Giáo án công nghệ 12 bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC mới nhất

Tải xuống 6 3.6 K 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án công nghệ 12 bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án công nghệ 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Tiết  03

BÀI 4: LINH KIỆN BÁN DẪN VÀ IC

 

  1. Mục tiêu:
  2. Kiến thức: Qua bài học HS cần:

- Biết được cấu tạo, ký hiệu, phân loại và công dụng của một số linh kiện bán dẫn: Điốt, tranzito, tirixto và triac.

- Biết nguyên lý làm việc của tranzito.

  1. Kĩ năng:

-  Nhận biết được các linh kiện bán dẫn và IC trong các sơ đồ mạch điện đơn giản.

- Thành thạo: việc nhận dạng và so sánh các linh kiện bán dẫn.

  1. Thái độ: HS rèn luyện: Có ý thức tìm hiểu về linh kiện bán dẫn, học tập nghiêm túc, tích cực.
  2. Chuẩn bị bài dạy:

GV: Nghiên cứu kỹ nội dung bài 4 SGK và các tài liệu có liên quan.

Sử dụng thiết bị, phương tiện: Các loại linh kiện điện tử thật gồm cả loại tốt và xấu. Tranh vẽ các hình trong SGK.

HS: Nghiên cứu kỹ bài 4 SGK và các tài liệu có liên quan. Sưu tầm các loại linh kiện điện tử.

III. Tiến trình lên lớp:

  1. Ổn định lớp:

Lớp

Sĩ số

Ngày giảng

Ghi chú

12A1

 

 

 

12A2

 

 

 

12A3

 

 

 

12A4

 

 

 

12A5

 

 

 

12A6

 

 

 

  1. Kiểm tra bài cũ: Tìm giá trị của các điện trở có các vòng màu:
  • Đỏ, đỏ, tím, nâu.

+ Cam, cam, xám, bạc.

  1. Bài mới:

  

Hoạt động của GV& HS

Nội dung  bài  học

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, phân loại và ứng dụng của điốt bán dẫn

*GV:   Hãy cho biết cấu tạo của điốt?

-Gọi lần lượt vài em lên trình bày.

-Hãy cho biết các loại điốt?

-Hãy cho biết trong các mạch điện điốt được ký hiệu như thế nào?

-Khi sử dụng điốt người ta thường quan tâm đến các thông số nào?

-Hãy cho biết một vài công dụng của điốt?

*HS:  Nêu cấu tạo của điốt theo hiểu biết của mình.

-Lên bảng gọi tên từng loại điốt có trên tranh vẽ của GV.

-Nêu các thông số của điốt theo sự hiểu biết của mình.

-Lên bảng vẽ mạch điện đơn giản thể hiện công dụng của điốt.

 

I. Điốt bán dẫn:

1. Cấu tạo: gồm hai lớp bán dẫn P và N ghép lại với nhau tạo nên tiếp giáp P-N trong vỏ thuỷ tinh hoặc nhựa.

 
   

 

 


Cựcnốt                               Cực catốt

2. Phân loại:

- Điốt tiếp điểm: dùng để tách sóng trộn tần.

- Điốt tiếp mặt: dùng để chỉnh lưu.

- Điốt Zêne (ổn áp) dùng để ổn áp.

3. Ký hiệu của điốt

           A                 K

 

4. Các thông số của điốt:

- Trị số điện trở thuận.

- Trị số điện trở ngược.

- Trị số điện áp đánh thủng.

5. Công dụng của điốt

- Dùng để chỉnh lưu.

- Dùng để khuếch đại tín hiệu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, phân loại và ứng dụng của Tranzito

*GV:  GV treo tranh cho HS quan sát và đặt ra một số câu hỏi:

?Hãy cho biết cấu tạo của tranzito?

?Hãy cho biết các loại Tranzito?

?Hãy cho biết trên sơ đồ các mạch điện tranzito được ký hiệu như thế nào? Giải thích ký hiệu có đặc điểm gì đặc biệt liên quan đến cấu tạo và hoạt động của tranzito.

GV: Khi sử dụng tranzito chúng ta cần phải chú ý đến các số liệu kỹ thuật nào?

GV gọi HS lên bảng quan sát tranh vẽ các linh kiện thật hoặc linh kiện thật để đọc các số liệu được ghi trên tranzito.

GV: hãy cho biết tranzito có công dụng như thế nào?

*HS: HS trả lời dựa trên hiểu biết của mình về điốt bán dẫn.

HS qua sát tranh vẽ và phân loại.

HS lên bảng vẽ các ký hiệu và giải thích sau đó GV: nhận xét và bổ sung.

HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện có tranzito và giải thích công dụng của tranzito trong mạch.

 

II.  Tranzito

1. Cấu tạo và phân loại của Tranzito

·       Cấu tạo:

Tranzito gồm 2 lớp tiếp giáp P-N trong vỏ bọc nhựa hoặc kim loại.

Các dây dẫn ra được gọi là các điện cực.

 

CựcE                                         Cực C

 

                   

                        Cực B

 
   

 


CựcE                                            Cực C

 

 

                          Cực B

·       Phân loại: N-P-N, P-N-P

2. Ký hiệu Tranzito:

Loại P-N-P

 

 

 

Loại N-P-N

 

3. Các số liệu kỹ thuật của Tranzito

- Trị số điện trở thuận.

- Trị số điện trở ngược.

- Trị số điện áp đánh thủng.

4. Công dụng của Tranzito

- Dùng để khuếch đại tín hiệu.

- Dùng để tạo sóng.

- Dùng để tạo xung.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu,  ứng dụng và nguyên lý làm việc của Tirixto

*GV: Dùng tranh vẽ hoặc ảnh chụp tirixto cho  HS quan sát sau đó đặt câu hỏi:

-Hãy cho biết cấu tạo của tirixto?So sánh cấu tạo của tirixto với cấu tạo của tranzito, điốt?

Hãy cho biết trên sơ đồ các mạch điện tirixto được ký hiệu như thế nào? Giải thích ký hiệu có đặc điểm gì đặc biệt liên quan đến cấu tạo và hoạt động của tirixto.

-Khi sử dụng tirixto chúng ta cần phải chú ý đến các số liệu kỹ thuật nào

-GV gọi HS lên bảng quan sát tranh vẽ các linh kiện thật hoặc linh kiện thật để đọc các số liệu được ghi trên tirixto.

*GV: hãy cho biết tranzito có công dụng như thế nào?

*HS:  HS sinh trả lời theo sự hiểu biết của mình.

-HS lên bảng vẽ các ký hiệu và giải thích sau đó

-HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện có tirixto và giải thích công dụng của tirixto trong mạch.

III. Tirixto

1.    Cấu tạo: Gồm 3 lớp tiếp giáp P-N trong vỏ bọc nhựa hoặc kim loại.

2.    Kí hiệu:

A1                                                   A2

 

 

                               

                                  G

3.    Kí hiệu:

4.    Các số liệu kỹ thuật:

IA định mức.

UAK định mức.

   UGK

5.    Công dụng của Tirixto:

Dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển.

5.  Nguyên lý làm việc của Tirixto:

-    Dẫn khi UAK > 0 và UGK > 0.

Ngưng khi UAK = 0.

Hoạt động 4:Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu,  ứng dụng và nguyên lý làm việc của Triac và Diac

*GV: dùng tranh vẽ hoặc ảnh chụp Triac và Điac cho HS quan sát sau đó đặt câu hỏi:

-Hãy cho biết cấu tạo của Triac và Điac?

-Hãy cho biết trên sơ đồ các mạch điện Triac và Điac được ký hiệu như thế nào? Giải thích ký hiệu có đặc điểm gì đặc biệt liên quan đến cấu tạo và hoạt động của Triac và Điac.

*HS: Trả lời

*GV: giới thiệu IC và quang điện tử

*HS: Tiếp thu và tự rút ra kiến thức.

 

IV. Triac và Điac

1.    Cấu tạo của Triac và Điac:

 

SGK

 

 

 

2.    Ký hiệu: SGK

3.    Công dụng: Dùng để điều khiển dòng điện xoay chiều.

Nguyên lý làm việc:SGK

  1. Củng cố:

- Em hãy cho biết công dụng của điốt, tranzito?  Em hãy cho biết thông số cơ bản của điốt, tranzito?

- Em hãy cho biết công dụng của tirixto, triac và điac? Em hãy cho biết thông số cơ bản của tirixto, triac và điac?

- Vận dụng kiến thức để so sánh các linh kiện bán dẫn. Thái độ tuân thủ an toàn điện.

  1. Hướng dẫn về nhà: Học lại bài. Xem trước nội dung bài 5- SGK Chuẩn bị bài thực hành

 

Xem thêm
Giáo án công nghệ 12 bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án công nghệ 12 bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án công nghệ 12 bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án công nghệ 12 bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án công nghệ 12 bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án công nghệ 12 bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống