Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 8 Bài 39: Đèn huỳnh quang mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 39: ĐÈN HUỲNH QUANG
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức:
- Hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn huỳnh quang
- Hiểu được các đặc điểm của đèn huỳnh quang
2.Về kĩ năng:
- Đọc và giải thích ý nghĩa các số liệu kĩ thuật của bóng đèn
3.Về thái độ:
-Yêu thích môn học, hứng thú học tập
- Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng đồ dùng điện
4. Về năng lực:
- Năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công nghệ, năng lực lựa chọn và đánh giá công nghệ.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV
- Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo có liên quan
- Tranh vẽ hình 39.1, 39.2 SGK
- Mẫu vật: bóng đèn huỳnh quang, chấn lưu, tắc te còn tốt và đã hỏng, đèn com pắc huỳnh quang
- Máy tính, máy chiếu
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước bài ở nhà
III. Hoạt động dạy và học:
1. æn ®Þnh tổ chức : ( 5 phút)
- Ổn định lớp :
- KiÓm tra bµi cò:
? Nêu cấu tạo của đèn sợi đốt ?
? Phát biểu nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt và nêu các đặc điểm của đèn sợi đốt ?
2. Tổ chức các hoạt động dạy học :
2.1. Khởi động: ( 2 phút)
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh trả lời câu hỏi:
+ Quan sát hiệu suất phát quang của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang và cho biết đèn nào sáng hơn?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
- Học sinh trả lời kết quả làm việc của mình.
- GV hướng dẫn cả lớp cùng bình luận, đánh giá. Như bài trước chúng ta đã thấy, nguồn sáng do đèn sợi đốt tạo ra có hiệu suất phát quang thấp. Để khắc phục nhược điểm này người ta đã chế tạo ra loại đèn cho hiệu suất phát quang cao hơn hẳn. Đó là đèn huỳnh quang. Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí làm việc và đặc điểm của đèn huỳnh quang.
2.2. Các hoạt động hình thành kiến thức: ( 29 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
NỘI DUNG |
|||||||||
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đèn ống huỳnh quang (17') - GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật và hình 39.1 SGK. - HS quan sát, trả lời ? Mô tả cấu tạo của đèn ống huỳnh quang ? - HS: có 2 bộ phận chính: ống thủy tinh và 2 điện cực - GV chỉ cho HS thấy lớp bột huỳnh quang phía trong ống - HS quan sát ? Ống thủy tinh có chiều dài là bao nhiêu? - HS: 0,3m; 0,6m; 1,2m; 1,5m; 2,4m ? Điện cực có cấu tạo như thế nào ? - HS: Điện cực làm bằng dây vônfram có dạng lò xo xoắn, được tráng 1 lớp bari-oxit ? Lớp bột huỳnh quang có tác dụng gì trong nguyên lí làm việc của đèn? - HS: Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa 2 điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống phát ra ánh sáng (màu sắc ánh sáng phụ thuộc vào chất huỳnh quang)
- GV kết luận đó chính là nguyên lí hoạt động của đèn ống huỳnh quang - GV yêu cầu 1 HS phát biểu nguyên lí làm việc của đèn ống huỳnh quang - HS phát biểu - GV nêu và giải thích các đặc điểm của đèn ống huỳnh quang. ? Hiệu suất phát quang của nó như thế nào so với đèn sợi đốt? - HS: cao hơn đèn sợi đốt khoảng 5 lần ? Tuổi thọ của nó như thế nào so với đèn sợi đốt ? - HS: tuổi thọ cao khoảng 8000 giờ, gấp 8 lần đèn sợi đốt ? Vì sao phải mồi sự phóng điện? - HS: vì khoảng cách giữa 2 điện cực của đèn lớn, để đèn phóng điện được cần phải mồi phóng điện ? Hãy nêu ý nghĩa của các số liệu kĩ thuật ? - Điện áp định mức: 127V, 220V + Chiều dài ống: 0,6m công suất 18W, 20W + Chiều dài ống 1,2m công suất 36W, 40W
? Đèn ống huỳnh quang được sử dụng ở đâu? - HS: chiếu sáng trong gia đình, công xưởng, nhà máy... ? Vì sao đèn huỳnh quang được sử dụng rộng rãi? - HS: vì nó tiết kiệm điện năng và có tuổi thọ cao - GV nhận xét, kết luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đèn compac huỳnh quang (5') ? Hãy nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc và ưu điểm của đèn compac huỳnh quang? - HS: Cấu tạo gồm bóng đèn và đuôi đèn + Nguyên lí làm việc giống đèn ống huỳnh quang + Ưu điểm: gọn nhẹ, dễ sử dụng, hiệu suất phát quang cao gấp 4 lần đèn sợi đốt - GV nhận xét, kết luận Hoạt động 3: So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang (7') - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 39.1 SGK, trả lời các câu hỏi ? Ở đèn sợi đốt có cần chấn lưu để mồi phóng điện không? ? Đèn sợi đốt có hiện tượng nhấp nháy không? ? Tuổi thọ và hiệu suất phát quang của đèn nào cao hơn? - HS thảo luận nhóm, trả lời và hoàn thành bảng - GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời - Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận |
I. Đèn ống huỳnh quang 1. Cấu tao: a, Ống thủy tinh: - Chiều dài 0,3m; 0,6m; 1,2m; 1,5m; 2,4m. Mặt trong ống phủ lớp bột huỳnh quang. Người ta rút hết không khí trong ống và bơm vào ống 1 ít hơi thủy ngân và khí trơ b, Điện cực - Làm bằng dây vônfram có dạng lò xo xoắn, được tráng 1 lớp bari-oxit 2. Nguyên lí làm việc - Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa 2 điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống phát ra ánh sáng (màu sắc ánh sáng phụ thuộc vào chất huỳnh quang)
3. Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang: - Có hiện tượng nhấp nháy - Hiệu suất phát quang cao, gấp 5 lần đèn sợi đốt - Tuổi thọ 8000 giờ - Cần phải mồi phóng điện: dùng chấn lưu và tắc te hoặc chấn lưu điện tử
4. Số liệu kĩ thuật: - Điện áp định mức: 127V, 220V - Chiều dài ống: 0,6m công suất 18W, 20W - Chiều dài ống 1,2m công suất 36W, 40W 5. Sử dụng: - Đèn ống huỳnh quang dùng để chiếu sáng trong nhà, phải thường xuyên lau chùi bộ đèn
II. Đèn compac huỳnh quang - Cấu tạo gồm bóng đèn và đuôi đèn (chấn lưu đặt bên trong) - Nguyên lí làm việc giống đèn ống huỳnh quang - Ưu điểm: gọn nhẹ, dễ sử dụng, hiệu suất phát quang cao gấp 4 lần đèn sợi đốt
III. So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang
|
|||||||||
|
2.3. Hoạt động luyện tập: ( 5 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
- PP: Gợi mở, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. - KT: Đặt câu hỏi Câu 1 Mô tả cấu tạo của đèn ống huỳnh quang ?
Câu 2: ? Đèn huỳnh quang có những đặc điểm gì?
Câu 3: Nêu nguyên lí làm việc của đèn huỳnh quang?
|
Câu 1: Gồm 2 bộ phận chính: a, Ống thủy tinh: b, Điện cực Câu 2: - Có hiện tượng nhấp nháy - Hiệu suất phát quang cao, gấp 5 lần đèn sợi đốt - Tuổi thọ 8000 giờ - Cần phải mồi phóng điện: dùng chấn lưu và tắc te hoặc chấn lưu điện tử Câu 3: Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa 2 điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống phát ra ánh sáng (màu sắc ánh sáng phụ thuộc vào chất huỳnh quang) |
2. 4. Hoạt động vận dụng: ( 2 phút)
- So sánh đặc điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang để lựa chọn trong quá trình sử dụng.
- Hãy chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của em về đèn huỳnh quang.
2.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: ( 2 phút)
- Tìm hiểu tài liệu hướng dẫn sử dụng đèn huỳnh quang trong gia đình
- Tìm hiểu tất cả các thông số kĩ thuật của bóng đèn huỳnh quang trong thực tiễn cuộc sống.
*- Học thuộc ghi nhớ SGK và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc trước bài 40.Thực hành: Đèn ống huỳnh quang
- Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành theo mục III SGK trang 142