Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 8 Bài 26: Mối ghép tháo được mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 26: MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC
I. Mục tiêu bài học:
- Biết được cấu tạo, đặc điểm của một số mối ghép tháo được thường gặp.
- Biết ứng dụng của một số mối ghép tháo được thường gặp.
- Có thái độ liên hệ và tìm hiểu thực tế.
- Phát triển kỹ năng biết cách tháo lắp và tìm hiểu trong thực tế.
II. Chuẩn bị :
III. Tổ chức các hoạt động học:
- Học sinh tự đánh giá chéo kết quả.
IV. Tiến trình hoạt động:
*GV: Chuyển giao nhiệm vụ.
?Liệt kê những mối ghép trên xe đạp.
- Y/c: Hoạt động nhóm.
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Dự kiến sản phẩm: Mối ghép bằng bu lông, đai ôc, mối ghép bằng ren, mối ghép bằng hàn.....
* Đại diện nhóm lên bảng viết báo cáo kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, ý kiến.
Hoạt động: Hình thành kiến thức.
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung |
Hđ 1: Tìm hiểu về mối ghép bằng ren: 20’ 1. Mục tiêu: Nắm được cấu tạo, đặc điểm ứng dụng của mối ghép bằng ren. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động nhóm 3. Sản phẩm hoạt động. - Ghi vào phiếu học tập nhóm. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá, chéo lẫn nhau - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kết quả. 5. Tiến trình hoạt động. *Chuyển giao nhiệm vụ. - Giáo viên yêu cầu: Hoạt động nhóm. quan sát h26.1 mô tả cấu tạo, đặc điểm ứng dụng của mối ghép bằng ren ghi vào phiếu học tập nhóm. *Thực hiện nhiệm vụ. - Học sinh thảo luận nhóm. ? Trong các mối ghép trên có điểm gì giống nhau và khác nhau ? ? Nêu các đặc điểm và ứng dụng của các loại mối ghép trên ? - Dự kiến sản phẩm: + Mối ghép bu lông + Mối ghép vít cấy + Mối ghép đinh vít - Đặc điểm: đơn giản, dễ tháo lắp, nên được dùng rộng rãi trong các mối ghép cần tháo lắp. - Mối ghép bu lông thường dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp. - Đối với các chi tiết bị ghép có chiều dày quá lớn người ta dùng mối ghép vít cấy. - Mối ghép đinh vít dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ. + Báo cáo kết quả. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Ý kiến bổ sung. - GV chốt kiến thức. - H/s tự bổ sung ghi kiến thức vào vở ghi. - GV nhấn mạnh về các mối ghép: Hđ 2: Tìm hiểu về mối ghép bằng then và chốt: 10’ 1. Mục tiêu: Nắm được cấu tạo, đặc điểm ứng dụng của mối ghép bằng then, chốt. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cặp đôi 3. Sản phẩm hoạt động. - Ghi vào vở 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kết quả. 5. Tiến trình hoạt động. *Chuyển giao nhiệm vụ. - Giáo viên yêu cầu: Hoạt động cặp đôi quan sát vật thật và h26.2 mô tả cấu tạo, đặc điểm ứng dụng ghi vào vở. *Thực hiện nhiệm vụ. - Học sinh thảo luận cặp đôi. - Dự kiến sản phẩm: a. Cấu tạo của mối ghép ( Sgk/tr 91 ) - Mối ghép bằng then: được đặt trong rãnh then. - Mối ghép bằng chốt: đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết được ghép. b. Đặc điểm và ứng dụng - Mối ghép: cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế nhưng khả năng chịu lực kém. - Mối ghép bằng then thường dùng để ghép trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích ... để truyền chuyển động quay. - Mối ghép bằng chốt dùng để hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc truyền lực theo phương đó + Báo cáo kết quả. - Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả. - Ý kiến bổ sung. - GV chốt kiến thức. - H/s tự bổ sung ghi kiến thức vào vở ghi. - GV nhấn mạnh về các mối ghép:
|
1. Mối ghép bằng ren a. Cấu tạo mối ghép - Mối ghép bằng ren có ba loại chính là: + Mối ghép bu lông + Mối ghép vít cấy + Mối ghép đinh vít - Tuỳ theo mục đích sử dụng mà ta có thể chọn một trong ba kiểu mối ghép trên b. Đặc điểm và ứng dụng - Đặc điểm: đơn giản, dễ tháo lắp, nên được dùng rộng rãi trong các mối ghép cần tháo lắp. - Mối ghép bu lông thường dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp. - Đối với các chi tiết bị ghép có chiều dày quá lớn người ta dùng mối ghép vít cấy. - Mối ghép đinh vít dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ.
2. Mối ghép bằng then và chốt a. Cấu tạo của mối ghép ( Sgk/tr 91 ) - Mối ghép bằng then: được đặt trong rãnh then. - Mối ghép bằng chốt: đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết được ghép. b. Đặc điểm và ứng dụng - Mối ghép: cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế nhưng khả năng chịu lực kém. - Mối ghép bằng then thường dùng để ghép trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích ... để truyền chuyển động quay. - Mối ghép bằng chốt dùng để hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc truyền lực theo phương đó. |
V. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH /LUYỆN TẬP: 5’
Mục tiêu : Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.
Nhiệm vụ : HS làm bài tập mà Gv giao cho.
Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân
Sản phẩm : Nội dung trả lời cá nhân của HS vào vở
Gợi ý tiến trình hoạt động
Cho học sinh làm bài . Hãy chọn câu trả lời đúng:
1. Các khớp động thường gặp là?
A. Khớp tịnh tiến B. Khớp quay
C. Khớp cầu D. Cả A, B, C đều đúng.
2. Chi tiết nào sau đây không thuộc cấu tạo khớp quay?
A. Ổ trục B. Vòng chặn
C. Bạt lót D. Trục
3. Khớp ở giá gương xe máy là khớp gì?
A. Khớp quay B. Khớp tịnh tiến
C. Khớp cầu D. Khớp vít
4. Bản lề cửa là khớp gì?
A. Khớp quay B. Khớp tịnh tiến
C. Khớp cầu D. Khớp vít
Đáp án: 1.D; 2.B, 3.C, 4.A
VI. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: 4’
Mục tiêu : Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi.
Nhiệm vụ : Thực hiện yêu cầu các câu hỏi GV giao cho.
Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân
Sản phẩm :. Câu trả lời của học sinh.
Gợi ý tiến trình hoạt động
? Trong xe đạp của em, khớp nào thuộc khớp quay?
VII. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG: 1’
Mục tiêu : Nhận biết được các loại mối ghép tháo được trong thực tế.
Nhiệm vụ : Học sinh tìm các sản phẩm cơ khí trong nhà mình có sử dụng mối ghép tháo được
Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân.
Gợi ý tiến trình hoạt động
Về nhà tìm hiểu them về các loại mối ghép động và tìm các đồ vật trong nhà có sử dụng mối ghép động.
* Rút kinh nghiệm