Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 10: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY XOÀI MỚI NHẤT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 10: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY XOÀI
Ngày giảng |
|
|
|
|
lớp - sĩ số |
9A |
9B |
9C |
9D |
I.Mục tiêu bài học
Qua bài này, học sinh phải: Ø Biết được giá trị dinh dưỡng của quả xoài Ø Nắm được đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài Ø Hiểu được các biện pháp kỹ thuật trong việc gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản xoài và quả xoài Ø Có thái độ học tập nghiêm túc, ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất |
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên
2.Học sinh
III TiÕn tr×nh bµi häc
Xoài là cây ăn quả nhiệt đới được trồng nhiều nơi trong cả nước. Quả xoài chứa nhiều chất dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Để tìm hiểu xem kĩ thuật trồng và chăm sóc xoài có những vấn đề gì cần lưu ý. Chúng ta cùng nghiên cứu bài 10. Kĩ thuật trồng cây xoài.
Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của quả xoài Cho HS xem mẫu vật quả xoài chín. v Yêu cầu HS giới thiệu một vài giá trị dinh dưỡng của xoài?
v Quả xoài được dùng như thế nào? Giới thiệu công dụng làm thuốc của xoài. Xoài có những tác dụng sau: . Quả xoài chín kích thích tiết nước bọt, chống khát khô họng, lợi tiểu chống phù thũng, nhuận tràng chống táo bón. Chất glucozit chống viêm, ung thư, diệt khuẩn. Xoài làm giảm cholesterol, hạ huyết áp phòng chống bệnh tim mạch, tăng nhu động ruột thải nhanh chất cặn bã trong ruột nên phòng chống được bệnh ung thư ruột kết. v Hoa xoài có tác dụng gì?
Tìm hiểu về đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài Giới thiệu xoài thuộc họ Xoài ? Rễ xoài có đặc điểm gì? v Đưa cho HS xem hoa xoài ? Hoa cây xoài có đặc điểm gì? v Treo sơ đồ sau
?
Cây xoài cần những yêu cầu ngoại cảnh nào Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài Đưa một số quả xoài khác giống với nhau, giới thiệu các giống đó. ? Em hãy nêu một số giống xoài mà em biết?
? Xoài thường được nhân giống bằng biện pháp nào?
? Trồng xoài ở thời điểm nào là thích hợp nhất?
? Nước ta xoài được trồng nhiều nhất ở vùng nào?
? Khoảng cách trồng xoài như thế nào là hợp lí? Tại sao em lại chọn khoảng cách đó?
? Nên đào hố và bón lót như thế nào?
? Khi tiến hành trồng xoài cần lưu ý những vấn đề gì?
v Câu hỏi thảo luận: khi trồng cây xoài, cần tiến hành chăm sóc như thế nào?
? Tiến hành làm cỏ, vun xới ra sao?
? Bón thúc ra sao?
? Tưới nước như thế nào?
? Tại sao phải tạo hình sửa cành cho cây xo ài
?Khi trồng cây xoài, cần chủ yếu phòng trừ những loại sâu, bệnh nào?
Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế dùng chất độc hoá học trong phòng trừ sâu bệnh hại.
Tìm hiểu về thu hoạch, bảo quản xoài ? Nên thu hoạch quả như thế nào?
? Tại sao ở lứa quả đầu tiên không nên để quả nhiều trên cây? ? Bảo quản quả như thế nào?
|
I.Giá trị dinh dưỡng của quả xoài - Quả xoài chứa nhiều chất dinh dưỡng như đường, vitamin A, B2, C; khoáng K, Ca, P, S…; axit hữu cơ. - Quả xoài dùng để ăn tươi, làm nước quả, đồ hộp.
- Hoa xoài dùng làm thuốc, và là nguồn mật nuôi ong rất tốt.
II.Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh 1.Đặc điểm thực vật - Thuộc họ Xoài - Cây xoài thuộc thân gỗ, có bộ rễ ăn sâu nên chịu hạn tốt. - Hoa mọc từng chùm ở đầu ngọn cành. Mỗi chùm có từ 2000-4000 hoa, gồm hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. 2.Yêu cầu ngoại cảnh -Nhiệt độ thích hợp 24-260C -Cần đủ ánh sáng mạnh -Lượng mưa trung bình từ 1000 - 1200 mm/năm -Thích hợp nhất là đất phù sa ven sông, tầng đất dày, pH từ 5,5-6,5 III.Kỹ thuật trồng và chăm sóc 1.Giống cây - : xoài cát, xoài tượng, xoài thanh ca…
2.Nhân giống cây Chủ yếu là gieo hạt và ghép.
3.Trồng cây a. Thời vụ: Thích hợp trồng vào mùa xuân (tháng 2-4) ở miền Bắc và đầu mùa mưa (tháng 4-5) ở miền Nam Đồng bằng sông Cửu Long trồng xoài nhiều nhất
b. Khoảng cách trồng: Tuỳ giống và tuỳ loại đất mà có thể chọn khoảng cách 10x10, 12x12, 14x14m. Do xoài là cây lâu năm, thân to, rễ ăn rộng, tán vươn xa do vậy cần được trồng ở khoảng cách lớn.
c. Đào hố, bón lót: + Đào hố sâu 50cm, rộng 80-90cm. + Bón lót 20-30kg phân chuồng và 1kg lân/hố.
4.Chăm sóc
a. Làm cỏ, vun xới: Làm cỏ quanh gốc cây diệt cỏ dại và nơi ẩn nấp của sâu bệnh
b. Bón phân thúc: Tiến hành bón phân hữu cơ và hoá học với khối lượng hợp lý phụ thuộc vào từng thời điểm bón.Cần tập trung bón khi ra hoa và sau khi thu hoạch quả. Bón lúc ra hoa bằng N-P-K khoảng 300-500g/gốc. Cần bón theo hình chiếu tán cây vì rễ con ở đây phát triển mạnh, lông hút nhiều. c. Tưới nước: Tưới nước xung quanh gốc giữ ẩm thường xuyên.
d. Tạo hình, sửa cành: Cắt bỏ các cành nhỏ yếu, cành bị sâu bệnh
e. Phòng trừ sâu bệnh: Cần phòng trừ một số sâu như rệp, rầy xanh, ruồi đục quả; một số bệnh như bệnh thán thư, đốm đen vi khuẩn, bệnh thối quả, khô đọt
IV.Thu hoạch và bảo quản - Thu hoạch đúng độ chín, thịt quả có màu vàng - Bảo quản nơi khô ráo, thoáng, nhiệt độ thấp để đem đến nơi tiêu thụ hoặc các nhà máy chế biến đồ hộp, nước giải khát. |
- Hoàn thành sơ đồ sau
- Trả lời các câu hỏi sau:
- Học bài 10
- Nghiên cứu trước kĩ thuật trồng chôm chôm.