụ dầu, Tụ hóa.

2.Kí hiệu tụ điện:

 
   

 

 


3.Các số liệu kỹ thuật của tụ:

- Trị số điện dung (C): Là trị số chỉ khả năng tích lũy năng lượng điện trườngcủa tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của tụ đó.

XC =  ()

- Đơn vị: µF, nF, pF.

- Điện áp định mức (Uđm): Là trị số điện áp lớn nhất cho phếp đặt lên hai đầu cực của tụ điện  mà vẫn an toàn.

4.Công dụng của tụ:

- Ngăn cách dòng một chiều và cho dòng xoay chiều đi qua.

- Lọc nguồn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, số liệu kỹ thuật và ứng dụng của cuộn cảm.

*GV:  Dùng ảnh chụp hoặc tranh vẽ một số loại cuộn cảm để HS quan sát.Em hãy cho biết cấu tạo của cuộn cảm?

*HS:  Nêu cấu tạo của cuộn theo hiểu biết của bản thân.

*GV: Hãy cho biết các loại cuộn cảm?

 

*HS: Lên bảng chỉ trên tranh vẽ từng loại cuộn theo hình vẽ.

*GV:Hãy cho biết trong sơ đồ các mạch điện cuộn cảm có kí hiệu như thế nào?

*HS:  Lên bảng vẽ

*GV:   Cuộn cảm có các thông số cơ bản nào?

*HS:  Đọc các thông số trên cuộn do các thấy cô đưa cho.

*GV:Hãy cho biết công dụng của cuộn cảm ?

*HS:  HS lên bảng vẽ

III.Cuộn cảm:

1. Cấu tạo và phân loại cuộn cảm:

* Cấu tạo: Gồm dây dẫn quấn thành cuộn phía trong có lõi.

* Phân loại cuộn cảm : Cuộn cảm cao tần, Cuộn cảm trung tần, Cuộn cảm âm tần.

2.Ký hiệu cuộn cảm :

3.Các số liệu kỹ thuật của cuộn cảm :

- Trị số điện cảm (L) : Là trị số chỉ khả năng tích lũy năng lượng từ trương khi có dòng  điện chạy qua.

-  Đơn vị : H, mH, µH.

- Hệ số phẩm chất (Q) :  Đặc trưng cho sự tổn hao năng lượng của cuộn cảm và được đo bằng       

Q  =

 

4.Công dụng của cuộn cảm: SGK

  1. Củng cố: Qua nội dung bài học các em phải trả lời được và khắc sâu các nội dung sau:

-Trình bày công dụng của điện trở

- Trình bày công dụng của  tụ điện, cuộn cảm ?

- Đọc giá trị 5k 1,5w : 15F  15V ?

- Vận dụng kiến thức để tìm hiểu các linh kiện trên thực tế.

- Thái độ an toàn điện.

  1. Hướng dẫn về nhà:

         Trả lời câu hỏi 1,2,3 sách giáo khoa trang 11.

         Đọc trước Bài 3 ( Các bước chuẩn bị thực hành.)

 

Xem thêm
Giáo án công nghệ 12 bài 2: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án công nghệ 12 bài 2: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án công nghệ 12 bài 2: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án công nghệ 12 bài 2: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án công nghệ 12 bài 2: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống