Giáo án Công nghệ 8 Ôn tập phần vẽ kĩ thuật và cơ khí mới nhất - CV5512

Tải xuống 12 1.9 K 29

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công nghệ 8 Ôn tập phần vẽ kĩ thuật và cơ khí mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

ÔN TẬP PHẦN VẼ KĨ THUẬT VÀ CƠ KHÍ

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1/ Kiến thức:

          - Hệ thống được kiến thức đã học từ đầu năm đến giờ.

2/ Kĩ năng :   

          - Biết tóm tắt kiến thức đã học dưới dạng sơ đồ khối.

          - Vận dụng được kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi tổng hợp chuẩn bị cho kiểm tra học kì I.

3/ Thái độ:   

          - Có thái độ nghiêm túc ôn tập.

4. Định hướng năng lực: Năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy.

II. CHUẨN BỊ:

1-Giáo viên: - SGK, tài liệu tham khảo 

2-Học sinh:   - SGK; Vở ghi.

III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 10’

- Mục tiêu: Tạo tâm thế, thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh vào bài mới.

- Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi

- Phương thức thực hiện: Tổ chức trò chơi

- Sản phẩm: Sản phẩm của các nhóm học sinh

- Gợi ý tiến trình:  Các nhóm thi : Vẽ sơ đồ tư duy các kiến thức đã học về vẽ kỹ thuật và các loại mối ghép

 

         

       
 
 
   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

     Mục tiêu :  HS củng cố lại các kiến thức đã học từ đầu năm.

Nhiệm vụ : HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra, trao đổi thảo luận nhóm

Phương thức hoạt động : hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Sản phẩm :  nội dung  câu trả lời cá nhân của HS, sản phẩm của nhóm ghi vào phiếu học tập

Gợi ý tiến trình hoạt động

Hoạt động :Hướng dẫn trả lời các câu hỏi.: 30’

 

- Gv giao câu hỏi cho các nhóm HS

- Yêu cầu HS thảo luận theo nội dung câu hỏi của nhóm mình.

- Tập trung toàn lớp yêu câu các nhóm trình bày nội dung câu trả lời của nhóm mình.

Câu 1: Muốn chọn vật liệu cho một sản phẩm cơ khí, người ta phải dựa vào những yếu tố nào ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2: Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết và phân biệt các vật liệu kim loại ?

Câu 3: Nêu phạm vi ứng dụng của các phương pháp gia công cơ khí ?

Câu 4: Lập sơ đồ phân loại các mối ghép, khớp nối. Lấy VD cụ thể minh hoa cho mỗi loại.

Câu 5: Tại sao trong máy và thiết bị cần phải truyền và biến đổi chuyển động ?

Câu 6: Cần truyền chuyển động quay từ  trục 1 với tốc độ là n1 (vòng /phút) tới trục 3 có tốc độ n3 < n1 hãy:

- Chọn phương án và biểu diễn cơ cấu truyền chuyển động.

- Nêu ứng dụng của cơ cấu này trong thực tế.

 

- Các nhóm HS nhận nhiệm vụ học tập.

- Thảo luận theo nội dung câu hỏi được giao.

 

- Các nhóm trình bày nội dung trả lời của nhóm mình.

 

 

 

 

Câu 1: Muốn chọn vật liệu để gia công một sản phẩm cơ khí cần dựa vào những yếu tố sau.

- Các chỉ tiêu cơ tính của vật liệu (tính cứng, dẻo, bền…)

- Vật liệu phải có tính công nghệ tốt để dễ gia công giảm giá thành

- Có tính chất hoá học phù hợp với môi trường làm việc của chi tiết, tránh bị ăn mòn do môi trường.

- Phải có tính chất vật  lí phù hợp yêu cầu.

Câu 2: Để nhận biết , phân biệt vật liệu người ta dựa vào những dấu hiệu sau.

- Màu sắc, mặt gãy của vật liệu, khối lượng riêng, độ dẫn nhiệt, tính cứng, tính deo, độ biến dạng…

Câu 3:

- Cưa dùng để cắt bỏ phần thừa hoặc chia phôi ra thành các phần (còn gọi là gia công thô), dũa nhằm tạo ra bề mặt chi tiết đảm bảo độ bóng và độ chính xác theo yêu cầu (gọi là gia công tinh).

Câu 4: phân loại

- Hs tự phân loại mối ghép.

 

 

 

Câu 5: Trong máy cần có bộ truyền và biến đổi chuyển động vì :

- Tốc độ cần thiết của các bộ phận công tác là không giống nhau.

- Nhiều khi cần truyền chuyển động từ một động cơ đến nhiều cơ cấu.

- Động cơ chuyển động quay đều còn các bộ phận công tác có các chuyển động khác nhau.

Câu 6:

 

                 C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH /LUYỆN TẬP: 3’

Mục tiêu : Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.

Nhiệm vụ :  HS làm bài tập mà Gv giao cho.

Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân

Sản phẩm : Nội dung trả lời  cá nhân của HS vào vở

Gợi ý tiến trình hoạt động

Cho học sinh làm bài . Hãy chọn câu trả lời đúng:

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH /LUYỆN TẬP: 6’

Mục tiêu : Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.

Nhiệm vụ :  HS làm bài tập mà Gv giao cho.

Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân

Sản phẩm : Nội dung trả lời  cá nhân của HS vào vở

Gợi ý tiến trình hoạt động

Cho học sinh làm bài . Hãy chọn câu trả lời đúng:

1. Các khớp động thường gặp là?

   A. Khớp tịnh tiến                                  B. Khớp quay

   C. Khớp cầu                                          D. Cả A, B, C đều đúng.

2. Chi tiết nào sau đây không thuộc cấu tạo khớp quay?

   A. Ổ trục                                               B. Vòng chặn

   C. Bạt lót                                              D. Trục

3. Khớp ở giá gương xe máy là khớp gì?

   A. Khớp quay                                        B. Khớp tịnh tiến

   C. Khớp cầu                                          D. Khớp vít

4.  Bản lề cửa là khớp gì?

   A. Khớp quay                                        B. Khớp tịnh tiến

   C. Khớp cầu                                          D. Khớp vít

Đáp án: 1.D; 2.B, 3.C, 4.A

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG: 2’ 

Mục tiêu : Nhận biết được các loại mối ghép tháo được.

Nhiệm vụ : Học sinh tìm các  sản phẩm cơ khí  trong nhà mình có sử dụng mối ghép tháo được

Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân.

Gợi ý tiến trình hoạt động

Về nhà ôn tập tiết sau kiểm tra thực hành

* Rút kinh nghiệm

 

 

Kiểm tra

I. Mục tiêu:

  1. Về kiến thức :

    -  Củng cố và khắc sâu những kiến thức cơ bản của kỡ .

  2. Về kĩ năng :

     - Rèn ph­ương pháp học bài và làm bài.

     - HS điều chỉnh ph­ương pháp học tập, xây dựng ý thức, trách nhiệm trong học tập, động cơ học tập tốt.

     -GV đánh giá kết quả học tập chung cả lớp, cũng nh­ cá nhân HS, đồng thời điều chỉnh ph­ơng pháp dạysao cho phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh.

 3. Về thái độ :

Rèn tính cẩn thận, trung thực.

          II.Chuẩn bị của thầy và trò:

1. GV: Đề kiểm tra và đáp án cho bài kiểm tra

2. HS: ôn tập chương I chuẩn bị tốt cho giờ kiểm tra

          III. Tiến trình dạy học:

1. ổn định tổ chức

2.Kiểm tra bài cũ: Không KT

3. Bài kiểm tra:

Ma trận Đề kiểm tra : Trắc nghiệm và tự luận

THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:

 

Cấp độ

 

 

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phần I.  Vẽ kĩ thuật

 

Hiểu được thế nào là hình chiếu vuông góc.

 

Đọc được các bản vẽ vật thể các khối hình học. Đọc đ­ược  bản vẽ khối đa diện.Đọc đ­ược bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt và có ren. Đọc được bản vẽ lắp, ứng dụng của bản vẽ kĩ thuật trong thực tế

Vẽ được một số hình chiếu cơ bản hình chiếu

 

Số câu:

 

 

C1

 

C2

 

 

C7

3

Sốđiểm:

 

 

0,5

 

0,5

 

 

 3

4

Tỉ lệ:

 

 

5%

 

5%

 

 

30%

40%

PhầnII.

Cơ khí

Trình bày  được khái niệm và phân loại  chi tiết máy, được  đặc điểm của các kiểu lắp ghép chi tiết máy phân biệt được tính chất của vt liu cơ khí,

Hiểu được tính chất của vật liệu cơ khí,

Phân biệt được các nhóm chi tiết máy.

Xác định được các loại mối ghép trong lắp ghép

 

 

Số câu:

C3

 

C4

C6

 

C5

 

 

3

Sốđiểm:

0,5

 

0,5

2

 

3

 

 

6

Tỉ lệ:

5%

 

5%

20%

 

30%

 

 

60%

Số câu:

1

2

2

1

6

Sốđiểm:

0,5

3

3,5

3

10

Tỉ lệ:

5%

10%

45%

40%

100%

 

Đè bài

I/ Phần trắc nghiệm: (2 điểm)

Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có các tia chiếu

        A. Song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu.

        B. Song song với nhau.                                

        C. Cùng đi qua một điểm.                             

        D. Song song với mặt phẳng cắt.

Câu 2. Đối với ren nhìn thấy, đường đỉnh ren được vẽ bằng

        A. Nét đứt           

        B.  Nét liền mảnh

        C. Nét liền đậm

        D. Nét chấm gạch mảnh.

Câu 3. Mối ghép cố định là mối ghép có

         A. Các chi tiết ghép chuyển động tương đối với nhau.

         B. Các chi tiết ghép chuyển động ăn khớp với nhau.

         C. Các chi tiết ghép không có chuyển động tương đối với nhau.

         D. Các chi tiết ghép có thể xoay, trượt với nhau.

Câu 4.Vật liệu kim loại đen được gọi là thép khi có tỉ lệ cacbon( C ) là

        A.    C >2,14%       B.    C ≤ 2,14%             C.     C  ≥2,14%            D.      C < 2,14%

II. Phần tự luận: (8 điểm)

Câu 5. ( 3điểm) Hãy nêu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí ? Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa vật liệu kim loại đen và kim loại màu ? lấy ví dụ minh họa?

Câu 6. Hãy trình bày cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng của đinh tán? Lấy ví dụ? (2điểm)

Câu 7. ( 3 điểm) Vẽ  hình chiếu thứ 3 cho vật thể sau, biết:

( Hướng A : Hình chiếu đứng)

( Hướng B : Hình chiếu cạnh)

( Hướng C : Hình chiếu bằng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XÂY DỰNG ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:

I.Phần Trắc nghiệm: (2 điểm . Mỗi ý đúng được 0,5 điểm)

Câu 1- A. Song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu.

Câu 2- C. Nét liền đậm

Câu 3- C. Các chi tiết ghép không có chuyển động tương đối với nhau.

Câu 4- B. C ≤ 2,14%                                     

II. Phần tự luận: (8 điểm)

Câu 5 .

- Vật liệu cơ khí có 4 tính chất cơ bản: (3đ)

+ Tính chất vật lý: Nhiệt độ nóng chảy, dẫn điện, dẫn nhiệt. (0,5đ)

+ Tính chất hoá học: Tính chịu axít, chống ăn mòn... (0,5đ)

+ Tính chất cơ học: Tính cứng, bền, dẻo. (0,5đ)

 + Tính chất công nghệ: Khả năng gia công của vật liệu, tính đúc, tính hàn, tính rèn...(0,5đ)

- Phân biệt KL đen và lấy VD (1đ)

Kim loại đen  ( Thép)

Kim loại màu ( Đồng)

Khác nhau:

 

- Cứng, giòn,

- Dẻo

- Bị Ô xi hóa, không chịu được sự ăn mòn của axit

- Chịu được sự ăn mòn của axit

- Dẫn điện và nhiệt kém

- Dẫn điện và nhiệt tốt

- Có thể gia công bằng phương pháp cắt gọt, hàn ...

- Có thể gia công bằng phương pháp đúc, vật liệu không thể sử dụng gia công cắt gọt vì dẻo.

Câu 6:  * Cấu tạo: (1đ)

-         Trong mối ghép bằng đinh tán các chi tiết được ghéo thường có dạng tấm. Chi tiết ghép là đinh tán. Lỗ trên chi tiết được ghép có thể khoan hoặc đột...

-         Đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũ, được làm bằng vật liệu dẻo như: nhôm, thép các bon thấp.

-         Khi ghép, thân đinh được luồn qua các lỗ của các chi tiết ghép, sau đó dùng búa tán đầu còn lại thành mũ.

* Đặc điểm và ứng dụng: (1đ)

 Mối ghép đinh tán thườn dùng khi:

-         Vật liệu tấm không hàn được hoặc khó hàn.

-         Mối ghép phải chịu được nhiệt độ cao.

-         Mối ghép phải chị được lực lớn và chấn động mạnh...

-         Mối ghép đinh tán được dùng trong kết cấu dàn trục, dàn cầu trục, các dụng cụ sinh hoạt trong gia đình...

Câu 7: Vẽ đúng hình dạng, kích thước, nét vẽ , đường dóng , đủ, hình vẽ cân đối cả 3 hình chiếu (3 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.     Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra

2.      Dặn dò: Tìm hiểu trước bài : Truyền chuyển động

* Rút kinh nghiệm

 

 

 

 

Xem thêm
Giáo án Công nghệ 8 Ôn tập phần vẽ kĩ thuật và cơ khí mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Công nghệ 8 Ôn tập phần vẽ kĩ thuật và cơ khí mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Công nghệ 8 Ôn tập phần vẽ kĩ thuật và cơ khí mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Công nghệ 8 Ôn tập phần vẽ kĩ thuật và cơ khí mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Công nghệ 8 Ôn tập phần vẽ kĩ thuật và cơ khí mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Công nghệ 8 Ôn tập phần vẽ kĩ thuật và cơ khí mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Công nghệ 8 Ôn tập phần vẽ kĩ thuật và cơ khí mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Giáo án Công nghệ 8 Ôn tập phần vẽ kĩ thuật và cơ khí mới nhất - CV5512 (trang 8)
Trang 8
Giáo án Công nghệ 8 Ôn tập phần vẽ kĩ thuật và cơ khí mới nhất - CV5512 (trang 9)
Trang 9
Giáo án Công nghệ 8 Ôn tập phần vẽ kĩ thuật và cơ khí mới nhất - CV5512 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Công Nghệ 8
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống