GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 8 ÔN TẬP GHKII MỚI NHẤT - CV5555

Tải xuống 11 2.5 K 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 8 ÔN TẬP GHKII MỚI NHẤT - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

ÔN TẬP GHKII

  1. MỤC TIÊU:

    1.Kiến thức:

- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức của phần cơ khí và phần vẽ kĩ thuật, phần đầu của kĩ thuật điện.

- Tóm tắt được các kiến thức đã học dưới dạng sơ đồ.

  1. Kĩ năng:

- Biết vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành các câu hỏi cuối mỗi phần để chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì I.

  1. Thái độ:

- Có ý thức học tập tốt

  1. Năng lực:

- Hs vẽ được các khối hình học đơn giản

- Hs đọc được các bản vẽ chi tiết đơn giản

- Hs biết được các cách gia công cơ khí, xác định được các chi tiết máy và cách lắp ghép các chi tiết đó.

- Hs biết cách bản vệ  an toàn trong quá trình sử dụng điện năng.

  1. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

  • Nghiên cứu SGK, tài liệu liên quan
  • Tranh phóng to hình 1/52 SGK; hình 2, 3, 4, 5 ( theo bài )
  • Mẫu vật theo bài

2.Học sinh:

  • Ôn tập phần vẽ kĩ thuật, phần cơ khí
  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
  2. Ổn định tổ chức lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số.
  3. Kiểm tra bài cũ: (5’)

? Nêu các bộ phận của bút thử điện?Cách dùng bút thử điện

  1. Bài mới: (37’)
  2. Đặt vấn đề:
  3. Triển khai bài dạy:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức (17’)

- GV treo sơ dồ  SGK

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu và phân tích sơ đồ

Hoạt động 2:  Trả lời các câu hỏi: (20’)

- GV nêu các câu hỏi yêu cầu hs thảo luận trả lời

Câu 1. Đánh dấu x vào cuối những từ nêu tên các vật liệu là kim loại

Cao su           Ebonit              Thuỷ tinh                        Hợp kim nhôm             Gang

Vônfram         Thép               Chất dẻo nhiệt                  Nicrom                    Hợp kim đồng

Câu2. Muốn chọn vật liệu để gia công một sản phẩm cơ khí người ta dựa vào yếu tố nào?

 

 

 

 

 

 

 

Câu3. Để nhận biết và phân biệt vật liệu người ta dựa vào những dấu hiệu nào?

 

Câu 4. Nêu phạm vi ứng dụng của các phương pháp gia công kim loại?

 

 

 

 

Câu 5. Nêu đặc điểm và công dụng các loại mối ghép đã học?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 6: Tại sao cần truyền chuyển động

? Nêu cấu tạo bộ truyền động đai

? Trình bày nguyên lý làm việc của bộ truyền động đai

 

 

? Nêu cấu tạo bộ truyền động xích

? Trình bày nguyên lý làm việc của bộ truyền động xích

Câu 7: Nêu cấu tạo của cơ cấu tay quay con trượt. Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay con trượt

? Nêu cấu tạo của cơ cấu tay quay thanh lắc

? Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay thanh lắc.

Câu 8 Chức năng của nhà máy điện là gì.

? Chức năng của dây dẫn điện là gì.

? Điện năng có vai trò gì trong trong sản xuất và đời sống? Lấy ví dụ minh hoạ?

Câu 9 Tai nạn điện sảy ra do nguyên nhân nào.

? Khi sử dụng và sử chữa điện cần thực hiện  những nguyên tắc an toàn nào.

- GV: Hướng dẫn thảo luận câu hỏi và bài tập

- HS: Thảo luận câu hỏi theo nhóm ( Bàn /nhóm ), thảo luận theo cách truy bài

- GV: Yêu cầu từng nhóm trả lời các câu hỏi

Nhóm 1 : Câu 1, 2, 3,4

Nhóm 2: Câu 5,6,7,8,9

I. Hệ thống kiến thức

* Bảng hệ thống kiến thức: sgk

 

 

II. Nội dung ôn tập

 

 

Câu 1:

Trả lời: Gang,  Thép, Nicrom, Hợp kim nhôm, Vônfram, Hợp kim đồng

 

 

 

Câu 2: Trả lời: *Các chỉ tiêu cơ bản của vật liệu(tính cứng, tính dẻo, tính bền...) phải đáp ứng với điều kiện chịu tải của chi tiết.

*Vật liệu phải có tính công nghệ tốt dễ gia công giá thành giảm.

*Có tính chất hoá học phù hợp với môi trường làm việc của chi tiết

*Vật liệu phải có tính chất vật lý phù hợp với yêu cầu.

Câu 3:Trả lời: *Màu sắc,mặt gãy của vật liệu,khối lượng riêng,độ dẫn nhiệt, tính cứng,tính dẻo,độ biến dạng.

Câu 4: Trả lời:Cưa dùng để cắt bỏ phần thừa hoặc chia phôi ra các phần(còn gọi là gia công thô)

còn dũa tạo ra các bề chi tiết đảm bảo độ bóng và độ chính xác theeo yêu cầu (còn gọi là gia cong tinh)

Câu 5: Mối ghép hàn: Kết cấu nhỏ gọn, tiết kiệm kim loại,nhưng mối hàn bị giòn,dễ nít...ứng dụng hàn khung giàn trong công trình xây dựng.

Mối ghép đinh tán: Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao(như nồi hơi) phải chịu lực lớn và chấn động mạnh...ứng dụng kết cấu cần, giàn cần trục, các dụng cụ gia đình.

- Mối ghép bằng ren: Có cấu tạo đơn giản dễ tháo lắp,dùng để ghép các chi tiết có độ dày không lớn và cần tháo lắp luôn.

- Mối ghép bằng then ,chốt: Đơn giản dễ tháo lắp và thay thế , khả năng chịu lực kém ,dùng để ghép trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích.

Câu 6: Truyền chuyển động

a.Truyền động đai

 

*Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ truyền động đai

(Sgk)

b. Truyền động xích

 

 

Câu 7: Biến đổi chuyển động

a. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến    ( Sgk)

b. Cơ cấu tay quay thanh lắc

(Sgk)

 

Câu 8.Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.

(Sgk)

 

Câu 9 An toàn điện

a. An toàn khi sử dụng điện

b. An toàn khi sửa chữa điện

c. Nguyên nhân gây tan nạn điện

 

 

 

  1. Củng cố: (1’)

- Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí?

  1. HDVN : (1’)

- Trả lời câu hỏi vở bài tập

-  Dặn dò: Ôn tập để tiết tới kiểm tra

Nhận xét của tổ chuyên môn

Nhận xét của hiệu phó

Nhận xét của hiệu trưởng

 

 

 

 

 

KIỂM TRA HỌC KÌ I

  1. MỤC TIÊU:

    1.Kiến thức:

- Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của học sinh.

  1. Kĩ năng:

- Rèn luyện khả năng tư duy, kĩ năng đọc hình vẽ.

  1. Thái độ:

- Rèn luyện cho học sinh tính chính xác, cẩn thận khi làm bài kiểm tra.

  1. Năng lực:

- Học sinh tự xác định các loại bản vẽ và các hình chiếu

- Học sinh nhận biết và xác định được các sản phẩm cơ khí

  1. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

- Đề, đáp án, biểu điểm                 

2.Học sinh:

- Kiến thức để kiểm tra

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
  2. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số
  3. Kiểm tra bài cũ:
  4. Bài mới: (45’)
  5. Ma trận

               Cấp độ

 

Tên chủ đề

 

Nhận biết

 

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

1. Bản vẽ các khối hình học

- Nhận dạng được các hình chiếu, vật thể

 

Thực hiện vẽ lại được các hình chiếu theo đúng trình tự

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1/2 câu

1 điểm

10%

 

1/2 câu

2 điểm

20 %

 

1 câu

3 điểm

30 %

2.  Bản vẽ kỹ thuật

 

Trình bày lại được trình tự đọc của bản vẽ nhà

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

 

1 câu

2 điểm

20 %

 

 

1 câu

2 điểm

20 %

Phần Cơ khí

- Nhận dạng được các VLCK phổ biến

 

- Nhận dạng được một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động

-Phân biệt được các nhóm chi tiết máy

- Minh họa được cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động trong cơ khí

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2/4 câu

2 điểm

20 %

2/4 câu

3 điểm

30 %

 

 

1 câu

50 %

Tổng

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

 

1/2 +2/4 câu

3 đ

30%

 

1+2/4 câu

5 đ

50%

 

1/2 câu

2 đ

20%

 

 

3 câu

10 đ

100%

* ĐỀ BÀI

Câu 1 (3 điểm)

Cho vật thể A và bản vẽ hình chiếu của nó

1.1.Hãy đánh dấu  x vào bảng để chỉ rõ sự tương quan giữa các hình chiếu và vật thể ?

               Hình

 

Hình chiếu

1

2

3

Hình chiếu đứng

 

 

 

Hình chiếu cạnh

 

 

 

Hình chiếu bằng

 

 

 

Vật thể A

 

 

                                                                       (1)                    (2)                (3)

1.2. Hãy vẽ lại các hình chiếu cho đúng vị trí

Câu 2 (2 điểm): Bác Mạnh dự kiến xây ngôi nhà mới, bác nhờ con rể là anh Hải làm kĩ sư xây dựng trên Hà Nội thiết kế ngôi nhà theo kích thước, ý thích... của gia đình. Anh Hải sắp gửi bản vẽ nhà về mà bác Mạnh đang lo không biết sẽ đọc theo trình tự nào? Em hãy giúp bác nêu cách đọc bản vẽ nhà.?

Câu 3 (5 điểm): Cô Vân Anh mua cho em Đạt chiếc xe địa hình mới  làm cơ bản bằng ILốc, chỉ riêng tay nắm, lốp xe và yên xe làm bằng cao su nhân dịp em đạt học sinh giỏi cấp trường năm học lớp 6. Em Đạt rất phấn khởi với món quà của mẹ và rất tò mò tìm hiểu chiếc xe, em hãy giúp em Đạt tìm hiểu xem

3.1. Vật liệu cơ khí sử dụng làm chiếc xe thuộc loại nào?

3.2. Có các loại truyền và biến đổi chuyển động nào trên chiếc xe của em Đạt?

3.3. Tại sao phải có các nhóm truyền động này?

3.4. Nêu các nhóm chi tiết có trên chiếc xe đạp của em Đạt? Dựa vào đâu em phân loại được các nhóm chi tiết này?

* ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1 (2 điểm)

Hoàn thành bảng đúng

Vẽ hình chiếu đúng vị trí

Hình

 

Hình chiếu

1

2

3

Hình chiếu đứng

 

 

x

 

Hình chiếu cạnh

 

 

 

x

Hình chiếu bằng

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2(2 điểm)

Câu 2: Trình tự đọc bản vẽ nhà.

Trình tự đọc.

Nội dung cần hiểu.

Ví dụ

1. Khung tên

Tên gọi ngôi nhà.

Tỉ lệ.

Nơi thiết kế.

 

2. Hình biểu diễn.

 

Tên gọi hình chiếu.

Mặt cắt.

 

3. Kích thước

Kích thước chung.

Kích thước từng bộ phận.

 

4. Các bộ phận

Số phòng, số cửa….

 

Câu 3(6đ)

Câu 3:

3.1. Vật liệu cơ khí sử dụng làm chiếc xe thuộc loại

- Vật liệu kim loại: Khung, vành, dây phanh, xích...

- Vật liệu phi kim loại: lốp, tay nắm, yên xe...

 

 

0,5đ

0,5đ

3.2 - Truyền động ăn khớp: Xích và líp

- Biến đổi chuyển động: Quay tròn của đĩa  thành chuyển động tịnh tiến của xe

 

3.3. Phải có các nhóm truyền động này vì

- Các bộ phận của xe đặt cách xa nhau

- Được dẫn động từ 1 chuyển động ban đầu

- Chúng có tốc độ quay không giống nhau…

3.4. Các nhóm chi tiết có trên chiếc xe đạp là:

-Nhóm tiết có công dụng chung: Được dùng trong nhiều loại máy như bu lông, đai ốc...

- Nhóm chi tiết có công dụng riêng: Được sử dụng trong một loại máy nhất định như bàn đạp xe đạp, khung xe đạp…

Học sinh khuyết tật

Câu 1: Cho vật thể A và bản vẽ hình chiếu của nó

Hãy đánh dấu  x vào bảng để chỉ rõ sự tương quan giữa các hình chiếu và vật thể ?

1.1.Hãy đánh dấu  x vào bảng để chỉ rõ sự tương quan giữa các hình chiếu và vật thể ?

               Hình

 

Hình chiếu

1

2

3

Hình chiếu đứng

 

 

 

Hình chiếu cạnh

 

 

 

Hình chiếu bằng

 

 

 

Vật thể A

 

  (1)                    (2)                (3)

Câu 2 : Cô Vân Anh mua cho em Đạt chiếc xe địa hình mới  làm cơ bản bằng ILốc, chỉ riêng tay nắm, lốp xe và yên xe làm bằng cao su nhân dịp em đạt học sinh giỏi cấp trường năm học lớp 6. Em Đạt rất phấn khởi với món quà của mẹ và rất tò mò tìm hiểu chiếc xe, em hãy giúp em Đạt tìm hiểu xem

2.1. Vật liệu cơ khí sử dụng làm chiếc xe thuộc loại nào?

2.2 Có các loại truyền và biến đổi chuyển động nào trên chiếc xe của em Đạt?

ĐÁP ÁN

Câu 1: Câu 1.1 đề 1

Câu 2: Câu 3.1,3.2 đề 1

  1. Củng cố

                       - GV thu bài kiểm tra

                        - Nhận xét giờ kiểm tra

  1. HDVN

                      - Đọc trước bài 38

 

Xem thêm
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 8 ÔN TẬP GHKII MỚI NHẤT - CV5555 (trang 1)
Trang 1
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 8 ÔN TẬP GHKII MỚI NHẤT - CV5555 (trang 2)
Trang 2
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 8 ÔN TẬP GHKII MỚI NHẤT - CV5555 (trang 3)
Trang 3
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 8 ÔN TẬP GHKII MỚI NHẤT - CV5555 (trang 4)
Trang 4
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 8 ÔN TẬP GHKII MỚI NHẤT - CV5555 (trang 5)
Trang 5
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 8 ÔN TẬP GHKII MỚI NHẤT - CV5555 (trang 6)
Trang 6
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 8 ÔN TẬP GHKII MỚI NHẤT - CV5555 (trang 7)
Trang 7
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 8 ÔN TẬP GHKII MỚI NHẤT - CV5555 (trang 8)
Trang 8
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 8 ÔN TẬP GHKII MỚI NHẤT - CV5555 (trang 9)
Trang 9
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 8 ÔN TẬP GHKII MỚI NHẤT - CV5555 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Công Nghệ 8
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống