Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 7: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI MỚI NHẤT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 7: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI
Ngày giảng |
|
|
lớp - sĩ số |
9C |
9D |
I.Mục tiêu bài học
Qua bài này, học sinh phải: Ø Biết được giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế, giá trị y học và ý nghĩa bảo vệ môi trường của cây ăn qảu có múi Ø Nắm được đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây có múi Ø Hiểu được các biện pháp kỹ thuật trong việc gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản Ø Có thái độ học tập nghiêm túc, ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất |
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên
2.Học sinh
III. TiÕn tr×nh bµi häc:
Em hãy giới thiệu về một vài loại cây ăn quả có múi mà em biết?
Cây ăn quả có nhiều giá trị trong đời sống chúng ta, để tìm hiểu về các giá trị đó, tìm hiểu về đặc điểm và kĩ thuật trồng, chăm sóc cây có múi, chúng ta cùng nghiên cứu bài 7. Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi.
Tìm hiểu về giá trị của cây có múi Treo sơ đồ sau
v Em hãy cho biết cây có múi có những giá trị dinh dưỡng nào?
v Kể tên một số loại cây có múi bán có giá cao? v Ví dụ về một vài công dụng làm thuốc của cây có múi? v Cây có múi có khả năng bảo vệ môi trường như thế nào?
v Qua các câu trả lời của HS, giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường sinh thái bằng cách trồng những loại cây xanh thích hợp. Tìm hiểu về đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây có múi v Giới thiệu Cây có múi thuộc họ Cam. v Cam, quýt có bộ rễ như thế nào?
v Hoa cây có múi có đặc điểm gì?
v Treo sơ đồ sau
v Cây có múi cần những yêu cầu ngoại cảnh nào?
Tìm hiểu Kỹ thuật trồng và chăm sóc v Treo sơ đồ sau:
v Yêu cầu HS thảo luận 5 phút để làm rõ nội dung ở sơ đồ trên: ? Nêu thời vụ trồng cây có múi ở nước ta? ? Khoảng cách trồng ra sao? ? Đào hố với kích thước ra sao? ? Bón lót như thế nào?
? Tiến hành làm cỏ, vun xới ra sao?
? Bón thúc ra sao?
? Tưới nước như thế nào?
? Tại sao phải tạo hình sửa cành cho cây có múi
?Khi trồng cây có múi, cần chủ yếu phòng trừ những loại sâu bệnh nào?
Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế dùng chất chất độc hoá học trong phòng trừ sâu bệnh hại.
Tìm hiểu về thu hoạch, bảo quản cây có múi v Nên thu hoạch quả như thế nào?
Bảo quản quả như thế nào?
|
I.Giá trị của cây ăn quả có múi
-Dinh dưỡng: Cây có múi chứa nhiều nước, đường, axit hữu cơ, vitamin và chất khoáng
-Kinh tế : Nguyên liệu cho nhà máy chế biến nước hoa quả, đóng hộp
- Y học : Làm thuốc vỏ cam bưởi
- Bảo vệ môi trường . Cây có múi cũng là cây xanh nên có tác dụng chống lũ lụt, xói mòn, điều hoà, làm sạch môi trường không khí
II.Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây có múi 1.Đặc điểm thực vật - Thuộc họ Cam - Rễ cọc cắm sâu xuống đất, có rễ con phân bố ở lớp đất mặt từ 10-30 cm trở lên. - Hoa thường ra rộ với cành non phát triển 2.Yêu cầu ngoại cảnh -Nhiệt độ thích hợp 25-270C Không ưa ánh sáng mạnh Độ ẩm không khí 70-80% Lượng mưa 1000-2000 mm Thích hợp nhất là đất phù sa, đất bazan, pH 5,5-6,5. III.Kỹ thuật trồng và chăm sóc 1.Giống cây -Cam -Chanh -Quýt -Bưởi 2.Nhân giống cây Giâm cành, chiết cành và ghép.
3.Trồng cây -Thời vụ: Thời vụ trồng thích hợp là: miền Nam nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4-5); miền Bắc nên trồng vào vụ xuân (tháng 2-4) và vụ thu (tháng 8-10
-Khoảng cách trồng: Khoảng cách thích hợp phụ thuộc từng loại cây trồng. Ví dụ ü Cam:6x5;6x4;5x4m ü Chanh:4x3;3x3m ü Bưởi:7x7;7x6m
-Đào hố, bón lót: Hố rộng 60-80cm, sâu 40-60cm +Bón khoảng 30kg phân chuồng+ 0.2 -0.5kg lân+0.1-0.2kg kali, để sau 20-25 ngày thì đặt cây vào hố.
4.Chăm sóc -Làm cỏ, vun xới:Làm cỏ quanh gốc cây để diệt trừ cỏ dại và mất nơi ẩn náu của sâu bệnh, làm đất tơi xốp
-Bón phân thúc: Tiến hành bón phân hữu cơ và hoá học với khối lượng hợp lý phụ thuộc vào từng thời điểm bón. -Cần bón theo hình chiếu tán cây vì rễ con ở đây phát triển mạnh, lông hút nhiều
-Tưới nước: Tưới nước xung quanh gốc, có phủ rơm rạ để giữ ẩm. -Tạo hình, sửa cành: Để cây có một bộ khung vững chắc, cân đối, tăng sức chống chịu của cây trước điều kiện bất lợi của môi trường.
-Phòng trừ sâu bệnh: Cần phòng trừ một số sâu như sâu vẽ bùa, sâu xanh, sâu đục cành; một số bệnh như bệnh vàng lá, bệnh chảy mủ thân…
IV. Thu hoạch và bảo quản a. Thu hoạch -Thu hoạch đúng độ chín, vào những ngày nắng ráo. Dùng dao kéo cắt sát cuống, tránh làm xây sát vỏ quả. b. Bảo quản -Cần xử lý tạo màng parafin để bảo quản quả được lâu. |
-Hoàn thành sơ đồ sau
- Học bài 7
- Nghiên cứu trước bài 8, tìm hiểu xem nhãn thuộc họ gì? Hoa nhãn có đặc điểm gì? Có những giống nhãn nào? Kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn có gì đặc biệt