Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 8 Bài 26: Mối ghép tháo được mới nhất . Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 26: MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép tháo được thường gặp
2. Kĩ năng:
- Biết áp dụng vào trong thực tiễn.
- HS có kỹ năng làm việc theo quy trình
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, say mê, hứng thú với môn học.
B. Chuẩn bị
1.Giáo viên:
- Giáo án, sách giáo khoa.
- Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan
- Một số vật dụng có mối ghép ren ( bút bi , nắp lọ mực ) chốt ( mối ghép giũa đùi và trục xe đạp )
- Tranh giáo khoa H 26.1, 26,2.
2.Học sinh:
C. PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học:
+ PPDH gợi mở - vấn đáp
+ PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề
+ PPDH luyện tập, thực hành
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số lớp: …………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ :
Câu 1: Thế nào là mối ghép cố định ?
Câu 2: Kể tên một số mối ghép mà em biết ? Nêu sự khác biệt giữa các mối ghép đó
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Hoạt động 1: Tìm hiểu mối ghép bằng ren. HĐ cá nhân : GV cho HS quan sát tranh 26.1 và mẫu vật thật. ? Em hãy nêu cấu tạo của mối ghép bu lông, vít cấy, đinh vít ? HS : Suy nghĩ và trả lời câu hỏi GV cho HS làm bài tập điền từ trong SGK GV nhấn mạnh: Lực tự siết được tạo thành do ma sát giữa các mặt ren của vít và đai óc. Biến dạng đần hồi càng lớn, ma sát càng lớn thì lực tự siết càng lớn. ? *Để hãm đai ốc khỏi bị lỏng ta có những biện pháp gì ? HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi GV: Nhận xét và kết luận GV hướng dẫn HS tháo các mối ghép ren, nêu tác dụng của từng chi tiết trong mối ghép. ?* Ba mối ghép trên có điểm gì giống nhau và khác nhau HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi
? Hãy nêu đặc điểm và phạm vi ứng dụng của mối ghép? Nguyên nhân làm chờn ren và hư ren ? GV kết luận nêu cách bảo quản mối ghép và những điều cần chú ý khi tháo lắp mối ghép bằng ren
Hoạt động 2: Tìm hiểu mối ghép bằng then ,chốt. GV cho HS quan sát tranh 26.2 và tìm hiểu một vài hiện vật ghép bằng then ,chốt ? Mối ghép then và chốt gồm những chi tiết nào ? Nêu hình dáng của then và chốt ?
GV:Tiến hành tháo lắp mối ghép then và chốt cho HS quan sát. ?* Hãy phát biểu sự khác biệt của cách lắp then và chốt? HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi GV: Nhận xét và kết luận
GV kết luận: Then được cài trong lổ nằm dài giữa hai mặt phân cách của hai chi tiết. Còn chốt được cài trong lỏ xuyên ngang mặt phân cách của ch tiết được ghép. ? Hãy nêu ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của mối ghép then và chốt GV nêu tên một số thiết bị , máy móc có mối ghép then và chốt : Chốt dùng để liên kết HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi GV: Nhận xét và kết luận
|
1. Mối ghép bằng ren a. Cấu tạo mối ghép:
-Mối ghép bu lông: Đai ốc , vòng đệm , chi tiết ghép và bulông. - Mối ghép vít cấy Đai ốc ,vòng đệm, chi tiết ghép, vít cấy -Mối ghép đinh vít. Gồm chi tiết ghép và đinh vít
Giống : 3 mối ghép đều có bulông, vít cấyhoặc đinh vít có ren luồn qua lỗ chi tiết 3 để ghép 2 chi tiết 3,4 Khác: Trong mối ghép vít cấy và đinh vítlỗ có ren ở chi tiết 4 b. Đặc điểm và ứng dụng. - Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản, dẽ tháo lắp nên được sử dụng rộng rãi trong các mối ghép cần được tháo lắp. -Mối ghép bu lông thường dùng để ghép các mối ghép có chiều dày không lớn lắm. -Đối với mối ghép có chiều dày lớn người ta dùng mối ghép vít cấy. - Mối ghép đinh vít dùng cho mối ghép chịu lực nhỏ. 2. Mối ghép bằng then chốt a. Cấu tạo
* Mối ghép bằng then gồm: Trục, bánh đai, then * Mối ghép bằng chốt gồm: Đùi xe, trục giữa, chốt. - Hình dáng của then và chốt đều là chi tiết hình trụ
b. Đặc điểm và ứng dụng * Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản dễ tháo lắp và thay thế. * Nhược điểm : Khả năng chịu lực kém * ứng dụng : Then dùng để ghép trục với bánh răng, bánh đai , đĩa xích.....để truyền chuyển động quay. - Chốt dùng để hãmchuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc để truyền lực theo phương đó. |
4. Củng cố
- Gọi 1, 2 học sinh đọc phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết
- Nêu công dụng của mối ghép tháo rời được
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị nội dung bài mới
E. RÚT KINH NGHIỆM