Giáo án Công Nghệ 8 Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép mới nhất

Tải xuống 4 2.2 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 8 Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

CHƯƠNG IV: CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP

BÀI 24: KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy

- Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá các chi tiết máy

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, say mê, hứng thú với môn học.

B. CHUẨN BỊ                                                   

1.Giáo viên:

-  Giáo án, sách giáo khoa.

- Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan

- Tranh vẽ phóng to hình 24.1, 24.2,SGK

- Mẫu vật: Trục trước xe đạp, bulông, vòng bi

2.Học sinh:

- Vở ghi, SGK, vở BT, tìm hiểu trước nội dung bài học.

- Sưu tầm mẫu vật theo bài

C. PHƯƠNG PHÁP

 Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học:

+ PPDH gợi mở - vấn đáp

+ PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề

+ PPDH luyện tập, thực hành

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

     1.Ổn định tổ chức :       

Kiểm tra sĩ số lớp: …………………………………………………………………

          2.  Kiểm tra bài cũ :        Kết hợp với nội dung bài mới

         3. Bài mới

Giới thiệu bài học

- Máy hay sản phẩm cơ khí thường được tạo thành từ nhiều chi tiết lắp ghép với nhau. Vì vậy để hiểu được các kiểu lắp ghép chi tiết máy nhằm kéo dài thời gian sử dụng của máy và thiết bị, chúng ta cùng nghiên cứu bài : “Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép”

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

 

NỘI DUNG

 

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về khái niệm chi tiết máy  và cách phân loại các chi tiết máy

HS: Tháo rời toàn bộ trục trước xe đạp

GV yêu cầu học sinh quan sát và căn cứ hình 24.1 đọc tên các phần tử

Trả lời các câu hỏi:

?* Nêu công dụng của từng phần tử

? Nêu đặc điểm chung của các phần tử

? Nêu khái niệm chi tiết

HS: Suy nghĩ trả lời các câu hỏi

GV: Nhận xét, kết luận

HS: Lắng nghe và kết hợp ghi chép bài

HS: Quan sát hình 24.2, thực hiện yêu cầu tìm hiểu sau đó nêu dấu hiệu nhận biết chi tiết máy

?* Cho VD thêm ngoài VD trong SGK

(Lưỡi cưa, khung cưa….)

 

 ? Em hãy kể tên các chi tiết máy của chiếc máy khâu mà em biết

Kể tên các chi tiết máy của chiếc xe đạp

GV: Nhận xét và kết luận

 ?* Có những chi tiết nào có chức năng tương tự nhau ?

HS: Đọc SGK, nêu căn cứ phân loại, nêu tên  hai nhóm chi tiết

- Quan sát hình 24.1, xếp các chi tiết thành hai nhóm

+ Nhóm chi tiết có công dụng chung: Đai ốc, đai ốc hãm côn, vòng đệm

+ Nhóm chi tiết có công dụng riêng: Trục, côn

Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?

GV: Các chi tiết máy sau khi gia công xong cần được lắp ghép với nhau theo một cách nào đó được tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Gọi 2 HS đọc phần II trong sách giáo khoa

? Mối ghép cố định là mối ghép như thế nào

HS suy nghĩ trả lời câu hỏi

GV: Nhận xét và kết luận

?Mối ghép cố định gồm mấy loại? Kể tên

?* Em hãy lấy ví dụ về mối ghép cố định mà em gặp trong thực tế

(Ghép bằng vít, then, chốt...)

? Mối ghép động là mối ghép như thế nào

HS suy nghĩ trả lời câu hỏi

GV: Nhận xét và kết luận

?* Em hãy lấy ví dụ về mối ghép động mà em gặp trong thực tế

(Ghép bằng bản lề, ổ trục…)

? * So sánh mối ghép động và mối ghép cố định

? Chiếc xe đạp của em có những  kiểu mối ghép nào? Hãy kết tên một vài mối ghép đó

I. Khái niệm về chi tiết máy

1. Chi tiết máy là gì?

 - Chi tiết máy là các phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy

 

 

 

 

 

 

 

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Có cấu tạo hoàn chỉnh

+ Không tháo rời được ra nữa

 

 

 

 

 

2. Phân loại chi tiết máy

- Nhóm chi tiết máy có công dụng chung: Được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau ( Bu lông ,đai ốc,bánh răng, lò xo....)

- Nhóm chi tiết có công dụng riêng: Chỉ được sử dụng trong một loại máy nhất đinh (Trục khuỷu , kim khâu, khung xe đạp.....)

 

 

 

 

 

 

II. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?

 

 

 

- Mối ghép cố định: Là các chi tiết ghép không có sự chuyển động tương đối với nhau.

+ Mối ghép tháo được như mối ghép bằng ren, then , chốt.

+ Mối ghép không tháo được như mối ghép bằng hàn, đinh tán..

 

 

 

 

 

 

- Mối ghép động : Chi tiết ghép với nhau có thể xoay ,trượt, lăn hoặc ăn khớp với nhau ( bánh ròng rọc và trục)

    VD:  Mối ghép bản lề, ổ trục, trục vít…                    

4. Củng cố

          - Gọi 1, 2 học sinh đọc phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết

- Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập

5. Hướng dẫn học bài ở nhà

          - Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.

          - Chuẩn bị nội dung bài mới

E. RÚT KINH NGHIỆM

 

 

Xem thêm
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép mới nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống